Hôm 18/2, mẹ nữ ca sĩ 17 tuổi Ohmoto Honoka mang theo di ảnh con gái đến tòa án ở thủ đô Tokyo. Bà đệ đơn kiện công ty quản lý H Project. Bà khẳng định công ty và những bản hợp đồng lắm ràng buộc là nguyên nhân khiến cô gái chưa tròn 17 tuổi tự sát vì áp lực.Vụ kiện đang được tòa án Tokyo xử lý. Trong ngày xử đầu tiên, giám đốc công ty H Project không có mặt mà ủy quyền cho luật sư.
Giới quan sát nhận định vụ việc này cho thấy tại Nhật Bản, sự hào nhoáng của ngành giải trí chỉ là bề nổi. Ngành công nghiệp giải trí phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc đã tạo ra những bản hợp đồng ngầm đáng sợ.
|
Hai ca sĩ Nhật bị đe dọa sau khi tiết lộ tiền lương và bản hợp đồng nô lệ. |
Hợp đồng nghệ sĩ hay hợp đồng nô lệ bóc lột cả trẻ em?
Japan Times cho hay ở Nhật Bản, các nhóm nhạc thần tượng có tới hàng trăm người mỗi nhóm. Diễn viên đào tạo hàng năm cũng lên tới hàng nghìn người. Họ phải chịu cảnh bị bóc lột và lợi dụng bởi các công ty quản lý bằng những bản cam kết được gọi là hợp đồng độc quyền dài hạn.
Các thành viên cũ nhóm nhạc thần tượng Nijiro Fanfare nổi tiếng nhờ mạng trực tuyến. Nhưng sau đó, họ phải chọn cách rời bỏ nhóm nhạc khi không thể chịu được những đỏi hỏi quá lớn trong công việc.
“Sau khi đưa ra ý kiến rời nhóm, quản lý đã nói với chúng tôi rằng không còn cơ hội nào cho chúng tôi ở Nhật Bản. Cô ấy (người quản lý) nói sẽ nghiền nát tương lai của chúng tôi bằng mọi cách”, Aya Kotobano nói trên Japan Times.
Các thành viên cho biết họ phải ký hợp đồng có thời hạn 7 năm và yêu cầu bắt buộc “không thể chấm dứt hợp đồng”. Sau khi trừ các khoản đầu tư từ công ty, các cô gái chỉ thu về khoảng 350 USD hàng tháng.
|
Những ngôi sao hạng A cũng phải xuất hiện với hỉnh ảnh hở hang. |
Trong trường hợp không tìm được các show diễn, họ buộc phải livestream để kiếm tiền từ mạng xã hội. Họ phải chi trả cả chi phí trang phục, thuê vũ công và nhiều chi phí khác.
Aya Kotobano đệ đơn kiện chống lại bản hợp đồng vô lý của công ty có trụ sở đặt tại Tokyo. Nhưng một luật sư cho biết nếu ra tòa, các nghệ sĩ thường thua thiệt vì công ty quản lý đã đúng về luật thông qua câu chữ trong hợp đồng.
Mẹ nữ ca sĩ Honoka khóc khi trình bày ở tòa: “Con gái tôi bị ép phải làm việc hơn 10 tiếng một ngày dù khi đó cháu mới 14 tuổi. Con bé cảm thấy khó khăn trong việc cân bằng giữa cuộc sống, công việc và gia đình. Cô đã muốn rời nhóm nhạc và bị quản lý đe dọa đánh đập”.
Tổng biên tập tờ Posse Shohei Sakakura cho biết các công ty quản lý ở Nhật thường chịu chi trong việc tìm kiếm những gương mặt chưa đủ tuổi thành niên. Họ đào tạo và ra mắt dưới hình thức nhóm nhạc. Sau đó, các cô gái, chàng trai có thể tách nhóm đóng phim, làm người mẫu.
|
Ở Nhật, ông trùm luôn là người tạo ra tiền còn các nghệ sĩ chỉ là công cụ kiếm tiền. Yasushi Akimoto (giữa) còn được mệnh danh là bàn tay vàng khi đụng tới đâu là "vàng" tới đó. |
AKB48, nhóm nhạc nổi tiếng nhất Nhật Bản, cũng ra đời như vậy. Mỗi năm, nhóm lại có những thành viên mới bên cạnh sự ra đi của các ca sĩ cũ. Sau tất cả, người có tiền là Yasushi Akimoto.
Ở Nhật, ông Akimoto được gọi là bàn tay vàng của ngành công nghiệp giải trí khi mọi thứ ông chạm vào đều ra tiền, dù rằng các nghệ sĩ trực thuộc AKB48 không giàu có như vậy.
Thao túng tình dục và ép hở hang
Ông Shohei Sakakura cho biết trong các hợp đồng ràng buộc, nghệ sĩ luôn nằm chiếu dưới. Họ đối diện vô số điều khoản bất lợi nhưng không có nhiều hứa hẹn tương lai tươi sáng.
“Đó là cách để các nghệ sĩ sau đó phải nghe theo lời công ty nếu muốn phát triển. Họ bị bóc lột, tiền ít, làm nhiều và đôi khi trở thành công cụ tình dục”, ông cáo buộc.
Nếu như ở Trung Quốc hay Hàn Quốc, các nghệ sĩ thuộc nhóm thần tượng buộc phải duy trì hình ảnh trong sáng thì ở Nhật Bản, quy định này thoáng hơn rất nhiều. Gần như 100% các nữ nghệ sĩ xứ Phù Tang đều phát hành các cuốn sách ảnh gợi cảm. Họ mặc bikini, tạo dáng sexy và phô trọn số đo ba vòng.
|
Nghệ sĩ phát hành sách ảnh gợi cảm là điều thường thấy ở Nhật. Nhiều người cho biết họ bị ép phải chụp hình. |
Doanh số từ các cuốn sách ảnh gợi cảm cũng là nguồn thu không nhỏ cho công ty. Năm 2017, nữ diễn viên Fumika Shimizu đã tuyên bố giải nghệ ở tuổi 23, gia nhập một giáo phái khi không thể chịu nổi cảnh nhận mức lương khoảng 400 USD mỗi tháng nhưng bị ép chụp ảnh bikini, làm việc 20 tiếng một ngày.
Fumika Shimizu thấy mình đáng thương khi trở thành “người tình của mọi gã đàn ông”.
Một nữ nghệ sĩ Nhật Bản giấu tên đã khóc khi chia sẻ trên On của Trung Quốc: “Tôi đã khóc khi tỉnh dậy với những cơn đau khắp người. Tôi bị chuốc rượu, ép lên giường và chẳng thể hiểu nổi chuyện gì đã xảy ra với mình”, cô nói.
Cần bàn tay của chính phủ
Một cuộc khảo sát vào năm 2018 do Viện lao động Nhật Bản thực hiện cho kết quả 60% nghệ sĩ được hỏi thừa nhận từng bị tấn công tình dục, 90% số người xác nhận bị bóc lột. Nhưng rất ít phần trăm trong số đó dám thừa nhận và công bố.
Luật sư của Hiệp hội Quyền của nghệ sĩ, ông Kunitaka Kasai, trả lời Japan Times, cho biết giới chức nước này loay hoay trong việc xử lý các vụ việc liên quan đến showbiz khi hợp được ký ở thời điểm nghệ sĩ không hiểu rõ các quy định được viết.
Văn phòng thanh tra tiêu chuẩn lao động cũng ngại ngần trong việc cung cấp các hướng dẫn liên quan đến hợp đồng cho nghệ sĩ.
Luật sư Tsuyoshi Fukai, người có kinh nghiệm trong các vụ tranh chấp giữa nghệ sĩ và công ty quản lý, cho hay nghệ sĩ ít dám lên tiếng vì họ bị quy định cấm yêu, cấm nói về mức lương, cấm chia sẻ với gia đình.
Họ còn bị quản lý về chỗ ở nên “rất khó để cãi thắng". Ông cho rằng chính phủ cần vào cuộc để có những biện pháp mạnh tay hơn, bảo vệ được sự lành mạnh và lao động hợp pháp ở giới giải trí.
(Theo Zing)
" alt="Showbiz Nhật Bản: Tội ác tình dục và những bản hợp đồng nô lệ đáng sợ"/>
Showbiz Nhật Bản: Tội ác tình dục và những bản hợp đồng nô lệ đáng sợ
- Tuy vẫn ở nhóm "trung bình", nhưng so với chính mình, Việt Nam đã có tiến bộ về khả năng sử dụng tiếng Anh. Kết quả khảo sát của một tổ chức giáo dục tư nhân quốc tế cho biết.Sáng 18/1 tại Hà Nội, tổ chức giáo dục tư nhân EF đã thông tin về kết quả chỉ số đánh giá Anh ngữ (EF EPI) phiên bản thứ ba.
Theo kết quả này thì Việt Nam có tiến bộ về tiếng Anh trong 6 năm qua.
Năm 2012, Việt Nam xếp thứ 31/54, còn đến 2013 thì tăng lên hạng 28 trong số 60 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Thứ hạng 28 của Việt Nam là vị trí cuối trong nhóm "trình độ trung bình", theo phân tích của nhóm khảo sát.
|
Kết quả xếp hạng của khảo sát |
Các quốc gia và vùng lãnh thổ khác trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan có vị trí còn thấp hơn Việt Nam.
Trong khi đó, với các thứ hạng 11 và 12, người Malaysia và Singapore lại dùng tiếng Anh khá thành thạo.
Bảng xếp hạng này được xây dựng dựa trên kết của bài kiểm tra dành cho 750.000 người lớn từ 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trong năm 2012.
Ông Minh Trần, giám đốc dự án khảo sát này cho biết, đây là một bài kiểm tra trên mạng miễn phí, người tham gia có ý thức chủ động muốn đánh giá khả năng tiếng Anh của mình.
Để "đạt tiêu chuẩn" tham gia khảo sát, mỗi quốc gia tối thiểu phải có 400 bài thi.
Tuy không công bố cụ thể, nhưng ông Minh Trần khẳng định số lượng bài thi của Việt Nam tham gia khảo sát lớn hơn nhiều so với con số tối thiểu trên.
Chỉ số và bảng xếp hạng này có ý nghĩa tham khảo đối với người học cũng như xây dựng chính sách.
Những biến động toàn cầu
Báo cáo này đưa ra một số kết quả khác như sau:
Trong khi phần lớn các nước châu Âu đều đã sử dụng tiếng Anh thành thạo hoặc đang tích cực hướng tới mục tiêu đó thì Pháp lại đang hoàn toàn nằm trong một quỹ đạo khác (thứ hạng của Pháp là 35 và giảm so với trước đó).
EF là tên viết tắt của "EF Education First" được thành lập vào năm 1965; hiện nay có 400 văn phòng và trường học trên thế giới, hoạt động trong 16 lĩnh vực, tổ chức các chương trình đào tạo từ ngôn ngữ, du học, học thuật, giao lưu văn hóa. |
7 nước đứng đầu trong danh sách sử dụng tiếng Anh thành thạo đều là các quốc gia châu Âu nhỏ, diện tích nhỏ.
Ở châu Á, đặc biệt là Indonesia và Việt Nam đã có cải thiện đáng kể về mức độ sử dụng tiếng Anh thành thạo trong 6 năm. Trung Quốc cũng có cải thiện nhưng chậm hơn. Hàn Quốc và Nhật Bản có đầu tư lớn nhưng mức độ sử dụng thành thạo tiếng Anh lại giảm nhẹ.
Trung Đông và Bắc Phi là các khu vực yếu nhất, trừ ngoại lệ dành cho Tiểu vương quốc Ả rập.
Hơn một nửa các nước Mỹ La tinh nằm ở nửa cuối của bảng xếp hạng. Tại Mexico và Guatemala, mức độ thành thạo trong sử dụng ngoại ngữ đã giảm xuống.
Bảng xếp hạng
RẤT TỐT | TỐT | TRUNG BÌNH | KÉM | RẤT KÉM |
1. Thụy Điển | 8.Ba Lan | 18.Slovakia | 29.Urugoay | 44. Chile |
2. Na Uy | 9. Hungary | 19.Achentina | 30.Sri Lanca | 45. Maroc |
3.Hà Lan | 10.Slovenia | 20.Czech | 31.Nga | 46.Colombia |
4.Estonia | 11.Malaysia | 21. Ấn Độ | 32. Ý | 47.Co-oet |
5.Đan Mạch | 12.Singapore | 22. Hồng Kông | 33. Đài Loan | 48.Equado |
6.Áo | 13.Bỉ | 23. Tây Ban Nha | 34.Trung Quốc | 49.Venezuela |
7.Phần Lan | 14. Đức | 24.Hàn Quốc | 35.Pháp | 50.Gioocdania |
| 15.Latvia | 25.Indonesia | 36.Các tiểu vương quốc Ả rập | 51.Cata |
| 16.Thụy Sĩ | 26.Nhật | 37.Costa Rica | 52.Guatemala |
| 17.Bồ Đào Nha | 27.Ucraina | 38.Brazil | 53.El Savlador |
| | 28. Việt Nam | 39.Peru | 54.Libya |
| | | 40.Mexico | 55.Thailand |
| | | 41.Thổ Nhĩ Kỳ | 56.Panama |
| | | 42. I-ran | 57.Kazakhstan |
| | | 43. Ai Cập | 58.Algeria |
| | | | 59. Saudi Arabia |
| | | | 60.Iraq |
" alt="Việt Nam vươn lên thứ 28 về thành thạo tiếng Anh"/>
Việt Nam vươn lên thứ 28 về thành thạo tiếng Anh
Bất kỳ ai muốn phát triển bảnthân, muốn tìm thấy sự thú vị, hạnh phúc trong sự nghiệp và cuộc sống cũng đềuphải chuẩn bị tinh thần cho sự thất bại. Nếu chỉ nghĩ đến thành công, bạn sẽ rơivào trạng thái ảo tưởng, lo sợ thất bại và không dám dấn thân.
Giám đốc Tiếp thị Coca-Cola Việt Nam Phạm Nhã Uyên đã nhấn mạnh như vậy về nghềmarketing trong chương trình “Hành trang mở lối thành công”. |
Giám đốc Tiếp thị Coca-Cola Việt Nam - Phạm Nhã Uyên |
Cân bằng lợi ích của công tyvà công chúng
- Từ những cuộc nói chuyện, chia sẻ và hướng dẫn các bạn sinh viên gần đâyvới "Hành trang mở lối thành công", cảm nhận và ấn tượng nào mạnh mẽ nhất vớichị?
Thực sự rất vui! Công việc thường ngày của chúng tôi rất bận rộn, do đó nếukhông có động lực sâu sắc và không cảm nhận được niềm vui thực sự từ nhữngchương trình như thế này, sẽ khó có thể tham gia và chia sẻ chân thành được.
Tôi đã có buổi nói chuyện với sinh viên trường ĐH Hoa Sen về chủ đề Marketing vàcông việc của một người làm IMC thực thụ. Sau đó, nhóm sinh viên xuất sắc nhấttiếp tục được chia sẻ, đào tạo kiến thức và kĩ năng sâu hơn.
|
Những sinh viên xuất sắc nhất trong buổi hội thảo chia sẻ kinh nghiệm tại trường ĐH Hoa Sen tham gia đợt huấn luyện trực tiếp của chị Nhã Uyên tại văn phòng Coca-Cola |
Với đề tài mà tôi đề nghị các bạnphát triển ý tưởng, lúc đầu, tôi đã tự dặn mình đừng mong đợi quá cao đối vớinhững bạn trẻ vẫn còn chưa rời giảng đường, nhưng những gì các bạn trình bày đãcho tôi nhiều hy vọng về một thế hệ mới. Đặc biệt là bài trình bày của một nhómtoàn các nữ sinh về quảng bá sản phẩm trong ngày Tết dân tộc.
Các bạn vừa có ý tưởng, vừa thể hiện tâm huyết mạnh mẽ thông qua một bài trìnhbày rất chi tiết, công phu. Đây là dấu hiệu đầu tiên của những người có ý thứcvà khả năng thành công.
|
Chị Phạm Nhã Uyên - Giám đốc Tiếp Thị Coca-Cola Việt Nam chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân trên con đường trở thành một Marketer với sinh viên ĐH Hoa Sen đầu tháng 9/2013 |
- Chị đã chia sẻ thông điệprất hay về tâm thế để thành công. Còn bài học cụ thể nào liên quan đến nghềnghiệp mà chị mong các bạn trẻ sẽ nghe, hiểu và suy nghĩ?
Chuyên ngành của tôi là Marketing nên một trong những vấn đề khiến tôi quan ngạivà muốn chia sẻ nhất là quan niệm của nhiều bạn trẻ về nghề này. Có một suy nghĩrất phổ biến: Marketing là nghề... xài tiền và những người làm Marketing thườngđược nhìn trong hào quang lấp lánh.
Sự thực thì Marketing là hoạt động đầu tư ngân sách để mang lại sự phát triểncho công ty hoặc nhãn hiệu của mình. Và vì hoạt động Marketing, truyền thông đãvà đang có tác động ngày càng lớn tới đời sống của xã hội nên sứ mệnh của nhữngngười làm Marketing còn là cân bằng tối ưu lợi ích của công ty, nhãn hiệu vớiquyền lợi của công chúng.
Mặt khác, Marketing là tổng hòa của nghệ thuật và khoa học. Có nhiều người khôngnhìn thấy mặt khoa học, chỉ thấy khía cạnh nghệ thuật mà thôi. Lĩnh vực này còncần có tư duy phân tích về những con số, những lựa chọn, quyết định, hành độngđằng sau bề mặt lấp lánh mà nhiều người có thể nhìn thấy.
Do vậy, đây không là mảnh đất của ngẫu hứng và ham vui, không phải nghề nghiệpvới danh nghĩa sáng tạo, chỉ có gặp gỡ ai đó để nói chuyện, giao tiếp, cười nóinhư rất nhiều bạn trẻ lầm tưởng.
Làm mới những giá trị truyền thông
- Marketing là một trong những lĩnh vực luôn đòi hỏi sự thay đổi và đang đứngtrước nhiều yêu cầu phải thay đổi. Chị có thể chia sẻ gì về đạo đức và tráchnhiệm xã hội nghề này trong bối cảnh hiện nay?
Cụ thể, tôi quan niệm rằng các chương trình Marketing của thương hiệu không nênchỉ tập trung vào các thông điệp của nhãn hàng mà còn nên truyền tải những thôngđiệp tốt đẹp về cuộc sống.
Trong các chiến lược Marketing của Coca-Cola, chúng tôi cũng áp dụng quan niệmnày như chương trình “Giải lao rồi, Coca-Cola thôi” gần đây. Ngoài thông điệpcủa thương hiệu, chúng tôi cũng muốn động viên, định hướng các bạn trẻ nên tựmình tạo ra những niềm vui nho nhỏ trong giờ giải lao để thoát khỏi tâm trạngbuồn chán, đang là hiện tượng phổ biến của giới trẻ hiện nay.
Chương trình Marketing Tết của Coca-Cola luôn mong muốn làm mới lại những giátrị truyền thống của Tết, giúp nhãn hiệu gắn kết với người tiêu dùng cũng nhưlàm mới nét đẹp truyền thống này.
Tất cả những dự án không chỉ là nơi thể hiện thông điệp của nhãn hiệu mà cònphải là nơi công chúng có thể có được trải nghiệm mới, có thời gian ý nghĩa vớibạn bè, gia đình và tìm thấy cảm hứng mới cho cuộc sống.
Gần đây nhất, khi mang chương trình “Soundwave” về thị trường nông thôn, chúngtôi vẫn tự hào là mình đã mang một chương trình chất lượng, không khác gì chươngtrình được tổ chức tại các thành phố lớn. Với nguồn kinh phí cho phép, chúng tôiđã tập trung tạo dựng không gian giải trí, vui chơi với những trang thiết bịtốt, đem lại những trải nghiệm mới cho cộng đồng địa phương.
Đối với chúng tôi, sự hứng thú, yêu thích của hàng chục nghìn người chính làthước đo quan trọng trong việc truyền thông tốt cho nhãn hiệu. Sau chương trình,chúng tôi thực sự hạnh phúc và tự hào về giá trị đã đem đến cho công chúng.
- Xin cảm ơn chị!
Vũ Minh
" alt="'Marketing không phải là mảnh đất ngẫu hứng và ham vui'"/>
'Marketing không phải là mảnh đất ngẫu hứng và ham vui'