Năm 2013, Ge Yulu tình cờ phát hiện một con đường tại Bắc Kinh không có tên. Vì vậy, anh đã tự điền tên mình lên đó và được nhiều dịch vụ bản đồ “công nhận”.
Con đường gần quận Chaoyang dài khoảng 460m với 10 phút đi bộ. Theo người dân địa phương, đây từng là khu đất nằm trong khu dân cư, nhưng trong quá trình xây dựng và cải tạo, nó lại tách biệt ra bên ngoài.
Vụ việc gây xôn xao Trung Quốc khi Ge Yulu lên mạng xã hội Zhihu đăng tải bài viết làm cách nào để biến một con đường vô danh thành tên của mình và để dịch vụ bản đồ như Apple Maps, Google Maps, Baidu Maps, AutoNavi ghi nhận.
Autogavi là công ty đầu tiên gọi tên con đường theo tên của Ge Yulu vào năm 2014. Được biết, Autogavi thuộc sở hữu của tập đoàn Alibaba, trở thành nguồn dữ liệu cho Apple Maps và Google Maps, đồng thời là dịch vụ lập bản đồ được sử dụng rộng rãi nhất Trung Quốc.
Ge Yulu sinh năm 1990 tại Vũ Hán và tốt nghiệp Học viện Mỹ thuật Trung ương Bắc Kinh. Cậu có niềm hứng thú đặc biệt với tên của mình và thích treo các biển hiệu ghi “Ge Yulu” bằng tiếng Trung Quốc như những tác phẩm nghệ thuật. Cuối năm 2015, cơ quan chức năng đã bắt đầu đánh số cột đèn đường ở Bắc Kinh với tên của cậu dù chưa phải chính thức công nhận.
Trước đây, Ge đã từng phun sơn tên mình dọc lối đi của Học viện Mỹ thuật Hubei, thậm chí cả trên bảng thông báo và nhà vệ sinh.
“Khi đến Bắc Kinh, tôi thấy thủ đô có rất nhiều ngõ hẻm. Cái tên ‘Ge Yulu’ sẽ dễ tồn tại trong những nơi như thế vì mọi người chẳng mấy khi để ý. Từ đó mà ý tưởng này được thực hiện”, Ge chia sẻ.
Ngay sau khi biết chuyện, một quan chức Bắc Kinh đã ra thông báo sẽ gỡ hết các biển hiệu mang tên Ge Lu. Vị này nhấn mạnh, việc đặt tên đường phải do chính quyền thành phố thực hiện.
Ge Lu biết rõ những “tác phẩm” của mình là trái quy định. “Khi lần đầu tiên thiết kế biển hiệu, tôi coi đó như một tác phẩm nghệ thuật chứ không nghĩ đó thực sự phù hợp để đặt tên đường. Nhưng tôi biết nó sẽ làm ảnh hưởng tới cảnh quan thành phố và không đúng với quy định”.
Người phát ngôn của Baidu trả lời tờ Mashable cho biết, công ty thực hiện việc cập nhật tên đường dựa vào những thay đổi của các tấm biển. Lý do bởi các con phố tại Trung Quốc thay đổi rất nhanh, nên đội ngũ của Baidu sẽ tiến hành cập nhật thông tin ngay khi nhận thấy khác biệt trên tấm biển mà không chờ xác nhận từ cơ quan chức năng.
AutoNavi cũng thừa nhận việc thu thập tên đường được tiến hành tự động nên một số trường hợp đã xảy ra sai sót. Hiện tại, Google và Apple chưa đưa ra lời bình luận.
Năm 2013,ộtthanhniênlừacảGoogleMapslẫnAppleMapsđểđặttênđườngtheotêncủamìtần lam Ge Yulu tình cờ phát hiện một con đường tại Bắc Kinh không có tên. Vì vậy, anh đã tự điền tên mình lên đó và được nhiều dịch vụ bản đồ “công nhận”.
Con đường gần quận Chaoyang dài khoảng 460m với 10 phút đi bộ. Theo người dân địa phương, đây từng là khu đất nằm trong khu dân cư, nhưng trong quá trình xây dựng và cải tạo, nó lại tách biệt ra bên ngoài.
Vụ việc gây xôn xao Trung Quốc khi Ge Yulu lên mạng xã hội Zhihu đăng tải bài viết làm cách nào để biến một con đường vô danh thành tên của mình và để dịch vụ bản đồ như Apple Maps, Google Maps, Baidu Maps, AutoNavi ghi nhận.
Autogavi là công ty đầu tiên gọi tên con đường theo tên của Ge Yulu vào năm 2014. Được biết, Autogavi thuộc sở hữu của tập đoàn Alibaba, trở thành nguồn dữ liệu cho Apple Maps và Google Maps, đồng thời là dịch vụ lập bản đồ được sử dụng rộng rãi nhất Trung Quốc.
Ge Yulu sinh năm 1990 tại Vũ Hán và tốt nghiệp Học viện Mỹ thuật Trung ương Bắc Kinh. Cậu có niềm hứng thú đặc biệt với tên của mình và thích treo các biển hiệu ghi “Ge Yulu” bằng tiếng Trung Quốc như những tác phẩm nghệ thuật. Cuối năm 2015, cơ quan chức năng đã bắt đầu đánh số cột đèn đường ở Bắc Kinh với tên của cậu dù chưa phải chính thức công nhận.
Trước đây, Ge đã từng phun sơn tên mình dọc lối đi của Học viện Mỹ thuật Hubei, thậm chí cả trên bảng thông báo và nhà vệ sinh.
“Khi đến Bắc Kinh, tôi thấy thủ đô có rất nhiều ngõ hẻm. Cái tên ‘Ge Yulu’ sẽ dễ tồn tại trong những nơi như thế vì mọi người chẳng mấy khi để ý. Từ đó mà ý tưởng này được thực hiện”, Ge chia sẻ.
Ngay sau khi biết chuyện, một quan chức Bắc Kinh đã ra thông báo sẽ gỡ hết các biển hiệu mang tên Ge Lu. Vị này nhấn mạnh, việc đặt tên đường phải do chính quyền thành phố thực hiện.
Ge Lu biết rõ những “tác phẩm” của mình là trái quy định. “Khi lần đầu tiên thiết kế biển hiệu, tôi coi đó như một tác phẩm nghệ thuật chứ không nghĩ đó thực sự phù hợp để đặt tên đường. Nhưng tôi biết nó sẽ làm ảnh hưởng tới cảnh quan thành phố và không đúng với quy định”.
Người phát ngôn của Baidu trả lời tờ Mashable cho biết, công ty thực hiện việc cập nhật tên đường dựa vào những thay đổi của các tấm biển. Lý do bởi các con phố tại Trung Quốc thay đổi rất nhanh, nên đội ngũ của Baidu sẽ tiến hành cập nhật thông tin ngay khi nhận thấy khác biệt trên tấm biển mà không chờ xác nhận từ cơ quan chức năng.
AutoNavi cũng thừa nhận việc thu thập tên đường được tiến hành tự động nên một số trường hợp đã xảy ra sai sót. Hiện tại, Google và Apple chưa đưa ra lời bình luận.