Tật khúc xạ học đường: Biện pháp phòng ngừa như thế nào?

 人参与 | 时间:2025-01-23 12:18:49

TheậtkhúcxạhọcđườngBiệnphápphòngngừanhưthếnàgia vang sjco bác sĩ Hoàng Cương, Bệnh viện Mắt Trung ương, các tật khúc xạ học đường như cận thị, viễn thị, loạn thị... trong đó cận thị là phổ biến nhất. Cận thị có thể khiến trẻ nhìn chữ không rõ, có nguy cơ bong võng mạc, mù lòa, ảnh hưởng tới cuộc sống và học tập của trẻ.

Thậm chí, tại Bệnh viện Mắt trung ương, các bác sĩ đã ghi nhận có trường hợp trẻ bị cận thị không được điều trị kịp thời dẫn tới nhược thị. Khi đó, thị lực của trẻ bị ảnh hưởng trầm trọng, điều trị khó khăn.

Cận thị có nhiều nguyên nhân như môi trường học tập không đảm bảo, bẩm sinh, ăn uống, lối sống. Trong đó, thói quen của học sinh thúc đẩy tật khúc xạ như trẻ ngồi sai tư thế, đọc sách báo trong điều kiện thiếu ánh sáng, lạm dụng các thiết bị điện tử,…

Bác sĩ Cương cho biết biểu hiện tật khúc xạ, trẻ hay nhíu mắt, nheo mắt khi đọc, chớp mắt hoặc dụi mắt nhiều lần, đứng gần tivi, cúi sát mặt xuống bàn học là những biểu hiện của tật khúc xạ ở trẻ.

tat khuc xa.png
Học sinh bị tật khúc xạ tại Hà Nội ngày càng tăng. 

Để chẩn đoán chính xác trẻ bị tật khúc xạ, bác sĩ khuyến cáo cha mẹ nên cho trẻ tới kiểm tra tại các bệnh viện chuyên khoa mắt, không cho trẻ đo mắt tại các cửa hàng kính tránh cận thị giả.

Khi trẻ bị tật khúc xạ, cha mẹ đưa trẻ đi khám định kỳ để thay đổi số kính mắt vì trẻ có thể tăng độ cận nhanh. Nếu trẻ đeo kính thiếu số, mắt điều tiết tăng lên, trẻ càng cúi gằm mặt ảnh hưởng tới việc học của trẻ.

Theo một nghiên cứu đánh giá, tỷ lệ tật khúc xạ Hà Nội khoảng từ 40-45%, ở những quận nội đô có nơi lên đến 55-60%. Bác sĩ Nguyễn Thị Kiều Anh, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.Hà Nội, cho biết để phòng tật khúc xạ học đường nơi học tập phải đảm bảo đủ ánh sáng, độ chiếu sáng lớn hơn hoặc 300W, mỗi lớp học cần 8 đến 10 bóng đèn. Khi trẻ học ở nhà, bóng đèn không chiếu thẳng vào mắt. Kích thước của bàn ghế cũng phù hợp với tầm vóc trẻ. Tư thế ngồi học cho trẻ phải ngay ngắn, khoảng cách thích hợp từ mắt đến sách đọc khoảng 30-40cm.

Ở lớp, thầy cô giáo nên đổi chỗ định kỳ cho học sinh. Gia đình và nhà trường cần quan tâm, dạy dỗ, giám sát trẻ không nhìn quá lâu tivi, máy tính, điện thoại. Việc kết hợp học tập, vui chơi, giải trí cần phù hợp.

Ngoài ra, bác sĩ Kiều Anh chia sẻ vấn đề dinh dưỡng rất quan trọng. Ở trường hay ở nhà, trẻ có độ tuổi khác nhau cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ trong đó chú trọng các bữa ăn chính, bữa ăn phụ tại trường, tăng cường vitamin. Ở nhà, trẻ cũng cần bổ sung dinh dưỡng thêm để trẻ phát triển toàn diện. Học sinh cần được khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần, đặc biệt là kiểm tra mắt để có thể xử lý kịp thời các tật khúc xạ.

Các bác sĩ nhấn mạnh thêm, các gia đình cần khuyến khích trẻ tăng cường tham gia các hoạt động ngoài trời với ánh sáng tự nhiên, ra khỏi lớp trong thời gian giải lao để mắt không phải nhìn gần trong một thời gian quá dài sau một tiết học…

Bác sĩ Kiều Anh cho biết thêm tất cả trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đều có y tế học đường, được trang thiết bị về trang thiết bị y tế, thuốc thiết yếu để đảm bảo chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ trong thời gian học ở trường.

Khi trẻ có vấn đề về sức khỏe, y tế học đường sẽ thông báo ngay cho phụ huynh, phối hợp chăm sóc sức khỏe cho học sinh.  Ngoài ra, y tế học đường cũng thường xuyên tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho học sinh để phòng các bệnh lý như tật khúc xạ, cong vẹo cột sống, các bệnh truyền nhiễm và không lây nhiễm.

Con đường lây lan của dịch bệnh 'không thể mở mắt khi ngủ dậy'Đau mắt đỏ là từ để chỉ một bệnh thường gặp là viêm kết mạc cấp, bệnh dễ dàng lây lan thành dịch. Việc điều trị sai có thể gây biến chứng cho mắt. 顶: 8395踩: 9