![](<p style=)
- Chiến lược gia người Bồ nhắm Rio Ferdinand cho nhiều mục đích: đẹp lòng fan Quỷ đỏ, thu hút cầu thủ trẻ, làm HLV ở thì tương lai và quan trọng hơn hết là ủng hộ, chào đón ông đến Nhà hát của giấc mơ!Tuần này, Ryan Giggs mới gặp Jose Mourinho để có câu trả lời chính thức về tương lai: đi hay ở. Tuy nhiên, báo chí Anh sớm nhận định, khả năng trợ lý số 2 của Van Gaal ra đi là rất cao, bởi không muốn làm việc dưới trướng cựu thuyền trưởng Chelsea.
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2016/05/30/09/20160530092432-ryan-giggs.jpg)
|
Không chắc Giggs ở lại... |
Hiện tại, "người đặc biệt" đang xây dựng bộ sậu ở Old Trafford và theo tờ Mirror, ông đã nhắm đưa cái tên đình đám một thời ở MU, Rio Ferdinand trở lại. Mourinho tin rằng, cựu trung vệ 37 tuổi có những phẩm chất nổi bật, sẽ giúp ích cho ông không ít trong lúc ngồi "ghế nóng" Quỷ đỏ.
Và dưới đây là những lý do khiến Mourinho nhắm Ferdinand:
- Đẹp lòng fan hâm mộ: Mourinho hiểu rằng, đưa những người cũ trở lại là điều luôn được các CĐV MU mong mỏi, hoan nghênh.
- Tranh thủ uy tín của Rio Ferdinand để thu hút các cầu thủ trẻ. Nguồn Mirror cho hay, Mourinho rất ấn tượng với cách thức và phương pháp tiếp cận của huyền thoại MU với các cầu thủ trẻ, cũng như tin rằng, với thâm niên hơn chục năm ở Old Trafford (2002-2014), thì Ferdinand là lựa chọn hoàn hảo.
Nếu cần, Ferdinand thậm chí có thể sắm vai trò đại sứ để thu hút những người trẻ và bồi đắp thành HLV trong tương lai.
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2016/05/30/09/20160530092432-mourinho-ferdinand.jpg)
|
... nên Mourinho muốn mang Ferdinand về để đạt nhiều mục đích cùng lúc |
Cùng với đội bóng này, Ferdinand đã giành 6 chức VĐ NH Anh, 3 FA Cup và danh hiệu Champions League.
Ferdinand hiện tại làm công việc bình luận ở nhà đài BT Sport và BBC. Khi hay tin đội bóng cũ chọn Mourinho, cựu trung vệ ủng hộ nhiệt tình trên trang cá nhân.
Anh đã gọi Jose Mourinho là một "chuyên gia chiến thắng" và cho rằng sau khi bị Chelsea sa thải thì "ông như một con thú bị thương" nên đến với MU thì nhà cầm quân này muốn "lấy lại những gì đã mất một cách nhanh nhất".
Mourinho đã rất ưng Ferdinand, nhưng liệu cựu trung vệ này có gật về hợp tác thì còn phải chờ anh suy nghĩ!
![](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2016/05/30/08/20160530081715-ferdinand.jpg?w=142&h=100) Ferdinand phát cuồng vì Ronaldo Trong cabin bình luận của sân Bernabeu, cựu trung vệ Man Utd - Rio Ferdinand tỏ ra rất phấn khích sau khi Ronaldo đá thành công quả 11m, mang về chiến thắng chung cuộc 5-3 trên loạt luân lưu, cùng chức vô địch Champions League cho Real. " alt="Lý do Mourinho muốn đưa Ferdinand vào BHL MU"/>
Lý do Mourinho muốn đưa Ferdinand vào BHL MU
![](<p>Nhìn lại chặng đường gần 2 năm qua cho thấy, Chính phủ đã có nhiều động thái mạnh mẽ để thúc đẩy Chính phủ điện tử gắn với cải cách hành chính, xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế, xã hội số. Nói như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, xây dựng Chính phủ điện tử phải nghĩ lớn, nhìn tổng thể, hành động nhanh, bắt đầu từ những việc nhỏ nhưng hiệu quả lớn. Thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương đã có nhiều chuyển biến trong nhận thức và quá trình triển khai xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số, gắn kết chặt chẽ giữa cải cách hành chính với ứng dụng CNTT, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.</p><p>Một trong những động thái mạnh mẽ và thiết thực của Chính phủ đến xây dựng Chính phủ điện tử là vận hành Cổng dịch vụ công quốc gia chính thức từ 9/12/2019. Đây sẽ là công cụ quan trọng, hỗ trợ đắc lực cho quá trình đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam, hướng tới phục vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Với phương châm “lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm phục vụ”, Cổng Dịch vụ công quốc gia là đầu mối giúp công khai, minh bạch các thông tin liên quan về thủ tục hành chính và cung cấp, hỗ trợ thực hiện dịch vụ công theo nhu cầu sử dụng, phù hợp với từng đối tượng. Cổng dịch vụ công này sẽ làm thước đo chất lượng và hiệu quả phục vụ của cán bộ, công chức, cơ quan thẩm quyền trong cung cấp dịch vụ công và đáp ứng mục tiêu, yêu cầu cải cách hành chính, nhất là cắt giảm thủ tục hành chính thông qua việc ứng dụng CNTT.</p><p>Để triển khai Chính phủ điện tử thành công thì việc đưa ra các chiến lược, chính sách và tổ chức vận hành mang yếu tố then chốt. Nhưng để Chính phủ điện tử đến được với từng người dân và doanh nghiệp thì mô hình và phương thức vận hành ở các địa phương đó hiện thực hóa các mục tiêu của Chính phủ. Vì vậy, mới đây, Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử đã thống nhất chọn các tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng Ninh, Hà Nam để triển khai điểm, mẫu về xây dựng chính quyền điện tử. Trên cơ sở kết quả làm điểm sẽ nhân rộng mô hình thành công.</p><table><tbody><tr><td><center><img alt=) |
Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử đã thống nhất chọn các tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng Ninh, Hà Nam để triển khai điểm, mẫu về xây dựng chính quyền điện tử. |
Thừa Thiên - Huế: Chính quyền điện tử phục vụ người dân tốt hơn
Ngày 25/7/2019, Trung tâm Giám sát điều hành đô thị thông minh của tỉnh Thừa Thiên - Huế chính thức được ra mắt. Đơn vị này được xem là đầu mối gắn kết giữa người dân – doanh nghiệp – chính quyền và đây được xem là trái tim của đô thị thông minh, với chức năng chính là giám sát, điều hành và tổng hợp, hướng đến xây dựng một chính quyền phục vụ người dân tốt hơn. Hiện Trung tâm đang triển khai đồng thời 10 dịch vụ giám sát thông minh gồm: phản ánh hiện trường, nhóm giải pháp camera giám sát đô thị, thông tin cảnh báo, giám sát thông tin báo chí địa phương, thẻ điện tử công chức, giám sát dịch vụ hành chính công… Người dân Huế, nếu có bức xúc có thể phản ánh, kiến nghị qua điện thoại thông minh hoặc qua website trung tâm với hình ảnh, video đính kèm. Những phản ánh này sẽ nhanh chóng được tiếp nhận và phân phối đến các đơn vị liên quan xử lý để có phản hồi.
Ông Phạm Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, mô hình này được xây dựng trên cơ sở đặc điểm riêng của đô thị Thừa Thiên - Huế, phù hợp với quy mô kinh tế - xã hội của địa phương, đảm bảo nguyên tắc lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm. Trung tâm này tạo ra môi trường thông minh để chính quyền tương tác, trao đổi và kịp thời thông tin, xử lý những vướng mắc của người dân, doanh nghiệp. “Chúng tôi đưa ra 3 bài toán: người dân cần gì, doanh nghiệp cần gì, chính quyền cần gì và yêu cầu cả 3 bài toán này phải phối hợp với nhau để có mô hình quản lý thống nhất trên Hệ thống dịch vụ công trong đô thị thông minh. Ở đây, chúng tôi lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ của đô thị thông minh, hướng tới việc nâng cao hiệu quả điều hành của chính quyền, nâng cao khả năng tương tác của người dân và chính quyền, đem lại tiện ích tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp. Một trong những đặc thù của đô thị thông minh là hướng tới khai thác những thế mạnh về văn hóa, lịch sử của vùng đất Huế”, ông Thọ nói.
Cũng theo ông Thọ, chúng ta đem những ứng dụng thông minh vào quản lý là để cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, nhưng cũng phải nâng cao giá trị di sản lịch sử, văn hóa của vùng đất Huế. Những giá trị đó không thay đổi nhưng chất lượng phục vụ ngày càng cao hơn là điều chúng tôi hướng tới. Chúng ta sẽ vẫn thấy một hình ảnh của Huế cổ kính, êm đềm nhưng chất lượng dịch vụ tốt hơn và thuận lợi cho người dân trong phát triển về mọi mặt như kinh tế, đời sống… và cả nhu cầu hưởng thụ. “Tôi cho rằng điều đó chỉ xảy ra khi quá trình quản lý minh bạch. Một chính quyền tốt là chính quyền phải dự báo được tình hình để có các biện pháp giải quyết thông qua các công cụ CNTT, chính quyền điện tử để từ đó nâng cao hiệu quả, hoạch định chính sách đầu tư. Khi các chính sách công khai thì người dân chia sẻ, đảm bảo nguyên tắc dân biết, dân làm, dân kiểm tra thông qua chính quyền điện tử của thành phố thông minh. Và tôi cho rằng, hệ thống chính quyền điện tử sẽ giúp chúng ta kiểm soát được tính công khai, minh bạch. Người dân có thể tương tác để giám sát, tìm kiếm thông tin liên quan đến Nhà nước, chính quyền và ngược lại”, ông Thọ nói.
Bình luận về mô hình này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết: “Chúng tôi sẽ lấy mô hình của Huế để học hỏi và chia sẻ thông tin khi có những kết nối giữa chính quyền và địa phương. Mặt khác, với xuất phát điểm là một tỉnh không có nhiều nguồn lực, sự thành công của Huế cũng sẽ trở thành một nguồn cảm hứng cho các tỉnh, thành khác xem xét. Những đốm sáng của địa phương, từ đó sẽ lan toả, trở thành động lực cho bức tranh chung về chính quyền điện tử trên cả nước”.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng nhận định, thành phố thông minh, chính quyền điện tử sẽ có triển vọng rất tốt nếu Việt Nam nhìn nhận và thực hiện nó với thái độ rất nghiêm túc. Ông cho rằng đấy là yếu tố cốt lõi thay vì thói quen đổ lỗi cho việc thiếu thốn về năng lực hay công nghệ. Bởi cho dù có đầy đủ nguồn lực trong tay nhưng thiếu khả năng kết nối, các địa phương (hay thậm chí là trên trung ương) cũng sẽ không thành công trong câu chuyện số hoá chính quyền.
![](https://vnn-imgs-a1.vgcloud.vn/image1.ictnews.vn/_Files/2020/01/20/cpdt2.jpg) |
Để Chính phủ điện tử đến được với từng người dân và doanh nghiệp thì mô hình và phương thức vận hành ở các địa phương đó hiện thực hóa các mục tiêu của Chính phủ. |
Quảng Ninh: “Chính quyền điện tử làm cho bộ máy không thể tham nhũng”
Trong số các địa phương triển khai mô hình chính quyền điện tử thì Quảng Ninh được xem là hình mẫu đang được khá nhiều địa phương nghiên cứu, học tập. Ông Đỗ Ngọc Nam, Giám đốc Trung tâm Điều hành thành phố thông minh cho biết, Quảng Ninh đã ý thức việc xây dựng chính quyền điện tử khá sớm từ những năm 2013. Thế nhưng, mô hình này mới hoàn thiện khi Quảng Ninh đưa Trung tâm Điều hành thành phố thông minh tỉnh Quảng Ninh chính thức vận hành từ ngày 28/8 với mục tiêu nâng cao năng lực quản lý, chất lượng, hiệu quả các hoạt động kinh tế - xã hội. Trung tâm Điều hành này cho phép sử dụng thông tin và công nghệ phân tích để người điều hành ra những quyết định sáng suốt, kịp thời, giúp quản lý được đa dạng các vấn đề, kể cả các tình huống khẩn cấp… Trung tâm còn theo dõi được tất cả mọi vấn đề thông qua hệ thống camera và cảm biến, ứng dụng trí tuệ nhân tạo… Khi có sự cố hay cảnh báo, có thể dễ dàng quan sát từng camera được kết nối trên bản đồ số. Các thông tin sẽ được tập hợp, phân tích vào các hoạt động quản lý từ một đầu mối điều hành duy nhất. Vì thế, có thể dự báo về các vấn đề xảy ra, phản ứng trước các tình huống.
Theo ông Nam, khi trung tâm này đi vào hoạt động đã làm thay đổi rất nhiều thái độ giữa cơ quan công quyền với người dân và doanh nghiệp. Nếu như trước đây, người dân thường có tâm lý ngại đến các cơ quan công quyền bởi họ luôn nghĩ rằng ở đấy phải có "bôi trơn" và sự ban phát ân huệ. Thế nhưng, với Trung tâm Điều hành thành phố thông minh tỉnh Quảng Ninh thì bộ máy của các sở được tập trung tại trung tâm này. Tất cả thủ tục tiếp nhận qua 1 cửa theo đúng quy trình, có hệ thống camera và ghi âm giám sát quá trình xử lý này của các sở, ban, ngành với người dân và doanh nghiệp rất chặt chẽ. Tất cả quy trình ở đây được xử lý qua mạng và khép kín, thậm chí các sở phải có người đủ thẩm quyền đóng dấu cho các thủ tục ngay tại trung tâm. Mỗi một cán bộ ở đây làm việc với một tinh thần giống như doanh nghiệp phục vụ khách hàng. Vì vậy, nếu cán bộ ở đây phục vụ không tốt sẽ bị người dân và doanh nghiệp đánh giá qua nhiều hình thức. “Quy trình này khiến cho các cán bộ của các sở, ban, ngành gần như không có kẽ hở để nhũng nhiễu và tham nhũng. Chúng tôi muốn tiến đến mô hình làm cho bộ máy không muốn tham nhũng, không thể tham nhũng và không dám tham nhũng”, ông Đỗ Ngọc Nam nói.
Từ khi Trung tâm Điều hành thành phố thông minh tỉnh Quảng Ninh đi vào hoạt động thì quy trình cấp phép hay giải quyết các thủ tục giấy tờ của người dân và doanh nghiệp rút ngắn khoảng một nửa thời gian so với trước đây. Với những kết quả đã đạt được này, Quảng Ninh đang tiến thêm một bước là xây dựng chiến lược tiến tới chính quyền số.
![](https://vnn-imgs-a1.vgcloud.vn/image1.ictnews.vn/_Files/2020/01/20/cpdt3.jpg) |
Để triển khai Chính phủ điện tử thành công thì việc đưa ra các chiến lược, chính sách và tổ chức vận hành mang yếu tố then chốt. |
" alt="Mô hình chính quyền điện tử: Nhìn từ Huế, Quảng Ninh, Hà Nam"/>
Mô hình chính quyền điện tử: Nhìn từ Huế, Quảng Ninh, Hà Nam
![](<p><strong>Không làm thay bộ ngành, địa phương</strong></p><p><em><strong>V</strong></em><em><strong>ới sự ra đời của Cổng dịch vụ công quốc gia, chỉ cần một lần truy cập, bằng tài khoản duy nhất, người sử dụng có thể làm hàng loạt các dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh. Bộ trưởng có thể khái quát lợi ích mà Cổng dịch vụ công quốc gia mang lại cho người dân và DN?</strong></em></p><p>Với quyết tâm của Chính phủ và Thủ tướng xây dựng một Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động hướng tới phục vụ người dân, DN, Cổng dịch vụ công quốc gia có vai trò rất quan trọng trong việc làm thay đổi toàn diện những suy nghĩ và cách tiếp cận, cách phục vụ của các cơ quan công quyền, cơ quan hành chính nhà nước.</p><p>Từ đó đòi hỏi cán bộ, công chức của các cơ quan nhà nước phải thay đổi thái độ, cải cách thủ tục hành chính và cả ý thức trách nhiệm.</p><p>Người dân và DN sẽ được hưởng dịch vụ công một cách thuận tiện, nhanh chóng, minh bạch, công khai, tôi cho đây là một bước tiến rất quan trọng. </p><p>Triển khai từ ngày 9/12/2019 tính đến 16h ngày 15/1/2020, chỉ hơn 1 tháng hoạt động đã có 27.681 tài khoản đăng ký; 476.319 hồ sơ đồng bộ trên cổng. Trong đó đã giải quyết 4.565 hồ sơ trực tuyến thực hiện từ cổng; hỗ trợ 2.704 cuộc gọi tới tổng đài và có 9,75 triệu lượt truy cập. Đây là điều rất mừng.</p><p>Chúng ta mới chỉ đưa vào áp dụng đối với 8 nhóm dịch vụ công như cấp mới, cấp đổi giấy phép lái xe quốc tế và trong nước; cấp điện trung áp, hạ áp, thanh toán tiền điện, cấp CO, thông báo khuyến mại… thì sự tham gia của người dân rất tốt.</p><p><em><strong>Vấn đề đảm bảo an ninh, an toàn mạng cho người dùng, tránh để lộ, lọt thông tin được thực hiện ra sao?</strong></em></p><p>Chúng ta tin tưởng rằng khi xây dựng dịch vụ công thì đã có thiết kế rất rõ. Đó là xử lý trên cơ sở dữ liệu phân tán để hạn chế rủi ro. Sau khi nghiên cứu, học tập kinh nghiệm tại Estonia, chúng ta đã có thiết kế theo mô hình này.</p><p>Như vậy, chúng ta kết hợp cả phân tán dữ liệu ở các bộ, ngành, địa phương thì tất cả các bộ, ngành, địa phương đều có trách nhiệm tham gia bảo mật dữ liệu. </p><p>Các cơ quan chính được Thủ tướng giao như: Bộ Quốc phòng, Công an, TT&TT, Ban Cơ yếu Chính phủ đều phải có trách nhiệm trong việc bảo mật an toàn thông tin. Trước khi Cổng dịch vụ công quốc gia đi vào vận hành đều có sự đánh giá của cơ quan chức năng nhà nước.</p><table><tbody><tr><td><center><img alt=)
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng: Đây cũng là những giải pháp rất căn cơ, quan trọng để các cơ quan hành chính nhà nước phải cải cách |
Thứ ba nữa là phải có trách nhiệm của cơ quan cung cấp dịch vụ. Khi chúng ta đặt đề bài cho VNPT thiết kế phần mềm thì liên quan đến vấn đề thiết kế, vận hành, thủ tục hành chính, thiết kế hệ thống thì bao giờ cũng yêu cầu phải đảm bảo an toàn thông tin.
Khi đi vào vận hành, các chuyên gia Pháp, chuyên gia nước ngoài ở Ngân hàng Thế giới đều đánh giá hệ thống hiện nay của chúng ta là yên tâm, đảm bảo an toàn.
Nhiều ý kiến lo ngại việc có Cổng dịch vụ công quốc gia có thể dẫn tới tình trạng các bộ ngành, địa phương ỷ lại trong việc giải quyết thủ tục hành chính của mình. Ông nghĩ sao về việc này?
Nếu hiểu Cổng dịch vụ công quốc gia làm thay chức năng của các bộ, cơ quan quản lý nhà nước là không phải. Cổng chỉ đặt nền tảng, là một đường truyền dữ liệu cơ sở trên cơ sở trục liên thông văn bản quốc gia thì có thể tích hợp được tất cả các dịch vụ công của bộ, ngành, địa phương. Khi chúng ta kết nối theo nguyên tắc là chúng ta không phụ thuộc thời gian, biên giới hành chính.
Như vậy người dân bất kỳ ở đâu đều có thể truy cập để làm thủ tục, trước hết là 8 nhóm dịch vụ công. Các trung tâm hành chính công của địa phương, hệ thống điện tử thuộc bộ vẫn thực hiện nhiệm vụ của mình.
Không phải bất cứ dịch vụ nào cũng đưa lên Cổng mà chúng ta chỉ chọn những dịch vụ có hồ sơ xử lý trên nền điện tử.
Thứ hai nữa là đảm bảo quy trình, thủ tục, đảm bảo tất cả những hồ sơ giấy tờ không cần thiết, ngay cả quy trình xử lý không được tái cấu trúc, bộ thủ tục hành chính không được tái cấu trúc, rồi ngay cả vấn đề liên quan đến không đảm bảo được cấp độ 3, cấp độ 4 thì dứt khoát kiên quyết không đưa lên Cổng dịch vụ công quốc gia.
Mở rộng thêm 15 nhóm dịch vụ công
Vậy theo Bộ trưởng, Cổng dịch vụ công quốc gia có được xem là lệnh bài để diệt trừ nạn tham nhũng vặt ở nhiều khu vực công đã và đang làm xói mòn niềm tin của người dân và DN trong thời gian qua?
Đúng là như vậy. Chúng ta biết, dư luận nhân dân và DN cho rằng hiện nay có một số việc không tốt lắm trong quá trình thực thi công vụ, cán bộ, công chức ở chỗ này, chỗ khác còn nhũng nhiễu. Một là trách nhiệm chưa được phát huy đầy đủ; hai là thái độ phục vụ; thứ ba nữa là đưa ra những lý do, câu chuyện mà người ta vẫn gọi là tham nhũng vặt để tạo ra những tiêu cực, lợi ích. Tất cả các thứ này đều không được minh bạch, không có cơ quan giám sát, kiểm tra.
![Ngồi nhà bấm nút làm thủ tục, doanh nghiệp khỏi cần gặp ai đó](https://vnn-imgs-a1.vgcloud.vn/image1.ictnews.vn/_Files/2020/01/27/ngoi-nha-click-lam-thu-tuc-doanh-nghiep-khoi-can-gap-ai-do-1.jpg) |
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng truy cập thử vào hệ thống Cổng dịch vụ công quốc gia trước giờ khai trương hôm 9/12 |
Cổng dịch vụ công quốc gia giúp cho những việc này được công khai, minh bạch nhất. Các hồ sơ, thủ tục đã thực hiện trên Cổng đều thể hiện rõ toàn bộ thông tin. Người dân, DN không cần phải gặp ai đó, cán bộ thi hành công vụ mà có thể ở bất kỳ vị trí nào, địa giới hành chính nào đều có thể dùng các thiết bị di động để truy cập xử lý thủ tục, hồ sơ của mình.
Đây cũng là những giải pháp rất căn cơ, rất quan trọng để các cơ quan hành chính nhà nước phải cải cách, đặc biệt là về trách nhiệm, thái độ của cán bộ thi hành công vụ, chống được cái gọi là phát sinh tiêu cực không cần thiết.
Hiện mới chỉ có 8 dịch vụ công được đưa lên Cổng dịch vụ công quốc gia thực hiện chủ yếu là cấp độ 3. Vậy khi nào người dân có thể tham gia ở cấp độ 4 và mở rộng sang các dịch vụ khác?
Trong 8 vụ công thì chúng ta chỉ có cấp bằng lái xe là cấp độ 3. Ngoài 8 dịch vụ công, trong quý 1/2020, chúng ta có thể đưa một số dịch vụ công vào.
Hiện chúng tôi đã bàn với Bộ Công an phải đưa dịch vụ liên quan đến thu phí trước bạ ô tô, xe máy, đấu giá biển số xe, vấn đề liên quan đến thu nộp tiền phạt vi phạm giao thông đường bộ…để báo cáo với Thường trực Chính phủ, Thủ tướng sớm quyết định đưa lên Cổng dịch vụ công quốc gia.
Với cơ quan thuế có thể thực hiện đăng ký nộp thuế của hộ gia đình. Với cơ quan hải quan là bổ sung tờ khai hải quan hay các vấn đề liên quan đến dịch vụ, đặc biệt là đối với ngành Công thương, rất nhiều dịch vụ chúng ta có thể cải cách.
Tới đây chúng tôi sẽ tiếp tục đưa lên Cổng dịch vụ công quốc gia khoảng 15 nhóm dịch vụ nữa. Những dịch vụ khó chúng ta sẽ làm chắc nhưng làm dần lên cấp độ 4.
" alt="Ngồi nhà bấm nút làm thủ tục, doanh nghiệp khỏi cần gặp ai đó"/>
Ngồi nhà bấm nút làm thủ tục, doanh nghiệp khỏi cần gặp ai đó