Ngoại Hạng Anh

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 10/12/2021

字号+ 作者:NEWS 来源:Ngoại Hạng Anh 2025-02-02 09:54:37 我要评论(0)

ịchthiđấubóngđáhôbiểu đồ giá vàngLịch Thi Đấu Premier League 2021/2022NgàyGiờĐộiTỉ sốĐộiVòngKênh11/1biểu đồ giá vàngbiểu đồ giá vàng、、

ịchthiđấubóngđáhôbiểu đồ giá vàng
Lịch Thi Đấu Premier League 2021/2022
NgàyGiờĐộiTỉ sốĐộiVòngKênh
11/12
11/1203:00Brentford FC2:1WatfordVòng 16K+Sports+

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Sau 6 năm, anh thẳn thắn nhìn nhận: “Học giỏi là điều ít quan trọng nhất khi đi làm, bởi kiến thức chuyên môn là thứ có thể thay thế được”.

Học giỏi chưa đủ làm nên thành công

Giống như nhiều người trẻ khác, Di Lân cũng từng mong muốn một ngày nào đó mình sẽ được học ở những ngôi trường danh tiếng nhất thế giới. Nhưng cũng như đa số, anh từng bị các trường hàng đầu như Oxford hay MIT từ chối.

Giờ đây nghĩ lại, Lân thừa nhận rằng “việc trượt những trường “top” không có gì ngạc nhiên vì họ đều yêu cầu rất cao về học thuật và bản thân mình cũng chưa chuẩn bị đủ kỹ”. Tuy nhiên, ở thời điểm ấy, anh không tránh khỏi cảm giác thất vọng.

“Điều đó giúp tôi nhận ra một điểm quan trọng, đa số các trường đại học hàng đầu, dù ở Mỹ hay ở những nơi khác, không chỉ coi trọng việc học giỏi. Điểm số cao không phải là một sự đảm bảo tuyệt đối rằng bạn chắc chắn nắm trong tay học bổng, nhất là khi giờ đây, bảng điểm của ai cũng đẹp long lanh.

Tôi biết có rất nhiều bạn điểm GPA không thực sự xuất sắc nhưng nhờ bảng thành tích ngoại khóa đặc biệt ấn tượng, họ vẫn có thể giành được học bổng chẳng kém ai”.

{keywords}

Ngô Di Lân từng giành học bổng toàn phần tại ĐH College Maastricht, sau đó là học bổng Tiến sĩ toàn phần tại ĐH Brandeis (Mỹ)

Giờ đây, sau 3 năm làm trợ giảng ở Mỹ, từng trải nghiệm trong môi trường làm việc ở một công ty quảng cáo lớn và đang triển khai một dự án kinh doanh riêng, Lân tự tin nhận định rằng, học giỏi lại là điều ít quan trọng nhất khi đi làm.

Bởi lẽ, môi trường giáo dục thường chỉ khuyến khích học sinh tích lũy kiến thức thay vì đi tìm hướng giải quyết mang tính sáng tạo, đột phá. Những học sinh “giỏi” đa phần đạt điểm cao nhờ khả năng giải bài thuần thục chứ không hẳn là vì trí tuệ siêu việt. Hơn nữa, nhà tuyển dụng ban đầu có thể quan tâm tới điểm số, nhưng khi đã vào làm, điểm số không còn ý nghĩa gì nữa.

Lân cũng cho rằng, chỉ giỏi chuyên môn mà không chú tâm rèn luyện kỹ năng mềm thì sẽ rất khó để thăng tiến trong công việc. Những vị trí thủ lĩnh thường dành cho những người có tài dùng người và quản lý.

“Trên thực tế, kiến thức chuyên môn lại là những thứ có thể thay thế được. Giả sử, bạn là trưởng phòng, dưới bạn ắt sẽ có những nhân viên nắm rất vững kiến thức chuyên môn và có thể đưa ra sự tư vấn cặn kẽ, thấu đáo. Nhưng họ không thể là người tổng hợp và đưa ra quyết định. Đó là trách nhiệm của bạn – người trưởng phòng”.

Theo Ngô Di Lân, tầm nhìn chiến lược, trí tuệ cảm xúc cao, năng lực truyền cảm hứng cho những người xung quanh, tinh thần thép để ra quyết định dưới áp lực, đó mới là những gì làm nên một người lãnh đạo giỏi.

Vậy nên ngay từ lúc còn đi học, không nên chỉ cố nhồi nhét mọi thứ để được điểm cao mà cần phải chủ động tham gia các hoạt động xã hội để có cơ hội va chạm với cuộc sống; qua đó học được các kỹ năng thiết yếu như đàm phán, phản biện và bảo vệ quan điểm của mình, đặt ra câu hỏi, sàng lọc và tổng hợp thông tin,….

“Có những phẩm chất đó, dù các bạn không trở thành lãnh đạo thì vẫn sẽ là một nhân viên xuất sắc. Vì thế, khi tuyển thành viên cho các dự án, tôi không hề quan tâm đến điểm GPA mà chỉ quan tâm tới cách các bạn thể hiện qua những bài kiểm tra tư duy và kỹ năng được thiết kế riêng”.

'Môi trường' là yếu tố quan trọng

Từng trải qua 5 nền giáo dục ở 5 đất nước khác nhau, Ngô Di Lân cho rằng, môi trường cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thành công.

“Học tập ở Anh, Thụy Điển, Hà Lan hay Mỹ cơ bản đều giống nhau ở chỗ, những môi trường này đã rèn luyện cho tôi về tư duy phản biện. Việc thầy rất chịu khó tranh luận với sinh viên, sinh viên sẵn sàng tranh luận với nhau khiến tôi dần quen với việc không có một đáp án đúng cho bất kỳ câu hỏi nào.

Bên cạnh đó, việc hình thành tư duy phản biện cũng giúp tôi dám nghĩ khác đi và dám bước trên con đường riêng của mình”.

Theo Di Lân, môi trường thuận lợi để một cá nhân đạt được thành công phải là một môi trường cởi mở - nơi mọi người sẵn sàng chia sẻ kiến thức cho nhau.

{keywords}

Anh là người sáng lập Tổ chức Hợp tác Thanh niên Việt Nam (VYCO).

“Nhiều người cho rằng giá trị lớn nhất của việc du học nằm ở việc được học trường tốt, nhưng không hẳn như vậy. Quan trọng nhất, môi trường đó sẽ giúp ta có cơ hội được liên tục giao lưu, va chạm với những ý tưởng mới lạ, độc đáo và gặp được những người chung chí hướng”.

Thành công dễ bị coi là thành tựu cá nhân nhưng thật ra nó lại là sản phẩm của tập thể. Ý tưởng đột phá có thể là của một người, nhưng để trở thành một sản phẩm thay đổi thế giới, dù là Windows hay Facebook, chắc chắn sẽ phải qua tay của rất nhiều người. Cần phải có cả một cộng đồng cùng chung tay để tôi rèn, gọt giũa những ý tưởng thô ráp và biến chúng thành những viên ngọc quý. 

Tất nhiên, không phải ai cũng là người may mắn sinh ra đã được đặt vào trong hoàn cảnh thuận lợi. Tuy nhiên, theo Di Lân, mỗi cá nhân hoàn toàn có thể tự tạo ra một môi trường tốt.

“Tôi có những người bạn sinh ra trong các gia đình không mấy điều kiện. Mặc dù chưa từng được đặt chân ra nước ngoài, nhưng họ vẫn có thể nói tiếng Anh rất hay, phát âm chuẩn xác và sử dụng linh hoạt hơn nhiều bạn học lớp chuyên. Làm được điều đó là nhờ họ có sự quyết tâm sắt đá và chủ động tìm gặp những người bạn nước ngoài để luyện tiếng.

Do đó, môi trường là điều bản thân mỗi người có thể tự tạo ra để đưa mình tới thành công”.

Xây dựng kế hoạch và dám chấp nhận rủi ro

Muốn thành công cần phải có ước mơ. Nhưng để ước mơ thành hiện thực, chắc chắn phải có kế hoạch tốt.

“Tôi có thói quen ngay lập tức mở iPad ra ghi chép khi trong đầu nảy ra ý tưởng gì đó. Sau đó, tôi sẽ vạch ra tầm nhìn của mình là gì; để thực hiện được điều đó cần những bước nào. Việc lên kế hoạch sẽ bắt đầu từ những thứ vĩ mô rồi dần dần từng bước  được lập ở mức độ chi tiết hơn”.

{keywords}

Ngô Di Lân từng là Tổng thư ký Chương trình Thanh niên Việt Nam Mô phỏng họp Liên Hợp Quốc (VYMUN) năm 2014, 2015 và 2016.

Khi đã có kế hoạch, muốn thành công cũng phải dám chấp nhận rủi ro.

“Nhiều người rất sợ thua cuộc, sợ mắc sai lầm. Nhưng muốn đột phá, muốn tạo sự khác biệt ắt phải dám chấp nhận rủi ro và làm những điều người khác không dám làm.

Nhưng điều đó không có nghĩa cứ “phi như thiêu thân”. Để chấp nhận rủi ro lớn sẽ cần phải có kế hoạch để kiểm soát rủi ro. Khi đã có phương án để kiểm soát rủi ro rồi, ta phải có lòng dũng cảm để ra quyết định và đối mặt với kết quả, dù tốt hay xấu”, Ngô Di Lân nói.

Thúy Nga

Cô gái 23 tuổi giành 9 học bổng toàn phần tiến sĩ

Cô gái 23 tuổi giành 9 học bổng toàn phần tiến sĩ

Tốt nghiệp xuất sắc ngành Sinh học tại Đại học Iowa State (Mỹ) với điểm GPA 3,96/4 trong 3 năm rưỡi - Võ Phạm Thủy Tiên đã giành được 9 học bổng toàn phần tiến sĩ tại Mỹ

" alt="9X đình đám vào thẳng tiến sĩ ở Mỹ: 'Khi đi làm, học giỏi không mấy quan trọng'" width="90" height="59"/>

9X đình đám vào thẳng tiến sĩ ở Mỹ: 'Khi đi làm, học giỏi không mấy quan trọng'

{keywords}

Ảnh minh họa

Đất đai thuộc sở hữu toàn dân và nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Đất đai được quản lý và sử dụng theo Luật Đất Đai và văn bản hướng dẫn thi hành. Về quyền sử dụng đất, căn cứ Điều 5 Luật đất đai 2013 quy định:

“Điều 5. Người sử dụng đất

Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này, bao gồm:

1. Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi chung là tổ chức);

2. Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân);

3. Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ;

4. Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo;

5. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ;

6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch;

7. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư.”

Căn cứ theo quy định của Luật Đất Đai 2013 người Việt Nam định cư ở nước ngoài là một trong số 7 nhóm chủ thể sử dụng đất ở Việt Nam. Trong quan hệ sử dụng đất tại Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tuy không nhiều so với các chủ thể khác nhưng có đóng góp cho công cuộc phát triển kinh tế đất nước. Khái niệm người Việt Nam định cư ở nước ngoài được hiểu theo Căn cứ Luật quốc tịch 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quy định như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

4. Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

{keywords}

Ảnh minh họa

Như vậy trường hợp chị bạn đổi quốc tịch sang nước ngoài thì vẫn được coi là người Việt Nam định cư ở nước ngoài nên vẫn có quyền sử dụng mảnh đất mà bố mẹ bạn đã để lại.

Quyền và nghĩa vụ của người Việt Nam định cư tại nước ngoài về sử dụng đất được thực hiện theo điều 168 Luật Đất Đai 2013 theo đó được chuyển quyền sử dụng đất ở khi bán, tặng cho, để thừa kế, đổi nhà ở cho tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam để ở; tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở cho Nhà nước, cộng đồng dân cư, tặng cho nhà tình nghĩa theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 174 của Luật này. Trường hợp tặng cho, để thừa kế cho đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở.

Thạc sỹ - Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc

Chưa ký hợp đồng lao động nhưng xin nghỉ việc không được chấp nhận

Chưa ký hợp đồng lao động nhưng xin nghỉ việc không được chấp nhận

Tôi vào một công ty thử việc 2 tháng, sau đó không thấy hợp nên quyết định xin nghỉ. Tuy nhiên, công ty vẫn bắt đợi 30 ngày sau mới được nghỉ dù chưa ký hợp đồng chính thức. Xin luật sư tư vấn tôi nên làm thế nào?

" alt="Quyền sử dụng đất khi đổi quốc tịch" width="90" height="59"/>

Quyền sử dụng đất khi đổi quốc tịch