|
Theo kế hoạch, TP Cần Thơ duy trì 7 sở, ngành. Ảnh: H.T. |
UBND TP Cần Thơ vừa ban hành kế hoạch tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18 của Ban chấp hành Trung ương Đảng và định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của các cơ quan, đơn vị sự nghiệp thuộc thành phố.
Cụ thể, kế hoạch UBND TP Cần Thơ đưa ra là giảm tối thiểu 15-20% đầu mối tổ chức bên trong, không bao gồm các tổ chức thuộc diện hợp nhất, sáp nhập do trùng lặp chức năng, nhiệm vụ khi thực hiện phương án hợp nhất các cơ quan chuyên môn.
UBND thành phố yêu cầu rà soát lại tất cả các hoạt động của các ban chỉ đạo theo hướng kết thúc hoạt động, chỉ giữ lại những ban có chức năng, nhiệm vụ cần thiết; sắp xếp tổ chức bộ máy gắn với giảm biên chế cán bộ, công chức, viên chức và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ...
Về định hướng sắp xếp tổ chức bộ máy của UBND thành phố, kế hoạch nêu rõ "kết thúc hoạt động của Ban cán sự đảng UBND thành phố" và lập "Đảng bộ khối chính quyền trực thuộc Đảng bộ thành phố"...
Thành phố sẽ duy trì 7 sở, ngành (có sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy bên trong theo tỷ lệ như nói trên), bao gồm; Văn phòng UBND thành phố; Thanh tra; các sở Công Thương, Tư pháp, Ngoại vụ, Văn hóa - Thể thao và Du lịch; Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp.
Đối với định hướng cơ cấu, sắp xếp và hợp nhất cơ quan chuyên môn, kế hoạch dự kiến như sau:
- Hợp nhất Sở Kế hoạch và Đầu tư với Sở Tài chính. Tên sau sắp xếp dự kiến là Sở Tài chính và Đầu tư phát triển hoặc Sở Kinh tế phát triển.
- Hợp nhất Sở Giao thông vận tải với Sở Xây dựng. Tên sau sắp xếp dự kiến là Sở Phát triển hạ tầng hoặc Sở Giao thông và Xây dựng đô thị, nông thôn.
- Hợp nhất Sở Tài nguyên và Môi trường với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tên sau sắp xếp dự kiến là Sở Nông nghiệp và Tài nguyên, Môi trường.
- Hợp nhất Sở Thông tin và Truyền thông với Sở Khoa học và Công nghệ. Tên sau sắp xếp dự kiến là Sở Khoa học, Công nghệ và Chuyển đổi số hoặc Sở Khoa học, Công nghệ, Chuyển đổi số và Truyền thông.
- Hợp nhất Sở Lao động - Thương binh và Xã hội với và Sở Nội vụ thành Sở Nội vụ và Lao động; chuyển các chức năng quản lý nhà nước về các Sở Giáo dục và Đào tạo, Y tế...
Ngoài ra, kế hoạch của UBND TP Cần Thơ cũng nêu định hướng sắp xếp các tổ chức hành chính thuộc sở, ngành; các cơ quan thuộc cấp huyện; đơn vị sự nghiệp công lập; tổ chức hội...
TP Cần Thơ dự kiến tinh gọn bộ máy, giảm ít nhất 19 đơn vịTP Cần Thơ dự kiến giảm ít nhất 19 tổ chức, cơ quan, đơn vị gồm 5 sở, 1 cơ quan chuyên trách tham mưu giúp việc Thành ủy, 3 Ban cán sự Đảng, 8 Đảng đoàn, 2 Đảng ủy khối trực... 11:00 6/12/2024 ">
Chi tiết kế hoạch tinh gọn tổ chức bộ máy của UBND TP Cần Thơ
|
Các chuyên gia dự báo tấn công vào các thiết bị IoT và điều khiển công nghiệp không còn là dấu hiệu mà sẽ trở thành xu hướng chính. (Ảnh minh họa) |
Hệ thống điều khiển công nghiệp (Industrial Control System - ICS) là tổ hợp các phương tiện kỹ thuật, chương trình phần mềm và con người thực hiện điều khiển quy trình công nghệ sản xuất tại cơ sở công nghiệp. Các ICS được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, năng lượng, giao thông....
Những năm gần đây, các hệ thống này đang trở thành mục tiêu của giới tội phạm sử dụng công nghệ cao. Điển hình là những cuộc tấn công vào cơ sở hạt nhân của Iran, nhà máy hoá chất của Đức và mạng lưới điện của Ukraina.
Các cuộc tấn công vào ICS có đặc điểm chung là có độ phức tạp cao, được chuẩn bị công phu và việc thực hiện được tiến hành qua nhiều giai đoạn, với hậu quả xảy ra rất nặng nề. Điều này là do cấu trúc phức tạp và đặc điểm khác biệt của các hệ thống điều khiển công nghiệp so với hệ thống CNTT thông thường.
Các ICS có vai trò vô cùng quan trọng đối với quốc gia, đặc biệt sự tích hợp công nghệ số trong hệ thống ICS, nên đây rất có thể trở thành xu hướng tấn công chính cho các nhóm APT trong năm 2021.
Tấn công chuỗi cung ứng tiếp tục được khai thác triệt để
Trong năm 2020, việc tấn công vào các chuỗi cung ứng đã và đang diễn ra liên tục, mạnh mẽ trên thế giới và cả Việt Nam. Bước sang năm 2021, những cuộc tấn công này tiếp tục được khai thác triệt để hơn.
Tấn công chuỗi cung ứng (supply chain attack) là một cuộc tấn công mạng nhắm vào một doanh nghiệp thông qua các nhà cung cấp (provider/vendor) của doanh nghiệp đó.
Như vậy, doanh nghiệp có chuỗi cung ứng càng lớn hoặc phức tạp, nguy cơ bị tấn công càng cao. Hậu quả mà các doanh nghiệp phải gánh chịu rất đa dạng: rò rỉ thông tin, xáo trộn hoặc gián đoạn hoạt động kinh doanh, doanh thu giảm sút, ảnh hưởng tới uy tín – thương hiệu, mất cơ hội được đầu tư...
Nguyên nhân chính dẫn tới các cuộc tấn công chuỗi cung ứng là do sự bảo mật lỏng lẻo ở quy trình vận hành, hợp tác giữa các bên. Cụ thể, nhiều doanh nghiệp cho phép các nhà cung ứng tiếp cận với thông tin “nhạy cảm”, mà chính những thông tin đó có thể gây ảnh hưởng tới doanh nghiệp khi bị lộ ra ngoài. Một nhà cung cấp bị khai thác có thể ảnh hưởng rộng lớn đến các đối tác nhận sự cung ứng từ nhà cung ứng đó.
Các cuộc tấn công chuỗi cung ứng phần mềm không phải là một dạng tấn công mới và các chuyên gia bảo mật đã cảnh báo trong nhiều năm. Chúng là một trong những loại mối đe dọa khó ngăn chặn nhất vì chúng lợi dụng mối quan hệ tin cậy giữa nhà cung cấp và khách hàng và các kênh giao tiếp giữa các hệ thống với nhau. Chẳng hạn như, các cơ chế cập nhật phần mềm liên tục mà vốn dĩ phần mềm này đã được người dùng tin tưởng.
Bảo mật cho điện toán đám mây sẽ là thách thức lớn
Theo nhiều chuyên gia, bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho điện toán đám mây sẽ là trọng tâm được các tổ chức quan tâm trong năm tới. Trong xu hướng dịch chuyển sang công nghệ 4.0, chuyển đổi số các doanh nghiệp tư nhân và các tổ chức nhà nước đang diễn ra một cách mạnh mẽ, việc cloud hóa hay sử dụng đám mây là một xu hướng tất yếu.
Tuy nhiên, việc tập trung xây dựng Cloud có thể tạo ra các lỗ hổng bảo mật, lỗi bảo mật từ việc cấu hình sai. Các cuộc tấn công DDoS sẽ tập trung nhiều vào các đám mây, và những vấn đề bảo mật – quyền riêng tư sẽ là một thách thức lớn với tổ chức sở hữu đám mây cũng như sử dụng dịch vụ trên nền tảng đám mây.
Tấn công lừa đảo trực tuyến vẫn diễn biến phức tạp, gia tăng cả số lượng và phương thức
Với diễn biến khó lường của đại dịch Covid-19, các chuyên gia dự đoán năm 2021 các cuộc tấn công lừa đảo trực tuyến vẫn rất phức tạp, gia tăng về số lượng và phương thức.
Thậm chí, ngay cả khi giai đoạn hoạt động của dịch Covid-19 được kiểm soát vào năm 2021, những mối đe dọa an ninh liên quan đến Covid-19 vẫn có thể tiếp tục trong một thời gian dài sau đó. Các đối tượng xấu sẽ cố gắng lợi dụng lượng lớn thông tin liên quan đến vắc-xin, phản ứng của chính phủ và các tổ chức, các tác động lâu dài khác của đại dịch để thực hiện hành vi tấn công trực tuyến.
Bên cạnh đó, xu hướng làm việc online cũng làm tăng khả năng người dùng có thể bị tiếp cận những mối đe dọa trên không gian mạng, tiêu biểu là Ransomware, Phishing.
Vân Anh
100% bộ, ngành, địa phương đã bảo đảm ATTT theo mô hình 4 lớp
Tỷ lệ bộ, ngành, địa phương triển khai bảo đảm an toàn thông tin (ATTT) theo mô hình 4 lớp đã nâng từ mức 0% của các năm 2018, 2019 lên đạt 100% trong tháng 12/2020.
">