Những người sống ở cả thành phố và vùng quê
“Phố thị phồn hoa hay núi rừng tĩnh mịch?ữngngườisốngởcảthànhphốvàvùngquêket qua v league 2024”
Đó là câu chị Dương Bình (30 tuổi, Đắk Lắk), nhà thiết kế đồ họa hiện sinh sống và làm việc tại TP.HCM, nhiều lần tự hỏi bản thân.
Sau khi xét hoàn cảnh hiện tại, chị Bình chọn bám trụ ở thành phố vì nơi đây có công việc chuyên môn, giúp chị kiếm tiền. Tuy nhiên, chốn ngày đêm thương nhớ lại là núi rừng nên chị thường đi lại giữa TP.HCM và Đắk Lắk.
“Ở Sài Gòn, mình giải quyết công việc trong vài tuần rồi quay trở về quê sống vài tuần. Mình thấy việc di chuyển giữa 2 nơi không tốn nhiều thời gian. Vào tối cuối tuần, mình chỉ cần lên xe khách ngủ một giấc là sáng hôm sau đã có mặt ở điểm cần đến, chi phí cũng không quá tốn kém”, chị nói với Zing.
Tương tự chị Bình, nhiều người chưa bỏ phố về quê hoàn toàn vì còn kẹt công việc bản thân hay chuyện học tập của con cái. Họ lựa chọn đi lại giữa 2 nơi để vừa duy trì thu nhập, vừa tận hưởng cuộc sống mong muốn.
Chưa thể “nghỉ hưu sớm”
Sau khi tốt nghiệp cấp 3, chị Dương Bình theo đuổi đam mê nghề nghiệp tại thành phố và luôn tâm niệm đến lúc nào đó sẽ trở về Đắk Lắk sinh sống. Chị thích được ở gần bố mẹ, người thân và sống giữa thiên nhiên trong lành.
“4 năm trước, mình quyết định rời vị trí thiết kế tại một agency quảng cáo để làm freelance. Công việc linh động giúp mình có thời gian và điều kiện thực hiện mong muốn trở về nhà. Hiện tại, mình vẫn duy trì và phát triển công việc ở thành phố nên chưa thể bỏ hẳn phố để về rừng”, chị nói.
Khi cảm thấy chật chội, bí bách vì cuộc sống phố thị nhiều khói bụi và đông đúc, chị Bình lại sắp xếp công việc để về quê tìm lại sự cân bằng.
“Gia đình chuyển vào sườn núi sống được gần 8 năm nay nên mình đặc biệt yêu thích sự yên tĩnh nơi đây. Mỗi lần về quê, mình chỉ cần máy tính và Internet là có thể làm việc. Mình cũng phụ bố mẹ tiêu thụ nông sản. Lúc rảnh rỗi, mình còn có thể theo đuổi sở thích nhiếp ảnh. Đó là cách mình cân bằng cuộc sống”, chị cho hay.
Công việc freelance giúp chị Dương Bình có thời gian cân bằng cuộc sống ở TP.HCM và Đắk Lắk. |
Sống ở cả thành phố và vùng quê cũng là lựa chọn của gia đình chị Đào Thị Hải Yến (Yến Magui, 34 tuổi), chủ chuỗi 4 tiệm trà và bánh ở tỉnh Bình Dương. Chị lớn lên ở thị trấn Madagui, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng và hiện sinh sống tại TP Dĩ An.
“Làm trong ngành F&B có rất nhiều khó khăn và áp lực. Nhiều khi mệt mỏi quá, mình lại ước được về quê sống cho thoải mái. Bố mẹ vẫn ở Madagui nên nhà mình vẫn hay về thăm. Lý do chưa về quê hẳn là công việc kinh doanh của vợ chồng mình đều ở Bình Dương, con cũng đi học ở đây nên chỉ có thể đi lại mỗi khi rảnh”, chị nói.
Theo chị Yến, từ Dĩ An về Madagui chỉ tốn 3 tiếng chạy ôtô nên cứ cách 1-2 tháng gia đình chị lại di chuyển. Mỗi lần, họ ở quê cả tuần do tính chất công việc có thể điều hành từ xa.
Cách đây 3 năm, vợ chồng chị Yến mua mảnh đồi đá hoang 5.500 m2 ở Madagui và quyết định biến nơi này thành đồi hoa giấy rực rỡ.
“Mình rất yêu loài hoa giấy, đi đâu thấy cũng trầm trồ, ao ước. Chồng bảo trồng cho mình cả đồi hoa. Ban đầu, mình tưởng nói đùa nhưng anh mua 2.000 cây giống ở miền Tây, thuê người làm vườn, xẻ taluy làm đường đi. Mỗi năm, vợ chồng mình đầu tư chi phí để cải tạo, thuê người dọn cỏ, tỉa cành, bón phân”, chị nói.
Vợ chồng chị Đào Thị Hải Yến đi lại giữa Dĩ An - Madagui để vừa kinh doanh, vừa tận hưởng cuộc sống yên bình. |
Với chị Yến, cuộc sống ở thành phố luôn diễn ra hối hả, ăn uống, đi lại cũng đặt sự tiện lợi lên hàng đầu và cả ngày chỉ xoay quanh công việc. Còn khi ở quê, gia đình chị có thể thức dậy sớm, thảnh thơi uống cà phê, tận hưởng không khí trong lành, ánh nắng ấm áp, đồ ăn cũng giản đơn và tự nấu nhiều hơn.
“Tuy nhiên, để lựa chọn về quê hẳn chắc về già mình mới nghĩ đến”, chị Yến nói.
Chị giải thích: “Ở hiện tại, thành phố cho cả gia đình mình nhiều cơ hội học hỏi và tiến bộ hơn. Còn về quê sống chậm hơn một chút, thư giãn là chủ yếu. Việc cân bằng sẽ tốt hơn cho sự phát triển của con mình”.
Lựa chọn khó
“Bỏ phố về rừng nghe thì đơn giản nhưng đối với những người từng rời rừng lên phố như mình lại là bao đắn đo”, chị Võ Ngọc Mai (30 tuổi, Đắk Lắk), hiện sinh sống và làm việc trong lĩnh vực ngân hàng ở TP.HCM, nói với Zing.
Vợ chồng chị Mai đều sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Tây Nguyên đầy nắng, gió. Tuổi thơ chứng kiến cuộc sống lam lũ của bố mẹ với cây cà phê, bắp và trụ tiêu, cả hai cố gắng học để thoát cảnh bán mặt cho đất, bán lưng cho trời.
Quen nhau cả tuổi thơ, yêu 9 năm, cùng lên TP.HCM lập nghiệp, về chung nhà 3 năm và sinh con gái nhỏ, vợ chồng chị Mai tự hào khi mua được nhà riêng và có của để dành sau thời gian dài phấn đấu, lăn lộn nơi phố thị.
“Khi đại dịch ập tới, vợ chồng mình đều làm ở mảng ngân hàng nên được làm việc tại nhà. Suốt 8 tháng, chúng mình không dám đi đâu vì có con nhỏ sợ bị nhiễm virus. Nhưng rồi Sài Gòn dịch cao điểm, vì lo cho an toàn của con, cả hai bàn nhau chỉ về quê 1-2 tháng đợi tình hình ổn rồi lên. Ấy vậy mà ngót nghét 4 tháng trời, vợ chồng mình không ai nhắc tới việc trở lại thành phố nữa”, chị nói.
Vợ chồng chị Võ Ngọc Mai chưa muốn trở lại thành phố sau 4 tháng về quê tránh dịch. |
Trước dịch, vợ chồng chị Mai chỉ về quê 3-4 lần/năm. Nhờ Covid-19, họ có cơ hội trải nghiệm cuộc sống ở quê lâu nhất tính từ lúc rời khỏi nhà năm 18 tuổi.
Không gian rộng rãi, thoải mái khiến tinh thần lẫn sức khỏe của gia đình chị Mai đều tốt lên. Trong đó, con gái chị vui vẻ và hiếu động hơn rất nhiều khi được quan sát, chạy nhảy trong vườn.
Vợ chồng chị Mai cũng có thời gian chia sẻ và quan tâm tới bố mẹ 2 bên, cháu được gần ông bà nên cả gia đình đều hạnh phúc.
Bên cạnh đó, họ cũng ngạc nhiên bởi chính sự đổi thay của quê hương, rằng người dân đã áp dụng khoa học, máy móc vào nông nghiệp khiến mọi thứ trở nên dễ dàng và nhẹ nhàng hơn.
“Vợ chồng mình thu nhập hơn 50 triệu đồng/tháng mà ở thành phố cũng không dư nhiều, chủ yếu là khoản đầu tư và buôn bán ngoài. Đi làm từ sáng tới tối mới về, ăn với nhau bữa cơm cũng chờ mệt mỏi. Bởi vậy, vợ chồng mình cũng từng nghĩ về quê, thu nhập thấp nhưng bớt chi phí và có nhiều thời gian cho gia đình. Nhưng cuối cùng, cả hai vẫn bị cuốn theo công việc”.
Gần đây, vợ chồng chị Mai quyết định mua mảnh đất rộng gần 8.000 m2 với căn nhà nhỏ, vườn cây ăn trái, ao cá và tiện đường đi lại ở huyện Lắk - nơi họ được sinh ra. Cả hai lên nhiều ý tưởng xây dựng khu vườn và muốn ở lại quê sinh sống, làm việc.
“Nói là vậy nhưng còn biết bao nhiêu bộn bề, lo toan cho tương lai: nhà cửa, môi trường sống và con cái. Mình vẫn thấy thành phố sẽ là môi trường giáo dục tốt và cơ hội phát triển cho con sau này. Nếu tình hình dịch ổn lại, mình nghĩ vợ chồng mình vẫn còn trẻ và vẫn nên lăn lộn để tương lai tốt hơn. ‘Cuộc sống hưu trí sớm thoải mái nhưng có thật sự đầy đủ và tốt cho tương lai xa hay không?’, mình luôn băn khoăn câu hỏi này”, chị nói.
Sẽ về hẳn khi kinh tế ổn định
Chị Võ Ngọc Mai dự định khi lên lại thành phố sẽ cho thuê lại khu vườn ở quê để vừa giữ đất, vừa có người chăm sóc cây trái. Nếu không vướng bận công việc, vợ chồng chị sẽ chăm về quê hơn.
“Vợ chồng mình xác định sau này sẽ về quê hẳn, chỉ là đợi đến lúc phù hợp. Trước tiên là phải sắp xếp cho con môi trường phù hợp và tốt cho bé sau này. Vấn đề tài chính cũng quan trọng và phải được đảm bảo dù ở đâu. Vợ chồng mình đang từng bước chuẩn bị cho điều đó. Nhà cửa trên Sài Gòn vẫn giữ, ở quê cũng tích trữ đất cho thuê, trồng vườn cây ăn trái để sau này có nguồn thu lâu dài. Vợ chồng mình cũng thử một số công việc ở quê để nếu có về sẽ có nhiều lựa chọn cho cuộc sống ổn định”, chị Mai nói.
Chị Mai, chị Bình và chị Yến đều có chung lựa chọn là sẽ bỏ hẳn phố về rừng khi chuẩn bị điều kiện kinh tế vững chắc. |
Hiện tại, chị Dương Bình cũng cảm thấy đi lại giữa TP.HCM - Đắk Lắk tốt và phù hợp với bản thân hơn là bỏ hẳn phố về quê.
“Điều mình cảm thấy thú vị là được thay đổi môi trường sống thường xuyên. Hai môi trường đối lập, hai không khí khác biệt khiến mình luôn có cảm giác mới mẻ, giúp tạo hứng khởi trong công việc chuyên môn rất nhiều. Khó khăn đối với mình có lẽ là say xe nhưng vì đi lại nhiều nên cũng quen dần”, chị nói.
Chị Bình dự định về hẳn quê khi điều kiện kinh tế vững vàng hơn. Chị đang lên kế hoạch phát triển mảng kinh doanh nông sản của nhà trồng được để có thể tạo nền tảng vững chắc, đảm bảo điều kiện sống tốt cho mình dù ở bất kỳ đâu.
Trong khi đó, chị Đào Thị Hải Yến nhắn nhủ: “Bỏ phố về rừng hiện là xu hướng của các gia đình trẻ ở thành phố, có nền tảng kinh tế ít nhiều. Mình có lời khuyên nhỏ rằng hãy chọn nơi mà bạn hiểu về vùng đất, con người và văn hóa ở đó. Bạn chọn rừng, nhưng rừng có chọn bạn không? Nếu chỉ vì chút mệt mỏi thành thị mà bỏ hẳn về rừng, mà có lẽ bản thân cũng chưa hình dung được còn rất nhiều thử thách đang chờ phía trước. Hãy chuẩn bị tinh thần và kiến thức thật vững chắc trước khi quyết định”.
Theo Zing
Giám đốc bỏ phố về làng, cải tạo nhà đổ nát để trồng rau, sống an yên
Sau khi chọn cuộc sống ở làng quê, người đàn ông cùng các thành viên trong gia đình biến nhà đổ nát thành không gian sống xanh với vườn rau trên cao.
相关文章
Nhận định, soi kèo Cagliari vs Lecce, 21h00 ngày 19/1: Nắm bắt cơ hội
Pha lê - 18/01/2025 20:12 Ý2025-01-23Khu đô thị do Công ty Bách Đạt An làm chủ đầu tư đang bị bỏ hoang (Ảnh: Công Bính).
Ông Nguyễn Đình Nam - khách hàng mua đất nền tại dự án Khu đô thị Hera Complex Riverside đặt câu hỏi cho đại diện đơn vị môi giới: "Nếu chính quyền thu hồi dự án thì Công ty Hoàng Nhất Nam đã có phương án đền bù chưa? Nếu khởi tố vụ án hình sự đối với Công ty Bách Đạt An, việc đảm bảo quyền lợi của người dân như thế nào? Các bản án mà tòa đã tuyên trước đó có bị ảnh hưởng không?".
Nhiều khách hàng cũng cho rằng khi Công ty Bách Đạt An vẫn không thực hiện dự án, việc khởi tố vụ án hình sự và thu hồi dự án diễn ra, phải giải quyết quyền lợi chính đáng của người dân theo bản án của tòa án đã tuyên.
Ông Trương Văn Hào, Tổng giám đốc Công ty Hoàng Nhất Nam, cho biết: "Trong thời gian qua, Hoàng Nhất Nam đã đề nghị rất nhiều lần làm thay nghĩa vụ cho Bách Đạt An để sớm ra sổ cho người dân nhưng không được, để triển khai dự án không ai khác là chủ đầu tư. Nếu giải pháp cuối cùng là khởi tố vụ án, thu hồi dự án, đây là quyết định của cơ quan chức năng.
Hầu hết khách hàng yêu cầu cơ quan chức năng cần làm rõ trách nhiệm UBND tỉnh Quảng Nam khi ký Quyết định số 2450/QĐ-UBND cho phép chuyển nhiệm vụ chủ đầu tư của 14 dự án trên địa bàn tỉnh từ Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Bách Đạt sang Công ty Bách Đạt An. Trong đó có 3 dự án gồm: Khu đô thị 7B mở rộng, Khu đô thị Hera Complex Riverside, Khu đô thị Bách Đạt.
Theo ông Trần Kim Luyện - khách hàng mua bất động sản tại dự án Khu đô thị Bách Đạt 1, UBND tỉnh Quảng Nam chấp thuận cho phép chuyển nhiệm vụ chủ đầu tư của 14 dự án trên địa bàn tỉnh từ Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Bách Đạt sang Công ty Bách Đạt An mà không tuân thủ các quy định của pháp luật về đấu thầu, đất đai, đầu tư, doanh nghiệp…
Đặc biệt, tại thời điểm chuyển giao chủ đầu tư từ Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Bách Đạt sang Công ty Bách Đạt An, 2 công ty này là 2 pháp nhân độc lập, không phải là công ty mẹ, công ty con theo quy định của pháp luật doanh nghiệp.
Hơn nữa, Công ty Bách Đạt An nhận chuyển giao nhiệm vụ chủ đầu tư từ Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Bách Đạt của 14 dự án trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong khi vốn điều lệ của công ty này chỉ 20 tỷ đồng.
Khách hàng này cho biết sẽ gửi đơn kiến nghị hồi tố gửi đến Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tư pháp liên quan tới việc ban hành Quyết định số 2450 của UBND tỉnh Quảng Nam.
Vụ án "bẻ kèo" hợp đồng môi giới bất động sản giữa Công ty Bách Đạt An và Công ty Hoàng Nhất Nam đối với 3 dự án bất động sản Khu đô thị Bách Đạt, Khu đô thị số 7B mở rộng, Khu đô thị Hera Complex Riverside (thuộc Khu đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) là vụ án chưa từng có tiền lệ ở miền Trung. Vụ án liên quan đến khoảng 1.000 khách hàng, kéo dài từ năm 2017 đến nay.
Tòa án nhân dân các cấp đã tuyên án, yêu cầu chủ đầu tư cùng chính quyền và môi giới tiếp tục hợp đồng, triển khai dự án và ra sổ cho người dân, nhưng đến nay vụ việc vẫn không có chuyển biến tích cực.
Vụ việc kéo dài suốt nhiều năm qua gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình an ninh trật tự cũng như hoạt động đầu tư tại địa phương khi hàng trăm khách hàng là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan liên tục có những hành động tập trung đông người đòi quyền lợi.
'/>Nghi phạm Nasir Ahmad Tawhedi (Ảnh: Bộ Tư pháp Mỹ).
Bộ Tư pháp Mỹ thông báo đã bắt giữ một người đàn ông bị cáo buộc lên kế hoạch tấn công vào ngày bầu cử 5/11 dưới danh nghĩa nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Theo các công tố viên, nghi phạm Nasir Ahmad Tawhedi, 27 tuổi, là công dân Afghanistan đang cư trú tại thành phố Oklahoma.
"Bị cáo bị ảnh hưởng từ IS và đối mặt với cáo buộc âm mưu thực hiện một cuộc tấn công bạo lực, vào ngày bầu cử, ngay tại đất nước của chúng ta", Giám đốc FBI Christopher Wray cho biết trong một tuyên bố vào ngày 8/10.
FBI thông báo rằng Tawhedi đang cố gắng tích trữ vũ khí và đã thực hiện các bước để thanh lý tài sản của gia đình và đưa các thành viên ra nước ngoài.
Tawhedi bị buộc tội cung cấp, cố gắng cung cấp và âm mưu hỗ trợ hoặc nguồn lực cho một tổ chức khủng bố nước ngoài, cũng như cố gắng mua vũ khí và đạn dược để sử dụng vào mục đích phạm tội hoặc hành động khủng bố.
FBI cho biết Tawhedi đã hợp tác với một đồng phạm giấu tên, là một người họ hàng vị thành niên và cũng là công dân Afghanistan. FBI cáo buộc đối tượng này đã lan truyền nội dung tuyên truyền của IS qua internet, dựa trên hồ sơ Google mà cơ quan thực thi pháp luật thu thập được, và quyên góp cho một tổ chức được sử dụng làm vỏ bọc cho IS.
Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Merrick Garland cho hay: "Chúng tôi sẽ tiếp tục đấu tranh với mối đe dọa đang diễn ra mà IS và những kẻ ủng hộ chúng gây ra đối với an ninh quốc gia Mỹ và chúng tôi sẽ xác định, điều tra và truy tố những cá nhân tìm cách khủng bố người dân Mỹ".
Theo FBI, Tawhedi đã thừa nhận về việc lên kế hoạch cho một cuộc tấn công vào ngày bầu cử nhằm vào "những cuộc tụ tập đông người" và nghi phạm đã tính tới phương án sẽ thiệt mạng sau khi tấn công.
Tawhedi đến Mỹ vào tháng 9/2021 bằng thị thực nhập cư đặc biệt cùng vợ và con nhỏ.
Theo BBC'/>Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Kim Liên (Ảnh: C.T).
Tại Khu Di tích Kim Liên, Thủ tướng Phạm Minh Chính thành kính dâng hoa tươi, dâng hương lên anh linh Người, bày tỏ lòng biết ơn vô hạn với Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lãnh tụ vĩ đại của Đảng và nhân dân ta, Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất, người đã cống hiến, hy sinh trọn đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, vì hòa bình và hạnh phúc của dân tộc Việt Nam và nhân dân trên thế giới.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác nguyện không ngừng học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách cao đẹp của Người; tiếp tục nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần triển khai thắng lợi Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu đất nước hùng cường, thịnh vượng.
Cũng tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, Thủ tướng và đoàn công tác đã đến dâng hương tại đền Chung Sơn - nơi thờ gia tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tiếp đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các đại biểu về Khu Di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn thành kính dâng hoa, dâng hương tưởng niệm, bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với 13 nữ liệt sĩ thanh niên xung phong thuộc Đại đội 317 và hơn 4.200 liệt sĩ đã hy sinh anh dũng trên cung đường 15A và "tọa độ lửa" Truông Bồn.
'/>Soi kèo góc Brentford vs Liverpool, 22h00 ngày 18/1
Hoàng Ngọc - 18/01/2025 04:54 Kèo phạt góc2025-01-23
最新评论