Bảo lãnh bất động sản: Vừa làm vừa ‘mò’

  发布时间:2025-01-28 10:13:08   作者:玩站小弟   我要评论
Dù đã đi vào thực hiện được 2 tháng nhưng đến nay việc bảo lãnh dự án bất động sản thực tế đã gặp phbóng đá hôm nay trực tiếpbóng đá hôm nay trực tiếp、、。

Dù đã đi vào thực hiện được 2 tháng nhưng đến nay việc bảo lãnh dự án bất động sản thực tế đã gặp phải những vướng mắc,ảolãnhbấtđộngsảnVừalàmvừamòbóng đá hôm nay trực tiếp thậm chí có nguy cơ rơi vào tình trạng bế tắc.

Nhiều doanh nghiệp bị “việt vị”

Theo Khoản 1, Điều 56 của Luật Kinh doanh BĐS 2014, kể từ ngày 1-7, chủ đầu tư BĐS trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải được ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng để đề phòng khi chủ đầu tư không bàn giao nhà ở theo đúng tiến độ cam kết với khách hàng.

Nếu sau khi ký hợp đồng mua bán và huy động vốn từ khách hàng, chủ đầu tư không thực hiện đúng cam kết giao nhà thì ngân hàng có trách nhiệm hoàn trả số tiền mà khách hàng đã nộp.

{ keywords} 

Ngay sau ngày 1-7, nhiều chủ đầu tư đã công bố ngân hàng bảo lãnh dự án của mình. Thế nhưng đến ngày 12-8, Ngân hàng nhà nước (NHNN) mới công bố danh sách 33 ngân hàng thương mại “có đủ điều kiện bảo lãnh cho chủ đầu tư dự án bất động sản để bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai”. Và mới đây NHNN tiếp tục cấp phép bổ sung cho 5 ngân hàng tham gia bảo lãnh bất động sản, đưa tổng số lên tới con số 38 ngân hàng.

Theo đó, vẫn còn một số cái tên ngân hàng chưa được tham gia bảo lãnh bất động sản như Eximbank, DongABank, VNCB, GPBank, Oceanbank, Saigonbank… Cho dù trước đó, những ngân hàng này đã thực hiện ký kết hợp đồng trên nguyên tắc với nhiều chủ dự án, chỉ đợi sau khi có danh sách sẽ chính thức hoàn thiện hợp đồng bảo lãnh theo đúng quy định tại Điều 56 của Luật Kinh doanh bất động sản 2014. Sự chậm chạp này dẫn đến việc nhiều chủ đầu tư bị “việt vị”!

Trong trường hợp các ngân hàng ký hợp tác với chủ dự án đó không trong danh sách được chấp thuận, thì thỏa thuận hợp tác bảo lãnh đã ký gần như vô nghĩa. Để giải quyết vấn đề này, chủ dự án lại phải đi tìm một ngân hàng khác, lại phải đàm phán lại mà vấn đề là chưa chắc biết việc ký kết hợp đồng bảo lãnh ra sao.

Bởi lẽ, những ngân hàng này không phải ngân hàng “ruột” và có thể đòi hỏi yêu cầu năng lực chủ đầu tư, chất lượng dự án cao hơn rất nhiều so với ngân hàng mà họ đã có quan hệ tín dụng lâu năm.

Chia sẻ về vấn đề này, đại diện một doanh nghiệp nêu ý kiến rằng, khi tôi làm dự án tôi đến ngân hàng này vay tiền trong đó có thỏa thuận là tất cả tiền bán hàng ở dự án chủ đầu tư phải chuyển qua ngân hàng đó. Tiến độ đến đâu ngân hàng sẽ rót vốn đến đấy. Nhưng nếu ngân hàng này không nằm trong danh sách thì không được làm việc đó. Để thực hiện việc bảo lãnh sẽ là một ngân hàng khác. Ngân hàng này cũng yêu cầu phải chuyển tiền cho họ. Đến lúc này, doanh nghiệp là người đứng giữa và công trình đang thi công xây dựng rồi. Như vậy chủ đầu tư sẽ bị vướng, doanh nghiệp sẽ phải xử lý như thế nào?

Chạy đua mức phí?

Dù đã đi vào thực hiện được 2 tháng nhưng đến nay việc bảo lãnh dự án bất động sản thực tế đã gặp phải những vướng mắc, thậm chí có nguy cơ rơi vào tình trạng bế tắc.

Mức phí bảo lãnh vẫn là một trong những vấn đề còn nhiều băn khoăn. Nêu câu chuyện thực tế của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện đàm phán về phí bảo lãnh dự án bất động sản, đại diện Công ty cổ phần Đầu tư dầu khí toàn cầu cho biết làm việc với không dưới 5 ngân hàng mỗi ngân hàng lại đưa ra mức phí rất khác nhau không có một tiêu chí, tiêu chuẩn nào. Điều này khiến cả doanh nghiệp và ngân hàng đều lúng túng.

Phí bảo lãnh sẽ không có mức trần và mức sàn, mà do các ngân hàng tự thỏa thuận và quyết định đánh giá uy tín của chủ đầu tư để đưa ra mức phí phù hợp. Có không ít ý kiến đặt ra lo ngại doanh nghiệp sẽ đi chạy nhau để làm sao được mức phí thấp nhất. Điều này có thể nảy sinh ra tiêu cực.Vấn đề này làm thế nào để có thể minh bạch?

“Việc bảo lãnh bảo vệ cho khách hàng là cần thiết nhưng vấn đề là việc thực hiện bảo lãnh như thế nào? Như dự án có 1000 căn đến thời điểm này bán được 500 căn rồi về nguyên tắc 500 căn còn lại phải có bảo lãnh. Vậy thì bây giờ bảo lãnh 500 căn ấy hay bảo lãnh cả dự án và bây giờ thì thu phí thế nào? Với 500 căn đã bán rồi theo tiến độ mới thu 50% sẽ tính ra làm sao?” – một doanh nghiệp nêu ý kiến.

Dù NHNN đã ban hành thông tư 07 hướng dẫn cụ thể quy định này nhưng doanh nghiệp cho rằng thông tư 07 không đưa ra được những thông tin mà doanh nghiệp nhà đầu tư áp dụng được. Thiếu những hướng dẫn cụ thể khiến cả ngân hàng và chủ đầu tư đều phải vừa làm vừa mò mẫm để điều chỉnh cho việc dự án có ngân hàng bảo lãnh được khả thi.

Hồng Khanh

Bảo lãnh BĐS: băn khoăn chờ hướng dẫn

相关文章

  • Ukraine nêu khả năng chấm dứt xung đột với Nga - 1

    Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (Ảnh: Reuters).

    "Về thời điểm chiến tranh sẽ kết thúc... Đó là khi Nga muốn cuộc chiến này kết thúc, khi nước Mỹ có vị thế mạnh mẽ hơn, khi Nam Bán cầu đứng về phía Ukraine và ủng hộ việc chấm dứt chiến tranh. Đó sẽ không phải là một con đường dễ dàng, nhưng tôi tin tưởng rằng chúng ta có mọi cơ hội để thực hiện điều đó vào năm tới", Tổng thống Volodymyr Zelensky phát biểu tại một hội nghị về an ninh lương thực hôm 23/11.

    "Chúng tôi cởi mở với các đề xuất từ các nhà lãnh đạo của các nước châu Phi, châu Á và các quốc gia Ả Rập. Tôi cũng muốn nghe các đề xuất của tổng thống mới của Mỹ. Tôi nghĩ chúng ta sẽ thấy các đề xuất này vào tháng 1 và chúng ta sẽ có một kế hoạch để chấm dứt cuộc chiến này", ông Zelensky nói thêm, đề cập đến các đề xuất chấm dứt xung đột Nga - Ukraine.

    Trước đó, trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Ấn Độ hôm 19/11, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố cuộc chiến sẽ kết thúc ngay khi Nga "đạt được mục tiêu của mình".

    Ông Peskov khẳng định Nga muốn đạt được mục tiêu của mình thông qua đàm phán, nhưng Ukraine đã cấm mọi cuộc đàm phán với Moscow.

    Nga mở "chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Ukraine từ tháng 2/2022 với tuyên bố nhằm "phi quân sự hóa, phi phát xít hóa" quốc gia láng giềng. Sau gần 3 năm, cuộc chiến vẫn chưa có hồi kết rõ ràng mặc dù Moscow đang chiếm ưu thế hơn, trong bối cảnh Ukraine cạn kiệt nguồn lực quân sự do viện trợ từ phương Tây chậm lại.

    Moscow nhiều lần tuyên bố vẫn để ngỏ đàm phán hòa bình, nhưng nhấn mạnh Kiev cần chấp nhận "thực tế mới về lãnh thổ", nghĩa là công nhận quyền kiểm soát của Nga đối với bán đảo Crimea và 4 vùng Nga tuyên bố sáp nhập vào năm 2022 gồm Kherson, Zaporizhia, Lugansk, Donetsk.

    Trong khi đó, Ukraine tuyên bố không bao giờ nhượng bộ lãnh thổ để đổi lấy hòa bình. Vào mùa thu năm 2022, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ban hành sắc lệnh cấm Kiev tổ chức bất kỳ cuộc đàm phán nào với giới lãnh đạo hiện tại của Nga.

    Ông Zelensky cũng đưa ra kế hoạch hòa bình, yêu cầu Nga rút lực lượng khỏi tất cả các vùng lãnh thổ mà Kiev tuyên bố chủ quyền trước khi bất kỳ cuộc đàm phán nào có thể được tiến hành.

    Moscow coi kế hoạch này là vô lý và đổ lỗi cho Kiev cũng như những nước ủng hộ Ukraine ở phương Tây đã từ chối bất kỳ cuộc đối thoại có ý nghĩa nào.

    Đầu tuần này, Tổng thống Zelensky cho rằng, trong kịch bản xấu nhất, Mỹ sẽ cắt viện trợ và Kiev sẽ thua trong cuộc xung đột với Nga.

    Ông Zelensky thừa nhận tình hình chiến trường ở miền Đông Ukraine khó khăn và Nga đang đạt được những bước tiến. Theo đó, Kiev sẽ nỗ lực để có thể chấm dứt xung đột với Nga vào năm sau.

    "Chúng tôi phải làm mọi thứ để cuộc chiến này kết thúc vào năm tới thông qua các biện pháp ngoại giao", ông Zelensky tuyên bố.

    Nhà lãnh đạo Ukraine cho biết, luật pháp Mỹ ngăn không cho ông gặp Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump trước lễ nhậm chức vào tháng 1 tới. Ông dự định trao đổi trực tiếp với ông Trump thay vì thông qua một cố vấn hay một đặc phái viên.

    Ông Zelensky cũng bày tỏ tin tưởng rằng xung đột sẽ chấm dứt nhanh chóng hơn nhờ chính sách từ chính quyền sắp tới của ông Trump.

    Tổng thống đắc cử Donald Trump nhiều lần tuyên bố có thể chấm dứt cuộc chiến này trong vòng 24 giờ sau khi đắc cử. Ông Trump cũng cảnh báo sẽ chấm dứt việc viện trợ quân sự cho Ukraine.

    '/>
  • Ông Trump chọn nhà đầu tư nổi tiếng làm Bộ trưởng Tài chính - 1

    Ông Scott Bessent (Ảnh: Reuters).

    Ông Trump ngày 22/11 cho biết ông đã chọn nhà đầu tư nổi tiếng Scott Bessent, 62 tuổi, làm ứng viên Bộ trưởng Tài chính Mỹ, một vị trí nội các quan trọng có ảnh hưởng lớn đến các vấn đề kinh tế, quản lý và tài chính quốc tế.

    "Tôi rất vui mừng khi đề cử Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính thứ 79 của Mỹ. Scott được nhiều người kính trọng là một trong những nhà đầu tư quốc tế và chiến lược gia địa chính trị và kinh tế hàng đầu thế giới", ông Trump cho biết trong một tuyên bố được công bố trên mạng xã hội Truth Social.

    Phố Wall đã theo dõi chặt chẽ người mà ông Trump sẽ chọn vào vị trí nói trên, đặc biệt là khi xét đến kế hoạch của ông nhằm tái thiết thương mại toàn cầu thông qua thuế quan và có khả năng mở rộng hàng loạt các biện pháp cắt giảm thuế được ban hành trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông.

    Lựa chọn này được đưa ra sau nhiều ngày ông Trump cân nhắc với nhiều ứng viên được đưa lên bàn cân.

    Ông Bessent đã ủng hộ cải cách thuế và bãi bỏ quy định, đặc biệt là để thúc đẩy hoạt động cho vay ngân hàng và thúc đẩy sản xuất năng lượng.

    Ông từng bình luận rằng sự tăng vọt của thị trường sau chiến thắng trong cuộc bầu cử của ông Trump báo hiệu kỳ vọng của các nhà đầu tư về "tăng trưởng cao hơn, biến động và lạm phát thấp hơn, và nền kinh tế phục hồi cho tất cả người Mỹ".

    Với tư cách là Bộ trưởng Tài chính thứ 79, ông Bessent về cơ bản sẽ là quan chức kinh tế cấp cao nhất của Mỹ, chịu trách nhiệm duy trì hoạt động của nền kinh tế lớn nhất thế giới, từ việc thu thuế và thanh toán các hóa đơn của quốc gia cho đến quản lý thị trường trái phiếu kho bạc trị giá hàng nghìn tỷ USD và giám sát quy định tài chính, bao gồm cả việc xử lý và ngăn ngừa khủng hoảng thị trường.

    Ông cũng điều hành chính sách trừng phạt tài chính của Mỹ, giám sát Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới và các tổ chức tài chính quốc tế khác, đồng thời quản lý hoạt động sàng lọc an ninh quốc gia đối với các khoản đầu tư nước ngoài tại Mỹ.

    '/>
  • Ông Trump chọn cựu cầu thủ bóng bầu dục làm Bộ trưởng Nhà ở - 1

    Ông Scott Turner (Ảnh: The Texas Tribune).

    Tổng thống đắc cử Donald Trump đã đề cử ông Scott Turner, cựu cầu thủ bóng bầu dục và hạ nghị sĩ cấp bang Texas từ năm 2013 đến năm 2017, làm Bộ trưởng Bộ Nhà ở và Phát triển Đô thị Mỹ (HUD).

    Ông Turner đang giữ chức chủ tịch Trung tâm Cơ hội Giáo dục tại Viện Chính sách America First, một nhóm nghiên cứu liên kết với ông Trump.

    Trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump, ông Turner từng là giám đốc điều hành của Hội đồng Cơ hội và Phục hồi Nhà Trắng, tổ chức nhằm mục đích giúp đỡ "các cộng đồng đang gặp khó khăn trên khắp nước Mỹ" của đất nước.

    Ông cũng là giám đốc điều hành và người sáng lập Hội đồng Cơ hội & Tham gia Cộng đồng (CEOC), tập trung vào việc giúp đỡ các cộng đồng ở Mỹ thông qua thể thao, cố vấn và cơ hội kinh tế.

    "Scott sẽ hợp tác cùng tôi để làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại cho mọi người Mỹ. Xin chúc mừng Scott, người vợ tuyệt vời của ông ấy, Robin, và con trai của ông ấy, Solomon!", ông Trump tuyên bố.

    Ngoài ra, ông Trump cũng đã chọn cựu hạ nghị sĩ Florida Dave Weldon làm giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) trong nhiệm kỳ sắp tới của ông.

    "Sức khỏe của người Mỹ hiện nay rất quan trọng và CDC sẽ đóng vai trò lớn trong việc giúp đảm bảo người Mỹ có các công cụ và nguồn lực cần thiết để hiểu được nguyên nhân cơ bản của bệnh tật và các giải pháp chữa trị những căn bệnh này", ông Trump cho hay.

    Ông Trump cũng đã chọn ông Marty Makary, một bác sĩ phẫu thuật tại Johns Hopkins để lãnh đạo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Liên bang (FDA).

    Ông Makary là bác sĩ phẫu thuật ung thư tại Đại học Johns Hopkins. Ông sẽ lãnh đạo nhánh y tế của ông Trump dưới sự chỉ đạo của ông Robert F. Kennedy Jr., người đã được bổ nhiệm làm người đứng đầu Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh vào đầu tuần này.

    '/>
  • Hé lộ về chủ đầu tư Phương Đông Green Park được thanh tra nhắc đến - 1

    Minh họa dự án Phương Đông Green Park (Ảnh: IT).

    Tại khu đất nói trên đã được chủ đầu tư xây dựng dự án có tên thương mại là Dự án Phương Đông Green Park. Thanh tra Chính phủ cũng chỉ ra, trong quá trình thi công, chủ đầu tư không chấp hành các quy định của pháp luật, thậm chí bán hàng trăm căn hộ trái phép.

    Công ty TNHH MTV Đầu tư Phương Đông triển khai thi công dự án khi chưa được UBND TP Hà Nội giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án.

    Công ty này bán 11 căn nhà liền kề, 110 căn hộ chung cư trước khi được Sở Xây dựng Hà Nội cấp giấy phép xây dựng và thông báo đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai; bán 312 căn hộ cho thuê ngắn hạn theo hình thức sở hữu lâu dài là không đúng với chủ trương đầu tư Dự án được UBND TP Hà Nội phê duyệt tại Quyết định 5724/ 2018, không đúng với mục đích sử dụng đất được UBND TP Hà Nội phê duyệt tại Quyết định 4040/2019.

    Với những khuyết điểm, vi phạm nêu trên, Thanh tra Chính phủ kết luận, trách nhiệm chính thuộc về Công ty TNHH MTV Đầu tư Phương Đông, Tổng Công ty Xây dựng nông nghiệp Việt Nam - CTCP, còn có trách nhiệm của UBND quận Hoàng Mai, Sở Xây dựng Hà Nội.

    Thanh tra Chính phủ cũng đề nghị Bộ Công an tiếp nhận thông tin, tài liệu để xem xét, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật đối với các sai phạm đã được chỉ ra tại dự án này.

    Hé lộ lai lịch Công ty TNHH MTV Đầu tư Phương Đông

    Thông tin từ Cổng thông tin quốc gia về thành lập doanh nghiệp, Công ty TNHH MTV Đầu tư Phương Đông thành lập vào tháng ngày 7/1/2016 với vốn điều lệ 100 tỷ đồng, 100% là tiền mặt.

    Chủ sở hữu là Tổng Công ty Xây dựng nông nghiệp Việt Nam - CTCP (Vinaco). Tại thời điểm thành lập, Chủ tịch công ty kiêm giám đốc, người đại diện pháp luật là ông Nguyễn Chí Công (sinh năm 1978). Ông Công cũng là người được ủy quyền đại diện của đơn vị góp vốn.

    Hé lộ về chủ đầu tư Phương Đông Green Park được thanh tra nhắc đến - 2

    Thông tin về việc thành lập Công ty TNHH MTV Đầu tư Phương Đông (Ảnh: ĐKKD).

    Đến tháng 1/2018, các vị trí của ông Công được chuyển sang cho ông Nguyễn Anh Tuấn (sinh năm 1981). Thông tin kê khai thuế tại thời điểm này cho biết tổng số lao động của doanh nghiệp là 15 người.

    Hé lộ về chủ đầu tư Phương Đông Green Park được thanh tra nhắc đến - 3

    Thông tin về Công ty TNHH MTV Đầu tư Phương Đông (Nguồn: ĐKKD).

    Tháng 12/2019, công ty này tăng vốn lên 340 tỷ đồng. Mức vốn này không thay đổi cho tới hiện tại. Người ủy quyền đại diện phần vốn góp là ông Lê Anh Tuấn.

    Ông Lê Anh Tuấn là Tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật của Tổng Công ty Xây dựng nông nghiệp Việt Nam - CTCP từ tháng 5/2018 đến tháng 3/2024. Sau đó, vị trí người đại diện pháp luật được chuyển sang cho ông Nguyễn Hữu Tùng - Chủ tịch HĐQT (sinh năm 1992). Tháng 5 vừa qua, vị trí Tổng giám đốc được chuyển sang cho ông Trương Văn Quang.

    Về ông Nguyễn Anh Tuấn, ông này hiện là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Phương Đông. Doanh nghiệp này tự giới thiệu được thành lập vào năm 2011, hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, bất động sản, xuất nhập khẩu và dịch vụ thương mại.

    Công ty này có 4 đơn vị thành viên gồm: Công ty TNHH Dịch vụ thương mại Nam Hà Nội (vốn điều lệ 350 tỷ đồng), Công ty TNHH MTV Đầu tư Phương Đông (vốn điều lệ 340 tỷ đồng), Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Phương Đông (vốn điều lệ 45 tỷ đồng), Công ty TNHH Kinh doanh thương mại đầu tư H&T (vốn điều lệ 20 tỷ đồng).

    Một số dự án do công ty này phát triển gồm Phương Đông Green Park (TP Hà Nội), Trung tâm bán, giới thiệu sản phẩm văn phòng làm việc và nhà ở Linh Đàm, Khu dân cư phương Phước Thới (TP Cần Thơ), Dự án Bình Hòa A (TP Cần Thơ), Khu đô thị mới phía nam quốc lộ 91 (TP Cần Thơ).

    Thông tin tự giới thiệu cho thấy năm 2019, doanh thu của Phương Đông Group vào khoảng 900 tỷ đồng còn tổng tài sản cỡ 1.100 tỷ đồng.

    Hé lộ về chủ đầu tư Phương Đông Green Park được thanh tra nhắc đến - 4

    Thông tin tài chính của Phương Đông Group (Nguồn: Phương Đông Group).

    Ông Nguyễn Anh Tuấn là người đại diện pháp luật của Công ty TNHH Dịch vụ thương mại Nam Hà Nội. Công ty này từng do ông Nguyễn Chí Công làm người đại diện pháp luật kiêm giám đốc vào năm 2015. Thời điểm này, ông Công góp 5 tỷ đồng, tương đương với 10% vốn điều lệ. Bà Nông Hải Vân góp 40 tỷ đồng (80% vốn điều lệ), ông Lê Vũ Dũng góp 5 tỷ đồng (10% vốn điều lệ).

    Hé lộ về chủ đầu tư Phương Đông Green Park được thanh tra nhắc đến - 5

    Cơ cấu cổ đông góp vốn tại thời điểm năm 2025 của Công ty TNHH Dịch vụ thương mại Nam Hà Nội (Ảnh: DKKD).

    Sau nhiều lần thay đổi đăng ký kinh doanh, tại tháng 10/2020, ông Nguyễn Anh Tuấn góp 35 tỷ đồng (10% vốn điều lệ), bà Nông Hải Vân góp 262,5 tỷ đồng (75% vốn điều lệ), ông Nguyễn Trọng Hiếu góp 35 tỷ đồng (10% vốn điều lệ), bà Nông Thị Thu Thủy góp 17,5 tỷ đồng). Ông Nguyễn Anh Tuấn là Chủ tịch HĐTV.

    '/>

最新评论