Tôi là Nguyễn Thị Phương Dung, sinh năm 1989, sống tại TP.HCM, còn được biết đến với nghệ danh Lucie Nguyễn. Tôi bắt đầu sự nghiệp là một nhiếp ảnh gia. Hơn 10 năm trở lại đây, tôi lấn sân sang kinh doanh và sáng tạo nội dung trên mạng xã hội. Hiện tại, tôi tự nhận mình là bà mẹ 2 con đam mê công việc.
Hôm nay là ngày chúng tôi tổ chức phiên livestream triệu USD trên nền tảng TikTok Shop. Ngay từ sáng, tôi đã có mặt tại quận 1 để trang điểm. Sau đó, tôi cùng trợ lý di chuyển đến studio vào lúc 10h30 để kiểm tra lại toàn bộ khâu vận hành, âm thanh và hình ảnh.
Trước khi livestream, không khí khá căng thẳng vì tôi quyết định thay đổi thứ tự sản phẩm được giới thiệu để đảm bảo hiệu quả bán hàng.
Đây là chồng tôi - Tuấn Dương, người sẽ cùng tôi thực hiện buổi livestream này. Anh ấy cũng đến sớm để đọc kịch bản và cùng tôi kiểm tra lại lần cuối trước khi lên sóng.
Phiên livestream bắt đầu từ 11h trưa đến 3h sáng hôm sau. Một phút trước khi lên hình, tôi đếm ngược 5, 4, 3, 2, 1 và cả ekip cùng vỗ tay để khuấy động không khí.
Sau 15 phút, tôi rất vui mừng khi doanh số đạt được 1 tỷ đồng. Để thực hiện phiên livestream này, tôi đã dành hơn một tháng để chọn lọc từ 200-300 nhãn hàng mà TikTok Shop gợi ý xuống còn khoảng 50 nhãn hàng phù hợp để đưa vào livestream, đồng thời thương lượng để có mức giá hời nhất cho khách hàng.
Mặc dù chỉ mới livestream chưa đầy 1 năm nhưng tôi nhận được nhiều sự ưu ái của khán giả và nhãn hàng. Tôi nghĩ rằng để trở thành một livestreamer bán hàng tốt, cần xây dựng được thương hiệu cá nhân uy tín và có kiến thức, kinh nghiệm về marketing, bán hàng. Đây là những thứ tôi đã dần xây dựng được trong những năm kinh doanh qua.
Con số gần 3 tỷ đồng này là kết quả sau 45 phút livestream. Trong phiên livestream có đa dạng sản phẩm từ thời trang, mỹ phẩm, thực phẩm, gia dụng đến các sản phẩm có giá trị lớn như ghế massage, tivi...
Sau khoảng 2 tiếng livestream, tôi rời set quay và kiểm tra lại hậu trường, hàng hoá, lượng voucher còn lại để điều phối thêm nhân viên. Trong thời gian này tôi cũng tranh thủ bổ sung dinh dưỡng bằng yến, uống siro ho để giữ cổ họng và thay trang phục.
Phiên livestream này được tổ chức đúng dịp sinh nhật tôi. Tôi rất vui vì luôn được mọi người yêu thương nồng nhiệt. Khoảnh khắc doanh số cán mốc 10 tỷ đồng cũng là lúc cả ekip cùng hát chúc mừng sinh nhật tôi.
Để đạt được những cột mốc doanh số này, tôi cũng nhận được sự hỗ trợ từ bạn bè và đồng nghiệp cùng tham gia livestream là Long Chun, Viên Vibi, Diệp Lâm Anh, Solsolunnie, bác sĩ Cung và chị Đỗ Thị Toán.
Phiên livestream hoành tráng này có sự đầu tư 4-5 tỷ đồng từ TikTok Shop, gồm tiền voucher, truyền thông... Phía ekip chúng tôi cũng chi thêm khoảng 2 tỷ đồng để bổ sung nguồn lực khác. Ngoài ekip của vợ chồng tôi và TikTok, còn có đơn vị hỗ trợ tổ chức, truyền thông và đại diện của các nhãn hàng.
Khoảng 18h, phiên livestream còn có sự góp mặt đặc biệt của Nami - cô công chúa 7 tháng tuổi của vợ chồng tôi.
Vì tôi ký độc quyền chỉ livestream trên TikTok nên được hỗ trợ lượng voucher lớn để ưu đãi cho người mua. Trong vai trò cầu nối giữa người bán, người mua và nền tảng, vợ chồng tôi sẽ đứng ra giải quyết nếu khách hàng có bất cứ vấn đề gì trong quá trình mua và sử dụng sản phẩm.
Sau 15 tiếng livestream, chúng tôi đạt doanh số gần 26,5 tỷ đồng. Tôi nghĩ rằng nếu không có bầu, tôi sẽ đạt được mức doanh số cao hơn vì hiện tôi chỉ làm việc 50-60% công lực so với trước đây. Tuy nhiên, tôi rất hài lòng với con số này vì ưu tiên của tôi vẫn là gia đình nhỏ.
Sau những ngày gấp rút chuẩn bị cho phiên livestream, tôi gần như dành trọn thời gian cho gia đình.
Tôi rất may mắn khi "va" vào chồng tôi, người luôn yêu chiều và chăm sóc tôi như em bé. Những lúc có thời gian, chồng tôi luôn là người xuống bếp để nấu ăn cho cả nhà.
Mặc dù sinh nhật đã trôi qua vài ngày, nhưng tôi vẫn nhận được rất nhiều lời chúc đến từ bạn bè, đồng nghiệp và nhân viên.
Nhiều người cho rằng vì thiếu tiền nên mới phải livestream bán hàng, nhưng thật ra với tôi, tiền chưa bao giờ là đủ, nó luôn thiếu vì tôi luôn muốn cho con mình những điều tốt đẹp nhất. Dù có hàng trăm nghìn tỷ trong tay, tôi vẫn sẽ chăm chỉ kiếm tiền và giúp đồng đội của mình cùng đi lên.
Do tính chất công việc nên tôi thường thức dậy lúc 9-10h. Sau đó, tôi sẽ xuống tầng trệt - nơi đặt văn phòng làm việc của các thương hiệu mà tôi sở hữu - để xử lý nhanh các công việc trong khoảng 1 tiếng 30 phút. Thời gian còn lại của buổi sáng và trưa, tôi sẽ chăm lo cho gia đình nhỏ của mình.
Từ khoảng 13h30 đến 19h là khoảng thời gian trong ngày mà tôi tập trung cao độ vào công việc. Bản thân tôi đang sở hữu 3 thương hiệu thời trang, đồng thời cũng vừa làm nhà sáng tạo nội dung và vừa làm mẹ, do đó tôi phải tìm cách phân bổ tốt thời gian.
Với tôi, công việc livestream thật sự rất thú vị. Tuy nhiên, hiện con tôi đang trong giai đoạn ăn thô và phát triển nhận thức nên tôi cũng phải dành nhiều thời gian hơn cho gia đình. Tôi dự định một tháng tiếp theo sẽ tập trung cho công việc kinh doanh, sau đó mới bắt tay vào chuẩn bị cho phiên livestream bùng cháy hơn vào tháng 6 này, với mục tiêu là 2 triệu USD.
KOL, KOC kiếm tiền thế nào từ livestream bán hàng?
Sau những phiên livestream bùng nổ doanh số, các KOL, KOC có thể kiếm được gần 30% phí hoa hồng từ các đơn hàng giao thành công.
顶: 77踩: 128相关文章
- Nhận định, soi kèo Neom SC vs Abha, 20h00 ngày 21/1: Khách ‘tạch’
- Sẽ tạo mọi điều kiện cho Doanh nghiệp TT&TT hoạt động
- Sam Media, công ty 'móc túi' người dùng Việt 230 tỷ đồng từng bị phạt ở Singapore
- Xem lại bộ phim hoạt hình hài hước của Mr Bean mùa Giáng Sinh
- Soi kèo góc Adelaide vs Auckland, 15h30 ngày 22/1
- Lenovo đăng quảng cáo chế giễu iPhone 7
- Viettel vào Top 30 tập đoàn viễn thông có thuê bao lớn nhất thế giới
- (Clip) Trải nghiệm cảm giác gỡ bom như thật trong game thực tế ảo
- Nhận định, soi kèo Gil Vicente vs Porto, 03h30 ngày 20/1: Đòi lại ngôi nhì
- Đây là cách Apple nhẹ nhàng 'lách' hàng tỷ USD tiền thuế mỗi năm
Ngày đầu vào công ty, Đỗ Phương Trang tham gia một cuộc họp có tên “45 ngày đêm làm việc với tinh thần thời chiến”. Khi đó, Trang nghĩ: “Bây giờ là thời bình mà. Đúng là cái kiểu công ty nhà nước, mọi người thường họp hành hô hào khẩu hiệu như phim”. Thế nhưng, mọi người trong phòng họp thì không có vẻ gì là thiếu nghiêm túc cả.
Ngay sau đó, Trang nhận ngay nhiệm vụ phỏng vấn một số nhân viên công ty ở Burundi về tình hình nội chiến và công việc của họ. Cô bạn này chưa từng nghe tới Burundi trước đó và khi nghe Fabric (tên nhân viên bản địa) kể chuyện, Trang không thể tin nổi những điều mà họ đang làm ở châu Phi. Fabric nói: “Tôi sẽ chỉ nghỉ việc khi công ty đóng cửa”.
Khi có đủ thông tin viết bài báo, cô bạn vừa viết vừa khóc. Trước đó, Trang chưa từng nghĩ mình lại vào làm việc tại một công ty luôn sống với tinh thần của những chiến binh ngay từ ngày đầu tư vậy. Đây cũng là điều rất ít công ty có được.
Cuốn nhật ký mà Trang thường viết dạng tản văn khi cảm xúc chợt đến, từ lúc vào đây đã thay đổi. Nhật ký biến thành những dòng tự động viên bản thân mà khi đọc lại cô bạn học báo chí cảm thấy hơi xót xa, thấy mình vất vả quá, luôn phải nỗ lực để không chùn bước trước áp lực công việc.
Vào công ty này sau hơn 1 năm tốt nghiệp đại học, Trang phải trải qua 5 vòng thi và được nhận vào làm việc tại Phòng truyền thông Tập đoàn Viettel. Cô bạn lúc đó rất tự hào nhưng cũng hiểu rằng, áp lực cho công việc là điều không tránh khỏi.
" border="0"/>
评论专区