
Danh sách trúng tuyển Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2022

相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Sociedad vs Midtjylland, 3h00 ngày 21/2: Vượt trội -
Em năm nay 27 tuổi, thuê trọ ở Hà Nội, đã có gia đình và con nhỏ. Giờ em cảm thấy không còn thích nghề kỹ sư xây dựng dù thu nhập chính từ đây. Sau khi đọc vài cuốn sách về đầu tư, em thấy thích ngành Tài chính, muốn tìm hiểu, học hỏi thêm về lĩnh vực này, nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu. 27 tuổi có nên học văn bằng hai ngành Tài chính?Em muốn xin ý kiến cũng như động viên của mọi người như sau:
1. Em có nên học văn bằng hai về ngành Tài chính không, trường tốt nào tuyển văn bằng hai?
2. Học văn bằng hai chất lượng có gần bằng chính quy không? Sau khi tốt nghiệp, em liệu có cạnh tranh được với các bạn lớp trẻ về việc làm không?
3. Học ngành Tài chính có giúp em thêm nhiều kiến thức để đầu tư không?
Em cảm ơn mọi người.
Hong Dang
Bạn cần tư vấn gì? Trở lại Giáo dụcTrở lại Giáo dục"> -
Cụ thể, anh chàng này lý giải, muốn tạm chia tay người yêu một thời gian, trong thời gian "tạm chia tay" có thể quen thêm người khác: "Nếu vẫn còn yêu nhau thì quay lại, nếu bên người khác mà vẫn không quên được nhau, vẫn nhớ nhau thì chúng ta quay lại và cưới nhau. Chứ giờ anh chưa thể xác định được em có phải người anh thực sự yêu đến hết đời hay không, nên không thể cưới em được". Người yêu đề nghị 'tạm chia tay' để ngoại tình với người khácĐoạn tin nhắn ngay lập tức vấp phải sự la ó của cư dân mạng, các thành viên diễn đàn hài hước nhận định: "Khôn như anh quê em đầy".
Nhiều người cho rằng đây chẳng qua chỉ là một trong vô vàn cách "văn vở" của cánh con trai một khi đã muốn kết thúc một mối quan hệ mà lại không muốn là người phải đưa ra đề nghị chia tay trước, ngại phải "phũ phàng".
"Khi đã chán thì đây là cách chia tay khi bạn quá tốt mà không tìm được lý do để bỏ đấy, nghe quen ghê", "Ôi kịch bản này y hệt luôn á, mình cay! Nếu là của nhau sẽ quay về bên nhau cho nhau thời gian thử yêu một người khác, xin lỗi nha không có chuyện đấy đâu!", "Yêu lại từ đầu nó cũng chỉ là một bài hát thôi ạ"... là những bình luận của cư dân mạng cho rằng làm gì có cái lý "tạm chia tay" để tìm hiểu người khác, xem tình cảm mình đến đâu, nếu đủ yêu sẽ quay lại từ đầu.
Tình yêu có những lý lẽ riêng của nó. Ích kỷ muốn người mình yêu là duy nhất của mình chính là lý lẽ đầu tiên. "Nếu yêu một người mà còn canh cánh chuyện "không biết cảm giác yêu người khác nó thế nào?" thì đó chưa phải là yêu. Người muốn đi còn gì mà cần phải tạm chia tay để thử nhìn lại tình cảm.
Người còn lại cũng không nên mong ngày "yêu lại" bởi tình yêu đó chắc chắn đã được minh chứng là vô giá... trị khi người kia muốn tìm hiểu thêm cả những người khác nữa, mình trong lòng họ - không phải là yêu.
Theo Dân Trí
Bị bạn gái lấy mất 'lần đầu tiên' rồi đòi chia tay
Em 21 tuổi mà mới lần đầu có người yêu. Tại trước giờ em chỉ ham chơi điện tử, không giao du mấy với con gái nên "tồn kho" hơi lâu. Có bạn gái em vui lắm, và rất chiều cô ấy.
"> -
Sau chia sẻ "Tức nghẹn vì con dâu ăn uống không mời, sáng ngủ 8h mới dậy", câu chuyện "Bà nội tham lam, giành cả miếng ăn với cháu" tiếp tục chứng minh việc mẹ chồng - nàng dâu dễ xảy ra mâu thuẫn. Trong chuyện nuôi dạy con cháu, va chạm càng dễ dàng bị đẩy lên cao trào. Bà nội tham ăn hay cô con dâu cá biệt?Cô con dâu "cá biệt"
Đó là nhận xét của một độc giả giấu tên gửi về VietNamNet: "Con dâu của bác là diện cá biệt rồi. Có lẽ cô ta cũng được sinh ra và lớn lên trong một gia đình cá biệt". Tán đồng quan điểm này, nhiều bạn đọc như Thuy Do, Hoa Hồng, Nga Đặng... đều nhận xét: "Con dâu của bác không ai chấp nhận được", "Con dâu bác ghê gớm đấy, bác nên ở riêng", "Con dâu bác vậy là không nghĩ xa rồi- yêu con cháu, dạy con cháu như bác là chuẩn, bác cứ làm vậy ko cần ngại"...
Bàn về quan điểm dạy con cháu của độc giả Nguyễn Minh Phương, nhiều người bày tỏ sự đồng tình và động viên bà nội tiếp tục uốn nắn cháu. Bạn HaHuong cho rằng bà nội đã nghĩ đúng và khuyên: "Bác cứ dạy cháu như trước đi. Con dâu bác sẽ làm hư đứa bé. Nuông chiều con như vậy sẽ tạo cho bé tính ích kỉ, cư xử thiếu văn hoá".
Độc giả An Nhiên chia sẻ cách dạy con của gia đình mình: "Tôi ở miền Trung, không nghi lễ quy cách như ở miền Bắc,nhưng với chúng tôi luôn dạy con cái phải lễ phép với ông bà, bố mẹ. Muốn như vậy thì bố mẹ phải luôn làm gương để con noi theo. Con tôi ăn cơm hay ăn hoa quả gì chúng tôi cũng đưa cho nó để nó mang đến mời ông bà đã rồi mới đến lượt nó, cho dù ông bà không thích ăn cái đó".
Tán đồng cách dạy con này, bạn HaHuong cho biết thêm: "Chuyện mời đầu bữa thì nhà tôi người Bắc cũng bỏ rồi. Nhưng dành đồ ăn ngon cho con mình trong khi ông bà cha mẹ ngồi cùng là không chấp nhận được. Ngoài bữa cơm có hoa quả, bánh kẹo... là phải đem mời người lớn trước".
Trong khi đó, độc giả Ton Anh và nhiều người lại khuyên bà nội Minh Phương nên góp ý với con trai: "Rau nào thì sâu nấy... Do con dâu của bạn sinh ra trong một gia đình thiếu gia giáo nên mới vậy. Bạn nên góp ý với con trai bạn, nếu không thì cháu bạn sau này cũng vậy đó".
Cũng từ đây, không ít người "đúc rút" chuyện ở chung của mẹ chồng và con dâu rất nhiều nhiêu khê: "Thế người ta mới nói ở riêng là chân lý đấy", "Chẳng hiểu cái cô con dâu nhà này học cao hiểu rộng tới đâu mà nói được những lời như thế? Về lâu về dài, thế nào cũng nảy sinh các vấn đề trong cuộc sống. Muốn gia đình yên ấm, tốt nhất là ai ở nhà nấy. Thỉnh thoảng mới gặp thì đỡ va chạm"...
Sống cởi mở tấm lòng mới tốt
Quan hệ mẹ chồng - nàng dâu từ xưa vẫn được mặc định là khó hoà hợp, dễ vênh va vì những chuyện nhỏ nhặt nhất. Nhưng ở thời hiện đại, nhiều người khuyên các bà mẹ chồng nên sống thoáng hơn để nhẹ cả mình lẫn người. Như độc giả Làng Phượng chia sẻ: "Chuyện rất bình thường của lớp trẻ bây giờ, nhất là dân từ Đà Nẵng trở vào. Ăn không mời (rất ít mời, gắp bỏ cho nhau mất vệ sinh) không như dân Bắc (mời nhiều hơn ăn, gắp bỏ cho nhau mất vệ sinh). Tùy theo vùng để sống không nên ràng buộc lễ giáo khắt khe. Sống cởi mở tấm lòng mới tốt".
Một độc giả giấu tên thì khuyên: "Ngày nay công nghệ và kinh tế phát triển rất nhanh, lớp trẻ nắm bắt học hỏi giỏi giang hơn lớp già rất nhiều nên quyền uy của ông bà cha mẹ đối với cháu con không còn như xưa. Lớp già chúng ta nên khiêm tốn, biết phận mình mà để yên cho cha mẹ đứa nhỏ cái quyền tự do nuôi dạy nó, phận chúng ta chỉ nên sống mẫu mực để làm gương mà thôi, không nên lạm quyền can thiệp".
Cùng quan điểm, độc giả Trần Thị Vân Dung cho rằng mỗi thế hệ có một quan điểm, một góc nhìn khác nhau, nhất là trong chuyện nuôi dạy con cái: "Thời của các bà các mẹ, thiếu thốn đủ thứ nên đứa con nọ phải san sẻ cho đứa con kia từng ly từng tí, từ cái nhỏ tới cái to. Thế nhưng lúc này chẳng thiếu thứ gì, con trẻ phải học cách giành về mình những thứ tốt đẹp nhất, vươn lên những nơi tốt nhất trong xã hội. Quan điểm dạy con vì thế cũng khác đi. Mẹ và bà là 2 thế hệ, phải dung hoà với nhau để cùng tìm cách giáo dục con sao cho tốt nhất".
Bạn Nam Nguyễn cũng nhận xét: "Vấn đề dạy con luôn trở thành chiến tranh giữa mẹ chồng - nàng dâu. Muôn đời là thế rồi mà sao mọi người chưa rút kinh nghiệm nhỉ? Mẹ chồng lên gân thì chỉ làm xấu hình ảnh uy nghiêm cần có. Con dâu cứng quá thì chỉ làm tổn hại tới hạnh phúc gia đình!".
Bạn Vũ Thị Soi đưa ý kiến: "Thật ra, việc đầu tiên chị cần làm là dạy dỗ chính con trai của chị. Con trai chị có mời bà, mời bố mẹ trước khi ăn cơm không, có dành phần ngon ngọt nhất cho bà cho bố mẹ trước không? Cậu ta có làm được thế thì mới nói được vợ và dạy được con trai mình. Còn nhiệm vụ chính của chị là chăm sóc mẹ chồng và chồng mình. Con cháu có phúc phần của chúng, cứ để chúng tự làm tự chịu".
Chia sẻ với độc giả Nguyễn Minh Phương, bạn Thân Tuấn Anh bình luận: "Khổ thân bà nội, muốn dạy cháu mà lại bị hiểu nhầm, nói xấu! Nhưng thật sự chị cũng không tinh tế, chuyện như thế này, chị phải nói chuyện thẳng thắn với con trai, con dâu để thống nhất cách dạy con. Con trẻ không nên chiều chuộng quá đà. Nhưng dạy dỗ làm sao thì phải có sự nhất quán của cả gia đình chứ không thể nào cái kiểu trống đánh xuôi, kèn thổi ngược được!".
Bên cạnh đó, không ít người khuyên mẹ chồng - nàng dâu nên sống riêng hoặc ăn riêng để hạn chế va chạm: "Nếu vậy ở chung mà cho ăn riêng để đỡ phiền nhau ạ. Trong mâm cơm riêng của con bác, con dâu muốn lấy cái gì cho con nó ăn trước thì tùy", "Sự việc trên thể hiện sự khác biệt trong lối sống của 2 thế hệ khi cùng sống chung nhà với nhau. Thôi thì nếu có điều kiện thì nên sống riêng gần cháu để thi thoảng gặp cháu là được rồi"...
Lê Cúc(Tổng hợp)
'Bà nội tham lam, giành cả miếng ăn với cháu’
Con dâu nói như vậy về tôi. Và hàng xóm lại kể đến tai khiến tôi thấy rất buồn.
">