当前位置:首页 > Thế giới > Soi kèo góc MU vs Southampton, 3h00 ngày 17/1 正文
标签:
责任编辑:Kinh doanh
Nhận định, soi kèo Borneo FC vs Semen Padang, 19h00 ngày 14/1: Tin vào cửa trên
Cô bé mệt mỏi gục trên vai mẹ khi chuẩn bị chạy thận |
Chị Trâm tâm sự: “Đã hơn 1 năm nay, từ khi con bé bị biến chứng suy thận dẫn đến cao huyết áp, suy tim, con cứ hay giật mình như vậy. Có nhiều lúc con không kìm chế được, giống như người mất đi ý thức mà cào cấu mẹ, nhưng khi bình tâm, con lại chẳng còn nhớ gì, chẳng tin mình đã hành động như vậy”.
Quỳnh Châu năm nay mới 11 tuổi. Con vốn là một cô bé xinh xắn, nhanh nhẹn, hoạt bát. Ngày nhỏ, nhiều lần chứng kiến ông bà ngoại bị bệnh tật giày vò, Quỳnh Châu ao ước lớn lên sẽ trở thành một bác sĩ để chữa bệnh cho ông bà, cho mẹ. Chẳng thể ngờ bệnh tật hiểm nghèo lại sớm làm đứt đoạn tấm lòng hiếu thảo của con.
Năm 8 tuổi, con mới vào học lớp 3 khoảng 2 tháng thì đổ bệnh. “Khi ấy bé bị quai bị vừa khỏi, nhưng con cứ mỏi mệt hoài, ăn vào là ói. Tôi chỉ nghĩ con mắc bệnh đường ruột thôi, nghĩ rằng đi khám và chữa là sẽ khỏi. Thế nhưng, đưa con đi đến đâu, bác sĩ cũng nói cho con nhập viện gấp.
Khi ở Bệnh viện Nhi đồng 2, bác sĩ thông báo con bị suy thận mãn giai đoạn cuối, ngày hôm sau còn phải chạy thận cấp cứu. Bệnh con đột ngột, tôi bị sốc nặng lắm”, người mẹ trẻ run rẩy khi nhớ lại.
Ánh mắt thẫn thờ, cô đơn của đứa trẻ khiến người lớn phải đau lòng |
Từ ngày bị bệnh, không còn được đi học, cô bé lúc nào cũng mong ngóng mau khỏi bệnh để về nhà. Con đòi mẹ mang theo sách vở vào trong viện, nhưng chỉ ngồi tập trung một lúc là huyết áp lại tăng cao, chị Trâm đổi sang cho con tô màu, dán giấy. Lâu dần, đứa trẻ cũng quen với “nếp sống mới”, không còn đòi về đi học nữa.
Hơn một năm trước, huyết áp con tăng quá cao, phải cấp cứu gấp và thở máy. Sau khi tỉnh lại, bác sĩ nói với chị Trâm, bệnh của con đã biến chứng sang suy tim.
Từ lúc bệnh trở nặng, Quỳnh Châu hay bị giật mình, mỏi mệt. Vốn là đứa trẻ hiếu động, nhiều bạn bè, nhưng giờ đây, con thường hay ngồi yên tĩnh, lặng lẽ nhìn theo các bạn. Thỉnh thoảng, cô bé lại nói nhỏ: “Mẹ ơi, con muốn chơi với các bạn, nhưng con mệt quá, con chạy không nổi”, chị Trâm nghe mà nhói buốt tim gan.
Lúc nào chị cũng thương con gái từ nhỏ đã thiệt thòi. Khi con mới 6 tháng tuổi, người cha rời bỏ gia đình, nhà nội cũng chẳng ngó ngàng. Con lớn lên trong vòng tay yêu thương của ông bà ngoại, của mẹ. Thế nhưng ông bà con quanh năm lam lũ với vài sào rẫy trồng điều, vài luống bắp, chắt chiu mới đủ ăn. Về sau ông bà mắc bệnh xương khớp nên chẳng còn làm được bao nhiêu.
Mẹ con chị Trâm sống trong căn nhà trọ tồi tàn sát cổng bãi gửi xe của Bệnh viện Nhi đồng 2 trên đường Nguyễn Du. |
Chiếc tủ tự chế của hai mẹ con làm từ bìa carton |
Một mình chị Trâm cáng đáng, thấy làm rẫy ngày càng âm vốn, chị đành xin đi làm công nhân phụ ông bà ngoại chăm con, vừa trả nợ.
“Năm đó vừa trả hết nợ, tôi còn mừng tủi nói với bà ngoại bé rằng, Tết này cả nhà có thể yên ổn ăn Tết rồi, ai ngờ tháng 10 năm ấy con đổ bệnh. Không có một đồng dắt túi, phải nhờ hết vào ông bà ngoại bé, rồi anh em họ hàng, công ty cũ gom góp cho được hơn 5 triệu đồng, 2 mẹ con gắng gượng. Cũng may ở bệnh viện, các bác, các cô thương hoàn cảnh 2 mẹ con nên đỡ đần cho chút ít, nhưng chẳng thấm vào đâu”, chị Trâm buồn tủi.
Khoảng 1 năm nay, chi phí thuốc ngoài của Quỳnh Châu khoảng 6 triệu đồng mỗi tháng, tiền ở trọ cũng lên tới 2-3,5 triệu đồng, còn chưa kể ăn uống. Khi cha mẹ chẳng còn gì để giúp, chị Trâm đành vay 40 triệu đồng từ ngân hàng chính sách để cầm cự, nhưng số tiền nhanh chóng cạn sạch.
Để có thêm vài đồng chữa bệnh cho con, chị tranh thủ nhận công việc lặt vặt như rửa chén, phụ quán cơm, giặt đồ, giữ trẻ...Thế nhưng hơn tháng nay, dịch bệnh nghiêm trọng khiến chị không có việc làm, các nhà hảo tâm cũng lâm vào khốn khó, chị không còn lo nổi chi phí điều trị, thuốc thang cho con gái.
“11 năm nuôi con, nhưng giờ chỉ biết bất lực nhìn con suy mòn, tôi đau lòng lắm!”. Người mẹ đơn thân khẩn cầu đến những tấm lòng thảo thơm, xin ban một phép màu để con gái chị có thể tiếp tục được chạy thận, duy trì sự sống.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:Vừa trả hết nợ, mẹ đơn thân bật khóc khi biết con gái suy thận
Anh Cường nghẹn giọng: “Chúng tôi cưới hỏi, nhưng chưa kịp làm đăng ký kết hôn, thành ra cô ấy nói đi là đi luôn. Tội cho đứa nhỏ bị bệnh mà còn thiếu vắng hơi ấm của mẹ. Phải mất nhiều năm tôi thấy chạy chữa mãi không khỏi, nên trong đợt tái khám đã tự bỏ ngang mà chuyển qua Bệnh viện Nhi đồng 2.
Ở đây bác sĩ nói con bị suy thận giai đoạn 4. Các bác khuyên tôi cố gắng cho cho con ăn uống cẩn thận, nhưng đàn ông cục mịch, quê mùa, nào biết cái gì mới tốt cho con, thành ra chưa được 2 năm thì bệnh của con chuyển sang suy thận mãn giai đoạn cuối mất rồi”.
Hơn 1 năm nay, Duy Bằng phải chạy thận nhân tạo. Căn bệnh khiến đứa trẻ bứt rứt, ngứa ngáy, nhiều đêm con mất ngủ vì trong người như bốc hỏa, huyết áp tăng cao, khó thở... Thế nhưng cậu bé chẳng bao giờ kêu than.
“Con thường nói với tôi: “Cha ơi, cha ráng lo chữa bệnh cho con, sau này con đi làm rồi nhất định sẽ lo lại cho cha”. Tôi nghe mà đau buốt lòng. Ở quê, nhìn con nhà người ta vui vẻ cười nói, thích gì, muốn gì đều có thể đòi cha, đòi mẹ, còn Duy Bằng từ nhỏ đã phải hiểu chuyện. Có lẽ con luôn sống trong nỗi sợ rằng cha cũng sẽ bỏ rơi nên chẳng bao giờ đòi tôi thứ gì”, anh Cường cười mà nước mắt lưng tròng.
Trên giường bệnh, Duy Bằng dần chìm vào giấc ngủ. Người cha đau xót giãi bày, chỉ có thời điểm lọc máu, con mới thả lỏng và ngủ sâu hơn. Suốt 11 năm nay cha con anh nương tựa vào nhau, dù bữa đói bữa no, hay nhiều lúc vất vả, mệt mỏi, thậm chí thời gian Duy Bằng nằm viện còn nhiều hơn ở nhà, anh cũng chưa bao giờ nghĩ sẽ từ bỏ.
“Thời gian con bệnh kéo dài, tôi đã bán hết đất đai để chữa trị cho con, giờ chỉ còn cái nền nhà. Hơn 6 năm trước, chính quyền địa phương cất cho căn nhà nho nhỏ, đủ để che nắng che mưa. Cũng đã lâu rồi, cha con tôi trở thành hộ nghèo bền vững ở địa phương”, người cha nghèo buồn bã.
Anh Cường xin các nhà hảo tâm thương tình giúp đỡ cho con trai đáng thương được tục điều trị bệnh. |
Những ngày con trai không đi viện, anh tranh thủ làm công việc lặt vặt ở quê để kiếm thêm chút tiền. Thế nhưng chi phí mỗi tháng lên tới gần 10 triệu động, anh lo không xuể, phải nhờ người thân vay mượn khắp nơi, đến nay nợ đã hơn 100 triệu đồng.
Đợt dịch thứ 4 bùng phát tại TP.HCM, bệnh viện siết chặt, yêu cầu bệnh nhi và người nhà vào khám chữa bệnh phải tiến hành xét nghiệm Covid-19, nhưng anh đã rơi vào cùng kiệt, vét sạch túi cũng chẳng đủ 400.000 đồng chi phí xét nghiệm mỗi lần vào viện.
Dù đã cầu cứu khắp nơi, nhưng trong thời điểm khó khăn chung, những người thân quen đã không còn khả năng giúp đỡ cha con anh. Người cha đơn thân đành đưa con trai về quê đặng tìm cách xoay sở, nhưng đã nhiều ngày nay anh vẫn chưa kiếm được đồng nào, mà ngày nhập viện của con đã gần kề.
Thông qua Báo VietNamNet, anh Cường cầu xin sự giúp đỡ của các tấm lòng nhân ái, để đứa con trai tội nghiệp của anh được tiếp tục chữa bệnh.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:Lời cầu cứu của người cha đơn thân hơn 10 năm chăm con trai suy thận
Nhận định, soi kèo Zakho vs Al Kahrabaa, 21h00 ngày 15/1: Ba điểm dễ dàng
TIN BÀI KHÁC
Trước trận thi đấu, Khánh hóm hỉnh gửi lời nhắn đến Quang Huy: “Bạn đừng bám tớ nữa”.
Nguyễn Hoàng Khánh (Trường THPT Bạch Đằng, Quảng Ninh) đã mang cầu truyền hình trận chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 21 về với tỉnh Quảng Ninh. |
Trước đó, ở cuộc thi tuần 1, tháng 1, quý 1 (phát sóng ngày 27/9), Nguyễn Hoàng Khánh đã lập kỷ lục khi đã vượt qua tất cả 17 câu hỏi ở phần thi Khởi động trong vòng 60 giây.
Ở phần thi Khởi động của cuộc thi quý, Hoàng Khánh tiếp tục thể hiện khả năng đọc nhanh và giành được 70 điểm, vươn lên dẫn đầu đoàn leo núi.
Khánh tiếp tục thể hiện phong độ ấn tượng ở phần thi Vượt chướng ngại vật ngay sau đó. Chỉ sau khi ô chữ hàng ngang gợi ý đầu tiên được lật mở, Hoàng Khánh đã phát tín hiệu xin được trả lời. Bằng suy luận chặt chẽ, Hoàng Khánh đưa ra đáp án chính xác là “Rửa tay”, nâng số điểm lên thành 160 điểm và tiếp tục dẫn đầu.
Khánh chia sẻ, em cảm thấy rất hạnh phúc với quyết định trả lời Chướng ngại vật, chứ không phải nuối tiếc như ở trận thi tháng và tuần.
Dù đang dẫn đầu, song Khánh dặn mình cố gắng bình tĩnh và không mắc sai lầm.
Ở phần thi Tăng tốc, Hoàng Khánh trả lời đúng cả 4 câu hỏi, trong đó có 3 câu trả lời nhanh nhất, qua đó củng cố vị trí dẫn đầu đoàn leo núi với 300 điểm. Kết thúc phần thi này, Hoành Khánh dẫn trước 2 bạn chơi ở vị trí thứ hai tới 170 điểm.
Ở phần thi Về đích, Hoàng Khánh chọn gói câu hỏi 20 điểm. Trả lời đúng 1 câu, còn 1 câu bị bạn chơi giành quyền trả lời nên Khánh kết thúc phần thi của mình với điểm số là 300 điểm.
Tuy nhiên, ở các phần thi của các bạn chơi, Hoàng Khánh liên tiếp giành quyền trả lời và đưa ra đáp án chính xác, giành thêm 75 điểm.
Với tổng điểm 375, Hoàng Khánh đã giành vòng nguyệt quế cuộc thi quý 1 và mang cầu truyền hình trận chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 21 về với Trường THPT Bạch Đằng, tỉnh Quảng Ninh.
Hải Nguyên
Với khả năng đọc rất nhanh, Nguyễn Hoàng Khánh (Trường THPT Bạch Đằng, tỉnh Quảng Ninh) đã lập nên một kỷ lục của Đường lên đỉnh Olympia khi đã trải qua tất cả 17 câu hỏi ở phần thi Khởi động trong vòng 60 giây.
" alt="Thí sinh đầu tiên vào chung kết năm Olympia năm thứ 21"/>