Giật mình đọc đề tập làm văn lớp 3 về tình yêu
“Tìm sự vật so sánh trong câu văn, thơ sau và gạch hai gạch dưới từ so sánh:
b/Con cò trắng tựa như vôi
Tụi mình còn nhỏ xứng đôi quá chừng.
c/Thân em tựa cánh chuồn chuồn
Khi vui nó đậu khi buồn nó bay”.
(责任编辑:Kinh doanh)
下一篇:Nhận định, soi kèo Universitario vs Inter Miami, 8h00 ngày 30/1: Điểm tựa sân nhà
Uống một cốc nước ấm sau khi ngủ dậy sẽ giúp cơ thể nhanh chóng bổ sung độ ẩm, tăng sự trao đổi chất và giảm nguy cơ mắc các bệnh như đột quỵ. Lượng protein cho bữa sáng rất quan trọng để giảm béo, kiến nghị mọi người đảm bảo ít nhất 20 - 35 gram lượng protein, có thể lựa chọn trứng, các sản phẩm từ sữa, thịt nạc, bột đạm whey…, không chỉ giúp bạn ngăn ngừa sự cố cơ bắp, cải thiện sự trao đổi chất, mà còn tăng cường cảm giác no.
Khoảng thời gian này phù hợp hơn cho việc tập thể dục buổi sáng cường độ thấp. Vận động cơ thể tích cực trong vòng nửa giờ rất tốt cho việc đốt cháy chất béo, đi bộ có thể đánh thức cơ thể, tiêu thụ chất béo hiệu quả, và việc thể dục ngoài trời còn đem lại hiệu quả về sức khỏe.
7h – 9h: Thời gian uống nước
2 cốc nước sau khi ngủ dậy, điều này không chỉ làm sạch ruột mà còn ngăn ngừa sỏi mật. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người thức dậy và uống nước dễ giảm cân hơn những người không uống nước.
10h – 11h: Uống trà nóng để tăng cảm giác no
Não đói và trung tâm khát nằm ở vùng dưới khâu não. Nếu bạn nghĩ rằng khát là đói, hãy chọn đồ ăn nhẹ, uống trà nóng, vừa giải quyết được cơn khát vừa làm tăng cảm giác no.
12h - 13h: Bữa trưa bổ dưỡng
Trước khi ăn trưa nửa tiếng uống 2 cốc nước giúp tăng sự trao đổi chất, tăng cảm giác no và giúp bạn ăn ít thức ăn hơn. Bữa trưa cần giàu chất dinh dưỡng, bao gồm thực phẩm chính, rau và đạm. Thực phẩm chính chủ yếu là thực phẩm GI thấp như: yến mạch, gạo lứt, khoai lang và các loại ngũ cốc thô khác, thực phẩm chứa đạm chủ yếu là thịt chất lượng cao như thịt gà, thịt bò và cá, trứng và các sản phẩm từ sữa.
Không ăn quá nhiều thực phẩm chính cho bữa trưa, điều này sẽ làm tăng cơn buồn ngủ và ảnh hưởng đến việc học và làm việc buổi chiều của bạn. Buổi trưa nên tiêu thụ nhiều chất đạm. Sau bữa trưa, bạn có thể tập luyện cơ bắp đúng cách, chẳng hạn như đi bộ khoảng 10 -30 phút (lưu ý sau bữa ăn khoảng 30 phút).
13h – 14h: Ngủ trưa
Thời gian nghỉ trưa tốt nhất là ngủ trong khoảng 20-30 phút, điều này sẽ giúp bạn tràn đầy năng lượng. Nghiên cứu cho thấy, thời gian ngủ buổi trưa tương đương gấp 4 lần giấc ngủ ban đêm. Tuy nhiên, ngủ trưa không nên quá lâu, bằng không sẽ gây đau đầu, đồng thời còn ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ ban đêm.
14h – 16h: Trà chiều tốt cho sức khỏe
Một miếng trái cây, bánh mì nguyên hạt,… và một tách trà chiều sẽ khiến bạn không đói vào buổi tối, vì vậy bữa tối bạn không cần ăn nhiều.
18h – 20h: Bữa tối + thời gian tập thể dục
Đừng nghĩ rằng vì giảm cân nên không ăn tối, ăn bữa tối cũng tương tự như bữa trưa, tuy nhiên bạn nên ăn nhiều rau, thông thường, lượng rau ăn bữa tối nên gấp đôi so với thực phẩm chính.
Tập thể dục để ra mồ hôi, sau khi ăn 30 phút tốt hơn so với tập thể dục trước ăn, cơ bắp có thể tăng 22%, đồng thời có tác dụng trong việc tiêu thụ thức ăn và đốt mỡ.
20 – 21h: Ăn một cốc sữa chua
Sữa chua giúp tiêu hóa và giảm mỡ trong dạ dày. Uống sữa chua ít béo trước khi đi ngủ không chỉ tốt cho việc tiêu hao thức ăn mà còn giúp não tiết ra melatonin và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Vì vậy, đừng quên đến một cốc sữa chua ít béo trước khi đi ngủ.
21h – 22h: Tránh xa các sản phẩm điện tử
Cố gắng tránh xa TV, máy tính và điện thoại di động,.. sau 21h. Sau tất cả, những thứ này dễ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Tốt nhất bạn có thể đọc sách và nghe nhạc trước khi đi ngủ.
22h – 23h: Sẵn sàng để ngủ
Thời gian đi ngủ cố định, giúp duy trì chất lượng giấc ngủ cao hơn, không chỉ có lợi cho quá trình trao đổi chất của da, mà còn là một tiêu chí chính để duy trì bảo vệ cơ thể.
Hà Vũ (Dịch theo QQ)
Những thực phẩm diệu kỳ, ăn càng nhiều giảm cân càng nhanh
Cùng nhau đi tìm những loại thực phẩm vừa tốt cho sức khỏe lại giúp quá trình giảm cân nhanh của bạn dễ dàng hơn bao giờ hết.
" alt="Rất nhiều người không biết cách giảm cân nhanh nhờ thời điểm đốt cháy mỡ tốt nhất trong ngày" />- Cần hay không nghiên cứu công bố quốc tế?
Điểm gây tranh cãi đầu tiên đối với Quy chế 2021 là công bố quốc tế đối với nghiên cứu sinh.
Cụ thể, Thông tư 08/2017/TT-BGDĐT (gọi tắt là Quy chế 2017) yêu cầu nghiên cứu sinh cần công bố tối thiểu 2 bài báo về kết quả nghiên cứu của luận án, trong đó có 1 bài đăng trên tạp chí khoa học thuộc danh mục các tạp chí ISI hoặc Scopus. Bài báo ISI hoặc Scopus này có thể được thay thế bằng 2 báo cáo bằng tiếng nước ngoài trong kỷ yếu hội thảo quốc tế có phản biện hoặc 2 bài báo đăng trên tạp chí khoa học nước ngoài có phản biện.
Trong khi đó, theo Quy chế 2021, các bài báo, báo cáo khoa học xuất bản trong danh mục ISI/Scopus hoặc bài đăng ở hội thảo quốc tế không còn là điều kiện bắt buộc để tốt nghiệp với nghiên cứu sinh nữa. Quy chế mới bổ sung việc chấp nhận các sách chuyên khảo, các công bố tại các tạp chí trong nước theo tiêu chuẩn đánh giá của Hội đồng Giáo sư Nhà nước (0,75 điểm trở lên).
Tiến sĩ Phạm Hiệp - Giám đốc nghiên cứu, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển giáo dục Edlab Asia, phân tích: Thông tư 08 gửi thông điệp rõ ISI, Scopus là chuẩn quốc tế mà các trường cần phải lấy làm căn cứ để hội nhập. Tuy vậy, quy chế này cũng tính đến các yếu tố đặc thù với một số ngành vì điều kiện không phù hợp với tạp chí ISI, Scopus hoặc chưa đủ năng lực đáp ứng độ khó của tạp chí ISI-Scopus thì có thể thay thế bằng phương thức khác, ví dụ như là 2 bài công bố ở hội thảo quốc tế. Cũng cần lưu ý hội thảo này hoàn toàn có thể do chính các trường đại học ở Việt Nam tổ chức.
“Rõ ràng, những “chuẩn” ở Quy chế 2017 vừa đề cao tính hội nhập theo chuẩn mực quốc tế ISI, Scopus nhưng cũng rất linh động để đáp ứng đối với điều kiện của từng trường. Các “chuẩn” nằm trong Quy chế 2017 không hề cao mà lại rất linh động, định hướng hội nhập quốc tế rất rõ theo đúng tinh thần của Nghị quyết 29 của Trung ương, hay Nghị quyết 14 của Chính phủ. Trong khi Quy chế 2021 không đề cao tính hội nhập quốc tế”.
Nhiều luận cứ đưa ra rằng, Quy chế 2017 chỉ tính đến các tạp chí ISI,Scopus, bỏ rơi các tạp chí trong nước là không đúng vì chuẩn nêu rất rõ có 2 bài (1 bài quốc tế, 1 bài trong nước) như vậy tỷ lệ 50:50, hài hòa.
Do vậy, TS Phạm Hiệp khẳng định: “Quy chế 2021 hạ chuẩn so với Quy chế 2017”.
Một TS người Việt đang giảng dạy tại Úc thì cho biết anh nửa đồng tình và nửa không đồng tình với quy chế tuyển sinh, đào tạo tiến sĩ, quy định tiến sĩ có bài báo đăng trên các tạp chí khoa học trong nước, được Hội đồng Giáo sư nhà nước quy định khung điểm đánh giá tới 0,75 điểm trở lên theo ngành đào tạo.
“Tôi cũng đồng tình với GS Vũ Minh Giang rằng chẳng thà bỏ quy định này đi còn hơn ép đã người học đăng bài không thực chất, đi thuê mướn người khác. Điều này là có thật khi đặt ra một điều kiện quá cao, người học buộc phải gian lận để đủ tiêu chuẩn”.
Thế nhưng, theo vị TS này, cũng phải nhìn lại chính vì yêu cầu phải có công bố quốc tế mà trong vài năm trở lại đây số lượng bài báo công bố quốc tế của Việt Nam đã tăng và vấn đề công bố quốc tế đã được quan tâm. Trước đây dù khuyến khích nhưng không ai làm nên khi bắt buộc đã có tác động vừa tích cực vừa tiêu cực.
“Công bằng hơn” hay “không tin được”?
Tranh luận về Quy chế mới cũng xuất phát từ những băn khoăn về chất lượng tạp chí trong nước.
Thống kê cho thấy Việt Nam hiện có trên 600 tạp chí khoa học, và trong hệ thống tạp chí được Hội đồng Giáo sư nhà nước tính điểm có hơn 400 tạp chí.
Trong số này hiện có 1 tạp chí được chỉ mục trong cơ sở dữ liệu SCIE (Science Citation Index Expansed); 6 tạp chí thuộc ESCI (Emerging Sources Citation Index) của Web of Sciences; 8 tạp chí Scopus và 18 tạp chí được chỉ mục trong cơ sở dữ liệu của ACI (ASEAN Citation Index).
Theo bà Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT), việc công nhận bài báo khoa học trên các tạp chí chuyên ngành có uy tín trong nước “sẽ là động lực để các tạp chí khoa học phấn đấu nâng cao chất lượng, tiệm cận với các tiêu chuẩn quốc tế bằng nội lực, từ đó, đẩy mạnh việc quan tâm xây dựng các tạp chí trong nước vươn lên đẳng cấp quốc tế”.
Bên cạnh đó, cũng có quan điểm “việc mặc định cứ bài đăng báo quốc tế là tốt, chất lượng bài đăng tạp chí trong nước là thấp là một định kiến cần được nhìn nhận lại. Những đóng góp của hệ thống ấn bản phẩm khoa học trong nước hoàn toàn xứng đáng được nhìn nhận đánh giá khách quan và công bằng hơn” thì một TS đang giảng dạy tại một trường ĐH lớn ở TP.HCM bình luận: nhìn vào số liệu thống kê thì rõ ràng là số tạp chí trong nước tiệm cận được quốc tế đang chỉ chiếm một số lượng rất nhỏ.
“Hiện nay, nhiều tờ báo trong nước nói thẳng ra là rất “lôm côm”, không theo chuẩn mực nào. Dù Hội đồng Giáo sư Nhà nước đã chấm điểm nhưng ngay chính việc phong giáo sư của nước ta còn chưa hội nhập quốc tế cơ mà.
Rất nhiều tạp chí chuyên ngành chẳng ai đọc, giá trị không cao. Trường đại học nào cũng cố gắng ra tạp chí khoa học và có tạp chí để đăng bài của chính mình. Nếu bỏ quy định đăng bài quốc tế mà không làm chặt thì sẽ không còn có đòn bẩy nào để thúc đẩy nghiên cứu khoa học trong nước hội nhập quốc tế” - vị này bày tỏ quan điểm.
Còn theo TS. Phạm Hiệp, quy định đào tạo TS mới thậm chí còn gây ra “tác dụng ngược” đối với việc hội nhập quốc tế của các Tạp chí trong nước. Điều này là bởi, cơ chế chấm điểm của Hội đồng GS hiện nay không rõ ràng, không biết tạp chí 0.5 thì khác gì tạp chí 0.75 hay 1 điểm về mặt tổ chức vận hành hay mức độ hội nhập quốc tế. Ví dụ, một tạp chí hiện đang được 0.5 điểm có quyết tâm nâng cấp, mở thêm số tiếng Anh, nâng cấp hệ thống gửi bài, phản biện (thay vì sử dụng email), có số DOI cho từng bài báo, được Google Scholar chỉ mục hay được Ủy ban đạo đức xuất bản COPE ghi nhận thì vẫn có thể chỉ được giữ nguyên 0.5 điểm. Trong khi đó, một tạp chí được 0.75 điểm hoàn toàn có thể chỉ đăng bài Tiếng Việt, nhận bài gửi qua email, không có chỉ số DOI, không được Google Scholar chỉ mục và cũng không được COPE ghi nhận. Quy chế mới nói là hướng tới hỗ trợ các tạp chí trong nước nhưng thực tế là không có cơ chế cụ thể hướng dẫn sự hội nhập quốc tế và nâng cao chất lượng của các tạp chí trong nước.
Làm sao trông đợi vào sự liêm chính?
Một vấn đề gây tranh cãi nữa chính là sự liêm chính trong đào tạo mà những nhà quản lý trông đợi khi ban hành Quy chế 2021 này.
Lãnh đạo Bộ GD cho rằng Thông tư 18 tăng cường liêm chính học thuật và sự giám sát của các bên liên quan và giới khoa học.
Ví dụ, yêu cầu đăng tải công khai luận án tiến sĩ sau khi bảo vệ trên trang điện tử của cơ sở đào tạo trong 90 ngày là nhằm tạo ra kênh khuyến khích minh bạch hóa về chất lượng, đảm bảo liêm chính học thuật.
“Ít nhất quy chế mới cũng làm những nhà khoa học muốn đi buôn bài ISI sẽ hết đất diễn. Còn chuẩn chỉ là chuẩn, cái tâm của những người làm khoa học mới quan trọng. Những ai làm TS ra không làm gì thì sẽ bị đào thải hoặc chả dám giơ ra mà lòe thiên hạ. Tại Mỹ, tôi đã dự bảo vệ TS chả có yêu cầu ISI. Sau đó vài năm những người tốt nghiệp vẫn làm GS ở các trường danh tiếng. Cái tâm mới là quan trọng” – đây là ý kiến của một độc giả gửi về VietNamNet, bày tỏ sự đồng tình với quan điểm của Bộ GD-ĐT.
Anh N.V.T. cũng nhấn mạnh “Cái quan trọng nhất là đạo đức nghề của mỗi nhà nghiên cứu và chuẩn mực khoa học!”.
Chị Đoàn Liễu bày tỏ quan điểm việc lo ngại về chất lượng đào tạo tiến sĩ là điều hợp lý, thể hiện trách nhiệm xã hội của giới học thuật. Tuy nhiên, chị cho rằng vẫn có những giải pháp cho vấn đề này mà không nhất thiết phụ thuộc hoàn toàn vào yêu cầu công bố quốc tế đối với nghiên cứu sinh.
“Ví dụ, phải có cơ chế giám sát, đảm bảo quy trình dạy và học, quy trình kiểm tra đánh giá người học được thực hiện đầy đủ và hiệu quả, xác lập rõ và giám sát vai trò, trách nhiệm của thầy hướng dẫn, vai trò và trách nhiệm của người học. Cao hơn nữa, cần chú trọng rèn luyện người học về liêm chính học thuật, tuân thủ các quy định về đạo đức học thuật, đó mới là gốc rễ của bất kỳ hoạt động giáo dục nào”…
Tuy nhiên, độc giả Trịnh Mai Lan lại cho rằng “Ở Việt Nam mà đòi hỏi liêm chính với bảo đưa ra sàn còn tùy các trường thì thật là ngô nghê”.
Do đó, chị Lan ủng hộ ý kiến của GS.TSKH Ngô Việt Trung: Không có tiêu chuẩn công bố quốc tế thì những quy định đầu vào, dù có chặt chẽ đến đâu, cùng với các yêu cầu giải trình xã hội, liêm chính học thuật... cũng không thể ngăn cản được việc cho ra lò các “tiến sĩ rởm”.
Anh Thông Hồ thì nhận định với Quy chế mới, tình trạng mua bán, đổi chác bài báo không giảm mà sẽ tăng.
“Người bán báo top-tier hay top field (những tạp chí hàng đầu trong ngành) có lẽ là không có và số lượng người làm được là cực hiếm. Nhưng khi viết báo hạng thường, phản biện lỏng lẻo và luồn lách để có thì những bài báo này không thiếu ở các 'lò ấp tiến sĩ'".
Phương Chi - Lê Huyền
Xin phản biện 9 ý kiến ủng hộ chuẩn tiến sĩ mới của Bộ GD-ĐT
Tiến sĩ Lê Văn Út, cho rằng quy chế đào tạo tiến sĩ mới đã nới lỏng yêu cầu kết quả công bố trong luận án trước khi bảo vệ, tốc độ đào tạo tiến sĩ của Việt Nam có thể sẽ nhanh hơn trong thời gian tới.
" alt="Nguyên nhân nào khiến quy chế đào tạo tiến sĩ mới gây tranh cãi?" /> - Blake Bargatze, đến từ Georgia, Mỹ không có bệnh nền nhưng anh phải điều trị trong khoa hồi sức tích cực (ICU) của bệnh viện địa phương hồi tháng 4 sau khi nhiễm Covid-19.
Bargatze hồi phục sau khi được cấy ghép phổi. Ảnh: Business Insider Trong thời gian nằm viện, tình trạng của Bargatze ngày càng xấu đi. Các bác sĩ nói để có thể sống sót, anh cần có hai lá phổi mới. Đến tháng 6, người đàn ông này đã được phẫu thuật cấy ghép phổi như mong muốn.
Bargatze chia sẻ với báo Business Insider rằng, anh đã sốc nặng về cách Covid-19 tấn công cơ thể mình nhanh tới mức nào.
"Virus đã ăn sạch các lá phổi của tôi. Khi các bác sĩ lấy các lá phổi ra ngoài, chúng thực sự trông giống như bã kẹo cao su với đầy các lỗ thủng. Tôi đã rất may mắn khi không bị suy đa tạng", chàng trai trẻ kể.
Bargatze nằm trong số ít người nhiễm virus được ghép cả hai lá phổi thành công. Đến nay, mầm bệnh nguy hiểm đã cướp đi sinh mạng của hơn 687.000 người Mỹ, theo thống kê của Đại học Johns Hopkins.
Bargatze tin rằng anh bị mắc Covid-19 tại một buổi hòa nhạc ở bang Florida hồi tháng 3 và rất lấy làm tiếc vì điều này. Mặc dù đeo khẩu trang nhưng khi đó anh chưa tiêm chủng. Theo mẹ của Bargatze, điều đó một phần vì anh chưa tới lượt tiêm vắc xin và cũng vì anh lo lắng về các tác dụng phụ của việc chủng ngừa.
Mặc dù đang phải uống tới 50 viên thuốc mỗi ngày nhưng Bargate cảm thấy vui khi có thể đi lại một lần nữa và "biết ơn vì vẫn còn sống". Kể từ khi hồi phục, anh đã tiêm đủ cả hai liều vắc xin Covid-19. Anh dự kiến sẽ quay trở lại làm việc trong tuần này.
Sau biến cố nhớ đời, chàng trai trẻ kêu gọi mọi người tiêm phòng càng sớm càng tốt. Theo Bargatze, nhiều người vẫn tỏ ra "liều lĩnh" ngay cả khi biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao tiếp tục làm gia tăng số ca nhập viện tại Mỹ, đặc biệt là ở những người chưa được chủng ngừa.
"Tôi đang cố gắng làm cho mọi người nhận thức rõ hơn về những gì thực sự có thể xảy ra với loại virus này. Chúng ta không đáng phải trải qua rủi ro", Bargatze nhấn mạnh.
Tuấn Anh
>>> Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất
Cuba bắt đầu tái mở cửa, Singapore siết chặt hạn chế chống Covid-19
Chính phủ Singapore quyết định siết chặt trở lại các biện pháp hạn chế nhằm ngăn chặn virus lây lan. Trong khi đó, Cuba bắt đầu tái mở cửa đất nước.
" alt="Chàng trai kể chuyện thoát chết sau khi bị Covid" /> - Tham gia chia sẻ trong buổi talk show là sự hiện diện của bà Vũ Thị Huyền - CEO Thẩm mỹ Hoa Sen, bà Nguyễn HoàngThanh - CEO Clover Spa, bà Lê Thụy Thanh Thủy - CEO Trường Thẩm Mỹ ANA, cùng sự tham gia của hơn 100 nhân sự ngành làm đẹp.
Chương trình thu hút đông đảo các bạn theo đuổi nghề spa tham gia Tiếp thêm lửa từ những câu chuyện khởi nghiệp
Xuyên suốt hơn 2 giờ diễn ra buổi tọa đàm, không khí cả hội trường lúc nào cũng háo hức bởi những câu chuyện mà 3 vị khách mời mang đến. Qua đó, bức màn dẫn đến thành công với nghề spa cũng đã dần được hé mở.
Khách mời chia sẻ trong chương trình là doanh nhân thành công ngành làm đẹp Bà Vũ Thị Huyền chia sẻ: “Bước đầu xây dựng thương hiệu có lẽ ít nhiều ai cũng sẽ có những khó khăn nhất định, đặc biệt là về nhân lực và thị trường phát triển. Thế nhưng, dù cho bạn chọn bất cứ nghề gì cũng vậy, nếu đã làm thì hãy quyết tâm làm thật nghiêm túc rồi thành công sẽ đến với bạn.”
Cùng chung quan điểm về yếu tố nhân sự trong nghề spa, bà Hoàng Thanh cho biết: “Yếu tố con người luôn được các spa quan tâm hàng đầu. Nếu xây dựng thương hiệu khó 1 thì tuyển dụng nhân sự cho spa còn khó gấp 10 lần như vậy. Vì nhân sự chính là bộ mặt, thể hiện sự chuyên nghiệp của spa, trung tâm làm đẹp do vậy các tiêu chí tuyển dụng tương đối gắt gao.
Để đáp ứng đủ các yếu tố tuyển dụng phổ biến hiện nay đòi hỏi các bạn phải trải qua một khóa đào tạo kỹ thuật viên spa chuyên nghiệp để tích lũy cả kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng mềm mới thích ứng được với nhu cầu phát triển hiện nay”.
“Khan” nhân sự spa chuyên nghiệp
Các khách mời chia sẻ, chưa bao giờ vấn đề nhân sự cho ngành spa lại trở nên cấp thiết như hiện nay, bởi số lượngspa/thẩm mỹ viện mở ra ngày càng nhiều nhưng số lượng kỹ thuật viên spa chuyên nghiệp lại rất khan hiếm.
Nói về vấn đề này, bà Lê Thanh Thủy - CEO trường ANA cho biết: “Để đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng ngày càng phát triển theo hướng hiện đại của nghề spa, bên cạnh các kiến thức chuyên môn, kỹ năng tay nghề tại ANA luôn chú trọng đào tạo một số kỹ năng mềm cần thiết cho các bạn như kỹ năng giao tiếp, tư vấn bán hàng, phát triển bản thân,…để các bạn có thể tự tin nhất khi ra trường”.
Các khách mời chia sẻ và thảo luận về yếu tố quyết định sự thành công với nghề spa Bàn sâu hơn về thang đo chất lượng của nhân sự spa hiện nay, có 2 yếu tố chính để đánh giá một kỹ thuật viên spa là trình độ và thái độ. So sánh tầm quan trọng của 2 yếu tố này, bà Vũ Thị Huyền cho biết “Trong mắt các nhà tuyển dụng spa thì thái độ sẽ chiếm 80% khi lựa chọn một nhân viên. Bất cứ ngành nghề nào cũng vậy, chỉ khi bạn có thái độ tích cực và đúng đắn thì bạn mới có thể phát triển lâu dài, khi có tâm bạn mới có tầm”
Chương trình diễn ra thành công với sự chia sẻ nhiệt tình của 3 vị khách mời Cùng chung quan điểm này, bà Nguyễn Hoàng Thanh chia sẻ thêm, “Chỉ khi bạn có một thái độ tích cực với công việc, hòa nhã với đồng nghiệp, tôn trọng khách hàng bạn mới cảm nhận được niềm vui khi mỗi ngày làm công việc mình yêu thích, giúp nâng cao năng suất công việc cũng như cảm nhận được hết ý nghĩa của công việc mình đang làm. Từ đó các bạn sẽ tự thân học hỏi, trau dồi thêm những kiến thức kỹ năng để phát triển lâu dài với nghề”
Trong khuôn khổ nội dung buổi talk show các vị khách mời cũng đã giải đáp một số thắc mắc cơ bản xoay quanh các vấn đề về những khó khăn khi bước đầu tiếp xúc với công việc thực tế cũng như những lời khuyên quý giá dành cho một số bạn đang có dự định mở spa trong tương lai,... giúp các bạn có được những định hướng đúng đắn cho công việc sắp tới của mình.
Doãn Phong
" alt="Giới trẻ hào hứng tham gia talk show chia sẻ bí mật thành công nghề spa" /> - Gặp cô Bé ở huyện đảo khi cô vừa từ trường trở về nhà.
Nét nhỏ nhắn, với chiếc răng khểnh, cô niềm nở: Em học Sư phạm mầm non ra trường năm 2014. Sau khi ra trường, cô Bé vào TP.HCM làm giáo viên cho một trường mầm non tư thục với mức lương 3,5 triệu đồng/ tháng.
Cô Nguyễn Thị Bé và các học trò Công việc đang tạm ổn thì đến năm 2017, khi có thông tin huyện đảo Cồn Cỏ thiếu giáo viên, cô Bé đã viết đơn tha thiết xin ra đảo công tác. Sau một tuần thì được huyện tiếp nhận.
Theo cô Bé, dù chưa được ra đảo lần nào nhưng động lực lớn để "không phải suy nghĩ nhiều" vì trước đây bố cô đi bộ đội đã đóng quân ở đảo Cồn Cỏ.
"Và em đã bén duyên với đảo đến nay, cũng có những lúc nhớ nhà, có lúc xao động - nhưng chưa bao giờ nghĩ sẽ bỏ đảo vào bờ" - cô Bé chia sẻ.
Chia sẻ về cuộc sống nơi đây, cô cười bảo "ra đảo cô được nhiều hơn. Lương cao hơn, được vào biên chế, có chồng, có con..."
Nhiều khó khăn
Kể về "ngôi nhà thứ 2", cô Bé nói: Trường có đủ điều kiện dạy học mầm non và tiểu học nhưng chỉ mới duy trì được bậc học mầm non bởi khi học đến tiểu học, các em được đưa vào đất liền ở với ông bà và người thân để học tiếp. Lý do là số trẻ trên đảo không đủ để tổ chức lớp học.
Trẻ ở đảo, mỗi bài dạy phải nhắc đi nhắc lại nhiều lần Phụ huynh ở đây cứ con đến tuổi đi học là cho các con nhập học, cô không phải đi vận động nhưng số hộ gia đình sinh sống trên đảo chưa nhiều. Năm học 2020-2021, trường tuyển được đông học sinh nhất với 14 cháu, còn mọi năm chỉ vài cháu. Có năm chỉ tuyển được 2 cháu.
"Mặc dù có được sự đầu tư xây trường khang trang, có đầu tư cơ sở vật chất - nhưng so với đất liền trẻ ở đảo vẫn có thiệt thòi nhiều. Do đó, quá trình học thường tiếp thu chậm, thậm chí trẻ có tâm lý ỉ lại. Ở đảo, môi trường tiếp xúc chỉ đến trường và về với cha mẹ. Còn ở đất liền, trẻ được cha mẹ cho đi chơi công viên, các khu vui chơi...nên mạnh dạn hơn" - cô Bé so sánh.
Nói về khó khăn, cô Bé chia sẻ, lớp ghép đủ lứa tuổi từ 2-6 tuổi, một trò chơi mà chỉ có 2 trẻ thì rất khó khiến cho trẻ thấy hứng thú...
Về việc chăm sóc các bé, cô Bé cho hay, mùa hè thì mọi nhu yếu phẩm đỡ khó khăn hơn vì tàu ra vào nhiều. Nhưng mùa đông có khi nửa tháng, hoặc cả tháng không có tàu bè vào thì phải tích trữ đồ ăn trong tủ. Thịt, cá thì các cô (cả trường có 2 giáo viên - PV)phải gom của dân đi đánh bắt, còn rau thì tự cung tự cấp.
"Sự vất vả của giáo viên ở đây cũng tăng nhiều (cười) nhưng một thời gian cũng quen, bắt kịp nhịp sống" - cô Bé chia sẻ. Dù có nhiều khó khăn, nhưng khi ra đây là em xác định gắn bó với mảnh đất này lâu dài.
Kiều Oanh
" alt="Nữ giáo viên trẻ làm đơn tha thiết xin ra huyện đảo Cồn Cỏ" /> - - Trúng tuyển cả 3 trường đại học, song Trần Khánh Vy - nữ sinh từng gây sốt cộng đồng mạng khi “nhại” 7 thứ tiếng quyết định trở thành tân sinh viên của Học viện Ngoại giao.
Trần Khánh Vy quyết định theo học ngành Quan hệ quốc tế của Học viện Ngoại giao. Chia sẻ với VietNamNet, Khánh Vy (Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An) cho biết bản thân em mất khá nhiều thời gian để có thể đưa ra được quyết định cuối cùng về ngôi trường mà mình sẽ theo học.
Bởi theo Vy, hai trường mà em đăng ký và trúng tuyển là Trường ĐH Ngoại thương và Học viện Ngoại giao đều là những trường có chất lượng đào tạo tốt. Thậm chí, trước đó, Vy cũng lọt vào danh sách được tuyển thẳng của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, song em đã từ chối cơ hội này.
Cuối cùng, nữ sinh chuyên Anh đã chọn theo học ngành Quan hệ Quốc tế của Học viện Ngoại giao và cho biết đã gửi giấy xác nhận nhập học vào sáng nay (17/8). Điều này, đồng nghĩa với việc Vy đã từ chối cơ hội vào Trường ĐH Ngoại thương, là mơ ước của rất nhiều bạn trẻ.
Vy đưa ra quyết định này bởi thấy bản thân thích học các ngành về ngoại ngữ, tăng cường khả năng giao tiếp và có cơ hội được làm việc trong ngành ngoại giao.
Với việc giành được 25,53 điểm 3 môn khối D (Toán 7,5; Văn 8,75; Tiếng Anh 9,28), 9X này đỗ cả hai trường ngay trong đợt xét tuyển đầu tiên mà chưa phải dùng đến điểm ưu tiên và khuyến khích.
Bởi Vy được cộng điểm với việc đạt giải Ba kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn Tiếng Anh.
Năm nay, điểm chuẩn ngành Kinh tế đối ngoại Trường ĐH Ngoại thương là 24,95 và của ngành Quan hệ Quốc tế - Học viện Ngoại giao là 24,5.