Link xem trực tiếp bóng đá U23 Việt Nam vs U23 Croatia
Highlights U23 Việt Nam 0-1 U23 Croatia:
Ghi bàn: Leon Benka (77')
Đội hình thi đấu:
U23 Việt Nam: Văn Chuẩn,ựctiếpbóngđáUViệgiờ vàng chốt số 24h Quang Thịnh, Nhâm Mạnh Dũng, Lương Duy Cương, Phan Tuấn Tài (Quang Nho 86'), Huỳnh Công Đến, Văn Minh, Hữu Thắng, Xuân Tú (Văn Tùng 86'), Hồ Thanh Minh (Văn Đạt 68'), Nguyên Hoàng.
U23 Croatia: Sentic, Braijkovic, Galesic, Skaricic, Kupresak, Jurisic, Vulikic, Tomek, Matej, Sego, Lausic.
Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Croatia tại vòng 2 Dubai Cup 2022 sẽ diễn ra lúc 20h00 hôm nay 26/3.
U23 Việt Nam (áo đỏ) hòa 0-0 trước Iraq |
Ở trận ra quân, U23 Việt Nam có trận hòa 0-0 với U23 Iraq. Ở trận đấu đó, thầy trò quyền HLV trưởng Lee Young Jin chủ động chơi bóng phòng ngự với sơ đồ 3-5-2 quen thuộc trước một đối thủ mạnh.
U23 Croatia để thua Nhật Bản 0-1 ở ngày ra quân nhưng họ vẫn để lại dấu ấn với lối chơi tấn công đa dạng. Họ có thể tìm cơ hội từ những đường bóng dài lẫn những pha phối hợp ở cự ly ngắn.
Về tương quan lực lượng, U23 Croatia hơn hẳn Việt Nam dù trong số này có nhiều cầu thủ ở lứa tuổi 20. Đây là cơ hội để U23 Việt Nam rèn luyện khả năng phòng ngự trước những cầu thủ có thể hình cao to hơn.
Để phục vụ quý độc giả, VietNamNet sẽ tường thuật trực tiếp và cập nhật link xem màn so tài rất đáng chờ đợi này.
Danh sách U23 Việt Nam tham dự Dubai Cup 2022 |
Thiên Bình
Lịch thi đấu của U23 Việt Nam tại Dubai Cup - UAE 2022
Lịch thi đấu bóng đá U23 Dubai Cup 2022 - Cung cấp lịch thi đấu Giải U23 Dubai Cup 2022, có sự góp mặt của U23 Việt Nam, diễn ra từ ngày 23/3 và 30/3.
(责任编辑:Giải trí)
下一篇:Nhận định, soi kèo Sydney vs Adelaide United, 13h00 ngày 1/2: 3 điểm xa nhà
Hoa hậu Doanh nhân Hoàn cầu 2019 Phạm Huệ Đan
Kể lại chuyện húc vào xe người ta làm bẹp cả cái lốp xe phía sau, ôi trời tay chân bủn cả rủn, "hốt cả hền"!
Bước xuống, thấy một anh cao ráo sáng láng trong quán cà phê phi ra với tốc độ thần gió với một khuôn mặt đương nhiên không dễ coi chút nào, tôi nhanh chóng nở nụ cười cầu hoà, thể hiện rất rõ sự hối hận và nói: "Thật tình là em không có ý, anh cứ bình tĩnh, em sẽ giải quyết, tất cả là tại đôi giày nhưng em là chủ nhân của nó, em sẽ có trách nhiệm".
Anh này hoặc là người rộng lượng, hoặc là người có bà vợ cũng gặp nhiều "accident" đi xe kiểu tương tự nên khi nghe tôi trình bày thì cũng cười ngoác rồi bảo: "Em xem xe em sao không?... Thôi không sao, sau đi nhớ cẩn thận, đi giày thấp cho an toàn và không kém xinh tí nào đâu"!
Nói rồi anh còn ra xem xe, hỏi có bảo hiểm không? Tôi trả lời có thì anh hướng dẫn tận tình việc gọi bảo hiểm như thế nào để giải quyết. Vậy là êm thấm, nhẹ nhàng, vui vẻ.
Đó, các chị em cứ yên tâm lái xe đi giày thấp, độ xinh chả bao giờ giảm nhé!
Tôi cũng đã trải nghiệm vài loại xe, đi thì ít mà dùng làm "đạo cụ" chụp hình thì chủ yếu, mỗi lần ông chồng thấy leo lên xe là lại căn dặn: "Em cứ thoải mái đâm quẹt vào tất cả những gì đứng một chỗ không cử động, còn những gì cử động em làm ơn tránh thật xa ra".
Thật ra hồi bé, tôi là một đứa nhát như thỏ đế và rất sợ lái xe. Cũng chỉ vì xem những vụ đua xe kiểu Fast & Furious, rồi đến năm 26 tuổi, lần đầu tiên cầm vô lăng thì mê luôn.
Hai cái xe đầu tiên tôi lái là Matiz và Kia Morning thì đều bị móp đầu, đuôi, thân...nhưng người không tổn hại gì, cũng chẳng tổn hại ai ngoài mấy cái vỉa hè, cột đèn và ...một lần là cái lốp xe sau của anh Rav4 kể ở trên.
Những khi vui, khi buồn, cái cảm giác nhấn ga xé gió vun vút trên đường cao tốc (đương nhiên, chứ đường Hà Nội chờ đó mà vút ) thấy đời thật quá đỗi đáng yêu, niềm vui tăng lên mà nỗi buồn nó cũng theo gió bay đi đâu mất.
Đặc biệt lái xe cho người ta cái cảm giác chinh phục, lái chiếc xe to và nặng gấp nhiều lần mình, bắt nó phục tùng theo ý muốn chủ nhân là một cảm giác ...dễ chịu. Tôi đã đổi và cầm lái tầm ...15 loại xe ( vì gia đình có thời kinh doanh salon ) nhưng mà chưa bao giờ lái quá 50km.
Xe ô tô đối với tôi cần thiết và đáng yêu như son, phấn, nước hoa. Lâu lâu đổi một lần lại thấy đời tươi mới.
Phạm Huệ Đan (Hoa hậu Doanh nhân Hoàn cầu 2019)
Mời bạn đọc cộng tác, gửi tin bài về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Nữ chủ trang trại hoa hồng: Thà ít đi miếng đất còn hơn là thiếu xe hơi
Xe hơi đối với tôi giống như một người bạn không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày. Tôi thà ít đi một miếng đất, nhưng không thể thiếu xe hơi.
" alt="'Ô tô với tôi như son, như phấn...'" />Chiếc container mang BKS Hải Phòng quay đầu trên cầu Vĩnh Tuy được người dân ghi lại vào sáng 22/4. (Ảnh: Đặng Ngọc Nguyên An) Thực tế tại Hà Nội cho thấy, những cây cầu không có dải phân cách cứng ở giữa như cầu Vĩnh Tuy, cầu Thăng Long hay thậm chí hẹp như cầu Chương Dương thường xuyên ghi nhận không ít ô tô cố tình quay đầu ngay trên cầu. Đây là hành vi bị cấm theo Luật Giao thông đường bộ 2008, dù tại khu vực đó có biển cấm quay đầu hay không.
Cụ thể, tại khoản 4, điều 15 Luật Giao thông đường bộ quy định: "Không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, trong hầm đường bộ, đường cao tốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất."
Cảnh một chiếc xe VinFast Fadil đang đi bỗng nhiên quay đầu ở giữa cầu Vĩnh Tuy vào ngày 11/11/2021 (Nguồn video: Lê Anh Tuân)
Theo khoản 2, Điều 5, Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, hành vi "quay đầu xe ô tô trên cầu, đầu cầu" bị phạt tiền từ 400-600 nghìn đồng. Còn với hành vi "quay đầu xe tại nơi có biển cấm quay đầu xe" sẽ bị phạt tiền từ 800 nghìn - 1 triệu đồng theo khoản 3, điều 5 của Nghị định này.
Nếu so với nhiều hành vi vi phạm giao thông khác như đi sai làn, dừng đỗ trái quy định,... thì mức phạt cho việc quay đầu xe trên cầu được nhiều người đánh giá là vẫn còn quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe đối với hành vi nguy hiểm này, dẫn tới một bộ phận lái xe đang bị "nhờn luật".
Nhiều ý kiến cũng cho rằng, lực lượng CSGT trong thời gian tới cần tăng cường kiểm soát thông qua hệ thống camera sát, thậm chí có thể sử dụng ngay hình ảnh do người dân cung cấp để xử phạt mạnh tay hơn đối với các lái xe cố tình quay đầu trên cầu. Đồng thời, các cơ quan hữu quan cần nghiên cứu, đề xuất theo hướng tăng mức xử phạt với hành vi trên.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
" alt="Ô tô quay đầu trên cầu bị xử phạt như thế nào?" />VĐV khuyết tật Trịnh Thị Bích Như giành được nhiều thành tích cao ở bộ môn bơi lội. Để được đi học, Bích Như phải tự tập bơi, chèo ghe ở con sông trước nhà. Đến năm 12 tuổi, cô mới được đến trường.
Gia cảnh khó khăn, đến chiếc ghe cũng bị thủng lỗ. Bích Như chèo được một đoạn nước đã tràn vào. Cô phải nhảy xuống sông, tự mình lắc xuồng, tát nước.
Học xong lớp 5, Bích Như nghỉ học do trường cấp 2 xa nhà. Khi đó, cô buồn và mặc cảm với khiếm khuyết của bản thân. Thậm chí, cô từng muốn chết, cho bố mẹ đỡ vất vả.
Gạt nước mắt, Bích Như nói: “Năm 2006, một mình tôi lên TP.HCM học nghề dành cho người khuyết tật. Vừa học, tôi vừa nhận thêm việc để làm, tiền công vỏn vẹn 150 nghìn đồng/tháng”.
Dù vậy, quyết tâm học nghề đã giúp Bích Như có cơ hội thay đổi số phận, trở thành VĐV bơi lội.
Lúc đầu, một người bạn rủ Bích Như đến lớp dạy bơi của người khuyết tật để giao lưu bạn bè. Tại đây, HLV Phạm Đình Minh phát hiện Bích Như có tiềm năng thi đấu chuyên nghiệp. Thế nên, ông mở lời, động viên Bích Như tham gia đội tuyển bơi.
Sau 2 tháng khổ luyện, Bích Như được tham gia Giải thể thao người khuyết tật toàn quốc năm 2010 tại Đà Nẵng và giành 2 HCV.
Vài tháng sau, nữ VĐV này tiếp tục thi đấu tại ASEAN Para Games 2011 và giành được HCV. Tiếp đó, tại các giải đấu trong nước và quốc tế, cô đều đạt thành tích cao, liên tục phá kỷ lục của chính mình.
Căn nhà tạm bợ của nữ kình ngư
Bích Như nhớ, lần đầu tiên giành được HCV, cô vội vã gọi điện khoe với bố và HLV Phạm Đình Minh.
Thời điểm đó, giành được 1 HCV giải trong nước, cô được thưởng 5 triệu đồng. Ở các giải quốc tế, cô nhận được 25 triệu đồng tiền thưởng cho 1 HCV.
“Số tiền thưởng đó là quá lớn đối với một cô gái khuyết tật, mỗi tháng kiếm được 150 nghìn đồng”, Bích Như tâm sự.
Mới đây, tại ASEAN Para Games 2023, VĐV khuyết tật Bích Như giành được 5 HCV và 3 kỷ lục cá nhân. Nhờ vậy, cô nhận được một khoản tiền thưởng hậu hĩnh.
Tuy nhiên, các giải bơi lội dành cho người khuyết tật rất ít, đôi khi cả năm mới thi đấu một lần. Chi phí sinh hoạt trong cả năm của Bích Như hoàn toàn dựa vào số tiền thưởng. Ngoài thời gian thi đấu, Bích Như không có việc làm khác.
Chồng của Bích Như là anh Đỗ Viết Thạch từng thuộc đội tuyển bơi TP.HCM, đang mưu sinh bằng cách dạy bơi cho trẻ em. Thế nhưng, công việc này có đặc thù chỉ đông học viên vào mùa hè. Khoảng thời gian khác, anh Thạch phải làm thuê đủ nghề để trang trải cuộc sống.
Sau nhiều năm tích góp, năm 2019, vợ chồng Bích Như mua một căn nhà cấp 4 ở vùng ven TP.HCM. Đến nay, cả hai chưa trả hết tiền nợ và căn nhà vẫn còn dang dở, tạm bợ.
Căn nhà không có vật dụng đắt giá, chỉ có vách tường treo đầy huy chương. Tường nhà được dựng sơ sài bằng gạch và tôn cũ. Phía trên mái lỗ chỗ vết thủng, nắng mưa đều xuyên qua.
“Ngày mưa, nhà tôi ướt sũng, nước tạt từ phía sau, rơi từ trên mái xuống, không đủ thau để hứng. Bao nhiêu năm qua, chúng tôi vẫn chưa có tiền để sửa. Thu nhập hàng tháng của chồng tôi chỉ đủ lo chi tiêu trong ngày.
Lúc khỏe mạnh thì không sao nhưng ốm đau, chúng tôi không biết phải làm sao. Cưới bao nhiêu năm, cả hai vẫn không dám có con”, Bích Như rơi nước mắt.
Cảnh nhà của nữ VĐV khiến MC Quốc Thuận và Ngọc Lan xót xa. Họ ngạc nhiên khi anh Thạch nói, tủ lạnh được bà ngoại cho, máy giặt của anh trai tặng, bộ bàn ghế của hàng xóm đang xây nhà nên gửi tạm…
Anh Thạch lạc quan: “Lúc nào cũng phải vay mượn nhưng chưa bao giờ chúng tôi chán nản. Dông lốc thổi bay mái tôn thì tôi trèo lên lợp lại. Đồ đạc cũ, người ta không dùng, mình xin về sửa một chút rồi sử dụng”.
Thương học trò, thầy Minh thường gom góp vật dụng cũ về cho vợ chồng Bích Như. Hoặc, mạnh thường quân liên hệ giúp đỡ cho các VĐV khuyết tật, ông đều ưu tiên cho học trò một vài lần.
Nhờ sự quan tâm của mọi người, VĐV Bích Như có động lực thi đấu, giành nhiều vinh quang hơn nữa cho thể thao người khuyết tật Việt Nam.
Ngôi nhà cạnh đường tàu nuôi lớn 3 anh em nhà văn Tự lực văn đoàn
Cách đây hơn 100 năm, cũng chính tại nơi đây, trên đường ray này, những chuyến tàu đêm lầm lũi chạy qua mỗi ngày đã khắc dấu vào ký ức của một cậu bé 8 tuổi, để rồi sau đó đi vào văn chương, trở thành hình ảnh kinh điển với bao thế hệ học trò." alt="Nữ kình ngư bật khóc kể về hành trình vượt khó, giành HCV trong căn nhà dựng tạm" />Ban tổ chức trao hoa và chứng nhận cảm ơn cho đại diện 5 công ty nghiên cứu (Ảnh: BTC).
Năm đề tài nghiên cứu cụ thể gồm:
Đề tài Khu đô thị C-TOWN: Đề tài hướng tới giải quyết tổng thể bài toán môi trường cư trú cho người dân thu nhập thấp, người nhập cư tại các đô thị lớn thông qua nghiên cứu thí điểm tại phường Thạnh Mỹ Lợi, thành phố Thủ Đức, TPHCM.
Đề tài Tái sinh đô thị bền vững, phát triển thích ứng di sản công nghiệp: Nhóm nghiên cứu đưa ra các giải pháp nhằm chuyển đổi không gian di sản công nghiệp sang không gian văn hóa sáng tạo mới, đảm bảo cân bằng hài hòa các khía cạnh kinh tế, văn hóa xã hội và môi trường.
Đề tài Đánh thức "nơi chốn" trong thành phố: Thông qua ví dụ cụ thể cải tạo bùng binh giao thông tại quận Long Biên, Hà Nội, nhóm tác giả đã đề xuất giải pháp tối ưu hóa không gian, mục tiêu vừa đảm bảo chức năng điều tiết các luồng giao thông cơ giới, vừa tạo không gian công cộng phục vụ cộng đồng.
Đề tài Chuyển hóa bãi chôn lấp thành công viên xanh, nghiên cứu trường hợp bãi chôn lấp Gò Cát, TPHCM: Thông qua việc kết hợp các giải pháp kỹ thuật sinh thái môi trường, nhóm tác giả hướng đến mục tiêu chuyển hóa những bãi chôn lấp rác ô nhiễm thành công viên xanh.
Đề tài Đổi mới nhà phố - Mini Building: Dựa trên cách nhìn nhận mới về nhà phố, nhóm tác giả tìm kiếm các giải pháp kiến trúc để biến những ngôi nhà phố không chỉ là không gian sống mà còn là không gian kinh doanh, dịch vụ, chuyển tiếp... trong bối cảnh các yêu cầu kỹ thuật, an toàn ngày càng trở nên cần thiết.
Kiến trúc sư Đặng Kim Khôi, Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam nhận định, chương trình năm nay chạm đến rất nhiều đối tượng thụ hưởng từ người dân đến các kiến trúc sư, nhà quản lý, chủ đầu tư.
"Tôi kỳ vọng chương trình sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng, gìn giữ và phục dựng những giá trị bản sắc vốn có của đời sống xã hội trong bối cảnh kinh tế phát triển, công cuộc đô thị hóa diễn ra nhanh chóng", kiến trúc sư Đặng Kim Khôi nhấn mạnh.
Hội thảo còn tổ chức phiên thảo luận với sự tham gia của các kiến trúc sư, đại diện các công ty nghiên cứu và các chuyên gia trong ngành.
Các chuyên gia, kiến trúc sư đều có chung quan điểm trẻ hóa đô thị là một vấn đề cấp thiết nhằm nâng cao chất lượng không gian sống. Để giải quyết được bài toán trẻ hóa đô thị cần có sự tham gia của các nhà quản lý, nhà đầu tư, kiến trúc sư và người dân. Các giải pháp mang tính đề xuất sẽ đến gần hơn với thực tiễn, làm mới và cải tạo không gian đô thị.
Những giải pháp sáng tạo trẻ hóa đô thị Việt Nam sẽ được trưng bày tại Triển lãm LIXIL ALP Pavilion. Chương trình diễn ra từ 16/11 đến 1/12 tại phố đi bộ Hoàn Kiếm, số 6 Lê Thái Tổ, Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
" alt="Năm giải pháp đột phá trẻ hóa đô thị Việt" />Tuy nhiên, ở góc độ bản thân, tôi lại có một suy nghĩ đồng cảm với phát biểu "ngược dòng" của đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa khi ông nói: “Người nghèo không đi được chiếc xe như người giàu, nhưng nay người nghèo lại không có cơ hội sở hữu biển số đẹp như người giàu nữa thì càng bất bình đẳng. Những người không có tiền tham gia đấu giá sẽ không bao giờ có cơ hội biển số đẹp”.
Tôi đã chứng kiến sự may mắn, hay nói đúng hơn là "đổi đời" của một gia đình nghèo, là người cùng làng ở quê nội tôi Thái Bình. Hai vợ chồng làm nông, có 3 đứa con thì đứa lớn đã bỏ học để đi phụ hồ năm 16 tuổi để phụ bố mẹ nuôi hai em. Khi đứa thứ hai đỗ đại học và lên Hà Nội ở trọ, họ đã dồn tiền tiết kiệm để mua một chiếc xe máy Honda với mục đích để con lên thành phố chạy thêm nghề xe ôm công nghệ, duy trì giấc mơ học hành. Chiếc xe chỉ khoảng hơn 15 triệu đồng nhưng cũng là sự cố gắng với tiền vay mượn thêm vài nơi.
Run rủi thế nào mà ngày "bốc" biển số, chiếc xe được ngay cái biển "sảnh tiến" với 4 số cuối 6789. Dù chưa hẳn là đẹp khi biển 5 số không được thành dãy liền tù tì nhưng ngay lập tức có vài người đánh tiếng mua lại cả xe, cả biển. Với người nghèo như gia đình họ, chuyện bán lại được giá như một món quà "trời cho". Giao dịch diễn ra rất nhanh, sau chữ ký tươi là số tiền đủ mua 3 chiếc xe máy Honda. Ngoài việc vừa có xe, trả được nợ, lại dôi ra một khoản để bố mẹ ở quê nhà có vốn mua thêm lợn gà, không khác gì như...trúng số. Tết ấy họ đã vui và hạnh phúc hơn hẳn với những ấp ủ tương lai thoát nghèo từ cơ hội học hành cho đứa con thứ hai.
Qua câu chuyện trên tôi muốn nói đến cơ hội, hay nói xa hơn là một sự công bằng nào đó ngẫu nhiên từ trên trời rơi xuống, ban tặng cho người nghèo. Từ một biển số vô tri với người nghèo nhưng có ý nghĩa với người thích biển đẹp, nên dù biển số này gắn với chiếc xe bình dân cũng đủ để tăng giá trị gấp nhiều lần. Nguồn cầu luôn có, nên người nghèo may mắn trúng biển đẹp dễ dàng bán xe để có thêm một khoản tiền không nhỏ trang trải cuộc sống. Nếu nói trúng biển đẹp như trúng số cũng không sai.
Vậy điều gì xảy ra khi tất cả biển số đẹp trong tương lai đều dồn về một kho chờ bán? Tất nhiên những con số còn lại sẽ chẳng ai còn để tâm và chắc chắn những cú bấm ngẫu nhiên chỉ còn số xấu, số không ý nghĩa. Sẽ không còn một cú "trúng số" nào nữa xảy ra dành cho người nghèo may mắn nữa.
Cũng có người cho rằng nếu đấu giá biển số đẹp chỉ áp dụng với ô tô, thì đâu có ảnh hưởng gì tới người nghèo. Nhưng liệu bạn có biết, nhiều gia đình chạy cơm từng bữa sống bằng nghề lái xe dịch vụ, xe tải, mua bằng tiền vay mượn, trả góp. Nếu trúng biển số đẹp, họ cũng có thêm nhiều lựa chọn như gia đình ở Thái Bình mà tôi kể trên.
Xét cho cùng, biển số đẹp cũng có thể là hàng hoá mua bán như nhiều nước trên thế giới đã làm. Điều đó tốt cho cả đất nước và người dân. Nhưng tôi nghĩ rằng cũng nên suy tính để làm sao người nghèo không mất đi "may mắn" khi đi bốc biển. Song song giữa những kho số "độc", "siêu đẹp" thì cũng nên để lại kho số đẹp giá trị thấp hơn cho người dân thường được bốc ngẫu nhiên. Lúc đó, chắc chắn luật đấu giá biển số đi vào đời sống sẽ không còn tranh cãi hoặc phản đối, tất cả đồng tâm như một.
Bạn có bình luận thế nào về góc nhìn trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Đấu giá biển số đẹp: Không nên coi đây là một loại hàng hoáNếu may mắn đấu giá được biển số đẹp, chủ xe có quyền giữ lại khi bán xe và được phép sử dụng biển số này cho các xe của mình đến suốt đời, tuy nhiên biển số này không được mua bán, cho tặng." alt="Đấu giá biển số đẹp, người nghèo mất đi cơ hội đổi đời" />Phải chăng cái hào khí thời đại đó cũng khiến cho hình tượng con rồng cũng ít nhiều thay đổi. Cái hiền hoà trong cái nhịp điệu đều đặn của hình tượng rồng Lý đã chuyển mình lớn mạnh hơn linh hoạt hơn trong hình tượng rồng Trần. Những khúc thân rồng dẫu vẫn uốn khúc hình sin nhưng những khúc thân to lớn đã vận động đa chiều hơn. Dẫu rằng, rồng chỉ là một hình ảnh biểu tượng được tạo dựng, nhưng rõ ràng ý thức của một triều đại đã được thiết lập vào gửi gắm và đó nhiều hơn là một biểu tượng thông thường. Vậy nên, con rồng Trần tính chất tự chủ đậm chất quân chủ với Nho giáo làm rường cột mà vẫn giữ được tinh thần Phật giáo đáng tự hào.
Đến nghệ thuật thời Lê Sơ, dẫu nhà Lê phải oằn mình để khôi khục đất nước sau sự tàn phá 20 năm của nhà Minh, nhưng niềm tự hào, tự tôn dân tộc đã luôn được hiện diện trên những đường nét của nghệ thuật cung đình. Trên tấm bia ở Vĩnh Lăng, người ta một lần nữa nhìn thấy dáng nét của những con rồng thời Lý như được quay trở lại trong khuôn hình nửa chiếc lá đề và chiếc mào rất đặc trưng. Dường như ý hướng về việc dựng nên một xã hội thịnh trị như thời đại Lý – Trần đã được ẩn tàng trong thông điệp biểu tượng này. Nhưng bên cạnh đó, lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, những con rồng được chạm khắc ở tư thế chính diện hoặc hai phần ba.
Những biểu tượng này không phải là sáng tạo gì mới của người Việt mà chỉ là sự tiếp thu một cách chọn lọc từ nghệ thuật Trung Hoa. Ấy nhưng, những con rồng ấy lại rất Việt bởi đã tiết chế bớt hung tợn, dữ dằn để điềm hoà, uy nghiêm như ứng xử của người Việt cho dù biểu tượng đấy có là Thiên tử đi chăng nữa.
Sau những biểu tượng về triều đại, hình tượng rồng trong nghệ thuật Việt từ thế kỷ 17 trở đi đã mang một phong vị khác. Trên những thanh vì kèo trong kiến trúc đình làng khắp các làng quê ở đồng bằng Bắc Bộ, những con rồng hiện lên như những biểu tượng về tâm linh. Chúng đã khắc tiết ít nhiều vẻ thị uy cung đình, mà an nhiên hiền hoà, quây quần đoàn tụ trong dáng vẻ thân thiện. Những hoạt cảnh Tứ Linh, rồng hội tụ với Phượng, với Lân, với Rùa vui vẻ hoạt bát, tràn trề năng lượng, giữa những đầm sen nở rộ. Rồi những con rồng phun nước cho những đàn cá chép thi nhau nhảy lên vượt vũ môn. Với dân gian, cái lý tưởng về học hành, thành đạt đã trở thành mục đích sống hướng đạo của mỗi con người.
Nó cũng là lý tưởng được nhà Lê Sơ đề cao từ những chạm khắc hình tượng “cá hoá rồng” trên những lan can thành bậc ở đàn Nam giao, vui nhộn đầy sức sống. Cá hoá rồng trong đình làng đã thoát ra khỏi khuôn thước của nghệ thuật cung đình để đa dạng hoá hơn với vô vàn các bố cục linh hoạt. Tuỳ vào những không gian chạm khắc, mà câu chuyện này được kể ra bằng hình ảnh như thế nào. Có con rồng phun nước trên cao xuống toé bọt sóng, nhưng cũng có con rồng trên những xà, những bẩy ngoắt đầu lại để tạo ra một chiếc cầu vồng cong cong. Những con cá chép dường như được động viên, phấn khích nhảy vồng theo nhịp nước.
Rồi không chỉ tìm thấy trong đình làng, rất nhiều các bức chạm trên đá của thế kỷ 17, 18 điển hình như trên lan can đá chùa Bút Tháp, rồi thân tháp Báo Nghiêm cá hoá rồng đã trở thành hoạt cảnh sinh động nhất mà ta được chiêm ngưỡng. Rồng có lẽ từ một vật linh trong huyền thoại đã trở thành một biểu tượng để người xưa gửi vào đó sự giáo huấn con cháu, khích lệ tinh thần phấn đấu của những thế hệ sĩ tử, học chữ thánh hiền, để vượt vũ môn mà đỗ đạt ra làm quan.
Những hoạt cảnh như thế không chỉ tìm thấy trên chạm khắc đình làng, mà còn tìm thấy ở khắp mọi nơi. Trên những bức phù điêu đắp nổi trước các cổng đình, đền khắp đất kinh kỳ cũng như nơi thôn quê. Hình tượng rồng phun cột nước, cá nhảy tung hoành đôi khi không thuần tuý ý nghĩa chỉ là “cá hoá rồng”, mà chúng còn được lồng ghép, gắn kết với một trọng trách lớn lao, đó là góp phần tạo nên linh khí, phong thuỷ cho những di tích tâm linh nơi chúng ngự trị. Đâu có phải thế đất nào cũng tốt, để dựng lên những nơi thờ tự. Do đó, người Việt xưa đã đắp vẽ, để mượn hình tướng, mượn oai linh mà tạo nên khí thiêng hội tụ.
“Tả Thanh Long”, “Hữu Bạch Hổ” đã trở thành một cặp phạm trù đầy ngữ nghĩa trong phong thuỷ của người Việt. Hàm ý bên trái có rồng xanh chầu về, bên phải có hổ trắng thần phục, ấy là nơi linh khí hội tụ, thế long ngai vững bền, đắc địa để thánh nhân ngự trị. Thế mới biết, con rồng trong dân gian đâu chỉ là một con vật huyền thoại, hư cấu tưởng tượng, mà chính biểu tượng đó đã góp mặt vào đời sống tâm linh một cách sâu sắc.
Chưa kể đến một quan niệm về phong thuỷ khác của người Việt, quan niệm vừa tạo nên sự gắn kết giữa “biểu tượng cá hoá rồng” vừa như gắn với quan niệm nhân sinh. Đó là quan niệm “Mả táng hàm rồng” tức mồ mả tổ tiên mà táng vào thế đất “hàm rồng” thì ắt con cháu đời đời được hưởng phúc, được đỗ đạt, quan quyền. Thế nên trong vô số những bức chạm khắc trên đình làng Việt, hoạt cảnh mả táng hàm rồng đã được các nghệ nhân xưa chạm khắc vô cùng sinh động và hóm hỉnh.
Tiêu biểu như bức chạm ở đình Chu Quyến, Ba Vì, Hà Nội, mô tả một thanh niên cởi trần đóng khố, đang đút một chiếc khúc gỗ nhỏ tượng trưng cho chiếc quan tài vào miệng con rồng đang há lớn. Cả người cả rồng dường như được chạm khắc với một thái độ hân hoan, rạng rỡ. Sự hoan hỉ đó như truyền cảm đến người xem, ngắm để thấy như được vui lây với ý nghĩa về phúc, lộc viên mãn, chứ không gợn lên chút gì về hàm ý chết chóc tang thương. Cái tài tình, thâm thuý của người xưa là vậy.
Có lẽ chưa hết để nói về tính giáo huấn được gửi gắm trong các hình tượng rồng. Bên cạnh sự khích lệ con cháu học hành, đèn sách để như con cá hoá thành con rồng, thì vô số các hoạt cảnh “lão long huấn tử” cũng được chạm khắc trong các ngôi đình của thế kỷ 18. Điển hình như đình Mông phụ, bức chạm này được đặt ngay bên phải gian giữa của ngôi đình. Lão rồng già đang mở sách dạy con là một sự tôn vinh truyền thống hiếu học, trọng đạo nghĩa, tôn ti. Một biểu tượng như thiết lập nên một giá trị xã hội ngay ngắn, trên dưới, người trước làm gương cho người sau, con cháu đời đời tuân thủ.
Thế mới thấy rằng, hình tượng con rồng trong nghệ thuật dân gian, đâu chỉ là một con vật được hội tụ vào đó đầy đủ những đặc điểm về sức mạnh của những con vật khác như sừng nai, tai thú, trán lạc đà, mình rắn… mà trong trí tưởng tượng của dân gian đôi khi đã nhân cách hoá để chúng trở thành những biểu tượng mang đậm trong đó những giá trị nhân văn.
Từ một Thăng Long rồng bay, con rồng trong truyền thuyết thiết lập nên một niềm tự hào dân tộc từ giấc mơ vua Lý, đã bay qua dòng chảy lịch sử để được bồi đắp bởi những quan niệm dân gian, gửi gắm vào đó những lý tưởng từ sự duy trì nòi giống cho đến tổ chức xã hội tôn ti đến học hành đỗ đạt. Có thể nói, con rồng Việt trên hành trình đó đã tạo nên một khí chất Việt đậm nét tự hào.
Rồng Đại Việt cho dù ở tư thế nào cũng như vươn mình lên với những uốn khúc hình sin căng sức bật cùng một chiếc mào lớn đại tượng hình lá đề - biểu tượng Phật giáo lập nên vị thế cho một Thăng Long đầy hào khí.
PGS-TS Trang Thanh Hiền
" alt="Nghìn năm Rồng Việt trong lịch sử dân tộc hào hùng" />
- ·Soi kèo góc Man City vs Club Brugge, 3h00 ngày 30/1
- ·Xe Honda tăng tốc bất thường lên 193km/h, không thể dừng dù tài xế đạp phanh
- ·Trung vệ Bùi Hoàng Việt Anh lần đầu làm mẫu thời trang
- ·Giải golf 'Vòng tay nhân ái' lần thứ II: Tiếp hy vọng cho bệnh nhi ung thư
- ·Nhận định, soi kèo Ajman Club vs Al Wahda, 20h15 ngày 31/1: Nhảy vọt trên BXH
- ·Thấy mẹ suýt bị tông trúng, mắng mỏ, bé gái khăng khăng đòi chủ xe phải xin lỗi
- ·Tưởng gặp được chồng trong mơ, người phụ nữ vỡ mộng ngay tuần trăng mật
- ·Quá thương bố, tôi không muốn về quê: Lý do được con gái chia sẻ tận đáy lòng
- ·Nhận định, soi kèo Argentinos Juniors vs Tigre, 07h30 ngày 31/1: Lợi thế sân nhà
- ·Diễn viên Hoàng Phúc sút 15 kg vì bị viêm cơ tim, máu nhiễm khuẩn
Khối u sau khi được bóc tách nặng tới 1,2kg. Ảnh: BVCC. Theo bác sĩ Tuấn, khối u của bệnh nhân bao bọc lấy tinh hoàn, bó mạch tinh và ống dẫn tinh. Sau 1,5 giờ phẫu thuật, kíp mổ đã cắt bỏ khối u và tạo hình da vùng bìu thành công. Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ phải rất tỉ mỉ để bảo tồn hoàn toàn bộ mạch tinh, ống dẫn tinh và tinh hoàn.
Hiện tại, sau 5 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, vết mổ dần hồi phục và đã được xuất viện.
Bác sĩ Tuấn cho biết thêm u mỡ thường không gây đau đớn và lành tính. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân chủ quan, để khối u phát triển với kích thước lớn, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng lớn đến đời sống. Khối u chèn ép vào tinh hoàn, ống dẫn tinh, bó mạch tinh gây teo tinh hoàn và xoắn vặn thừng tinh, đe dọa lớn đến khả năng sinh sản.
Nam bác sĩ khuyến cáo người dân nếu thấy bất kỳ khối bất thường nào xuất hiện trên cơ thể nên lập tức đến các cơ sở y tế để được thăm khám.
Người đàn ông ngừng tim trên đường đi cấp cứu, cơ hội sống mong manhÔng T. được gia đình đưa vào bệnh viện để khám do đau tức ngực. Trên đường đi, bệnh nhân đột ngột mất ý thức, ngừng tim, ngừng thở." alt="Người đàn ông cấp cứu do vấn đề hi hữu ở vùng kín" />Cha mẹ để con em mình ngồi ở hàng ghế trước khi tham gia giao thông là điều khá phổ biến tại Việt Nam. (Ảnh: Hoàng Hiệp) “Trong gần 15.000 xe đã khảo sát, chúng tôi chỉ ghi nhận được 19 trường hợp trẻ em ngồi trong thiết bị an toàn chuyên dụng, số xe này đều ở Hà Nội và TP.HCM. Qua phỏng vấn, chúng tôi nhận thấy rằng số chủ xe này chủ yếu là những người từng công tác, học tập và làm việc tại nước ngoài – nơi có những quy định bắt buộc trẻ em nhỏ phải ngồi trong những thiết bị an toàn dành riêng”, PGS.TS Phạm Việt Cường thông tin.
Bình luận về con số trên, TS. Evelyn Murphy đến từ Tổ chức Y tế Thế giới cho rằng, tỷ lệ hơn 42% trẻ em Việt Nam khi đi ô tô ngồi ở hàng ghế trước là con số rất cao, bởi theo nghiên cứu thì hàng ghế sau mới là nơi an toàn nhất cho trẻ em.
“Ở hàng ghế sau, nguy cơ thương tích của trẻ giảm tới 26% so với ngồi ở hàng ghế trước khi gặp tai nạn dù chưa sử dụng các thiết bị an toàn như ghế chuyên dụng cho trẻ em.”,bà Evelyn Murphy khẳng định.
Vị chuyên gia này cũng cho biết thêm, trẻ em dưới 12 tuổi có cấu tạo cơ thể khác xa người lớn vì chiều cao, cân nặng nhỏ hơn nhiều. Trong khi đó, dây an toàn của ô tô lại chỉ thiết kế cho người trưởng thành, do vậy trẻ em cần có những thiết bị an toàn như ghế chuyên dụng, được thiết kế để giữ cố định trẻ ở tư thế ngồi hay nằm quay mặt lên trên.
“Trẻ em có phần đầu chiếm tỷ trọng lớn nên dễ bị chấn thương nặng khi gặp va chạm hoặc thậm chí phanh gấp. Sử dụng thiết bị an toàn phù hợp và lắp đặt đúng cách có thể giảm ít nhất 60% số trường hợp tử vong ở trẻ em”,chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới chia sẻ.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông đường bộ ở Việt Nam là cao nhất khu vực Tây Thái Bình Dương. Năm 2019, tỷ lệ này là 30,6 ca tử vong trên 100.000 dân, trong khi bình quân ở khu vực Tây Thái Bình Dương là 16,4 ca/100.000 dân, còn của thế giới là 16,6 ca/100.000 dân.
Tai nạn giao thông đường bộ là nguyên hàng đầu gây ra tử vong ở nhóm trẻ từ 5-9 tuổi tại Việt Nam. Trong đó, số lượng trẻ tử vong do tai nạn ô tô ngày càng tăng qua các năm.
Việt Nam cần có quy định nhằm bảo vệ trẻ em ngồi trên ô tô
Vào cuối năm 2021, Bộ Công an đã xây dựng dự thảo Luật đảm bảo trật tự, an toàn giao thông (tách từ Luật Giao thông đường bộ hiện hành). Trong đó, tại khoản 3, Điều 8 có đề xuất: “Trẻ em dưới 12 tuổi hoặc chiều cao dưới 1,35m được chở trên xe ô tô chở người không được ngồi cùng hàng ghế của lái xe khi tham gia giao thông đường bộ. Trẻ em dưới 4 tuổi được chở bằng ghế thiết kế riêng dành cho trẻ em”. Tuy vậy, dự thảo Luật này chưa được Quốc hội thông qua.
Dù còn nhiều ý kiến khác nhau về đề xuất trên, song các chuyên gia đều cho rằng, cần phải có những quy định rất rõ ràng liên quan đến việc trẻ em ngồi trên ô tô vì đây là đối tượng rất dễ tổn thương, cần được bảo vệ an toàn tuyệt đối khi tham gia giao thông.
Trao đổi với PV VietNamNet, TS. Trần Hữu Minh - Chánh VP Uỷ ban ATGT Quốc gia cho rằng, việc cấm trẻ em ngồi ở hàng ghế trên và bắt buộc trẻ nhỏ (dưới 4 tuổi) phải có thiết bị an toàn như đề xuất của Bộ Công an là có cơ sở và đã được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới.
"Lượng ô tô tại Việt Nam tăng trưởng trên 7%/năm, đường cao tốc ngày càng nhiều, tốc độ tối đa nâng cao và đây là xu hướng tất yếu. Chính vì vậy, chúng ta nên sớm hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến việc áp dụng các thiết bị an toàn cho trẻ nhỏ trên xe ô tô",TS. Trần Hữu Minh nói.
Chánh văn phòng Uỷ ban ATGT Quốc gia cũng cho hay, qua nghiên cứu, dây an toàn trên xe ô tô được thiết kế cho người trưởng thành và có tác dụng rất nhỏ đối với trẻ em. Do vậy cần thiết phải có thiết bị an toàn dành riêng cho đối tượng đặc biệt này và phải được luật hoá sớm tại Việt Nam. Từ đó các cơ quan chức năng có cơ sở để tổ chức thực thi cũng như có những bộ tiêu chuẩn, quy định cụ thể về thiết bị này.
"Một quốc gia bảo vệ được sự an toàn của trẻ em là một quốc gia có tương lai", TS. Trần Hữu Minh chia sẻ.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
" alt="Người Việt ít quan tâm đến sự an toàn của trẻ khi đi ô tô" />- Nằm trong các hoạt động chào mừng Ngày Sách Việt Nam 21/4, Nhà Xuất bản Kim Đồng vừa ra mắt ấn phẩm Thăng Long Kinh Kì - Kẻ Chợ do hai tác giả Nguyễn Quốc Tín và Nguyễn Huy Thắng biên soạn.
Đây là tựa sách mới nhất trong Tủ sách kiến thức di sản của NXB Kim Đồng về Hà Nội, gồm 300 trang, chia thành hai cuốn Thăng Long Kinh Kì - Kẻ Chợ(Thời Lê - Trịnh) và Thăng Long Kinh Kì - Kẻ Chợ(thời Tây Sơn và nhà Nguyễn). Tác phẩm phác họa bức tranh sống động về văn hóa, phong tục, lịch sử, con người của Hà Nội xưa, trong hai giai đoạn ấn tượng này.
Thời Lê Trung Hưng là thời kỳ đặc biệt khi đất nước vừa có vua, vừa có chúa. Không chỉ là trung tâm chính trị và văn hóa, Thăng Long còn là trung tâm kinh tế của đất nước, nơi tập trung 30 ngành sản xuất thủ công và là đầu mối thương nghiệp của cả nước, giao thương với các nước phương Tây lớn như Hà Lan, Anh, Pháp, Bồ Đào Nha... nên được gọi là Kẻ Chợ hoặc Thăng Long - Kẻ Chợ.
Đến thời Tây Sơn và nhà Nguyễn, Thăng Long mang diện mạo mới với tên mới là Hà Nội nhưng vẫn gìn giữ và phát huy văn hóa truyền thống trước đây.
Trong ấn phẩm này, các tác giả không chỉ biên soạn, tổng hợp nội dung từ các nguồn tư liệu về Thăng Long - Hà Nội xưa, mà vận dụng nhiều điểm nhìn để soi chiếu vùng đất này. Hai tác giả sử dụng lối viết ngắn gọn, ưu tiên đặc tả các sự kiện hoặc nhân vật lịch sử gắn với Thăng Long - Hà Nội giai đoạn từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX, kèm theo những bình luận hóm hỉnh, qua đó phục dựng bức tranh Hà Nội xưa sống động, dễ hiểu.
Ngoài các bài ngắn về con người, lịch sử, văn hóa, nghệ thuật..., Thăng Long Kinh Kì - Kẻ Chợ còn có phần niên biểu tóm lược các mốc thời gian quan trọng, gắn với các sự kiện nổi bật của Thăng Long - Hà Nội để bạn đọc tiện theo dõi và tra cứu.
Nhà văn, nhà khảo cứu văn hóa Hà Nội Nguyễn Trương Quý tại buổi ra mắt sách. Chia sẻ tại buổi ra mắt sách, nhà văn, nhà khảo cứu văn hóa Hà Nội Nguyễn Trương Quý cho biết anh đánh giá cao 2 cuốn sách mỏng này ở góc nhìn rất cởi mở về lịch sử, viết về những nhân vật lịch sử không đơn giản, một chiều mà phản ánh thú vị, sinh động, có những mặt sáng, mặt tối.
Ví dụ như các chúa Trịnh trong cuốn sách này được phác họa tuy chuyên quyền với các vua Lê, tàn bạo với những người khác ý họ nhưng mặt khác họ cũng thúc đẩy sự phát triển kinh tế bằng cách mở cửa đón các thương nhân nước ngoài, mở các thương điếm ở Hà Nội…
"Cuốn sách bắt đầu thoát ly dần khỏi cách diễn đạt sử thi theo hướng diễm lệ hóa lịch sử như trước đây mà bắt đầu đi theo hướng viết sử gần với những khảo sát nhân học, gần với con người, hành trạng, số phận. Lịch sử được làm nên từ những mảnh nhỏ như thế chứ không phải chỉ có những đại tự sự, những cảm hứng sử thi trùm lớp cuồn cuộn", nhà văn Trương Quý nói.
Tình Lê
'Một nét văn hóa Hà Nội' qua sách và nghệ thuật
Chào mừng Ngày sách Việt Nam lần thứ 8, sự kiện "Một nét văn hóa Hà Nội" vừa được khai mạc sáng 16/4 tại khu vực Hồ Văn, Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
" alt="Tái hiện hai giai đoạn ấn tượng của Thăng Long Kinh Kì" /> Dùng ô (dù) khi ngồi trên xe máy, xe đạp tiềm ẩn nguy cơ cao dẫn tới tai nạn. (Ảnh minh hoạ) Chúng ta đều biết rất rõ, một chiếc dù khi giăng lên không những có khả năng lấn chiếm diện tích đường mà còn che khuất tầm nhìn của những người đi phía sau. Nếu dù ngoắc vào nhau khi người sử dụng đi gần sát nhau mà gỡ, xử lý được thì không sao, nhưng dù vướng vào các phương tiện xe máy, ô tô đang lưu thông cùng chiều thì chiếc dù dễ bị cuốn xoay đi như đĩa bay trên đường.
Ngoài sự cồng kềnh, khuất tầm nhìn, dù còn có độ cản gió rất lớn. Sẽ vô cùng nguy hiểm khi các em một tay cầm dù, một tay cầm lái, mức độ kiểm soát, điều khiển xe giảm đi rõ rệt. Các em sẽ không thể xử lý tình huống nhanh chóng với sự cố bất thình lình xảy ra.
Cách đây vài năm, khi lưu thông trên một con đường quốc lộ, tôi bắt gặp 1 trường hợp, đó là em học sinh nữ cấp 2 bị tai nạn gãy tay, xây xát thân thể chỉ vì che dù khi trời nắng trong lúc đạp xe đi học. Nguyên nhân khiến em gái này bị tai nạn là do trong lúc em đạp xe và cầm dù, vì gió khá mạnh nên chiếc dù bị lật úp xuống mặt.
Do không nhìn thấy đường nên tay lái em loạng choạng va vào một chiếc xe gắn máy đi cùng chiều ngay sát bên. Rất may là hậu quả không quá nghiêm trọng vì người điều khiển xe gắn máy đi chậm lại xử lý kịp thời, chứ nếu bữa đó gặp ô tô thì chẳng biết tính mạng của em học sinh này liệu có được bảo toàn (?) .
Rồi thì, có khá nhiều vụ tai nạn do cầm dù khi tham gia giao thông mà báo chí, các phương tiện truyền thông từng đưa tin ở khắp mọi nơi, vậy mà không hiểu sao trên đường tôi vẫn thấy cảnh tượng người ta cầm dù đi xe đạp, cả xe gắn máy, bất kể là trời mưa hay nắng.
Không phải tự nhiên mà Luật của chúng ta có quy định cấm dùng ô dù khi ngồi trên xe máy, xe đạp.
Được biết, theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ có phần nói hành vi sử dụng ô (dù) trong lúc điều khiển xe đạp, xe máy, xe đạp điện bị phạt tiền từ 600.000 - 1.000.000 đồng. Thậm chí, điều khiển xe máy chở theo người ngồi sau sử dụng ô cũng bị phạt từ 100.000 – 200.000 đồng.
Quy định là vậy, nhưng dường như chẳng thấy ai, và chưa ai bị phạt nên nhiều người vẫn không sợ và ngang nhiên sử dụng dù khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông!
Như đã nói, thực trạng này là cực kỳ nguy hiểm, luôn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông cao cho cả bản thân người sử dụng dù, cũng như những người khác cùng đang lưu thông trên đường.
Có một lần, tôi từng nói với vài em học sinh một trường cấp 3 ở gần nhà về việc che dù khi đạp xe là rất nguy hiểm, một trong 2 em cười, hồn nhiên trả lời: “Sống chết nó đã có số rồi ạ! Vả lại, tụi em chỉ che dù khi trời nắng cùng mưa nhỏ thôi, chứ trời mưa to, gió lớn thì chúng em không dám sử dụng, mà dùng áo mưa...”.
Từ lâu, tôi cũng từng được biết qua thông tin báo chí về các trường học ở một số tỉnh thành có quán triệt, nhắc nhở học sinh của trường mình không được sử dụng dù khi điều khiển phương tiện là xe đạp, xe máy khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, trên thực tế thì không phải trường học nào cũng làm tốt, duy trì công tác giáo dục tuyên truyền an toàn giao thông này.
Thiết nghĩ, để thực hiện đúng quy định, đảm bảo an toàn cho tính mạng bản thân cũng như những người khác thì khi tham gia giao thông, cụ thể là trong trường hợp đi xe đạp, xe đạp điện, xe gắn máy, thì học sinh nói riêng, mọi người nói chung không nên cầm dù khi ngồi trên xe.
Thạch Bích Ngọc (ĐHQG TP. Hồ Chí Minh)
Bạn có góc nhìn nào về văn hoá giao thông? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
" alt="Cầm ô dù lái xe máy, thói quen nguy hiểm" />
- ·Soi kèo góc Man City vs Club Brugge, 3h00 ngày 30/1
- ·'Vua cải lương tuồng cổ' Vũ Linh tái xuất, 'Mạnh Lệ Quân kỳ nữ' sốt vé
- ·Năm giải pháp đột phá trẻ hóa đô thị Việt
- ·Gọi cốc nước lọc ở quán cà phê, khách hàng phải trả hơn 18 nghìn đồng
- ·Nhận định, soi kèo Ipswich vs Southampton, 22h00 ngày 1/2: Chiếc pháo cứu sinh
- ·Đừng làm mẹ cáu tập 19: Vy thừa nhận yêu Khôi, Quân thích Hạnh ra mặt
- ·Tưởng gặp được chồng trong mơ, người phụ nữ vỡ mộng ngay tuần trăng mật
- ·Mua ô tô lần đầu, có nên về quê đăng ký biển tỉnh để tiết kiệm tiền?
- ·Nhận định, soi kèo Monza vs Hellas Verona, 21h00 ngày 1/2: Thất vọng cửa trên
- ·Giải golf 'Vòng tay nhân ái' lần thứ II: Tiếp hy vọng cho bệnh nhi ung thư