Theôgiáoxinhđẹptâmlýđốntimhọcsinhvìhànhđộngdễthươlichthidauo Dân Việt
Theôgiáoxinhđẹptâmlýđốntimhọcsinhvìhànhđộngdễthươlichthidauo Dân Việt
Ngoại hành tinh KELT-9 b trải qua 2 mùa hè, 2 mùa đông mỗi 36 giờ. Ảnh: Trung tâm Goddard Space Flight, NASA.
"Có khá nhiều yếu tố kỳ lạ trên KELT-9 b. Đây là một hành tinh khổng lồ với quỹ đạo rất gần với một ngôi sao đang quay nhanh. Những đặc điểm này làm phức tạp khả năng phân tích về ngôi sao và ảnh hưởng của nó lên hành tinh này", John Ahlers, nhà thiên văn học thuộc Hiệp hội Nghiên cứu Vũ trụ Đại học và Trung tâm Goddard Space Flight của NASA, chia sẻ.
Lý do khiến KELT-9 b có những đặc điểm kỳ lạ như vậy đến từ việc nó bị khóa, nghĩa là một bên luôn luôn nóng, bên còn lại thì tương đối mát, dẫn đến những phản ứng kỳ lạ trong bầu khí quyển khi có sự kết hợp giữa luồng khí ấm và mát.
Một lý do khác là ngôi sao chủ của hành tinh này cũng khác thường khi quay nhanh hơn 38 lần so với Mặt Trời, hoàn thành một vòng quay chỉ trong 16 giờ. Tốc độ quay nhanh ảnh hưởng đến hình dạng ngôi sao, khiến nó phẳng hơn ở 2 cực và chu vi xung quanh dày hơn.
Hình dạng này khiến sự phân bổ nhiệt của ngôi sao cũng khác biệt, các cực nóng hơn trong khi đường xích đạo lại lạnh hơn.
Khi KELT-9 b đi qua cực của ngôi sao chủ, nó sẽ trải qua "mùa hè" và ngược lại khi qua đường xích đạo, hành tinh sẽ trải qua "mùa đông". Do đó, KELT-9 b có thể trải qua 2 mùa hè và 2 mùa đông mỗi "năm", với một mùa chỉ kéo dài trong 9 giờ.
Ngoài việc là một hành tinh kỳ lạ, KELT-9 b hứa hẹn giúp các nhà khoa học tìm hiểu rõ hơn về các ngoại hành tinh khác trong không gian.
"Trong số hệ thống hành tinh mà chúng ta từng nghiên cứu, những tác động của KELT-9 b là hết sức ngoạn mục... Hy vọng chúng ta sẽ tìm ra những bí ẩn về sự hình thành, lịch sử tiến hóa của những hành tinh xung quanh các ngôi sao lớn", Jason Barnes, giáo sư vật lý Đại học Idaho và là đồng tác giả bài báo cáo về KELT-9 b, chia sẻ.
Theo Zing
Nghiên cứu mới được ĐH Nottingham ở Anh thực hiện cho thấy Trái Đất không phải hành tinh duy nhất có sự sống. Ước tính, có khoảng 36 nền văn khác đang tồn tại trong Dải Ngân hà với khoảng cách gần nhất với Trái Đất là 17.000 năm ánh sáng.
"> Phát hiện hành tinh kỳ lạ, nhiệt độ bề mặt lên đến 4.300 độ CTháng này, cơ quan cạnh tranh Australia công bố dự thảo buộc Facebook và Google chia sẻ doanh thu từ tin tức với nhà xuất bản. Phiên bản hoàn thiện sẽ sớm xuất hiện. Đây là bộ quy tắc chưa từng có trên thế giới.
Facebook và Google đều thống trị thị trường quảng cáo trực tuyến và chịu sức ép lớn về pháp lý, chính trị tại Mỹ, châu Âu, nay là Australia. Nhà đầu tư cũng đứng ngồi không yên. Nếu nhà chức trách nước khác làm theo Australia, họ sẽ loại bỏ 2 trong số những mô hình kinh doanh thành công nhất thế kỷ 21, phần lớn nhờ vào nội dung miễn phí. Hợp lại, giá trị thị trường của hai hãng vào khoảng 1,7 nghìn tỷ USD.
Theo Dan Ives, nhà phân tích của hãng chứng khoán Wedbush, nó có thể mở ra “chiếc hộp Pandora” xoay quanh việc kiếm tiền và chia sẻ dữ liệu.
Trong một cuộc phỏng vấn, ông Rod Sims - Chủ tịch Ủy ban Tiêu dùng và Cạnh tranh Australia (ACCC) – cho biết một số nước đang cân nhắc động thái tương tự. Với người đàn ông 69 tuổi, điều này không đơn giản là buộc doanh nghiệp phải chơi công bằng mà còn vì “báo chí quan trọng”. Theo ông, quyền lực thứ tư là một phần cơ bản để xã hội hoạt động.
Các tổ chức truyền thông truyền thống từ lâu phàn nàn nội dung của họ bị nền tảng số khai thác mà không được bồi thường. Tuy nhiên, nó chỉ là một phần. Trong khi các nền tảng và nhà xuất bản cạnh tranh vì những cú bấm chuột, họ cũng là đồng minh của nhau. Tin tức, hay thậm chí là đường link, góp phần làm nên sức hấp dẫn của Google và Facebook, tăng sự gắn kết của người dùng. Ngược lại, lượng truy cập website tin tức cũng tăng lên.
Ông Sims cho rằng giá trị ròng trong mối quan hệ này đổ vào các nền tảng công nghệ. Nhưng Facebook gọi đây là sai lầm. Trong báo cáo 58 trang gửi lên ACCC, Facebook gọi tin tức là nội dung có khả năng thay thế cao. “Tin tức không mang lại giá trị thương mại về lâu dài cho việc kinh doanh của chúng tôi”, mạng xã hội khẳng định. Trong khi đó, các hãng tin còn thu về 2,3 tỷ click từ bảng tin Facebook trong thời gian từ tháng 1 tới tháng 5/2020.
Theo Mel Silva, Giám đốc Quản lý Google tại Australia, giá trị kinh tế trực tiếp và gián tiếp từ tin tức đối với Google Search là “rất nhỏ”, còn Google Search đóng góp tới 3,44 tỷ lượt xem website tin tức Australia trong năm 2018.
Không rõ quy định của Australia sẽ khiến các gã khổng lồ công nghệ thiệt hại bao nhiêu. Đó là vì gần như không thể định lượng giá trị của tin tức. Bản thân ông Sims cũng cảnh báo đây là điều “đặc biệt khó” song luôn có cách để định giá thứ gì đó. Vài tháng gần đây, điều này đã được chứng minh.
Tháng 4, cơ quan chống độc quyền Pháp yêu cầu Google trả tiền cho nhà xuất bản khi hiển thị trích dẫn tin tức. Tháng 6, Google cho biết sẽ trả tiền cho tin tức xuất hiện trong dịch vụ chuẩn bị ra mắt tại Đức, Australia và Brazil.
Có lẽ quan trọng nhất, cuối năm 2019, Facebook giới thiệu mục tin tức riêng và trả tiền cho các hãng tin. Khoảng 200 nhà xuất bản tham gia Facebook News, một số nhận được từ 1 tới 3 triệu USD/năm.
Bộ quy định bắt buộc của ACCC còn đi xa hơn: dự thảo nhắc tới khả năng tẩy chay Facebook và Google tập thể nếu không có thù lao thỏa đáng. Facebook và Google đều nói sẽ hợp tác chặt chẽ với cơ quan truyền thông, ACCC và chính phủ Australia. Song Facebook khẳng định cách tiếp cận pháp lý gây hại cho hai hãng công nghệ và làm lợi cho báo chí không thể duy trì hệ sinh thái tin tức khỏe mạnh.
Du Lam (Theo Bloomberg)
Facebook từ chối đề xuất chia sẻ doanh thu quảng cáo với các hãng thông tấn của Úc và khẳng định việc kinh doanh không bị ảnh hưởng lớn nếu ngừng chia sẻ tin tức.
">