Như CareerViet từng gọi những người nàylà “nhân sự tiềm năng”. Tuy chỉ chiếm 5-10% trong tập thể, nhưng số ít nhân viên này có ý tưởng, kiến thức và kỹ năng có thể tạo ra những sáng kiến, thậm chí mang lại nguồn thu cho công ty trong nhiều năm.
Cực kỳ thông minh và sáng tạo cao, đồng nghĩa với việc họ không thích bó buộc trong những khuôn khổ mà họ cho là không phù hợp. Là người quản lý, bạn nên tìm cách để xây dựng một môi trường công sở phù hợp để thúc đẩy họ đạt được tiềm năng tối đa, cũng như mong muốn gắn bó với công ty.
Không thích xu nịnh
Bạn sẽ thường không nhìn thấy người thông minh tỏ ra luồn cúi, tìm cách đoán ý sếp. Nhiều người thờ ơ với hệ thống cấp bậc và tỏ ra không tôn trọng những vị lãnh đạo vừa không có tài, vừa “nịnh trên nạt dưới”.
Điều đó không có nghĩa là họ không có khả năng “mềm mỏng” hay kỹ năng lãnh đạo. Ngược lại, họ có thể vận hành cỗ máy công việc theo một guồng quay hiệu quả. Họ chỉ không muốn dùng năng lượng cho những việc không hiệu quả.
Vì vậy, nếu cấp trên của họ là người ưa quản lý “vi mô”, có thói quen lãnh đạo độc hại và ưa nịnh, chắc chắn họ sẽ không ở lại cống hiến lâu.
Ghét sự thiếu trung thực
Những người thông minh đều nhanh chóng nhận ra sự thiếu trung thực và phản ứng tiêu cực với nó. Không dễ để lừa người thông minh, họ dễ dàng nhìn ra những động cơ phía sau nếu lãnh đạo truyền đạt những thông tin không minh bạch cũng như cách đối xử thiên kiến.
Vì vậy, khi có vấn đề hoặc sự việc cần giải quyết, lãnh đạo cần đối thoại thẳng thắn với họ. Vì điều đó đồng nghĩa với việc bạn tôn trọng trí tuệ của họ.
Không thích quy định cứng nhắc
Không phải ngẫu nhiên những công ty công nghệ phát triển nhanh nhất là những nơi đi đầu trong các đổi mới về mô hình giờ giấc - địa điểm - hoạt động nhóm… Bởi họ biết những người thông minh và sáng tạo mong muốn tập trung vào những việc hữu dụng và thực chất về chuyên môn thay vì các hoạt động mang tính hình thức. Ví dụ: nhân sự có thể làm việc đến nửa đêm để viết một đoạn code nhưng không thích chấm công; họ thích nghiên cứu nhưng không thích việc phải làm thêm nhiệm vụ quản lý ngân sách…
Vì thế, nếu công ty bạn chưa xây dựng được hệ thống “làm việc linh hoạt” thì bạn nên tạo ra quy định bổ sung cho một số nhiệm vụ, dự án đặc thù (nhằm hợp thức hóa giờ giấc - địa điểm làm việc mà các nhân sự tiềm năng mong muốn). Miễn sao, bạn và nhân sự thống nhất được rằng hiệu suất của họ được đánh giá bằng kết quả công việc và tiến độ, chứ không phải số giờ họ có mặt ở công ty.
Tạo điều kiện “thử và sai”
Mặt khác, nhân sự cũng cần được bảo vệ trước quyết định của ban lãnh đạo công ty. Điều đó có nghĩa là bạn phải đánh giá được năng lực của nhân sự của mình, tính khả thi, sự tiềm năng của dự án mà họ đưa ra.
Và không có phát kiến nào thành công ngay lần thử nghiệm đầu tiên. Nhưng những thử nghiệm là bước đệm đến lựa chọn đúng đắn, tạo thành công nhảy vọt của công ty.
Đúng người, đúng việc
Những người thông minh cần một nhóm đồng chí hướng dù có các thế mạnh khác nhau. Không có gì làm nản lòng người giỏi hơn là những quy định quan liêu, cứng nhắc, cũng như những đồng đội gây trở ngại vì cái tôi cao.
Vì vậy, nếu trong nhóm có người không chú trọng vào nghiên cứu, vận hành tối ưu dự án mà chỉ tìm cách “làm chính trị”; chắc chắn những người thông minh sẽ cảm thấy mất niềm tin vào tổ chức.
Tạo điều kiện cho “trăm hoa đua nở”
Đôi khi bạn sẽ thấy số đông nhận xét về một người thông minh bằng từ “dị”, “quái”... Người thông minh đôi khi quan tâm đến thế giới bên trong họ hơn là đánh giá của người ngoài.
Những công ty coi trọng sự đa dạng sẽ không sợ sự thất bại bởi nhân sự của họ luôn có nhiều phương án cho một vấn đề. Khả năng tư duy đa dạng và phản biện (với người khác và với chính mình) của những người thông minh cũng mang lại cho lãnh đạo nhiều câu trả lời hơn là một tập thể “đồng lòng, nhất trí” trong mọi tình huống.
Và thực tế, một số dự án thành công của các công ty đến từ những ý tưởng cá nhân của một số nhân sự. Vì vậy, bạn có thể tạo “khoảng hở” cho những nhân sự tiềm năng được nghiên cứu và thử nghiệm dự án riêng của họ, tạo điều kiện cho họ về nguồn lực và chi phí. Miễn là bạn kiểm soát được họ sử dụng vì mục tiêu tạo ra cái mới cho công ty.
Vĩnh Phú
" alt=""/>‘Đọc vị’ người giỏi: 6 lưu ý để quản lý nhân sự tốt hơnLý do sửa đổi các nội dung trên, theo Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng, tại thời điểm trình duyệt chủ trương đầu tư dự án, việc xác định nguồn vốn giai đoạn 1 còn khó khăn.
Do đó, Quốc hội quyết nghị giai đoạn 1 chỉ xây dựng 1 đường cất hạ cánh tại khu vực phía bắc. Trường hợp đường cất hạ cánh số 1 này gặp sự cố thì sân bay Tân Sơn Nhất sẽ đóng vai trò hỗ trợ.
Trong quá trình triển khai, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) nhận thấy việc xây dựng ngay đường cất hạ cánh số 3 bên cạnh đường số 1 (cách 400m về phía bắc), đưa vào khai thác đồng bộ sẽ mang lại nhiều lợi ích.
Trường hợp đường số 1 gặp sự cố, sân bay Tân Sơn Nhất sẽ bị quá tải, máy bay sẽ phải bay chờ trên không, phát sinh thêm một số chi phí và ảnh hưởng môi trường.
Chính phủ khẳng định, việc đầu tư ngay “đường cất hạ cánh số 3” trong giai đoạn 1 có nhiều thuận lợi như: Phù hợp với quy hoạch cảng đã được Thủ tướng phê duyệt; mặt bằng đã được giải phóng và giao cho ACV, tiết kiệm chi phí, thời gian xây dựng…
Tiến độ chuẩn bị và thực hiện đầu tư “đường cất cánh số 3” dự kiến 24 tháng, trong đó thời gian chuẩn bị khoảng 12 tháng và thời gian thi công khoảng 12 tháng. Trường hợp được Quốc hội thông qua nội dung điều chỉnh tại kỳ họp thứ 8, sẽ hoàn thành đường cất hạ cánh số 3 vào cuối năm 2026.
Trước đó, Quốc hội đã phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 94, giai đoạn 1 dự án sân bay Long Thành sẽ thi công hoàn thành, đưa vào khai thác năm 2025. Quá trình triển khai gặp một số khó khăn khách quan, chủ quan nên không thể hoàn thành đúng tiến độ.
Nguyên nhân là do thời gian thi tuyển kiến trúc và chuẩn bị, phê duyệt giai đoạn 1 kéo dài; ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, làm chậm tiến độ, đặc biệt trong việc huy động các chuyên gia nước ngoài sang Việt Nam để triển khai thiết kế kỹ thuật.
Đặc biệt, ACV phải tiến hành mời thầu 2 lần mới lựa chọn được nhà thầu có năng lực và kinh nghiệm thực hiện gói thầu 5.2 “Thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình Nhà ga hành khách”...
Để hoàn thành toàn bộ giai đoạn 1 của dự án, bao gồm cả đường cất hạ cánh số 3, Chính phủ kiến nghị Quốc hội cho phép điều chỉnh thời gian thực hiện giai đoạn 1 đến cuối năm 2026.
Khi cho ý kiến thẩm tra nội dung này, Hội đồng thẩm định Nhà nước cho biết, các thành viên hội đồng thống nhất với sự cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư theo đề xuất của Chính phủ. Việc tổ chức khai thác đường cất hạ cánh số 1 và số 3 sẽ giúp nâng cao năng lực khai thác của sân bay Long Thành giai đoạn 1 lên 40 - 50 triệu hành khách/năm.
Bộ GTVT cũng cho hay, nền của đường cất hạ cánh số 3 đã được san gạt cơ bản đến cao độ thiết kế, chỉ cần xây dựng kết cấu mặt đường và lắp đặt trang thiết bị là có thể khai thác. Do vậy, chi phí đầu tư hạng mục bổ sung khoảng 3.304 tỷ đồng, được sử dụng từ nguồn tiết kiệm sau đấu thầu và dự phòng nên không vượt tổng mức đầu tư 99.019 tỷ đồng của dự án thành phần 3 do ACV thực hiện.
Như vậy, với chi phí đầu tư không tăng nhưng năng lực và hiệu quả khai thác của cảng tăng lên, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư giai đoạn 1 và giai đoạn 2 của dự án.