当前位置:首页 > Thế giới > Soi kèo phạt góc Aston Villa vs Bournemouth, 21h00 ngày 21/4 正文
标签:
责任编辑:Công nghệ
Nhận định, soi kèo Guadalajara vs Queretaro, 6h05 ngày 2/2: Khách gặp khó
Đi làm tập thể, mở một đoạn đường làng chẳng hạn, ông cổ vũ đám thanh niên: “Nào, ta làm chỗ khó đi các cháu! Chỗ dễ để đấy cho những người yếu hơn họ làm. Ta tránh chỗ khó thì để lại cho ai?”.
Nói và ông gương mẫu đi đầu. Mọi người nể ông cùng xúm vào, công việc rất trôi chảy. Ông nhẹ nhàng bảo lũ trẻ: Người xưa cũng dạy rồi đấy các cháu, “Việc mình không muốn thì đừng đẩy cho người khác!”.
Đôi người ngại khó vẫn lảng ra, tôi khó chịu lầu bầu, bố lại bảo: Thôi con! Sách xưa có câu thế này: “Dĩ trách nhân chi tâm nhi trách kỉ; dĩ thứ kỉ chi tâm nhi thứ nhân”, nghĩa là: "Lấy sự trách người mà trách mình; lấy việc tha thứ mình mà tha thứ cho người". Con cứ làm cho tốt là được. (Cái câu tiếng Hán tôi cũng chỉ nhớ bập bõm vậy, nếu sai là do tôi).
![]() |
Bố tác giả ngồi thứ 2 ở hàng đầu (áo cộc tay). Ảnh chụp khi ông đã ngoài 70 tuổi |
Có dịp đang nghỉ hè, tôi cùng bố đi xe đạp về quê cũ thăm bà ngoại. Tôi chứng kiến 2 lần ông dừng xe “rất ông Thu”. Một lần dừng vì đi trên đoạn đường làng hẹp có mấy tay mây vươn ra, ông xuống kéo, bẻ bằng được và giải thích với tôi: Nếu ai cũng bàng quan để mặc như vậy thế nào cũng có người gặp tai nạn. Tay mây mà móc vào mắt, nhất là khi đang đi vội, là nguy hiểm lắm đấy con. Ta không bị sẽ có người khác bị.
Lần khác nữa thì ông bảo tôi cùng xuống xe bốc hết cả hàng gạch đá trẻ con nghịch mang ra xếp ngang đường chặn người qua lại với lời động viên con trai chịu khó: “Ta chậm ít phút chẳng sao con ạ! Để thế này nhỡ có ai ngã xe thì khó tránh thương tích lắm”.
Anh em tôi theo ông lên rừng chặt gỗ (thời ấy dân vùng tôi còn được tự do khai thác củi về nấu mật), cần một cái đòn xeo (đòn bẩy) để bẩy cây gỗ to, ông bắt phải chặt cành chứ không được chặt cây nhỏ với lí lẽ rằng: Thiên nhiên cho ta của cải mà ta tàn phá nó thì không được, các con chặt cái cây con mới lên không thấy tiếc, không thấy thương nó sao. Rồi ông còn kể chuyện ngày xưa đi làm với mấy ông sếp Pháp, đẵn cái cây chưa đủ tuổi là đừng hòng với họ. Họ rất bảo vệ rừng.
Bố tôi là người hết sức chu đáo.Điều này thì tôi nghĩ là ông học được nhiều từ môn “Giáo dục công dân” của trường Pháp. Ông kể với tôi, hồi ông học trường Tây ấy, chỉ như là cấp 1 của ta thôi, nhưng họ dạy đâu ra đấy.
Chẳng hạn dạy học trò sống ngăn nắp, biết ơn người giúp đỡ mình, thuỷ chung bè bạn, không dối trá trong cư xử, trong công việc... thì rất đến nơi đến chốn. Trong cuộc sống tôi thấy bố thật mực thước.
Đôi khi làm việc, thiếu một dụng cụ nào đó phải mượn đến nhà hàng xóm, cái cuốc chẳng hạn, ông bao giờ cũng kiểm tra cẩn thận trước khi trả lại. Nếu cái cán có bị long ông sửa lại thật chắc chắn, lưỡi cuốc có bị cùn ông mài giũa lại thật sắc bén.
Bố nói với chúng tôi: Người ta cho mình mượn là người ta làm ơn cho mình. Mình không biết trả ơn, dù là rất nhỏ, lại còn làm hư đồ của người ta thì chẳng ra con người con ạ. Rồi ông lại dẫn ra một câu chữ Hán: “Hữu ân bất cầu báo. Hữu ân bất báo phi vi nhân giả” (Làm ơn không đòi hỏi báo đáp. Nhưng có ơn mà không biết trả thì chẳng phải là người). Vì vậy, có ông Thương trong xóm tôi có lần nói thật: “Tôi chỉ thích cho ông Thu mượn đồ”.
Làm việc với ông, ông chỉ dẫn cho anh em tôi từng li từng tí. Có lẽ nhờ vậy mà sau này lớn lên tôi làm gì cũng “khéo tay” (có thể điều này nhiều người không biết). Thú thật là nhiều khi tôi cũng có “bất mãn” với bố. Khi làm việc bao giờ ông cũng tìm chuyện kể cho con cái nghe để quên mệt nhọc nhưng nếu có biểu hiện muốn làm qua loa xong chuyện là ông không bao giờ bỏ qua.
Ông bảo chúng tôi: Người Việt ta có câu “ăn thật làm dối”, cậu thấy thật xấu hổ là người lao động nước mình không chịu học tinh thần của người Nhật. Người ta sản xuất một cái đinh ốc vặn cái cũng thật sướng tay. Mình biết thích sản phẩm như vậy nhưng trong sản xuất thì cứ làm ẩu, qua chuyện. Lạ thật. Nếu không tuân thủ quy trình lao động chặt chẽ để cho ra sản phẩm chất lượng là ông phê phán kịch liệt. Thậm chí ông còn mắng cho một trận.
Năm tôi đưa bố mẹ ra Vinh, vì kế sinh nhai, phải tổ chức sản xuất đồ mộc với sự cố vấn của bố (khi còn làm ở xưởng mộc Thái Yên, có năm thi xếp bậc thợ bố tôi được xếp hạng đặc biệt, trên cả bậc 7/7), thấy ông làm gì cũng đòi hỏi “tuyệt đối” khiến cho tiến độ chậm đi, trong khi chúng tôi lại muốn “chạy theo thị trường”, cha con đã có chút bất đồng. Bố tôi không đồng ý với chúng tôi: “Xưa cậu làm với Pháp quen rồi, làm mẹo kiểu thị trường thì các con làm đi vậy, cậu không làm được!”.
Một hôm đi làm về bố bảo mẹ con tôi: “Trên muốn điều cậu vào tỉnh phụ trách ngành thủ công nghiệp, làm phó ty, mự con đồng ý không?”. Thấy mẹ tôi có vẻ hoảng hốt. Ông cười: “Nói thế thôi chứ cậu đã từ chối rồi. Sáng nay có ông cán bộ tỉnh về dưới xí nghiệp động viên cậu chuyển vào ty công nghiệp nhưng cậu đã trình bày với ông không đi được vì các con còn nhỏ, vợ đau yếu quanh năm”. Một lần nữa bố tôi từ chối chức vụ.
Sau này lớn lên thì tôi hiểu: Nếu nói chuyện hám chức quyền, bố tôi là người gần như không biết đến. Mà giờ nghĩ lại, thấy hồi đó người ta làm công tác cán bộ sao mà gọn gàng và trong sáng thế. Ở vào thời điểm tôi viết Hồi kí này, chức phó giám đốc sở (phó ty) chắc chắn phải đi theo một "qui trình" dài lắm! Nhưng đau đớn nhất cho bố tôi là nét tính cách tưởng là cao quí ấy sau này bị một kẻ muốn hại ông đã lấy làm lí do để làm án kỉ luật với tội danh: Nhiều lần thoái thác nhiệm vụ.
Bố tôi có triết lí sống tưởng thật đơn giản nhưng chứa đựng trong đó một yêu cầu vượt khó không hề đơn giản: Ta là người. Con người đến đâu phải làm cho nơi ấy đẹp hơn, tốt hơn.
Và tôi thấy ông thực hiện được như thế thật. Một đồ vật gì đó qua tay ông là trở nên sạch đẹp hơn. Xem ti vi chẳng hạn, nếu thấy ti vi bẩn thì thế nào ông cũng lau chùi cho sáng sủa. Cầm một con dao cắt quả cam, dao bị quăn mép cùn trơ, ông nhắc chúng tôi liền: một đồ dùng mà các con “phụ bạc” với nó thế này thì nó sẽ phụ lại các con thôi.
Vì thế gia đình tôi dưới thời còn ông, ai cầm đến cái đồ vật gì cũng thích. Nhưng ông hoàn toàn không khó tính. Ông chỉ là người rất chịu khó, không để cho vật dụng trong nhà bị hư hỏng. Đó là tác phong trong sinh hoạt của ông. Con cái làm việc mà làm ẩu, qua chuyện là ông nhẹ nhàng nhắc nhở và làm gương tốt để chúng tôi noi theo.
Mẹ tôi bị bệnh tim từ khi còn trẻ. Bố tôi chăm sóc chu đáo và tận tình đến mức mấy bà trong xóm hay nói nửa thật nửa đùa: Bà Thu sướng như hoàng hậu. Cả đời tôi không thấy ông mắng bà một câu bao giờ. Hồi còn trẻ thì “em - anh”, già hơn thì “mự nó” nhẹ nhàng vui vẻ quanh năm.
Nhà nghèo, ăn uống có gì ông nhường hết cho vợ, cho con. Tát ao được mấy con cá ngon ông để dành cho con nhỏ, vợ đau, còn mình chỉ dám ăn cái đầu hay vài con tép nhỏ. Đến mức sau này, khi chúng tôi có cuộc sống khá hơn, mỗi lần anh em có dịp ngồi nhắc lại người bố của mình xưa chỉ biết nhịn ăn nhịn mặc là mấy đứa lại sụt sùi ứa nước mắt ra.
Năm tôi lấy vợ, chẳng có gì làm quà cho cô con dâu đại học, bố tôi động viên 2 chú em cùng ông vào rừng đào - chọn một gốc gỗ gụ lâm nghiệp đã khai thác phần thân, mang về. Bằng bàn tay “nhà nghề”, ông miệt mài một mình làm thành một bộ salon rất đẹp để làm quà cho vợ chồng tôi. Mấy năm trước, con trai tôi sửa nhà. Nó bảo: “Bố dẹp bộ bàn ghế cũ đi đâu thì dẹp, con không để trong nhà nữa. Salon lạc mốt rồi”.
Tôi buồn quá. Buồn vì nhiều lẽ... Đó là mâu thuẫn thế hệ.
Vợ tôi về làm dâu của bố.Có thể là vì hợp nhau, ông yêu quí Nga như con đẻ, có gì cũng tâm sự, còn hơn cả với tôi nữa. Con dâu mới về, nhiều bữa cơm canh thời kì đầu chưa hợp lắm với gia đình. Thời kì đó dân trên tôi thường ăn nếp rẫy (nếp Lào), cô dâu vùng khác đến chưa quen, hơi khó nấu.
Có bữa Nga nấu nồi cơm hơi khô. Bố chủ động nói trước để “lấn át” cả nhà: “Cơm thế mới là cơm! Hạt cơm phải săn chắc như này ăn mới ngon”. Hôm sau, Nga chỉnh mức nước lại thành ra cơm hơi ướt, mẹ tôi có ý phàn nàn, bố tôi vừa cười vừa nói: “Cơm thế này những người đau yếu như mự ăn mới hợp. Con nó biết mự cần ăn cơm mềm nên mới nấu thế đó”.
Nghĩa là với con cái trong nhà, ông dễ tính, rộng lượng, ai cũng bái phục. Sau này có lần Nga tâm sự với tôi: “Thú thật với anh là nhờ có ông, em thấy bù đắp được rất nhiều tình cảm của một đứa con vắng cha từ bé như em”.
Ở bố, tôi thấy rõ chân dung của một người đàn ông mạnh mẽ nhưng hết sức bình dị và thân thiết. Ai gần bố tôi cũng có cảm giác tin cậy và rất dễ cảm mến. Tôi thì như được thở dễ dàng hơn mỗi khi gần gũi bên ông.
Trong đời sống thường nhật, bố tôi hay khuyên con cái bắt đầu chuyện đạo đức từ những cái nhỏ nhất: Đi một chuyến xe đông, đừng vội lên trước để giành lấy hàng ghế đầu; Ngồi uống cốc nước giải khát với bạn bè ngày hè nóng bức nhớ nhanh tay khi cô nhân viên thu ngân lại bàn...
Người “lớn” là người biết làm từ những việc tưởng như rất nhỏ. Tôi nghĩ, bố tôi là một công dân khiêm tốn, một người lặng lẽ, biết làm những việc “nhỏ nhặt” với một tinh thần vị tha đầy đủ.
Năm 1996. Bố lâm bệnh hiểm nghèo. Biết mình không qua được, ông lại cứ cái cách của ông, nói với con bình tĩnh như bàn một chuyện nhà bình thường:
- Người ta rồi ai cũng phải về với đất. Bố đã bị ung thư thì không thể qua được. Đừng lo thuốc thang gì cho bố nữa tốn kém lắm. Cứ để bố đi. Cố dành dụm sau này cất một ngôi nhà cho các cháu đỡ tội. Chúng cũng lớn cả rồi! (Cuối đời ông xưng “Bố” với các con và dâu, rể).
Chúng tôi đã hết lòng cứu bố nhưng không thể. Sáu tháng kể từ khi phát hiện u phổi lớn bằng quả cam, bố tôi lặng lẽ ra đi vào một ngày tháng 6 nắng như đổ lửa, để lại cho tôi nỗi lòng nặng trĩu và sự buồn thương da diết khôn nguôi.
Nguyễn Trung Ngọc
Mời độc giả gửi bài viết chủ đề "Cha mẹ trong tim tôi" về địa chỉ email: [email protected]. Các bài viết phù hợp sẽ được đăng trên VietNamNet. Trân trọng! |
Ngoài đời tôi không thấy bố “gây sự” với ai bao giờ. Ông sống hiền hoà, vui vẻ. Ai gần ông cũng thích, cũng yêu quí. Có điều, những kẻ ác, hống hách thì dù ghê gớm đến mấy cũng không làm bố tôi run sợ.
Có một lần, thanh niên tụ tập ở nhà tôi rất đông. Bố tôi đề xuất chơi trò thể thao, ông muốn kiểm tra sức khoẻ đám trai làng. Rốt cuộc, hơn chục chàng trai lần lượt vào thử đều phải chấp nhận thua cuộc.
" alt="Bố tôi là người mực thước, hàng xóm chỉ thích cho ông mượn đồ"/>Bố tôi là người mực thước, hàng xóm chỉ thích cho ông mượn đồ
Chia sẻ với hãng tin Sputnik hôm 14/7, một nhân viên bán hàng tại thị trấn Rostraver của bang Pennsylvania và nằm cách không xa địa điểm tổ chức sự kiện vận động tranh cử của ông Trump, cho biết khu vực này đang chứng kiến sự bùng nổ về doanh thu bán hàng hóa có in hình cựu Tổng thống Mỹ.
“Thật không thể tin được những gì đã xảy ra kể từ sau vụ nổ súng”, nhân viên bán hàng nói.
Tại thị trấn Rostraver có những quầy bày bán nhiều loại hàng hóa in logo của chính trị gia đảng Cộng hòa từ cờ, mũ, cho tới áo phông. Thậm chí, nhiều mặt hàng in bức ảnh lưu hồ sơ trại giam “nổi tiếng” của ông Trump khi ông phải ra trình diện ở nhà tù hạt Fulton ở bang Georgia vào năm ngoái. Bức ảnh này của ông Trump được cho đã ghi lại khoảnh khắc chưa từng có tiền lệ trong lịch sử chính trường Mỹ.
“Bạn phải là người ủng hộ ông Trump thì mới có thể đứng dưới cái nóng hơn 34 độ C suốt nhiều giờ để mua một chiếc mũ”, người bán hàng nói thêm.
Hiện Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đang điều tra vụ nổ súng nhằm vào ông Trump là một vụ ám sát. Tay súng Crooks được xác định sống ở khu Bethel Park thuộc bang Pennsylvania. Cho tới nay động cơ gây án của đối tượng vẫn chưa thể xác định.
Tâm bão Quảng Ninh hứng chịu sức gió mạnh nhất ở Bãi Cháy lên tới cấp 14, các khu vực cấp 12-13 chịu nhiều tổn thất nhất về tài sản. Thống kê đến sáng nay, tỉnh có 38 tàu, thuyền bị chìm, mất tích; 1.000 lồng bè nuôi trồng thủy sản bị hư hại, chìm, mất tích. Số nhà bị tốc mái, hư hại lên đến hàng nghìn.
Nhận định, soi kèo Eintracht Frankfurt vs Wolfsburg, 21h30 ngày 2/2: Tận dụng lợi thế
Việc Công Phượng không được săn đón cũng khá dễ hiểu, bởi chân sút này chẳng còn trẻ, chưa nói suốt 2 năm qua chỉ ngồi dự bị tại Yokohama FC.
Bản thân chân sút người xứ Nghệ cũng không còn mạo hiểm tìm kiếm cơ hội chơi bóng ở nước ngoài, chưa kể trở lại Việt Nam, anh sẽ vẫn nhận khoản lót tay hậu hĩnh nhằm đảm bảo tương lai sau này.
Và bến đỗ mới của Công Phượng sau quyết định rời Nhật để trở lại Việt Nam, đã chính thức được xác nhận: đội hạng nhất Bình Phước.
Với nhiều người, việc Công Phượng - một ngôi sao từng được định giá cao nhất tuyển Việt Nam hay có hàng triệu fan hâm mộ, 'trôi dạt' về giải hạng Nhất là điều hơi khó chấp nhận.
Tuy nhiên, sau 2 năm chỉ được Yokohama FC khen khả năng… pha cafe rất ngon, việc Công Phượng chọn giải hạng Nhất nhằm tạo đà tìm lại bản thân cũng rất hợp lý. Và đừng quên, đằng sau đó là khoản tài chính không nhỏ mà học trò cưng một thời của ông Park, nhận được từ đội bóng mới.
Vậy nên, giờ là lúc mong cho Công Phượng tìm được niềm vui chơi bóng, hay phong độ… nhằm chinh phục HLV Kim Sang Sik cũng như trở lại tuyển Việt Nam sau thời gian dài sắp… bị lãng quên.
Về vấn đề quản lý tài chính, 41,7% mẹ chồng dưới 60 tuổi là người quản lý chung toàn bộ ngân quỹ chi tiêu của gia đình.
33,3% mẹ chồng dưới 60 tuổi là người quản lý, các con đóng góp một phần. Chỉ có 11,7% gia đình có mẹ chồng dưới 60 tuổi nhưng các con lo và quản lý toàn bộ chi tiêu.
Với gia đình có mẹ chồng trên 70 tuổi, 40,7% con dâu là người quản lý chi tiêu chung, mẹ chồng đóng góp một phần; 35,2% do các con lo và quản lý toàn bộ chi tiêu trong gia đình.
Tác giả nghiên cứu nhận xét: Vai trò là người quản lý tài chính trong gia đình của mẹ chồng có xu hướng giảm theo sự gia tăng độ tuổi của mẹ chồng.
Ngoài ra, số mẹ chồng làm công việc có thu nhập có tỷ lệ là người quán xuyến ngân quỹ chi tiêu của gia đình cao hơn so với mẹ chồng không làm việc tạo thu nhập.
Địa vị kinh tế của con dâu cao hơn địa vị kinh tế của mẹ chồng ở đa số các gia đình hiện nay. Theo thông tin từ mẹ chồng, nếu coi quỹ chi tiêu của gia đình là 10 phần, mức độ đóng góp trung bình của con dâu là 3,8 phần, mức độ đóng góp trung bình của mẹ chồng là 2,2 phần. Theo thông tin từ con dâu, mức độ đóng góp trung bình của con dâu là 4,5 phần, mức độ đóng góp trung bình của mẹ chồng là 1,9 phần.
Về mối quan hệ tinh thần giữa mẹ chồng nàng dâu, khoảng 1/3 số con dâu được hỏi cho rằng không hợp tính với mẹ chồng. Nhưng con số này từ phía mẹ chồng chỉ có 9,5%. Tuy nhiên, 85,9% mẹ chồng cho rằng con dâu không thể hiện tình cảm như bà mong muốn.
“Có một đặc trưng khá nổi bật và tương đồng ở cả 2 nhóm là: ở khu vực đô thị, tuổi và học vấn càng cao thì tỷ lệ các cặp mẹ chồng nàng dâu có mâu thuẫn cũng cao hơn” – tác giả nhận định.
Các lĩnh vực gây ra mâu thuẫn trong mối quan hệ này thường là: thói quen sinh hoạt hằng ngày, cách nói năng, cách dạy các cháu.
Trước những mâu thuẫn này, khoảng 40% cho biết, cách giải quyết là mẹ con nhường nhịn và tôn trọng nhau. Trong khi đó, 27,6% con dâu và 24,1% mẹ chồng cho rằng cách giải quyết là con dâu luôn phải nghe theo mẹ chồng hoặc người lớn tuổi.
Khi được hỏi về các đức tính con dâu ưng ý nhất ở mẹ chồng, 66,3% con dâu nói rằng đó là sự quan tâm, yêu thương các cháu. Ngược lại, 37,7% mẹ chồng cho rằng con dâu có tính vô tâm; 18,2% không ngăn nắp, gọn gàng; 16,9% thiếu tôn trọng bố mẹ chồng.
Nguyễn Thảo
Xuất hiện trong chương trình Mẹ chồng nàng dâu tập 253, cặp mẹ con đến từ TP.HCM gây ấn tượng với nhiều người.
" alt="Mẹ chồng, con dâu học thức càng cao thì mâu thuẫn càng lớn"/>4. Đầu tư vào các khoản có thể tái sử dụng
Khi bạn bắt đầu trang hoàng lại ngôi nhà của mình, hãy xem xét những sản phẩm nào có thể được tái sử dụng. Một thay đổi đơn giản có thể là hoán đổi chai nước dùng một lần của bạn cho một chai thủy tinh có thể tái sử dụng. Hoặc bạn có thể sử dụng các vỏ lon bia và nước ngọt một cách sáng tạo để tô điểm cho chính ngôi nhà của bạn bằng cách biến chúng thành chậu trồng cây, hộp đựng kim chỉ và nhiều đồ dùng hữu ích cho ngôi nhà của bạn.
5. Cho mọi thứ một vị trí
Hãy đặt mọi thứ vào đúng vị trí của chúng. Bạn có thể thỏa sức sáng tạo với các thùng lưu trữ và bộ sắp xếp để đảm bảo bạn có thể lưu trữ chính xác những gì mình cần. Nếu bạn không có chỗ cho một số thứ bổ sung, có thể đã đến lúc bạn nên cân nhắc xem chúng có phải là những món bạn thực sự cần giữ lại hay không.
6. Đầu tư vào trải nghiệm
Một thực tế phổ biến trong chủ nghĩa tối giản là ưu tiên trải nghiệm hơn là mua những món đồ vật chất. Một số người coi trọng những kỷ niệm được tạo ra từ các chuyến đi hoặc lớp học hơn việc sở hữu các tiện ích hoặc thời trang mới nhất. Chủ nghĩa tối giản có thể cắt giảm chi phí ngân sách của những thứ không cần thiết, bạn cũng có thể có nhiều thời gian và tiền bạc hơn để chi tiêu cho những thứ khác. Tiết kiệm ngân sách đi uống cà phê của bạn để đầu tư cho một kỳ nghỉ cuối tuần cùng gia đình. Bạn có thể thấy mình tiết kiệm nhiều hơn và dành ít thời gian hơn cho những việc làm tiêu hao ngân sách của bạn.
7. Thường xuyên kiểm tra lại cuộc sống của bạn
Hãy dành thời gian để đánh giá thói quen chi tiêu hiện tại của bạn và sau đó nhất quán xem xét chúng. Luôn cắt bỏ những thứ chiếm không gian hoặc những sự kiện làm tiêu hao năng lượng của bạn. Khi bạn cảm thấy thoải mái hơn, bạn có thể thấy mình muốn loại bỏ những thứ mà bạn nghĩ rằng bạn không thể sống thiếu. Ví dụ, căn bếp của bạn có thể trở nên bừa bộn nếu bạn mua sắm quá nhiều những dụng cụ giống nhau - hãy cắt giảm những thứ bạn chưa sử dụng để có thêm không gian nấu nướng.
8. Cắt giảm chi phí vô nghĩa
Người Mỹ trung bình chi 18.000 USD mỗi năm cho những khoản mua sắm không cần thiết. Khi xem xét ngân sách của mình, bạn có thể cắt bỏ một phần lớn các chi phí này. Đối với những thứ bạn có thể không muốn loại bỏ hoàn toàn, hãy tìm các giải pháp thay thế. Bạn có thể lựa chọn giữa việc có một chuyến du lịch thoải mái với bạn bè và gia đình hoặc là mua một chiếc điện thoại đắt tiền.
9. Bỏ đi những gì bạn không thể kiểm soát
Buông bỏ những thứ bạn không thể kiểm soát có vẻ nói dễ hơn làm. Để tìm được sự cân bằng đó, hãy bắt đầu bằng cách tập trung vào những việc bạn thích làm. Một khi bạn đã hiểu được những gì quan trọng nhất đối với bạn, hãy tập trung toàn bộ sức lực của bạn vào đó. Bằng cách hành động có mục tiêu, chắc chắn bạn sẽ đạt được mục tiêu đó.
10. Trân trọng những gì bạn có
Thực hành lòng biết ơn và tập trung vào những mặt tích cực. Thay vì lướt qua mạng xã hội, hãy viết ra 3-5 điều mà bạn biết ơn. Thực hành lòng biết ơn điều đầu tiên vào buổi sáng có thể khiến bạn có tâm trạng tích cực và giúp bạn chuẩn bị cho ngày mới. Biết ơn những gì bạn có thậm chí có thể làm giảm ham muốn chi tiêu quá mức cho những thứ bạn không cần./.
Theo VOV
Sau 10 năm áp dụng lối sống tối giản, vợ chồng chị Huyền đã đạt được mục tiêu có nhà riêng và chuẩn bị mua thêm 1 căn nhà mới.
" alt="Bắt đầu lối sống tối giản"/>