当前位置:首页 > Công nghệ > Soi kèo góc Fulham vs Crystal Palace, 19h15 ngày 29/3 正文
标签:
责任编辑:Kinh doanh
Nhận định, soi kèo Young Lions vs Albirex Niigata, 19h00 ngày 28/3: Trận đấu thủ tục
Các trường khác ở huyện này như THPT Bà Điểm, THPT Nguyễn Văn Cừ, THPT Phạm Văn Sáng, THPT Hồ Thị Bi đều có điểm chuẩn trên 20. Nguyên nhân các trường ở huyện Hóc Môn có điểm chuẩn cao theo các chuyên gia là do địa bàn này giáp với Quận 12, Bình Tân, Tân Bình nên được thí sinh ở đây lựa chọn.
Trường Trung học Thực hành, ĐH Sư phạm TP.HCM (Quận 5) có điểm chuẩn lần lượt ở các nguyện vọng 1 – 2 – 3 là 25 – 25,2 – 25,4 điểm.
![]() |
Những trường có điểm chuẩn lớp 10 cao nhất năm nay ở TP.HCM |
Trong khi đó các Trường THPT Trưng Vương (Quận 1); Trường THPT Bùi Thị Xuân (Quận 1); Trường THPT Lê Quý Đôn (Quận 3); Trường THPT Ngô Quyền (Quận 7) vẫn có điểm chuẩn từ 24 đến < 25.
So với các quận huyện ở TP.HCM thì điểm chuẩn vào lớp 10 công lập các trường ở huyện Cần Giờ thấp nhất. Trong đó Trường THPT Cần Thạnh có điểm chuẩn lần lượt 3 nguyện vọng 1 – 2 – 3 là 15 – 15,5 – 16; Trường THCS- THPT Thạnh An có điểm chuẩn lần lượt 3 nguyện vọng 1 – 2 – 3 là 15 – 15,5 – 16; Trường THPT Bình Khánh có điểm chuẩn lần lượt 3 nguyện vọng 1 – 2 – 3 là 16- 16,5 – 17; Trường THPT An Nghĩa có điểm chuẩn lần lượt 3 nguyện vọng 1 – 2 – 3 là 15,3 – 15,5 – 15,8.
Minh Anh
Ngày 23/8, Sở GD-ĐT TP.HCM đã công bố điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT công lập năm học 2021-2022. Có trường, học sinh phải đạt 9 điểm mỗi môn mới trúng tuyển.
" alt="Bất ngờ nhiều trường lọt top điểm chuẩn vào lớp 10 cao ở TP.HCM"/>Bất ngờ nhiều trường lọt top điểm chuẩn vào lớp 10 cao ở TP.HCM
Quỳnh Chi hạnh phúc khoe ảnh được cầu hôn. Ảnh: FBNV.
" alt="MC Quỳnh Chi được cầu hôn"/>Quá trình phát triển tiếng Việt cho Galaxy AI không hề đơn giản. Thách thức lớn nhất là dữ liệu huấn luyện AI bằng tiếng Việt rất hạn chế so với tiếng Anh hay các ngôn ngữ phổ biến khác. Bên cạnh đó, vì AI là lĩnh vực mới tại Việt Nam nên chất lượng đầu vào cũng không cao. Các vấn đề như phương ngữ đặc trưng vùng miền, tiếng lóng của Gen Z... cũng là thách thức không nhỏ. Đây là rào cản lớn cho bất cứ nhà sản xuất nào muốn phát triển tiếng Việt cho AI.
Đội ngũ R&D đã phải ngồi lại phân tích dữ liệu hiện có, xác định đâu là điểm yếu để cải thiện. Hàng nghìn tài liệu được thu thập một cách hợp pháp đã được đội ngũ người Việt liên tục cập nhật cho Galaxy AI, từ thế hệ đầu tiên trên Galaxy S24 series đến phiên bản mới nhất trên Galaxy Z Fold6, Galaxy Z Flip6. Song song với đó, các kỹ sư kiểm thử phải ra môi trường thực tế như trong quán cà phê, trên xe buýt, phố đi bộ... để đánh giá khả năng hoạt động ngoài đời của AI trong nhiều điều kiện khác nhau.
“Trái ngọt” đầy tự hào của trí tuệ Việt
Nỗ lực của đội ngũ R&D người Việt đã được đền đáp xứng đáng khi tiếng Việt là một trong 13 ngôn ngữ đầu tiên được hỗ trợ trên Galaxy AI ngay từ đầu năm 2024. Tiếng Việt trên Galaxy AI được phát triển dựa trên ba trụ cột chính là nhận diện giọng nói để chuyển sang văn bản, dịch tiếng Việt sang ngôn ngữ khác và chuyển văn bản thành giọng nói.
Đơn cử với tính năng Phiên dịch song song hai màn hình trên Galaxy Z Fold6/Galaxy Z Flip6, người dùng sẽ nói tiếng Việt, sau đó Galaxy AI sẽ nghe hiểu, dịch sang ngôn ngữ của người nghe ở màn hình đối diện và ngược lại. Quá trình dịch song song hai chiều này được diễn ra gần như ngay lập tức và không tạo ra độ trễ cho cuộc hội thoại.
Với tính năng Trợ lý Note quyền năng (Note Assist), Galaxy AI sẽ nghe giọng nói tiếng Việt, sau đó tự động chuyển thành văn bản, tóm tắt ý chính và phiên dịch đoạn ghi chú đó sang tiếng nước ngoài nếu cần. Nhờ đó người Việt khi tham gia các cuộc họp có thể hoàn toàn rảnh tay để tập trung vào nội dung. Kết thúc cuộc họp, toàn bộ nội dung trao đổi đã sẵn sàng để người dùng xem lại hoặc gửi đi.
Các tính năng soạn thảo email hoặc tin nhắn bằng Galaxy AI cũng thể hiện vốn từ tiếng Việt cực phong phú. Những đại từ nhân xưng của Gen Z, tiếng lóng hay từ mới bắt trend cũng xuất hiện một cách rất mượt mà, đúng ngữ cảnh. Đây là điều mà không phải nhà sản xuất nào cũng có thể làm được trong thời gian ngắn.
“Tiếng Việt không đơn thuần là một ngôn ngữ được hỗ trợ trên Galaxy AI. Đó còn là hành trình đầy tự hào, là kết tinh của trí tuệ Việt, do đội ngũ kỹ sư người Việt thực hiện”, đại diện Samsung chia sẻ.
Thu Hằng
" alt="Galaxy AI đã hỗ trợ tiếng Việt từ lâu, khỏi cần đợi đến năm 2025"/>Galaxy AI đã hỗ trợ tiếng Việt từ lâu, khỏi cần đợi đến năm 2025
Thời gian qua, công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng, nhất là việc bảo vệ các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quan trọng của tỉnh Lào Cai được triển khai tích cực, kịp thời ngăn chặn và đẩy lùi các hoạt động tấn công, phá hoại vào hệ thống thông tin của tỉnh.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh, thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số trong quý 3/2023, tỉnh đã ghi nhận và ngăn chặn 8.486 lượt tấn công mạng, tăng gần 7.300 lượt so với quý 2/2023. Các cơ quan chuyên môn đã ngăn chặn trên 40,5 triệu thư rác, thư chứa mã độc, tăng 36 triệu thư so với quý 2/2023. Có 86 địa chỉ IP tĩnh internet trong các cơ quan nhà nước phát hiện có kết nối đến mạng máy tính "ma" (botnet), tăng 79 địa chỉ so với quý 2/2023. Đặc biệt, đã ghi nhận, xử lý 19 sự cố an toàn thông tin mạng xảy ra trên địa bàn tỉnh, đều xảy ra trong quý 3/2023.
Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Lào Cai nhận định trong thời gian qua, các hoạt động lừa đảo trên môi trường mạng, tấn công của tin tặc đối với hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước và tình trạng mất an toàn thông tin cho cá nhân ngày một gia tăng.
Bên cạnh đó, hiện nay, tình hình mất an toàn, an ninh thông tin mạng diễn ra phức tạp, đòi hỏi công tác bảo đảm an toàn thông tin phải được nhận thức, triển khai đầy đủ, toàn diện hơn.
Trước tình trạng đó, UBND tỉnh Lào Cai đã tổ chức Hội thảo An toàn thông tin cho cá nhân, tổ chức trong chuyển đổi số tại huyện Bảo Thắng; thực hiện phân loại, xác định, phê duyệt đề xuất cấp độ an toàn hệ thống thông tin phê duyệt được 62/132 hệ thống thông tin, đạt tỷ lệ 47%; tổ chức diễn tập thực chiến kỹ năng phân tích, điều tra, xử lý và ứng cứu sự cố tấn công mạng đối với Trung tâm mạng thông tin của tỉnh, nền tảng kết nối, chia sẻ dữ liệu LGSP của tỉnh và Cổng thông tin điện tử của tỉnh...
Các cơ quan chuyên môn cũng đã triển khai giải pháp giám sát an toàn thông tin tập trung trên toàn tỉnh; đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện gán nhãn tín nhiệm mạng đối với 30 trang/cổng thông tin điện tử.
Song song với đó, tỉnh triển khai thực hiện giám sát an toàn thông tin mạng, thực hiện hướng dẫn, rà quét các lỗ hổng trên các máy tính, thiết bị mạng, máy chủ tại Trung tâm mạng thông tin của tỉnh và của các cơ quan, đơn vị, địa phương.
Bạt Tuấn và nhóm PV, BTV" alt="Lào Cai bảo vệ các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quan trọng"/>Lào Cai bảo vệ các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quan trọng
Theo Korea JeongAng Daily, tại Nhật Bản và Hàn Quốc có các quy định rất nghiêm ngặt về việc sa thải nhân viên và hầu hết người lao động đều gia nhập công đoàn, khiến quá trình cắt giảm lực lượng lao động ở những quốc gia này cực kỳ phức tạp.
Về cơ bản, Google không thể buộc một công nhân ở những quốc gia này nghỉ việc không có lý do chính đáng, mà chỉ có thể điều chuyển vị trí công việc.
Tuy nhiên, nhân viên của Google tại Hàn Quốc thậm chí từ chối thực hiện cả yêu cầu này, vẫn tiếp tục đi làm và nhận lương. Hành vi này được mô tả là một ‘cuộc nổi dậy’ của công nhân.
Google hiện đang sử dụng khoảng 800 lao động ở Hàn Quốc. Vào cuối năm 2023, chỉ có 10 nhân viên (dưới hơn 2%) rời bỏ công ty vì các lý do khác nhau nhờ sự hỗ trợ của công đoàn Google Hàn Quốc - tổ chức bảo vệ quyền lợi cho người lao động của công ty, hiện có khoảng 100 thành viên. Công đoàn Google Hàn Quốc là một chi nhánh của tổ chức công đoàn Liên minh Công nhân Dịch vụ và Tài chính Hàn Quốc.
Tiếp bước các đồng nghiệp Hàn Quốc, vào tháng 1/2023, nhân viên Google tại Nhật Bản cũng quyết định thành lập một công đoàn nhằm phản đối việc sa thải quy mô lớn. Hiện tại, công đoàn Google Nhật Bản vẫn chưa có kế hoạch cụ thể để bảo vệ công việc của nhân viên công ty, nhưng công đoàn Google Hàn Quốc đã xây dựng kế hoạch hành động.
Theo người đứng đầu công đoàn Google Hàn Quốc, Kim Jung-sub, ưu tiên chính là tăng cường thương lượng tập thể với ban quản lý Google để ‘ký kết một thỏa thuận đảm bảo việc làm và tự nguyện từ chức thay vì thỏa thuận theo khuyến nghị'.
Điều đó có nghĩa là việc sa thải phải theo thỏa thuận của các bên, gồm cả khoản thanh toán tiền thôi việc, chứ không phải sa thải theo ý muốn đơn phương của chủ lao động.
Với sự hỗ trợ của công đoàn, việc sa thải nhân viên của Google bắt buộc phải tuân theo một số luật. Đặc biệt, công ty phải chứng minh căn cứ hợp lý để sa thải một nhân viên hoặc một nhóm nhân viên. Kể cả sau khi Google đã tuân thủ luật, nhân viên bị sa thải vẫn có thể nộp đơn khiếu nại nếu cho rằng mình bị sa thải mà không có lý do chính đáng.
Khiếu nại này sẽ được tiếp nhận, nếu xác nhận việc sa thải thiếu căn cứ, Google sẽ phải đối mặt với một khoản tiền phạt rất lớn.
Theo Kim Jong Sub, việc sa thải người lao động là hợp pháp ở Hàn Quốc nếu chỉ xảy ra một cách ngẫu nhiên. Tuy nhiên, khi việc đó được lặp đi lặp lại nhiều lần, nó bị xếp vào loại hành vi lao động bất công. Do đó, các tổ chức liên quan sẽ tìm mọi cách để bảo vệ người lao động đến cùng.
(theo Cnews)
Nhân viên Google tại Nhật Bản và Hàn Quốc 'nổi dậy' chống lại làn sóng sa thải
Từ hiệu ứng của những việc anh Thạch đã làm, tới cuối năm 2015, Bộ GD-ĐT đã có văn bản nhân rộng tủ sách phụ huynh đến từng lớp học. Tuy nhiên, anh Thạch lo ngại rằng việc triển khai đang được các địa phương thực hiện quá chậm chạp.
![]() |
Một tủ sách phụ huynh ở Thanh Hà, Hải Dương (Anh Nguyễn Quang Thạch đứng ngoài cùng bên trái) |
Nhà trường không biết “khóc”, cha mẹ nào “cho bú”
Như nguyên Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã nói, “Sự tham gia của phụ huynh, của xã hội vào việc đọc sách có nhiều ý nghĩa. Chúng ta “mở cổng trường” để các lực lượng xã hội tham gia giáo dục học sinh…”. Cổng trường - ngành giáo dục đã mở, còn các lực lượng xã hội đã tham gia được tới đâu, theo anh?
- Sau khi hiệu quả của Tủ sách Phụ huynhđặt tại lớp học được thực chứng trên quy mô cấp tỉnh, chiến lược của Chương trình Sách hóa Nông thôn Việt Nam là vận động chính sách đến cấp Bộ GD-ĐT để tạo lượng cầu làm tủ sách đến từng lớp học trên toàn quốc. Bộ GD-ĐT đã có chủ trương rõ ràng, nhưng cấp trường học chưa thực sự hành động kêu gọi thì rất khó nối kết các nguồn lực dân sự gồm cha mẹ học sinh, cựu học sinh.
Như cha ông đã nói “Con khóc thì mẹ mới cho bú”,nhà trường là đứa con được bao bọc và nuôi dưỡng của xã hội, mà không biết “khóc” thì khu vực dân sự cũng không biết để hỗ trợ.
Một ví dụ là UBND tỉnh Nam Định và Sở GD-ĐT tỉnh đã biết “khóc” và kêu gọi toàn dân, kêu gọi doanh nhân, trí thức, công chức xa quê cùng tỉnh và ngành giáo dục đưa sách đến từng lớp học. Chỉ trong vòng một tháng, họ đã kêu gọi được cả ngàn tủ sách, mang lại lợi ích cho hơn 30.000 học sinh. Kế hoạch là đến năm 2017, tất cả các lớp học từ mầm non đến cấp 3 của tỉnh Nam Định sẽ có tủ sách với con số dự kiến là 12.662 tủ.
Một điều cũng đáng mừng là số người gốc nông thôn liên lạc hỏi tôi cách đưa sách về lớp học ngày càng tăng. Quỹ trái tim Đại Việt hỗ trợ nhân viên đưa sách về trường, lớp cũ của họ với khoảng 120 tủ sách/ năm.
![]() |
Tặng sách cho một cậu bé khuyết tật ở nông thôn |
Theo anh, căn nguyên sâu xa của việc vận hành mà theo anh là chậm, của cả phía giáo dục ở địa phương lẫn phía các lực lượng xã hội, là gì?
- Sự chậm trễ nội ngành giáo dục có nguyên nhân sâu xa là xã hội Việt Nam chưa bao giờ có văn hóa đọc trên quy mô rộng lớn.
Chính nhiều lãnh đạo ngành giáo dục xuất thân ở nông thôn, từ nhỏ không có sách đọc, bởi vậy họ không thấu hiểu tầm quan trọng của sự đọc trong tuổi học trò, phản xạ có điều kiện về tầm quan trọng của sách chưa đủ lớn trong nhiều hiệu trưởng để thúc giục họ hành động vì sự đọc của học sinh.
Hơn nữa, người gần học sinh nhất trong trường học là giáo viên cùng chịu thảm trạng ít sách trong tuổi học trò, nên không nhiều người có thói quen đọc sách. Điều này dẫn đến việc họ thờ ơ với sự đọc của học sinh, thậm chí còn cản trở học sinh đọc.
Điều tệ hại hơn là thư viện ít sách và nhiều thủ thư yếu kém. Những thầy cô giáo vì sự đọc của học sinh cô đơn giữa đồng nghiệp của mình.
Khu vực dân sự cũng tương tự, sự học chỉ giới hạn ở sách giáo khoa và giáo trình của hầu hết các thành viên xã hội. Và việc thiếu cơ hội tiếp cận sách từ nhỏ đã không làm cho nhiều người đủ nhạy cảm để hành động vì sự đọc của con trẻ trên quy mô rộng lớn.
Anh mất 19 năm để có thể nhân rộng mô hình, vậy thì mới chỉ có 4 tháng để triển khai mà anh đã cho rằng chậm thì có phải là nôn nóng quá không?- Thực ra, tôi không nôn nóng, mà vô cùng lo ngại khi chuyển biến nội ngành giáo dục rất chậm. Mặc dầu Bộ GD-ĐT đã có văn bản chỉ đạo nhưng số tỉnh hành động quyết liệt như Nam Định còn quá ít.
Trong khi đó, vô số người ngoài ngành giáo dục, bao gồm cả trăm ngàn nông dân, người Việt trong và ngoài nước đã tạo ra hơn 6 nghìn tủ sách giúp 300 nghìn trẻ nông thôn có sách đọc, truyền thông đã cảnh báo rất nhiều và dày đặc trong 9 năm qua về thảm trạng thiếu sách, về bạo lực học đường…
Kể cả ngồi xe lăn, tôi vẫn sẽ xuyên Việt để trẻ nông thôn có sách
Năm 2015, anh đã thực hiện chuyến đi bộ từ Hà Nội vào Sài Gòn để vận động Bộ GD-ĐT đưa tủ sách phụ huynh vào từng lớp học. Tới đầu năm nay, anh lại khởi động chuyến đi bộ từ Sài Gòn tới Cà Mau để kêu gọi các hiệu trưởng hiện thực hóa chính sách mà Bộ đã đưa ra. Tuy nhiên, được biết anh đã dừng chuyến đi bộ này vì lý do sức khỏe. Vậy đây là việc tạm dừng hay dừng hẳn, thưa anh? Điều này tác động như thế nào tới kế hoạch kêu gọi của anh?
- Mục tiêu của Chương trình Sách hóa Nông thôn Việt Namlà đến năm 2017, tất cả các lớp học nông thôn sẽ có tủ sách với con số ước tính là 300.000 tủ. Vì vậy mà tôi chưa thể dừng chân nếu năm 2017 chưa hoàn thành mục tiêu.
Khi cột sống ổn, tôi sẽ tiếp tục đi bộ ở nước ngoài, vừa kêu gọi sách cho trẻ em thế giới và kêu gọi lương tâm và trách nhiệm của người Việt đối với 15 triệu trẻ em nông thôn. Nếu không đi bộ được nữa, tôi sẽ đi xe lăn xuyên Việt.
Tôi tin chắc rằng sự tận tâm và kiên trì, không những sẽ có sách cho hàng chục triệu trẻ em, mà còn tạo tinh thần chia sẻ trách nhiệm xã hội ở Việt Nam, cũng như đưa vào tiềm thức người Việt Nam rằng tri thức là tối quan trọng và phải tìm cách lan truyền nó bằng mọi giá và bền bỉ liên thế hệ, cho dù khó khăn đến đâu.
Trước mắt, trong lúc trị bệnh thì tôi sẽ viết thư kêu gọi 500 nghìn người Việt Nam chia sẻ trách nhiệm xã hội bằng cách góp 12 cuốn sách, tương đương 240 nghìn đồng/ năm, cho trẻ em nông thôn để chúng tôi nhân rộng tủ sách cùng với ngành giáo dục.
![]() |
Anh Thạch và những người ủng hộ trong chuyến xuyên Việt đầu năm 2015 |
- Trước hết, Bộ GD-ĐT phải cử chuyên viên về các tỉnh phổ biến các nội dung của Công văn 6841 đến các giám đốc sở và trưởng phòng giáo dục trên toàn quốc. Từ đó, sở có văn bản chỉ đạo phòng giáo dục và phòng có văn bản chỉ đạo các hiệu trưởng từ mầm non đến cấp 3 thực hiện việc xã hội hóa tủ sách đến lớp học.
Song song, Chương trình Sách hóa Nông thôn Việt Namsẽ phối hợp với Bộ GD-ĐT phổ biến cách làm tủ sách cho các sở và phòng giáo dục trên toàn quốc. Phối hợp hành động giữa trục dọc nội ngành giáo dục và trục ngang dân sự để tạo sức mạnh tổng hợp là yếu tố tối quan trọng đẩy nhanh tiến trình lớp học có sách.
Ở các nước Tây Âu, trẻ em dành bình quân mỗi năm 12.000 phút để đọc sách, tương đương sức đọc 40 cuốn sách với độ dày 250 - 300 trang/ cuốn. Theo anh, Việt Nam cần làm thế nào để trẻ em đọc sách như trẻ Tây Âu?
- Trước hết, như tôi đã nói ở trên, bản thân nội ngành giáo dục là các hiệu trưởng từ mầm non đến cấp 3 cần phối hợp với cha mẹ học sinh và các nguồn lực xã hội để lớp học có sách. Sách gần học sinh, các em tự quản và được mượn đưa về nhà thì tiềm năng đọc được đánh thức tối đa.
Kế đến, Bộ GD-ĐT cần đưa ra tiết đọc sách vào chương trình học, cần đưa số sách tối thiểu mà học sinh đọc mỗi năm để đánh giá hoạt động thư viện. Chẳng hạn, phòng giáo dục huyện Thái Thụy, Thái Bình đang nỗ lực để mỗi học sinh đọc từ 15 - 20 cuốn sách ngoài sách giáo khoa/ năm.
Các đầu việc trên là khả thi và sẽ dần giúp trẻ em Việt Nam có năng lực đọc như trẻ em Tây Âu trong 10 năm tới.
Xin cảm ơn anh.
Ngân Anh thực hiện" alt="Nhà trường không biết “khóc”, sách đâu cho học sinh?"/>