Nguồn cung căn hộ cao cấp “dội chợ” cuối năm
本文地址:http://play.tour-time.com/html/441b198561.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Qarabag vs Steaua Bucuresti, 00h45 ngày 24/01: Bất phân thắng bại
Các cơ quan thực thi pháp luật Đức hiện đang phân tích cơ sở hạ tầng máy chủ của nền tảng Darknet (mạng tối) Kingdom Market để xác định các cá nhân đứng đằng sau nền tảng này.
Một trong những nhân vật chủ chốt được xác định là Alan Bill, công dân Slovakia còn được biết đến với bí danh ‘Vendor’. Chiến dịch này là hành động phối hợp với các cơ quan thực thi pháp luật Mỹ, Thụy Sĩ và Moldova.
Kingdom Market là thị trường Darknet sử dụng tiếng Anh, đã bắt đầu hoạt động từ tháng 3/2021. Đây là nơi buôn bán, trao đổi hơn 42.000 sản phẩm, trong đó có khoảng 3.600 sản phẩm có xuất xứ từ Đức. Cảnh sát Đức cho biết nền tảng Darknet Kingdom Market có tới ‘hàng chục nghìn tài khoản khách hàng và hàng trăm tài khoản người bán’.
Các nhà điều hành nền tảng sử dụng phương thức thanh toán bằng tiền điện tử (Bitcoin, Litecoin, Monero và Zcash) và nhận được hoa hồng 3% cho vai trò trung gian kết nối hoạt động buôn bán hàng hóa bất hợp pháp trên nền tảng này.
Đây là vụ triệt phá Darknet lớn thứ 2 diễn ra chỉ trong một thời gian rất ngắn. Trước đó, Bộ Tư pháp Mỹ thông báo FBI đã xâm nhập thành công vào cơ sở hạ tầng của nhóm BlackCat. Hành động này cho phép FBI giám sát hoạt động của tin tặcvà lấy được các chìa khóa để giải mã dữ liệu bị tin tặc mã hóa.
Vụ việc bắt đầu bị tiết lộ sau khi sau khi các hoạt động đàm phán và đánh cắp dữ liệu của nhóm BlackCat trên mạng Tor đột ngột đình trệ vào ngày 7/12.
Các quản trị viên BlackCat cho rằng trục trặc này là do vấn đề lưu trữ, tuy nhiên sau đó sớm nhận ra rằng nguyên nhân là do các cơ quan thực thi pháp luật.
Chiến dịch là hành động phối hợp của cảnh sát và các cơ quan điều tra từ Europol, Mỹ, Đan Mạch, Đức, Anh, Hà Lan, Australia, Tây Ban Nha và Austria.
(theo Securitylab)
Đức triệt phá thành công một nền tảng Darknet quy mô lớn
Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang. (Ảnh: quochoi.vn)
"Hệ lụy của tin giả cũng ảnh hưởng tới phát triển kinh tế rất lớn, đặc biệt đối với thị trường chứng khoán, tài chính, bất động sản là rất rõ nét. Có những tin giả gây thiệt hại vốn hóa nhiều nghìn tỷ đồng trên thị trường chứng khoán", Bộ trưởng Lương Tam Quang nói.
Cạnh đó, theo Bộ trưởng Lương Tam Quang, thời gian xuất hiện thêm một số các hành vi như lập, sử dụng hội nhóm tiêu cực, tác động gây nhận thức lệch lạc, kích động những hành vi lệch chuẩn, bạo lực, cổ xúy bạo lực, mê tín dị đoan, đồi truỵ, kích dục…
Nhiều đối tượng lập hội nhóm để thông tin đối phó, kích động phản kháng, chống đối lại lực lượng chức năng.
"Qua công tác đảm bảo an ninh trật tự, chúng tôi tập trung vào các hội nhóm như Báo chốt 141, Thông chốt kiểm soát nồng độ cồn, bắn tốc độ hoặc đối phó với lực lượng chức năng trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông", Đại tướng Lương Tam Quang nói.
Ngoài ra, còn có các hành vi tạo lập các hội, nhóm để mua bán ngoại tệ, tiền giả, giấy tờ, văn bằng chứng chỉ giả, sách báo, ấn phẩm bị cấm lưu hành, mua bán ma túy, mua bán vũ khí và vật liệu nổ…
Về giải pháp, Bộ trưởng Công an nhấn mạnh trước hết phải nắm tình hình và đấu tranh quyết liệt, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm pháp luật, gây mất an ninh trật tự trên không gian mạng và mạng xã hội.
Trong đó, trách nhiệm pháp lý đối với các đối tượng đưa tin giả tin sai sự thật theo quy định của pháp luật hiện hành, có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự theo nghị định của Chính phủ và các điều của Bộ Luật hình sự.
"Nhưng mức xử phạt hành chính chưa đủ sức răn đe. Nghị định 15 của Chính phủ quy định mức 5-10 triệu đồng, vừa qua chủ yếu xử lý ở mức 7,5 triệu đồng", ông Lương Tam Quang nói.
Theo Bộ trưởng, thực tế các quy định còn thiếu tính định lượng để xử lý vi phạm hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi đưa tin giả, tin sai sự thật trên mạng.
"Đây là kiến nghị trong xử lý để đảm bảo đủ sức răn đe. Bộ Công an kiến nghị không cần xem xét đến hậu quả xảy ra với những hành vi này để chúng ta xử phạt đủ sức răn đe", Đại tướng Lương Tam Quang nói.
Giải pháp tiếp theo được Bộ trưởng đề cập là đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, tạo ra sức đề kháng với tin giả, tin sai sự thật, đồng thời tuyên truyền, định hướng dư luận, ý thức cảnh giác của người dân, nhất là người dùng mạng xã hội để tạo ra sức đề kháng với tin giả, tin sai sự thật.
Bộ trưởng Lương Tam Quang nhấn mạnh, các nhà cung cấp dịch vụ xuyên biên giới phải tuân thủ pháp luật Việt Nam.
"Bộ Công an, khi hợp tác trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm với các cơ quan thực thi pháp luật của các nước đều thống nhất đấu tranh và hợp tác chia sẻ thông tin; nguyên tắc không để cho bất cứ một tổ chức, cá nhân nào đưa thông tin giả, tin sai sự thật, gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, gây ảnh hưởng đến tổ chức, cá nhân của nước khác", Bộ trưởng Lương Tam Quang nói thêm.
Anh Văn">Bộ trưởng Công an: Có những tin giả gây thiệt hại nhiều nghìn tỷ đồng
CEO Nvidia tại buổi ký kết ngày 5/12 ở Hà Nội. Ảnh: Nhật Bắc/VGP.
Nvidia, gã khổng lồ trong sản xuất chip đồ họa và AI, vừa chính thức công bố kế hoạch thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D) và Trung tâm Dữ liệu AI tại Việt Nam, ký kết với Chính phủ vào hôm 5/12.
Ngay sau khi thông báo về kế hoạch, Nvidia đã mở tuyển dụng công khai với nhiều vị trí trong lĩnh vực công nghệ như Kỹ sư IT - mạng lưới, Kỹ sư kiểm chuẩn thiết kế hệ thống, Kỹ sư hỗ trợ sản phẩm có kinh nghiệm…
Trái với kỳ vọng về việc Nvidia sẽ tập trung phát triển các nghiên cứu sâu AI và tạo điều kiện cho các nhà khoa học dữ liệu tại Việt Nam, danh sách các vị trí tuyển dụng hiện tại cho thấy trọng tâm vẫn nghiêng về sản xuất và hỗ trợ kỹ thuật. Hãng chưa đăng tuyển các vị trí chuyên sâu về nghiên cứu AI hay nhà khoa học dữ liệu (data scientist).
Trong đó, vị trí Kỹ sư hỗ trợ sản phẩm có kinh nghiệm (Senior Product Support Engineer) yêu cầu làm việc tại các nhà máy ở Bắc Ninh, trong khi các vị trí còn lại cho phép làm việc từ xa. Tuy nhiên, một số vị trí làm từ xa vẫn yêu cầu ứng viên sẵn sàng đi công tác tới các nhà máy trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương hoặc Mỹ với tần suất từ 20-30% để thực hiện việc lắp đặt và bảo trì thiết bị theo sơ đồ mạng và hệ thống dây cáp.
Tất cả vị trí đều yêu cầu bằng cấp từ cử nhân trở lên ở các lĩnh vực như Khoa học Máy tính, Kỹ thuật Điện, Kỹ thuật Hệ thống hoặc các ngành liên quan và tối thiểu 5-8 năm kinh nghiệm trong ngành tương ứng.
Nvidia đăng tuyển nhiều vị trí tại Việt Nam. |
Dưới góc nhìn của các chuyên gia công nghệ, việc Nvidia mở rộng quy mô tại Việt Nam ngoài mang lại lợi ích kinh tế và cơ hội việc làm, đồng thời nằm trong chiến lược dài hạn nhằm củng cố vị trí thống trị trên thị trường AI toàn cầu.
Dương Ngọc Thái, kỹ sư an ninh mạng và hiện là CEO của công ty Calif tại Mỹ, nhận định: "Lock-in là chiến lược quen thuộc của các tập đoàn công nghệ, bao gồm Nvidia. Khi bạn đang dẫn đầu, mọi nỗ lực đều nhằm giữ nguyên hiện trạng”.
Theo ông Thái, việc mở các trường đào tạo và trung tâm nghiên cứu tại Việt Nam là cách Nvidia lan tỏa công nghệ của mình và xây dựng hệ sinh thái AI xoay quanh các sản phẩm của hãng. Nvidia không chỉ muốn đào tạo kỹ sư AI, mà còn muốn họ chỉ sử dụng công nghệ của hãng. “CUDA - nền tảng phát triển AI của Nvidia - chính là át chủ bài trong chiến lược này”, ông Thái viết trên trang cá nhân ngày 7/12.
CUDA được Nvidia phát triển từ năm 2006, là một nền tảng phần mềm độc quyền, chỉ tương thích với GPU của hãng. Điều này không chỉ giúp Nvidia duy trì lợi thế cạnh tranh mà còn gây khó khăn cho các đối thủ khi muốn giành thị phần.
Các công ty như AMD đã chọn cách tiếp cận khác với nền tảng mã nguồn mở ROCm, nhằm giảm bớt sự phụ thuộc của thị trường vào CUDA. Tuy nhiên, Nvidia vẫn chiếm hơn 70% thị phần chip AI toàn cầu, theo Business Insider. Các khách hàng lớn của hãng bao gồm Meta, Google, Amazon và OpenAI.
Dù vậy, việc tuyển dụng tại Việt Nam có thể là bước đi đầu tiên trong lộ trình dài hơi của Nvidia ở đây.
Lưu Đình Hưng, Growth Marketing Manager (Quản lý tăng trưởng doanh số) tại MoMo, nhận định: "Việc Nvidia đầu tư vào Việt Nam thể hiện rằng nhân sự Việt ngày càng có năng lực tốt. Mảng AI là lĩnh vực rất phức tạp. Để các công ty công nghệ đầu tư vào một quốc gia, không chỉ cần có các ưu đãi thuế, mà còn đòi hỏi quốc gia đó phải có khả năng cung cấp nhân sự chất lượng cao”.
Được khởi xướng từ chuyến thăm trụ sở Nvidia tại Mỹ của Thủ tướng Phạm Minh Chính vào tháng 9/2023, thỏa thuận giữa hai bên được hiện thực hóa chỉ sau hơn một năm làm việc. Đây được xem là một dấu mốc quan trọng, thể hiện quyết tâm của cả hai phía trong việc đưa Việt Nam trở thành "ngôi nhà thứ hai" của Nvidia, như lời của Thủ tướng Chính phủ.
Về phía Nvidia, ông Huang nhấn mạnh AI cần được đào tạo và ứng dụng tại chính nơi có nguồn dữ liệu đặc thù. "Trí tuệ nhân tạo của Việt Nam nên được xử lý tại đây, xây dựng tại đây, vận hành tại đây, vì người dân và ngành công nghiệp của Việt Nam”, Jensen Huang nói tại buổi lễ ký kết ngày 5/12 ở Hà Nội. CEO Nvidia cũng cam kết hỗ trợ đào tạo nhân tài và thúc đẩy các dự án khởi nghiệp trong nước, góp phần xây dựng hệ sinh thái AI cho Việt Nam.
Những câu hỏi chúng ta phải đối mặt trong thế giới AI
Chúng ta có rất nhiều câu hỏi về thế giới AI, mà đó đều là những nghi hoặc không dễ có ngay đáp án.
Cuốn sách Thời đại AI - Và tương lai loài người chúng ta trình bày cách AI làm thay đổi mối quan hệ của chúng ta với tri thức, chính trị và xã hội. Mục tiêu tối thượng của cuốn sách này là giải thích về AI và cung cấp cho độc giả những câu hỏi mà chúng ta sẽ phải đối mặt trong những năm tới lẫn bộ công cụ để bắt đầu trả lời chúng.
">Thấy gì khi Nvidia tuyển dụng hàng loạt tại Việt Nam?
Soi kèo góc Wolves vs Arsenal, 22h00 ngày 25/1
Sự thật trí tuệ nhân tạo điều trị ung thư tại Việt Nam
Những thông tin mới nhất cho thấy, các mã độc này được kẻ xấu phát tán nhằm mục đích chiếm quyền điều khiển website mà nạn nhân đang sở hữu. Thông tin này vừa được cảnh báo bởi Công ty CP An ninh mạng Việt Nam.
Đơn vị này đã phát đi cảnh báo về lỗ hổng bảo mật Cross-site request forgery (CSRF) trên plugin Code Snippets của nền tảng Wordpress. Nguy cơ từ lỗ hổng này là nó sẽ giúp tin tặc chiếm quyền quản trị website để thực hiện các mã lệnh từ xa. Với lỗ hổng này, tin tặc có thể điều khiển máy chủ và triển khai các hoạt động trái phép gây ảnh hưởng cho doanh nghiệp.
Lỗ hổng CSRF được phát hiện vào đầu tháng 2/2020 và được gắn mã CVE-2020-8417. Đây là một loại mã định danh các lỗ hổng bảo mật được phát hiện trong các sản phẩm công nghệ phổ biến trên thế giới và được cung cấp bởi MITRE - một đơn vị được bảo trợ bởi Cơ quan An ninh nội địa Mỹ.
Để khai thác lỗ hổng này, tin tặc sẽ tạo đường link chứa mã khai thác và lừa người quản trị truy cập đường link đó. Một trong các cách thức mà kẻ xấu sử dụng là thông qua chính các tập tin có nội dung hướng dẫn cách bảo vệ mọi người khỏi virus Corona.
Khi người quản trị truy cập vào đường link này lúc đang đăng nhập vào Wordpress, một tài khoản quản trị xấu sẽ được thêm vào hệ thống quản trị website mà người dùng không được thông báo. Từ đây, tin tặc thực hiện xóa quyền quản trị của nạn nhân, thêm vào đó chúng cũng tiến hành việc thay đổi toàn bộ thông tin website.
Sau khi đã thu được tài khoản này, tin tặc sẽ thực thi mã lệnh từ xa (RCE) qua chức năng chỉnh sửa mã nguồn của Wordpress nhằm chiếm quyền điều khiển máy chủ. Qua đó, tin tặc có thể thực hiện những cuộc tấn công gián điệp đối với các thiết bị và máy chủ thuộc cùng mạng nội bộ với máy chủ bị tấn công. Theo các chuyên gia, Code Snippets trước phiên bản 2.14.0 đều bị ảnh hưởng.
WordPress là một mã nguồn mở bằng ngôn ngữ PHP để hỗ trợ xây dựng và phát triển website. Đây là nền tảng phổ biến vì dễ sử dụng, nhiều tính năng hữu ích mà nổi bật là Code Snippets - tính năng mở rộng rất tiện ích trên Wordpress giúp chèn trực tiếp các đoạn mã vào các tập tin giao diện. Hiện nay, trên thế giới, ước tính có hơn 60% website sử dụng CMS là Wordpress. Trong đó có khoảng 200.000 website cài đặt Code Snippets.
Do đó, khuyến nghị được đưa ra là quản trị viên của các website cần cân nhắc trước khi truy cập những đường link lạ. Bên cạnh đó, cần cập nhật ngay phiên bản plugin Code Snippets mới nhất để khắc phục lỗ hổng này.
Trọng Đạt
">Chiếm quyền điều khiển web bằng mã độc ngụy trang thông tin virus Corona
Chỉ cần tìm kiếm cụm từ vay tiền online, sẽ xuất hiện rất nhiều ứng dụng cho vay dạng "tín dụng đen" của công ty Trung Quốc với giao diện tiếng Việt.
Cuối năm 2019, Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an đã phối hợp, chỉ đạo Phòng Cảnh sát hình sự Công an Thành phố Hồ Chí Minh điều tra vụ án “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự” do các đối tượng người Trung Quốc cùng đồng bọn thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố trên cả nước. Điều đáng chú ý trong vụ án này là các đối tượng đã cho người dân vay với lãi suất 4,4 %/ngày, tương đương 1.600 %/năm. Trong đó, tất cả các giao dịch của người vay và người cho vay tiền đều được thực hiện thông qua mạng Internet và điện thoại di động. Khi người vay không trả nợ đúng hạn sẽ bị các đối tượng gọi điện đến số điện thoại của người thân quen trong danh bạ của người vay tiền nhục mạ, hạ uy tín, gây sức ép, buộc người vay tiền phải trả nợ. Cơ quan công an cho hay, một số đối tượng người nước ngoài lập công ty tài chính, thuê người đứng tên giấy phép kinh doanh, đại diện pháp luật, tạo ra ứng dụng để cho vay tiền trực tuyến (thường gọi là App). Điển hình có thể kể đến các ứng dụng như n “Vaytocdo”, “Moreloan”, “VD online”. Đây là thủ đoạn hoàn toàn mới, tinh vi, là biến tướng của loại tội phạm cho vay “tín dụng đen”.
Khách khi có nhu cầu vay tiền phải tải 1 trong 3 ứng dụng trên về máy điện thoại di động của mình. Để được cho vay, người vay phải điền đầy đủ các thông tin cá nhân, cung cấp hình ảnh chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân, số tài khoản ngân hàng. Đồng thời bắt buộc phải chọn mục “Đồng ý” trong hợp đồng cho vay điện tử, trong đó có điều khoản “người vay đồng ý cho ứng dụng truy cập danh bạ trên máy điện thoại di động”. Sau khi người vay hoàn tất việc tạo tài khoản, ứng dụng sẽ tự động báo về hệ thống và có nhân viên của bộ phận cho vay tiếp nhận, liên lạc điện thoại với người vay để thu thập thêm thông tin, kiểm tra lại thông tin đã đăng ký trên App. Người vay nếu thỏa mãn điều kiện vay tiền, người cho vay và người vay không cần gặp mặt mà chỉ cần vài phút đồng hồ, hệ thống tài khoản của công ty cho vay sẽ tự động chuyển tiền vay cho khách hàng bằng số tài khoản ngân hàng đã kê khai trước đó.
Cụ thể, đối với khách hàng vay qua ứng dụng “Vaytocdo”, người vay lần đầu chỉ được vay 1,7 triệu đồng nhưng thực tế nhận về chỉ là 1,428 triệu đồng, công ty sẽ thu 272 nghìn đồng tiền phí dịch vụ. Trong 8 ngày, người vay phải trả 2,040 triệu đồng (trong đó, 1, 7 triệu đồng tiền gốc và 340 nghìn tiền lãi 8 ngày). Nếu khách vay trả chậm sẽ bị phạt 102 nghìn đồng/ngày.
Đối với khách hàng vay qua ứng dụng “Moreloan” và “VD online”, người vay lần đầu được duyệt vay số tiền là 1,5 triệu đồng, nhưng thực tế người vay chỉ được nhận 900 nghìn đồng, còn 600 nghìn đồng là tiền phí dịch vụ và tiền lãi trong 7 ngày. Sau 7 ngày, người vay phải trả tiền gốc vay là 1,5 triệu đồng. Người vay tiền nếu trả chậm 1 ngày sẽ bị phạt từ 2 % đến 5 %/ngày.
Nếu người vay trả nợ đúng hạn, có uy tín, lần vay sau, nhân viên Công ty sẽ duyệt cho người vay số tiền cao hơn từ cấp độ 1 đến cấp độ 7 (mỗi cấp độ gọi là 01 App), với số tiền tối đa được vay là 2,750 triệu đồng. Tuy nhiên, sau một thời gian, mỗi người có thể vay nhiều App khác nhau cùng lúc, để có thể vay được số tiền mình có nhu cầu vay. Như vậy, với hình thức cho vay nêu trên, các đối tượng đã cho vay với lãi suất 4,4 %/ngày, tương đương 30,8 %/tuần, 132 %/tháng và 1.600 %/năm.
Chia sẻ trên truyền thông về vấn nạn này, Phó Tổng giám đốc một ngân hàng thương mại cổ phần tiết lộ: “Đa phần cổ đông cốt cán của công ty cho vay trực tuyến hiện nay đều xuất phát từ tín dụng đen. Thậm chí, tôi được biết, nhiều công ty P2P ở Việt Nam chỉ do người Việt đứng tên, còn ông chủ thực sự là người Trung Quốc. Họ thuê người Việt đứng tên thành lập công ty, thuê xã hội đen đòi nợ, đứng giữa ăn lãi khủng, nhưng không lộ mặt”.
Một công ty Fintech chia sẻ với ICTnews, việc Chính phủ Trung Quốc siết chặt quản lý thị trường P2P sau một thời gian thả lỏng đã khiến nhiều công ty P2P Trung Quốc chạy sang Việt Nam. Các công ty này lập các app cho vay online với lời quảng cáo “lãi suất vay thấp" "cho vay không thế chấp"… Các công ty Trung Quốc tràn vào Việt Nam để "hớt váng" trong bối cảnh thị trường cho vay online tại Việt Nam bắt đầu phát triển trong khoảng 2 năm nay. Nếu người dùng không có lựa chọn cẩn thận thì rất dễ trúng cạm bẫy của tín dụng đen đội lốt ứng dụng cho vay trực tuyến. Điều này không chỉ gây ra nhiều hệ luỵ phiền toái tiêu cực cho khách hàng, mà còn ảnh hưởng đến uy tín của những doanh nghiệp fintech chân chính, cũng như nguy cơ về lâu dài sẽ ảnh hưởng xấu tới thị trường chung.
Ông Nguyễn Hòa Bình cho biết các công ty tín dụng đen đội lốt này dùng mẫu quảng cáo cho vay tiền online bằng cách lấy 1 đoạn clip trên VTV1 sau đó khử tiếng và lồng tiếng của họ có nội dung công ty cho vay tiền có uy tín, đây là hành vi lừa đảo người dân. |
Ông Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Nexttech cho biết: "Hiện nay có khoảng 60 – 70 doanh nghiệp của Trung Quốc vào thị trường Việt Nam lập doanh nghiệp và thuê người Việt đứng tên để cho vay tiền online. Đặc điểm chung rất đáng lo ngại là các doanh nghiệp này không hề có hoạt động kêu gọi người cho vay mà chỉ quảng bá kêu gọi người vay. Như vậy, đây không phải là mô hình P2P thực sự mà có thể họ huy động nguồn vốn tự có từ Trung Quốc để cho vay. Lãi suất của các công ty này thường rất cao đối với người dân Việt Nam".
Ông Nguyễn Hòa Bình cho biết thêm: "Chúng tôi có nhiều bằng chứng các công ty tín dụng đen đội lốt này dùng mẫu quảng cáo cho vay tiền online lại gán logo của các ngân hàng Việt Nam như: Vietinbank, Techcombank cho vay tiền, họ lấy 1 đoạn clip trên VTV1 sau đó khử tiếng và lồng tiếng của họ có nội dung công ty cho vay tiền có uy tín, đây là hành vi lừa đảo người dân. Nếu cơ quan quản lý nhà nước không xử lý kịp thời sẽ rất nguy hiểm có thể xảy ra tương tự như ở Trung Quốc".
Một đoạn quảng cáo ứng dụng cho vay tiền trực tuyến của công ty Trung Quốc lồng ghép hình ảnh của VTV1 để lừa đảo người dân.
Hiện ICTnews đã gửi nội dung phản ánh về các doanh nghiệp tín dụng đen của Trung Quốc tràn vào Việt Nam tới đại diện truyền thông của Ngân hàng Nhà nước. ICTnews sẽ tiếp tục thông tin đến độc giả về vấn đề này.
PV
">Ứng dụng cho vay nặng lãi online của Trung Quốc đang tràn vào Việt Nam
友情链接