您现在的位置是:Nhận định >>正文
Nhận định, soi kèo Al Rayyan vs Al Gharafa, 20h30 ngày 29/1: Khó tin chủ nhà
Nhận định5852人已围观
简介 Hư Vân - 29/01/2025 04:30 Nhận định bóng đá g ...
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Al Bataeh vs Shabab Al Ahli, 20h15 ngày 30/1: Con mồi ưa thích
Nhận địnhPhạm Xuân Hải - 30/01/2025 07:00 Nhận định bó ...
阅读更多10 sở thích phổ biến nhất của các tỷ phú giàu nhất thế giới
Nhận địnhCó tới 21,8% các tỷ phú trên 5 tỷ USD thích đi chơi trên thuyền, trong đó có nhà sáng lập Oracle, Larry Ellison với khối tài sản 56 tỷ USD.
9. Đi du lịch
Ai Cập, Nhật Bản và Iceland là một trong những điểm đến ưa thích nhất của giới giàu có.
8. Hoạt động ngoài trời
Nhiều tỷ phú ưa thích các hoạt động ngoài trời như cưỡi ngựa, đi bộ đường dài,... trong đó có Alexandra Andresen, tỷ phú trẻ nhất thế giới (trong ảnh đứng bên phải).
7. Hội họa
Alice Walton, người thừa kế gia sản của Walmart có một bảo tàng nghệ thuật ở bang Arkansas
Nhiều tỷ phú thích sưu tầm những bức vẽ hoặc tác phẩm nghệ thuật. Có tới 35,8% tỷ phú trên 5 tỷ USD có sở thích này trong khi con số các tỷ phú từ 1 đến 5 tỷ USD là 19,6%.
6. Học
Có 25,4% tỷ phú Trung Quốc thích học bằng các hình thức khác nhau, tuy nhiên học không nằm trong 5 sở thích phổ biến của các tỷ phú Mỹ hay Đức.
5. Kinh doanh bất động sản
Khu đất tại Southampton này từng được tỷ phú George Soros tổ chức tiệc sinh nhật lần thứ 80 vào năm 2010
Không chỉ là sở thích, bất động sản còn đóng vai trò quan trọng trong khối tài sản các tỷ phú. Cụ thể, 7,6% tỷ phú trên thế giới có kinh doanh bất động sản.
4. Tham gia chính trị
Tỷ phú Michael Bloomberg từng có 12 năm giữ chức thị trưởng New York
Nhiều tỷ phú rất thích tham gia chính trị. Theo hãng tin CNN, nhà đầu cơ George Soros, tỷ phú Tom Steyer hay Donald Sussman đều có ảnh hưởng lớn đến chính trị khi có quỹ tài trợ cho đảng Dân chủ Mỹ.
3. Chơi máy bay
Có tới 26,4% tỷ phú thích sắm máy bay riêng. Đây cũng là sở thích phổ biến nhất của các tỷ phú Mỹ, chiếm đến 45,2%.
2. Thể thao
Golf là môn được các tỷ phú ưa thích nhất với 28,2% cho các tỷ phú trên 5 tỷ USD và 26,9% cho phần còn lại.
Bóng đá cũng là môn thể thao phổ biến, và nó cũng được các tỷ phú giàu có trên 5 tỷ USD "chuộng" hơn.
1. Làm từ thiện
Đây là sở thích chung của đa số tỷ phú với 52% tỳ phú đi làm từ thiện trong năm 2018. Theo Wealth-X, các tỷ phú thường làm từ thiện cho mục đích giáo dục, tiếp đến là dịch vụ xã hội và nghệ thuật.
">...
阅读更多Apple vs Google: Ai đang chiếm ưu thế trong cuộc chiến ứng dụng?
Nhận địnhĐể ngắn gọn (và công bằng), chúng ta sẽ tập trung vào trải nghiệm khi sử dụng các ứng dụng Apple trên iOS và các ứng dụng Google trên Android. Các ứng dụng Google có mặt trên cả iOS và Android, và hãng này cũng phát triển các phiên bản ứng dụng web để người dùng chọn lựa nếu không muốn cài đặt ứng dụng di động. Apple không đi theo hướng này, nhưng đổi lại công ty hứa hẹn sẽ bảo vệ quyền riêng tư của bạn chặt chẽ hơn nhiều so với đối thủ.
Những yếu tố bổ sung đó sẽ đóng vai trò không nhỏ trong quyết định sử dụng ứng dụng nào của bạn, nhưng ở đây chúng ta sẽ tạm bỏ qua vấn đề đó, chỉ tập trung vào trải nghiệm người dùng và các tính năng của từng ứng dụng "cây nhà lá vườn" của Apple và Google mà thôi.
Apple Mail vs. Gmail
Rất khó để vượt qua Gmail, khi mà nó có cơ chế phân loại thư linh hoạt, thuật toán thông minh, giao diện hiện đại, hệ thống nhãn trực quan, khả năng xem trước tập tin đính kèm mà không phải vào thư, và nhiều thứ khác nữa. Gmail được trang bị rất nhiều tính năng hữu dụng, như tùy chọn chỉ nhận thông báo đối với những email mà thuật toán của Google nhận định là quan trọng với bạn (Apple Mail cũng có tính năng tương tự, nhưng không tự động mà thủ công, là các danh sách VIP).
Nói vậy không có nghĩa Apple Mail là một ứng dụng kém cỏi. Cả hai đều cho phép bạn quản lý nhiều tài khoản tương đối dễ dàng, gom nhóm email theo tên người gửi, vuốt để lưu trữ tin nhắn, và nói chung là giúp hộp thư của bạn sạch sẽ hơn – nhưng có những lý do khiến rất nhiều ứng dụng bên thứ ba nổi lên với kỳ vọng cải thiện được tình trạng xử lý email chưa hoàn hảo trên iOS.
Từ lên lịch gửi email ở một thời điểm nhất định, đến báo lại email để xem vào lúc khác, Gmail có nhiều tính năng hơn, và tổ chức các tính năng cơ bản nhất (như thêm tập tin đính kèm) cũng được thực hiện theo cách thông minh hơn. Chưa hết, khả năng tìm kiếm và xếp loại email của Gmail là siêu nhanh – một đặc trưng chỉ Gmail mới có.
Phần thắng ở đây nghiêng về Gmail.
Apple Maps vs. Google Maps
Đừng chọc ngoáy nữa, bởi Apple Maps đang ngày một tốt hơn so với trước đây nhiều - ứng dụng này sẽ có chế độ Street View vào tháng 9 tới – nhưng Google Maps đi trước Apple Maps đến 7 năm, và lợi thế đi trước vẫn còn đó. Bản đồ của Google có một danh sách tính năng tương đối nhiều mà bản đồ của Apple không có, bao gồm chỉ đường cho người đi xe đạp, đặt nhiều điểm dừng trên đường, và tải bản đồ về dùng ngoại tuyến nếu bạn biết mình sắp phải đi vào khu vực không có Internet.
Về mặt thẩm mỹ, bản đồ nào cũng như nhau – đều là những đường kẻ màu xanh lá, xanh dương, rồi nâu – và tốc độ nạp bản đồ của chúng cũng nhanh và có thời gian đáp ứng tốt. Rất khó để so sánh dữ liệu bản đồ trên toàn hành tinh giữa hai ứng dụng , dù cả Appe và Google đều đang đầu tư rất mạnh vào lĩnh vực này. Sẽ có những nơi một ứng dụng hoạt động tốt hơn ứng dụng kia và ngược lại.
Google Maps tốt hơn trong việc đề xuất các địa điểm mới và hiển thị các thông tin bổ sung như cảnh báo tình trạng giao thông trên đường bạn đến nơi làm việc – bởi nó biết nhiều hơn về bạn – và còn cho phép bạn để lại đánh giá, hình ảnh, xếp hạng các địa điểm đã ghé đến – một tính năng có thể quan trọng với bạn nhưng với người khác thì không. Nhìn chung, ở những thành phố lớn, Apple Maps và Google Maps khá cân tài cân sức, nhưng Google Maps vẫn cung cấp cho người dùng nhiều thông tin hơn.
Phần thắng ở đây nghiêng về Google Maps.
Apple Music vs. YouTube Music
Apple Music là ứng dụng Apple duy nhất có mặt trên Android (trừ ứng dụng… Move to iOS) và sau một vài sự cố nho nhỏ, ứng dụng này hiện đảm nhận khá tốt công việc quản lý thư viện nhạc iTunes trên thiết bị lẫn kho nhạc trực tuyến theo yêu cầu. Xét về khả năng đề xuất, tìm kiếm và hiển thị lời bài hát, quản lý playlist, nghe radio trực tuyến, và nhiều thứ khác, Apple Music rõ ràng là một trong số những ứng dụng ấn tượng nhất Apple từng tạo ra.
YouTube Music thì ngược lại, là một ứng dụng đang trong giai đoạn phát triển tích cực nhằm thay thế cho Google Play Music đang dần bị loại bỏ. Dù với tư cách là một trình nghe nhạc, YouTube Music đủ tốt, và đã có thể chơi được nhạc lưu trữ trên thiết bị Android, nhưng chỉ có một điểm nó có thể đánh bại được Apple Music là xem video.
So sánh Apple Music với YouTube Music giống như so sánh Apple Maps với Google Maps, nhưng đảo ngược tình thế lại: Apple dày dạn kinh nghiệm hơn nhiều trong việc phát triển các ứng dụng nghe nhạc cũng như quản lý các thư viện nhạc số. Từ thiết kế và cảm nhận, đến xây dựng playlist và đưa nhạc vào danh sách chờ, Apple Music vượt trội so với đôi thủ (ngay cả khi bạn không trả thêm 10 USD/tháng và chỉ nghe bộ sưu tập nhạc MP3 đã có sẵn của mình).
Phần thắng ở đây nghiêng về Apple Music.
Apple Safari vs. Google Chrome
Trên desktop, nhiều người thích dùng Chrome hơn so với Safari bởi thiết kế và khả năng hoạt động, cũng như cách nó biến tab thành trung tâm của mọi thứ. Chrome còn trông hiện đại hơn so với Safari, dù cho đặc tính "uống RAM như nước lã" khiến máy tính của bạn ì ạch mỗi khi mở vài chục tab khác nhau.
Trên di động, những khác biệt về giao diện nói trên trở nên ít quan trọng hơn, và Safari lại nhận được sự yêu thích nhiều hơn. Mọi thứ trên trình duyệt này trông trực quan hơn, dễ tìm kiếm hơn, từ bookmark đến các nút điều hướng, đến nút kích hoạt chế độ ẩn danh; đó là chưa kể Safari luôn tìm cách để giúp người dùng càng ít bị các trang web theo dõi càng tốt – có lẽ Chrome phải cố gắng hơn nữa để đuổi kịp rồi!
Đây là lúc lựa chọn của bạn thực sự phụ thuộc vào những ứng dụng và dịch vụ bạn đang dùng – ví dụ, nếu bạn dùng Chrome trên desktop, bạn sẽ dùng nó mặc định trên di động – nhưng nếu không tính những thứ "râu ria", thì Apple rõ ràng giành phần thắng ở đây.
Một tràng pháo tay cho Safari.
iOS Messages (và FaceTime) vs. Android Messages (và Duo)
Lại là một so sánh với khá nhiều vấn đề cần cân nhắc – như có bao nhiêu bạn bè của bạn đang dùng iPhone chẳng hạn – nhưng xét về trải nghiệm nhắn tin đơn thuần, Apple lại giành lợi thế. Nếu bạn kích hoạt iMessage, sự khác biệt càng rõ ràng hơn: bạn sẽ nắm trong tay một dịch vụ nhắn tin mã hóa hai đầu, Animoji và Memoji, hàng tá những ứng dụng hữu ích… Android đơn giản là không thể cạnh tranh được.
Bên cạnh những vấn đề mà Google đang gặp phải khi thúc giục các nhà mạng chấp nhận giao thức nhắn tin RCS thay cho SMS đã lỗi thời, ứng dụng Android Messages hiện khá nặng nề và có nhiều hạn chế. Nó đang dần được cải thiện, ví dụ như hỗ trợ GIF, chia sẻ vị trí, và các tùy chọn tìm kiếm toàn diện hơn – nhưng quãng đường để đi còn rất dài.
Cuộc đấu giữa Apple FaceTime và Google Duo thì ngang tài ngang sức hơn, cả hai đều mang đến trải nghiệm gọi điện video nhanh gọn và dễ nhìn, có hỗ trợ gọi video nhóm. Dù FaceTime có ưu thế hơn một chút, nhưng Duo cũng có một vài mánh khá hay (như xem trước ai đang gọi trước khi quyết định trả lời).
Phần thắng nghiêng về iOS Messages.
Apple Photos vs. Google Photos
Đây là lĩnh vực cho thấy sức mạnh của hai ông trùm công nghệ. Ứng dụng của Apple gọn gàng và thông minh, với một loạt những tùy chọn chỉnh sửa ảnh hữu dụng, cùng một số tính năng hay ho tự động làm nổi bật những bức ảnh và video đẹp nhất của bạn. Ứng dụng của Google thiên về tìm kiếm và các tính năng AI (như nhận diện khuôn mặt và vật thể) chứ không chú ý nhiều vào các tùy chọn chỉnh ảnh hay thiết kế giao diện.
Cuộc đấu này có vẻ cân sức, khi mà cả hai ứng dụng đều hoạt động tốt trên các nền tảng của riêng chúng. Có lẽ nên nhắc thêm đến việc Google Photos cho phép bạn lưu trữ ảnh miễn phí không hạn chế dung lượng, miễn là bạn chấp nhận ảnh bị nén và giảm độ phân giải đôi chút, hoặc…bỏ tiền ra sắm một chiếc điện thoại Pixel. Cả hai công ty đều thu những khoản phí chấp nhận được đối với kho lưu trữ đám mây của mình, nhưng nếu bạn muốn sao lưu ảnh trực tuyến mà không phải trả thêm gì, Google Photos đáp ứng nhu cầu của bạn.
Nếu từng dùng cả hai ứng dụng trong một thời gian dài, bạn sẽ thấy rằng Apple Photos là lựa chọn tốt nhất cho người dùng iOS, và Google Photos là lựa chọn tốt nhất cho người dùng Android (hay đa nền tảng). Các tùy chọn như chia sẻ, tìm kiếm, và biên tập nhìn chung khá đồng đều và không có nhiều khác biệt để phân định kẻ thắng người thua.
Kết quả lần này là hòa.
Apple Notes vs. Google Keep
Apple Notes đã được trang bị một loạt các cập nhật hữu ích trong vài năm trở lại đây, và sẽ còn nhiều tính năng mới xuất hiện cùng iOS 13: hiển thị ảnh thu nhỏ của các ghi chú, chia sẻ thư mục, cải thiện khả năng tìm kiếm (bao gồm tìm trong ảnh), các tùy chọn mới trong việc lập danh sách, và nhiều thứ khác. Từ một ứng dụng ghi chú cực kỳ cơ bản, Apple Notes đang dần trở thành một công cụ mạnh mẽ tương tự Evernote.
Google Keeps cũng được phát triển từ một ứng dụng đơn giản thành một công cụ ghi chú toàn diện. Các tính năng như gán thẻ ghi chú, tìm trong ảnh, hỗ trợ nhắc nhở và chia sẻ ghi chú, cùng giao diện cuốn hút đã giúp nó trở thành một trong những ứng dụng Google tốt nhất từng có.
Một cuộc đấu rất cân sức, nhưng Apple Notes vượt trội hơn Keep một chút xét về thiết kế và độ hữu dụng. Chưa rõ Google sẽ có chiêu bài gì để đối phó với những thay đổi mà Apple mang lại cho Notess trong iOS 13?
Phần thắng nghiêng về Apple Notes.
Apple Calendar vs. Google Calendar
Cả Apple Calendar và Google Calendar đều được phát triển trong rất nhiều năm trời, và đã trở thành những ứng dụng lịch rất mạnh mẽ với mọi tính năng bạn có thể cần đến, từ tổ chức các sự kiện định kỳ, đến chia sẻ lịch với người khác, hay thông báo đã đến lúc đi đến một cuộc hẹn.
Về giao diện, có lẽ Google giành chiến thắng, bởi Calendar là một trong những ứng dụng thể hiện rõ nét điểm đặc sắc của thiết kế Material – cách sử dụng màu sắc và bố trí không gian trong ứng dụng trông hài hòa hơn so với Apple Calendar, và cách sử dụng hình ảnh minh họa cho các tháng trong năm và các cuộc hẹn thông thường (như đi khám răng) là một điểm nhấn thú vị.
Google Calendar còn tích hợp rất khoa học hai tính năng Goals (như tập luyện thể thao chẳng hạn) và Reminders, vốn là những tính năng mà Apple vẫn chưa nghĩ đến. Bạn có thể ưu ái Google Calendar hay Apple Calendar tùy thuộc vào một tính năng cụ thể hay những dịch vụ cụ thể được tích hợp bên trong chúng (như Gmail hay Apple Mail), nhưng nếu chỉ xét riêng ứng dụng, Google Calendar rõ ràng có thiết kế đẹp hơn và nhiều tính năng hơn.
Phần thắng nghiêng về Google Calendar.
Apple News vs. Google News
Ứng dụng tin tức của Apple và Google đều tiếp tục tiến hóa theo thời gian, mang đến những tin tức đang phổ biến hiện nay cùng các bài viết được cá nhân hóa theo sở thích của bạn. Người dùng có thể duyệt tin theo chủ đề hoặc theo khu vực, tuy nhiên sử dụng Google News có vẻ dễ dàng hơn đôi chút.
Apple News dường như đang định hình giao diện theo phong cách Flipboard: dễ nhìn, hoạt động hoàn hảo trong phần lớn trường hợp, nhưng đôi lúc lại trông hơi ngớ ngẩn. Google News lại tập trung vào tổng hợp thông tin trực tiếp từ các trang web khác, do đó có tốc độ nhanh hơn, bù lại cách thể hiện các bài viết lại không nhất quán.
Đây tiếp tục là một vòng đấu căng thẳng bởi cả Apple News lẫn Google News đều hoàn thành tốt nhiệm vụ giúp bạn tổng hợp tin tức và mang đến những nội dung đề xuất được cá nhân hóa theo sở thích, đồng thời chúng đều đôi lúc không nhất quán trong cách hiển thị các nội dung đó. Google News nhận được nhiều yêu thích hơn bởi nó có hiển thị tự nhiên hơn, giống các trang web.
Phần thắng nghiêng về Google News.
Những ứng dụng còn lại
Bấy nhiêu so sánh ở trên có lẽ đã đủ, nhưng vẫn còn khá nhiều ứng dụng khác mà Google và Apple cạnh tranh trực tiếp với nhau. Ví dụ, với ứng dụng TV của mình, Apple đang tạm thời dẫn trước Google về khả năng cung cấp các bộ phim và chương trình truyền hình đến người xem, giống như những gì họ đang làm với âm nhạc.
Chúng ta có lẽ đều đồng ý rằng Google Drive là dịch vụ lưu trữ đám mây toàn diện và hữu dụng hơn iCloud Drive tính đến thời điểm này, khi mà Apple vẫn đang chật vật tìm chỗ đứng trên thị trường lưu trữ đám mây (phải đến cuối năm nay, iCloud mới có tính năng…chia sẻ thư mục). Trong khi đó, với các ứng dụng như Reminders và Contacts, hai bên đều khá tương đồng nhau.
Dù sao đi nữa, những so sánh nêu trên cũng chỉ mang tính tham khảo. Bạn hẳn sẽ có hứng thú với một nền tảng di động hơn so với nền tảng còn lại, và điều đó sẽ ảnh hưởng đến những ứng dụng bạn lựa chọn – có thể bạn sẽ chẳng quan tâm lắm đến một số thiếu hụt của các phần mềm nếu chúng tương thích tốt với bất kỳ hệ điều hành nào đang chạy trên điện thoại của bạn.
Kết quả cuối cùng: hòa.
Minh.T.T
">...
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Al Hilal vs Al
- Ảnh chính thức LG G7: Camera kép cùng màn hình tai thỏ
- Từ chiều 14/6, học sinh Hà Nội có thể tra cứu kết quả thi lớp 10 năm 2019 trên nhiều báo điện tử
- Với hệ thống PK trên ngựa và combo liên hoàn của Mã Đạp Thiên Quân, VIP cũng ăn hành như ai
- Soi kèo góc Juventus vs Benfica, 3h00 ngày 30/1
- Cách xây dựng một chiếc siêu máy tính với giá dưới 100 USD
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Nusantara Utd vs PSMS Medan, 14h50 ngày 30/1: Một mất một còn
-
Xếp sau Redmi 5A về số lượng máy bán ra trong quý 1 là Samsung Galaxy S9+. Chiếc flagship mới nhất của Samsung đã được bán ra 5,3 triệu chiếc trong quý vừa qua và chiếm 2% thị phần. Lưu ý là Galaxy S9 và S9+ mới chỉ được bán ra vào cuối quý 1/2018 nhưng doanh số rất khả quan. Strategy Analyticsdự đoán rằng Galaxy S9+ sẽ trở thành smartphone Android bán chạy nhất thế giới vào quý 2/2018.
" alt="Xiaomi Redmi 5A và Galaxy S9+ là 2 smartphone Android bán chạy nhất quý 1/2018">Xiaomi Redmi 5A và Galaxy S9+ là 2 smartphone Android bán chạy nhất quý 1/2018
-
Vài tháng trước, tôi đã gặp Sinan, 25 tuổi, là một nghệ sĩ kiêm người đưa thư bằng xe đạp ở Atlanta, Mỹ.
Anh này tình cờ trông thấy chiếc scooter điện của thương hiệu Bird dựng ở ga tàu trong thành phố. "Tôi cảm thấy điều gì đó và trông thấy ban công, vì vậy tôi đã tóm chiếc scooter của Bird và ném nó xuống."
Sinan, người giấu tên thật của mình vì lo sợ rắc rối với pháp luật, nói với tôi rằng anh ta làm vậy vì "đây là thứ phản tác dụng với giao thông cộng cộng, và chúng không được sử dụng bởi đúng người, đúng chỗ."
"Ý tôi là anh sẽ trông thấy mấy thằng khốn chuyên dùng scooter Bird để lượn lờ ở công viên trượt ván,"Sinan nói tiếp.
Video ghi lại hành động xấu xí của anh chàng này được đăng lên trang Instagram có tên "Bird Graveyard" (tạm dịch: Nghĩa trang của scooter điện Bird), nơi này tập trung 100% hình ảnh, video về những chiếc xe điện scooter bị đập phá, đốt hoặc ném xuống sông.
Nếu bạn, các độc giả của bài viết này, không sống ở Los Angeles, San Francisco, Austin hay Atlanta, chắc hẳn sẽ cảm thấy lạ lẫm vì scooter của Bird tràn ngập đường phố.
Được sáng lập vào đầu năm 2017 bởi Travis VanderZanden, người cũ của Lyft và Uber, dịch vụ xe scooter điện chia sẻ Bird đã đạt được những thành công nhất định trên đất Mỹ.
Khi sử dụng scooter Bird, người dùng sẽ bị tính phí 15 cent (khoảng 3500 đồng) cho mỗi phút thuê xe. Khác với xe đạp chia sẻ, không có bến đỗ nhất định dành cho scooter Bird, người dùng được phép vứt chỏng chơ chiếc xe ở bất cứ đâu khi họ đến nơi.
Nghe thật kỳ quặc nhưng đến cuối tháng 7/2017, Bird Ride Inc. đã được định giá 2 tỷ USD. Theo đại diện của Bird, đến tháng 2/2018, họ có khoảng 50.000 người dùng thường xuyên, hơn 250.000 chuyến đi đã được thực hiện tính riêng tại Santa Monica.
Không chỉ Bird, các đối thủ khác như Spin hoặc LimeBike (được đầu tư bởi Uber) nhanh chóng xuất hiện trên thị trường cho thuê scooter điện.
Rõ ràng, ý tưởng kinh doanh của Bird không hề xấu, trái lại còn có ích trong việc cắt giảm khí thải động cơ đốt trong, giảm lưu lượng giao thông tại những thành phố đông đúc như Los Angeles - nơi hệ thống giao thông xanh (đường đi bộ, đạp xe) là lựa chọn của số đông để ra ga tàu, văn phòng hoặc phòng gym/yoga.
Một video đốt xe scooter điện khác được Bird Graveyard đăng tải
" alt="Câu chuyện phía sau trang Instagram chuyên đăng tải video đập phá, phóng hỏa xe scooter điện chia sẻ">Câu chuyện phía sau trang Instagram chuyên đăng tải video đập phá, phóng hỏa xe scooter điện chia sẻ
-
" alt="Internet và Uber, Airbnb, Grab... đang biến giới thượng lưu thành trò hề như thế nào?"> Internet và Uber, Airbnb, Grab... đang biến giới thượng lưu thành trò hề như thế nào?
-
Siêu máy tính dự đoán Wolves vs Aston Villa, 0h30 ngày 2/2
-
Đến thời điểm hiện tại, LINA NETWORK đã đạt được thỏa thuận ghi nhớ hợp tác với ba tập đoàn nông nghiệp lớn trên thế giới Khả năng hiển thị minh bạch/Visibility: Với chuỗi cung ứng thông thường sẽ luôn có các "điểm mù" (blind spot) trên chuỗi (chain), ví dụ liệu người bán có gửi đủ đơn đặt hàng hay không, hay tàu chở hàng cập bến hay chưa? Blockchain có thể cho phép thể hiện chi tiết 1 tài sản (asset) trong hệ thống đang ở đâu và ở trạng thái nào, tại bất kỳ thời điểm nào, ai đang nắm quyền lưu giữ sản phẩm đó.
Khả năng tối ưu/Optimization: Với các thông tin trên, các tổ chức trong chuỗi cung ứng có thể "dự đoán" được là khi sản phẩm đến nơi sẽ có trạng thái như thế nào và trong thời gian nào, qua đó tối ưu hóa (optimization) được quy trình. Ví dụ, Toyota sử dụng Blockchain để theo dõi (track) hàng ngàn bộ phận được di chuyển qua nhiều quốc gia, nhà máy trong thời gian thực để qua đó tối ưu quá trình lắp ráp ô tô.
Truy xuất nguồn gốc/Tracking: Vì dữ liệu trong Blockchain là hoàn toàn minh bạch với tất cả mọi người và được cập nhật gần như tức thời. Vì vậy, có thể truy xuất nguồn gốc của sản phẩm gần như mọi lúc ở mọi thời điểm và ở bất cứ đâu.
Với công nghệ Blockchain, dữ liệu sẽ được lưu vào một cách tuần tự trong các khối (block), và để được ghi dữ liệu vào Blockchain cần phải được sự đồng thuận của đa số các nút (nodes) tham gia hệ thống, và sự đồng thuận đó được quy định một cách rất chặt chẽ bởi các logic được định sẵn (ví dụ như ai có quyền gì). Dữ liệu khi đã được đưa vào Blockchain thì sẽ không thể bị thay đổi sai lệch với chuẩn định trước. Blockchain sẽ tạo dữ liệu theo dạng các khối (block) và các khối đó sẽ tồn tại mãi mãi và được chia sẻ trong hệ thống.
Theo VTV
Bản cập nhật iOS 11.3.1, Apple cảnh báo người dùng iOS
Apple vừa ra mắt bản cập nhật iOS 11.3.1, bao gồm "bản vá lỗi" màn hình cho iPhone 8, đồng thời "cảnh báo" người dùng iPhone và iPad.
" alt="Ứng dụng sử dụng công nghệ Blockchain kiểm soát quy trình sản xuất nông sản">Ứng dụng sử dụng công nghệ Blockchain kiểm soát quy trình sản xuất nông sản