Nhận định, soi kèo AS Monaco vs Auxerre, 1h00 ngày 2/2: Quá khó cho tân binh
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Ohod Medina vs Abha, 20h10 ngày 3/2: Tin vào Abha -
Học lái xe: Người Việt 3 tháng, người Úc 4 năm gian nan, trầy trậtGiấc mơ sở hữu xe hơi đối với nhiều gia đình Việt Nam giờ đã dễ dàng hơn, kéo theo, việc học lái xe ô tô đã trở thành nhu cầu ngày càng lớn. Tuy nhiên, nhiều năm qua, học và thi sát hạch cấp giấy phép lái xe (GPLX) ở ta không có nhiều sự thay đổi.
Qua truyền thông, có thể thấy, vẫn còn tình trạng tiêu cực khi thi cử như bao đỗ lý thuyết, mua xe thi…
Mới đây, Chính phủ dự kiến tách Luật Giao thông đường bộ 2008 thành 2 luật. Trong đó, theo dự án Luật Đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ do Bộ Công an chủ trì, Bộ này thực hiện chức năng sát hạch và cấp GPLX thay cho Bộ Giao thông vận tải. Kết quả là 321/414 (77,54%) Đại biểu Quốc hội không đồng ý Bộ Công an cấp giấy phép lái xe.
Thực tế cho thấy, việc quan trọng nhất là phải đổi mới cách thức học và quản lý, cấp phép lái xe như thế nào cho chất lượng, hiệu quả.
Cách tổ chức học và quản lý cấp giấy phép lái xe ở nước Úc có thể là một bài học tốt cho Việt Nam.
Tại đây, thủ tục học và thi khá đơn giản, tiện lợi. Sở Giao thông tại các bang (tên gọi có thể hơi khác tuỳ theo từng bang do có thêm các chức năng khác) phụ trách việc sát hạch và cấp phép. Trong đó, tiểu bang New South Wales (NSW) và Victoria (VIC) là hai hình mẫu tiêu biểu cho việc sát hạch và cấp giấy phép lái xe tại Úc.
Trong quãng thời gian này, người dân sẽ phải trải qua quá trình học và chịu sự giám sát liên tục 4 năm. Theo từng giao đoạn học, người dân sẽ được cấp và chuyển hạng dần dần từ GPLX hạng L, hạng P1, hạng P2 và cuối cùng là hạng đầy đủ (hạng Full).
Hạng L: Thực hành lái xe trong 1 năm có người giám sát
Năm đầu tiên là bằng hạng L- GPLX cấp cho người thi đỗ lý thuyết cơ bản để tiến tới được phép thực hành lái xe.
Người thi sẽ thi tại các trung tâm thi sát hạch lái xe với việc phải hoàn thành bộ “đề” 45 câu hỏi cơ bản. Nếu trả lời đúng 90% câu hỏi thi và không có điểm liệt (bị trượt ngay) thì người học sẽ được xác nhận là thi đỗ lý thuyết (GPLX loại L).
GPLX loại L này có giá trị trong 5 năm ở bang New South Wales và 10 năm ở bang Victoria. Nếu trượt, người thi sẽ chỉ được đăng ký thi lại sau 1 tuần. Theo thống kê, riêng tại bang New South Wales cũng có khoảng 30% người thi trượt phần thi lý thuyết này.
Người Úc mất 4 năm gian nan, trầy trật mới có thể được lấy bằng đầy đủ Người dạy kèm này có thể là chính những người thân, bạn bè hoặc thuê giáo viên dạy lái chuyên nghiệp tại các trung tâm với mức chi phí khoảng 40-50$/giờ dạy thực hành trên đường. Vì chi phí đắt đỏ nên nhiều người chỉ thuê thầy dạy 5-10 giờ ban đầu rồi sau đó nhờ người thân, bạn bè có bằng FULL dạy kèm. Sở hữu tấm bằng L, người dân mới được phép thực hành lái xe với điều kiện phải có người có bằng FULL (GPLX đầy đủ) ngồi kèm, được phép lái xe không quá 90km/giờ.
Tại bang New South Wales, người học phải hoàn thành 120 giờ lái xe thực hành có ghi sổ (Log Book), trong đó có 20 giờ lái vào ban đêm và phải giữ GPLX hạng L ít nhất 12 tháng (người trên 25 tuổi không bị áp dụng quy định này từ ngày 19/12/2009), sau đó mới có thể tham dự thi “nâng hạng” cấp GPLX P1 (còn gọi là P đỏ).
Khi ra đường, người học phải treo bằng L lên trước và sau xe để người tham gia giao thông nhận biết, đảm bảo an toàn.
Hạng P1: Được lái tối đa 90km/h
Năm thứ hai, người thi muốn lấy bằng P1, sẽ phải vượt qua phần thi lý thuyết trên máy tính có tên gọi là phần thi Ngăn ngừa rủi ro khi lái xe (Hazard Perception Test- HPT, áp dụng từ 20/11/2017) và thi đỗ phần thi thực hành lái xe.
Các nhân viên của Sở Giao thông sẽ đánh giá tất cả các kỹ năng mà người lái xe cần phải thành thạo và xử lý khi đi trên đường. Phần thi thường kéo dài khoảng 45 phút trên tất cả các kiểu đường khác nhau, địa điểm công cộng, lái xe qua khu vực trường học hay nơi tập trung đông người (người thi hay bị trượt phần thi này do không nhìn biển hạn chế tốc độ 40km/h vào giờ cao điểm), các bài thi liên quan đến đỗ xe trên đường (bao gồm cả đỗ song song, đỗ chéo), trong khu vực mua sắm…
Nếu trượt bất cứ nội dung nào trong phần đánh giá, người thi sẽ bị đánh trượt và chỉ có thể đăng ký thi lại sau 1 tuần.
Đáng chú ý là, mặc dù điều kiện đường sá của Úc là lên dốc, xuống đèo, nhưng trong thi thực hành lại không có nội dung thi phần dừng xe và khởi hành ngang dốc (depart) như Việt Nam.
Với bằng P1, người dân được phép tự mình lái xe mà không cần người giám sát theo các điều kiện như chạy tốc độ tối đa cho phép là 90km/h, không có nồng độ cồn khi lái xe, không được sử dụng điện thoại khi lái xe....
Bằng P1 giới hạn cho người lái 4 điểm để được trừ khi phạm lỗi trong khi với người có bằng Full là 13 điểm. Nếu vi phạm luật giao thông, bị trừ hết điểm, người lái có thể bị phạt kéo dài thời hạn chuyển đổi lên GPLX hạng P2 (3 tháng/lần đình chỉ).
Người lái cũng phải giữ GPLX P1 ít nhất 12 tháng liên tục mới được thi lấy GPLX P2 (P xanh).
Hạng P2: Thử thách 2 năm, được lái tối đa 100km/h
Đến năm thứ 3, người thi dự thi nâng hạng bằng P2 cũng tương tự như P1 với việc thi lý thuyết và thực hành cấp độ phức tạp hơn. Người có bằng P2 được lái xe tốc độ tối đa là 100km/h, không có nồng độ cồn khi lái xe và không được dùng điện thoại khi lái xe (từ năm 2016).
Với hạng P2, người lái được giới hạn 7 điểm để được trừ khi phạm lỗi giao thông. Nếu vi phạm, khi bị trừ hết điểm có thể bị phạt kéo dài thời hạn chuyển đổi lên GPLX hạng cao hơn (mức 6 tháng/lần đình chỉ).
Người lái phải giữ GPLX P2 ít nhất 2 năm và không phạm lỗi bị đình chỉ kéo dài thời hạn 6 tháng nói trên mới được chuyển lên thi GPLX đầy đủ (GPLX hạng Full).
Hạng Full: Không vi phạm giao thông trong 4 năm liên tục
Như vậy, nếu không có vi phạm, một người cần ít nhất 4 năm liên tục để có GPLX hạng đầy đủ. Quy định này giúp cho các lái xe tại Úc có điều kiện hoàn thiện kỹ năng và phản ứng trên đường vì thống kê cho thấy các tài xế mới là người dễ gây ra các tai nạn trên đường nhất tại Úc. Các quy định này cũng áp dụng tương tự tại các bang khác của Úc.
Một điểm đáng chú ý khác, nước Úc cũng quy định các lái xe ở các hạng bằng L, P1, P2 phải treo bằng ở vị trí dễ quan sát ở trước và sau xe. Nếu vi phạm, sẽ bị phạt rất nặng. Quy định này khá tương tự như ở Nhật Bản, các lái mới được cấp bằng lái xe trong năm đầu tiên phải dán phù hiệu Shoshinsha để báo hiệu cho người tham gia giao thông về trình độ lái của mình.
So với Việt Nam, Úc cho phép người từ 16 tuổi sẽ được học lái và được cấp bằng L. Khi chuyển hạng P1 phải đủ từ 17-18 tuổi. Dự thảo Luật mới của Việt Nam có đề xuất được phép học lái xe từ năm 17 tuổi.
Có thể thấy, nước Úc đề cao khả năng thực hành lái xe an toàn. Các quy định cho việc thực hành lái xe rất thuận tiện do đường sá rộng rãi, luật lệ rõ ràng, xã hội hoá cao. Việc sát hạch lái xe là chức năng, nhiệm vụ của Sở Giao thông chứ không phải của cơ quan cảnh sát.
Việc gắn thêm các bảng L, P1, P2 vào trước và sau xe với các quy định rõ về tốc độ và thời gian nắm giữ đi kèm và các quy định rõ ràng khác về điều kiện, khiến cho người lái xe ở Úc hiểu rõ và có ý thức với chính bản thân mình và xã hội khi cầm lái.
Cách phân hạng GPLX cá nhân và khoảng thời gian thử thách như vậy cho thấy nước Úc đề cao trách nhiệm cá nhân của người lái với mọi người xung quanh. Người dân Úc lái xe trên đường nhìn người phía trước gắn bảng L, P1, P2, họ cũng lưu tâm giữ khoảng cách và không tạo ra các tình huống nguy hiểm cho người mới học lái. Riêng tài xế xe taxi hay xe công nghệ, nước Úc yêu cầu phải có bằng Full mới được phép lái/đăng ký.
Tiếc rằng, ở Việt Nam, chúng ta không có cách thức nào tương tự để mọi người dân ra đường được báo hiệu về trình độ lái mới, ngoài trừ một vài trường hợp chủ động dán giấy hay nhận biết qua quan sát cách lái.
Nếu những bài học như ở Úc được áp dụng ở Việt Nam, sẽ giúp cho người lái nâng cao được kinh nghiệm lái còn thiếu của mình, dễ nhận biết với người khác trên đường và quan trọng hơn, sẽ giảm thiểu tai nạn giao thông cho mọi người, nhất là những người còn non kinh nghiệm.
Độc giả Lê Minh Toàn (bang New South Wales, Úc)
Bạn có đề xuất gì để việc học, thi lấy bằng lái xe và kiểm soát "lái mới" ở Việt Nam tốt hơn? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Bằng lái cất tủ: Xem cách người Nhật ứng xử với lái mới, lái non
Khi ở Việt Nam, hàng ngày tôi vẫn lái xe đi làm, nhưng khi sang Nhật công tác và lái xe bên này, tôi vẫn có cảm giác không an toàn. Người Nhật đã nghĩ ra chiếc phù hiệu rất hay dành riêng cho lái mới.
"> -
Lý do một chiếc bát được bán giá kỷ lục 25 triệu USDTiến sĩ Alice Cheng và chiếc bát giá 25,25 triệu USD. Ảnh: Value Chiếc bát có đường kính 11,3cm được đấu giá vào tháng 4/2023 tại Hong Kong. Tác phẩm này từng gây xôn xao nhiều năm trước đó. Năm 2006, Tiến sĩ Alice Cheng sở hữu chiếc bát sau khi bỏ ra 19,3 triệu USD tại Christie's Hong Kong - đây là mức cao nhất cho bất kỳ tác phẩm nghệ thuật nào được bán ở châu Á và kỷ lục thế giới cho đồ gốm sứ thời nhà Thanh.
Theo Value, 17 năm sau, Tiến sĩ Alice Cheng đã quyết định bán lại chiếc bát. Giá chốt cuối cùng là 25,25 triệu USD - lập kỷ lục món đồ gốm sứ Trung Quốc đắt nhất 2023.
Chiếc bát được chế tác theo kỹ thuật pháp lang (pháp lam). Sản phẩm có cốt bằng đồng (hoặc hợp kim đồng), bề mặt được tráng men rồi nung. Đồ gốm sứ pháp lang ở thời nhà Thanh không nhiều, chủ yếu dùng phục vụ hoàng tộc.
Việc sản xuất loại đồ gốm trên bắt đầu từ thời Khang Hy khi Trung Quốc thu hút sự chú ý của phương Tây. Hoàng đế hoan nghênh các kỹ thuật và vật liệu chưa từng được biết tới ở đây.
Đồ sứ trơn sẽ được nung trong lò ở Cảnh Đức Trấn (Giang Tây) sau đó vận chuyển đến xưởng của triều đình trong Tử Cấm Thành (Bắc Kinh). Sau khi hoàng đế duyệt thiết kế, các họa sĩ bậc thầy bắt đầu trang trí và nung lần thứ hai. Cho đến nay, hầu hết các đồ món đồ giai đoạn trên đều được lưu giữ tại các bảo tàng hàng đầu, chỉ có một ít thuộc sở hữu tư nhân.
Họa tiết trang nhã trên chiếc bát giống một bức tranh cuộn của Trung Quốc. Hình ảnh đôi én bay lượn, hoa hạnh bung nở và cây liễu đang trổ lá xanh non báo hiệu mùa xuân về.
Ngoài ra, hoa hạnh còn là biểu tượng của tháng 2 Âm lịch, tháng thi cử. Kèm theo đó, chim én là từ đồng âm với yến tiệc trong tiếng Trung Quốc thể hiện mong muốn các sĩ tử đỗ đạt trong kỳ thi của triều đình và tham dự bữa tiệc do hoàng đế tổ chức.
Ở phía bên kia của chiếc bát là những dòng chữ lấy từ một bài thơ thời nhà Minh: Ngọc tiễn xuyên hoa quá, nghê thường đới nguyệt quy(Chim én bay xuyên hoa, xiêm y của tiên nữ đưa trăng về).
Chiếc bát quý đã qua tay nhiều nhà sưu tập danh tiếng. Cuối triều đại nhà Thanh, chủ của chiếc bát là thuyền trưởng Charles Oswald Liddell - thương gia vùng Viễn Đông, chuyển từ Anh đến Trung Quốc để kinh doanh vào năm 1877. Barbara Hutton, người thừa kế đế chế Woolworth (Mỹ), từng sở hữu chiếc bát trong gần 30 năm.
Tiến sĩ Alice Cheng là chủ nhân của chiếc bát từ năm 2006. Là người gốc Thượng Hải, bà định cư ở Hong Kong ở tuổi 40, gây dựng nên một loạt công ty thành công trong các lĩnh vực dầu khí, bất động sản, công nghệ thông tin và vận tải.
Các món đồ gốm sứ có giá triệu đô khác được bán trong năm 2023:
10 bức tranh đắt nhất 2023 và người chủ đặc biệt của kiệt tác số 1
Người chủ của bức tranh 'Cô gái đeo đồng hồ' có giá 139,3 triệu USD đã bắt đầu sưu tập các tác phẩm nghệ thuật sau một vụ trộm lớn ở nhà riêng."> -
Nhà văn Bảo Ninh, tác giả Nỗi buồn chiến tranhcó tâm sự rằng, hồi trước trong chiến tranh, ông luôn thầm ngạc nhiên khi thấy những đồng đội vốn là học trò thành phố, thậm chí có cả con ông cháu cha, nghĩa là những tay - như người ta thường định kiến - chỉ quen ăn trắng mặc trơn. Vậy mà họ đã mau chóng nhập mình vào quân ngũ, cứng cáp lên rất nhanh, giỏi chịu đựng gian khổ, tháo vát lanh lẹ. Ông không hiểu bằng cách nào họ trở nên như thế. Và có thể nói tiểu thuyếtĐi trốncủa tác giả Bình Ca đã giúp ông tháo gỡ thắc mắc ấy. Tác giả 'Quân khu Nam Đồng' ra tiểu thuyết 'Đi trốn'Lấy bối cảnh vào khoảng năm 1965-1966, khi Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, cuốn sách kể về cuộc phiêu lưu của một nhóm năm bạn nhỏ - con em cán bộ, thậm chí là cán bộ cấp cao - giữa chốn núi non hang động và sông nước hoang sơ hung hiểm. Năm cô cậu nhóc vừa dũng cảm vừa vụng về, vừa chân thành vừa nông nổi. Trong hành trình ấy, lũ trẻ dần trưởng thành lên, không chỉ tìm lối ra cho cuộc đi trốn, chúng cũng phải đi tìm lối ra cho cuộc đời mình, trong một thời đoạn vô cùng nghiệt ngã của đất nước.
Nhóm bạn con nhà lính từ thủ đô về nơi sơ tán gồm: Tự Thắng, Thảo, Linh, Việt Bắc, Hoài Nam - được đưa ra Hà Nội học tập theo diện con em cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc, nhằm chuẩn bị lực lượng cho cuộc chiến tranh trường kỳ. Lũ trẻ đang ở tuổi 12, 13, cái tuổi sôi nổi, bồng bột, ham khám phá nhất. Vì một sự cố bất ngờ, cả đám bị bỏ lại giữa rừng hoang, trong tay chỉ có vài vật dụng để sinh tồn. Lối về đã bị bịt kín, chúng đóng bè trôi lênh đênh trên dòng sông ngầm trong lòng núi, trôi qua những hang động huyền ảo kỳ bí, những thung lũng xanh rờn không dấu chân người, mà đường về vẫn vô tăm tích.
Cuộc phiêu lưu ly kỳ đến nghẹt thở, lũ trẻ liên tục phải chiến đấu với thú dữ, với những tình thế sinh tử ghê gớm để tồn tại. Và trong hành trình ấy, lũ trẻ dần trở nên tự lập, thông minh, gan dạ, trách nhiệm, nhưng vẫn hồn nhiên, trong trẻo.
Đi trốn là cuốn tiểu thuyết hiếm hoi có nhân vật là con em của các cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc sau Hiệp định Geneve 1954. Chúng được nuôi dạy tập trung trong các trại nhi đồng như Trại Nhi đồng Khe Khao, Trại Nhi đồng miền Nam và Trường học sinh miền Nam. Dù là con em cán bộ, thậm chí cán bộ cấp cao, đa phần lũ trẻ vẫn lớn lên hoang dã, thiếu vắng hơi ấm gia đình. Có đứa ở trong trại nhi đồng ngay giữa Hà Nội, nhưng đến khi ra trại cũng chưa từng được bố mẹ đón ra lần nào. Có đứa ba đi công tác từ khi nhỏ xíu, đến khi gặp lại nhất định không chịu nhận ba…
Theo nhà văn Bảo Ninh, nhóm bạn trẻ năm người trong tiểu thuyết chính là hình ảnh thời niên thiếu của cánh lính trẻ gốc gác học trò thành thị những năm chống Mỹ. Nhờ vào truyền thống gia đình và do hoàn cảnh đất nước bị tai ương chiến tranh, phải rời Hà Nội đi sơ tán, sớm chạm trán với khó khăn thử thách, các nhân vật thiếu niên hồn nhiên vô tư lúc đầu truyện đến cuối truyện đã từng trải và trưởng thành hẳn lên.
Có thể thấy trước rằng với những đức tính và phẩm cách bước đầu có được sau cuộc đi trốn nhớ đời ấy mà Tự Thắng, Việt Bắc, Linh, Thảo sẽ là những nhân vật điển hình cho một thế hệ thanh niên còn ghi dấu mãi trong lịch sử đất nước: thế hệ đã trải qua thời niên thiếu gian khổ, đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, vượt qua gian khó thời hậu chiến bao cấp, và mở màn công cuộc Đổi Mới… Nhà văn Bình Ca gắn bó mật thiết với thế hệ ấy. Truyện Quân khu Nam Đồngvà tiểu thuyết Đi trốnđều kể về thời thanh thiếu niên của họ.
"Theo tôi, cuộc đời mỗi người như một dòng sông, luôn chảy về phía trước. Trong cuốn sách này, tôi muốn giới hạn câu chuyện kể về những nhân vật của mình trong một khúc sông tuổi thơ. Một khúc sông ngắn ngủi thời niên thiếu, một cuộc phiêu lưu trẻ thơ, non nớt, vụng dại. Dù thể loại là hư cấu, màu sắc hiện thực trong câu chuyện rất đậm nét. Cũng như Quân khu Nam Đồng, đây không chỉ là cuốn tiểu thuyết viết về trẻ con và cho trẻ con. Có nhiều câu chuyện, sự kiện mà người lớn có thể nhìn lại và thấy mình trong đó", tác giả Bình Ca chia sẻ.
Tình Lê
Những người trẻ đi tìm chính mình
Tìm nhau trong thành phố và Dấu yêu Cambridge là 2 tác phẩm kể về hành trình của người trẻ đi tìm chính mình.
">