Hóa ra chiếc bát sứ bị bỏ quên trên kệ để đồ có giá lên tới hơn 6 tỷ đồng. (Ảnh: Dailymail)
Ban đầu, các chuyên gia ước đoán giá của chiếc bát sứ này từ 20.000-30.000 bảng Anh (khoảng 600 - 900 triệu đồng). Nhưng cuối cùng, chiếc bát lại được bán với giá 220.000 bảng Anh (tương đương hơn 6,6 tỷ đồng) cho một vị khách người Trung Quốc.
Chuyên gia đồ cổ ở nhà đấu giá Aldridges of Bath - Ivan Street cho biết, người phụ nữ không hề biết giá trị thực của chiếc bát sứ.
Ông chia sẻ, trước đó từng bán đấu giá một chiếc bát sứ tương tự với giá 110.000 bảng Anh (hơn 3,3 tỷ đồng). Vì thế, ông rất bất ngờ khi chiếc bát sứ này được trả giá gấp đôi.
Giải thích về sự quý hiếm của chiếc bát, ông Street cho hay, hoàng đế Ung Chính trị vì trong thời gian ngắn (chỉ 13 năm) nên các đồ vật chất lượng thời đó rất hiếm.
‘Báu vật’ truyền thừa 5 thế hệ, mỗi lần dùng là nhớ cố hương"Báu vật" là món đồ cổ có tuổi đời 125 năm và được chế tác tinh xảo, phức tạp với hơn 10 công đoạn. Đặc biệt, mỗi lần sử dụng vật này, chủ nhân lại nhớ, mơ về cố hương." alt=""/>Dọn nhà, phát hiện báu vật bị lãng quên trị giá hơn 6 tỷ đồngThông thường, khi tổ chức hôn lễ, cô dâu chú rể sẽ cùng nhau cầm chai rượu vang đỏ rót vào tháp ly. Nhưng ở đám cưới đặc biệt diễn ra mới đây tại Đức Giang, Hoài Đức, Hà Nội lại không như vậy. Một chiếc ly thủy tinh kích thước lớn được đặt bên trên tháp các ly trà sữa. Cô dâu và chú rể cùng nhau cầm bình trà sữa rót vào chiếc ly thủy tinh. Sau đó, cả hai dùng ly trà sữa uống thay rượu giao bôi trước sự trầm trồ, háo hức của quan khách tới dự đám cưới.
"Trà đổ vào sữa. Sữa đổ vào trà. Như em đổ vào anh, như anh đổ vào em. Một chút vị trà đậm chát cho cuộc tình thử thách. Một chút sữa ngọt ngào thơm béo cho cuộc tình êm đẹp đắm say", giọng của MC vang lên trong giờ phút thiêng liêng của đôi vợ chồng trẻ.
Tâm sự với VietNamNet, chú rể Chính Trương (SN 1996) cho biết anh đã dành hơn 2 tiếng đồng hồ đêm trước ngày cưới để tự tay nấu ly trà sữa "siêu to khổng lồ".
9X kể: "Cách đây hơn 5 năm, em và vợ gặp nhau lần đầu tiên ở quán trà sữa. Khi ấy vợ em đang làm thêm tại quán, ngay khi gặp gỡ em đã rất ấn tượng với vợ. Em muốn dành ly trà sữa đó để vừa ôn lại kỷ niệm với vợ".
Không chỉ thay rượu vang bằng trà sữa, đám cưới của Chính Trương và Thu Hường còn dùng bánh bông lan trứng muối thay cho bánh kem. Cặp đôi phá cách, thay đổi những thứ tưởng như không thể thiếu trong đám cưới bằng những món đồ độc lạ trong ngày trọng đại của mình xuất phát từ lý do rất thực tế.
"Dùng rượu vang đỏ nếu không may bị đổ rượu vào váy, chúng em sẽ phải đền tiền rất nhiều cho chiếc váy. Bánh kem cũng không được nhiều người thích ăn nên em thay bằng bánh bông lan trứng muối", Trương nói.
Cặp đôi và bạn bè đã lên ý tưởng và chuẩn bị từ trước đám cưới. Khi Trương nói ý tưởng sẽ dùng trà sữa thay rượu với bố mẹ, cả gia đình đều hưởng ứng. "Bố em nhất trí luôn vì nhà có rất đông trẻ con, các cháu đều thích uống trà sữa. Mời trà sữa cho khách trong đám cưới sẽ được mọi người đón nhận và chúc phúc nhiều hơn".
Đôi vợ chồng trẻ còn nhận được món quà đặc biệt từ người thân. Đó là một hộp quà khổng lồ chứa rất nhiều món đồ gia dụng từ tạp dề, vợt bắt muỗi, thảm chùi chân...
Trước đó, vào ngày 23/9, cặp đôi Chính Trương và Thu Hường tổ chức lễ hằng thuận tại chùa Ba Vàng cùng 16 đôi tân lang tân nương khác. Đây cũng là một dấu ấn đặc biệt của đôi vợ chồng trẻ. "Chúng em đều là phật tử. Sau lần gặp ở quán trà sữa, dịp Tết 2018 tình cờ em thấy ảnh của Hường chụp tại chùa Ba Vàng. Thêm một điểm ấn tượng đó đã thôi thúc em chủ động làm quen với Hường", Trương kể lại.
Đoạn clip ghi lại hình ảnh đặc biệt tại đám cưới của chàng kỹ thuật viên xét nghiệm Chính Trương và cô kế toán Thu Hường được bạn thân ghi lại và chia sẻ lên mạng xã hội. Rất nhanh chóng, đoạn clip thu hút hàng triệu lượt xem, chia sẻ và bình luận từ cộng đồng mạng.
Lê Đình Quyền, bạn thân và cũng là người chụp ảnh cưới, quay clip cho hai vợ chồng trẻ nói: "Chú rể và cô dâu đều là bạn thân của em. Chú rể rất hiền lành và chung tình. Cô dâu nghiện trà sữa nên chú rể đã tự tay nấu trà cả đêm".
Ảnh, clip: NVCC
Tham gia chương trình, về phía Nhật Bản có nghệ sĩ Ai và Yuki, Hideomi Saiba, đặc biệt là các nhạc công Notsu Hisanobu, Hidaka Hayato, Kagaya Ryotaro sẽ trực tiếp thể hiện trên sân khấu. Phía Việt Nam có các nghệ sĩ Phương Lan, Văn Tùng, Thanh Tùng, Ngọc Giáp, Tiến Duy, Yến Nhung, Tạ Duy Kiên, Hoàng Hiệp, Đức Thành…
"VớiNinja Magic Show, các nhạc công sẽ chơi trực tiếp trên sân khấu, kết hợp các động tác Samurai. Đây là điều chưa từng có với nghệ thuật xiếc, khi có hẳn ban nhạc và các tác phẩm được sáng tác riêng cho show", NSND Tống Toàn Thắng cho biết.
Giấc mơ tuổi thần tiêndo NSƯT Trương Thị Mai đạo diễn, là chương trình do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đặt hàng, các nghệ sĩ Liên đoàn Xiếc Việt Nam biểu diễn, dự định phục vụ khán giả xuyên suốt mùa hè này.
Đến với Giấc mơ tuổi thần tiên, khán giả nhỏ tuổi được gặp gỡ nhân vật nổi tiếng trong phim hoạt hình, truyện tranh cùng tham gia chiến đấu chống lại cái ác, bảo vệ lẽ phải và thưởng thức các tiết mục xiếc lồng ghép ấn tượng, lôi cuốn.
"Ngoài việc đưa đoàn Nhật Bản sang dịp này, trong vởGiấc mơ tuổi thần tiênsẽ không chỉ có 5 anh em siêu nhân như phim hoạt hình các em thường xem mà có rất nhiều nhân vật siêu nhân khác. Ngoài ra, nghệ sĩ viên xiếc cũng được học thoại, học diễn xuất như diễn viên kịch, biết cách giao lưu với khán giả, bày tỏ cảm xúc nhân vật như khóc, cười…", NSND Tống Toàn Thắng khẳng định.
Các nhạc công biểu diễn tại họp báo:
Ảnh: Quang Tấn
Màn 'ảo thuật' của huyền thoại vĩ cầm và tràng vỗ tay bất thườngKhán giả đã đứng lên dành tràng pháo tay kéo dài 4 phút tặng huyền thoại Shlomo Mintz sau màn biểu diễn của ông tại Hà Nội." alt=""/>Hai nghệ sĩ ảo thuật tài danh của Nhật Bản tới Việt Nam biểu diễn