您现在的位置是:NEWS > Thời sự
Siêu máy tính dự đoán Arsenal vs Man City, 23h30 ngày 2/2
NEWS2025-02-05 07:08:22【Thời sự】7人已围观
简介 Phạm Xuân Hải - 02/02/2025 05:25 Máy tính dự thời tiết hôm nay, ngày maithời tiết hôm nay, ngày mai、、
很赞哦!(2975)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Eintracht Frankfurt vs Wolfsburg, 21h30 ngày 2/2: Tận dụng lợi thế
- Thẩm định lại luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh 72 tuổi
- Soi kèo phạt góc Nottingham vs MU, 0h30 ngày 31/12
- Kết quả bóng đá Maroc 3
- Nhận định, soi kèo Atletico Bucaramanga vs America Cali, 08h30 ngày 3/2: Tin vào chủ nhà
- Cô gái Việt trở thành luật sư tại hãng luật hàng đầu thế giới
- 20/11 ngày gì? Vì sao 20/11 là Ngày Nhà giáo Việt Nam?
- Hơn 1.000 thí sinh thi thạc sĩ tại một trường bất ngờ nhận được tiền trợ cấp
- Soi kèo góc Arsenal vs Man City, 23h30 ngày 2/2
- Người đầu tiên tìm ra tế bào ‘T điều hòa’ sẽ phát biểu tại VinFuture 2023
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Middlesbrough vs Sunderland, 03h00 ngày 4/2: Cầm chân nhau
Thí sinh Lê Tiến Sơn (trái) và Vũ Tiến Đạt (phải) Đặc biệt, bài luận chính của 2 bạn đã xác lập một kỷ lục của 2 vòng thi là bài luận chính ngắn nhất - chỉ với 250 từ chia sẻ về luận điểm: Ở thế giới này, nếu có thứ gì đó biến mất thì những thứ mới sẽ được tạo ra để lấp đầy khoảng trống.
Theo đánh giá của BTC, điểm sáng của bài luận là sự diễn giải chi tiết, mạch lạc. Dựa trên câu nói: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” và hiện thực đau thương khi những trận dịch bệnh bất ngờ bùng phát, các bạn đã phát triển ý tưởng về việc để AI thay thế con người trong phòng thí nghiệm, khắc phục những điểm yếu về mặt thời gian, tiền bạc, nguồn lực và rủi ro; từ đó đẩy nhanh tốc độ nghiên cứu.
Đạt và Sơn cho biết thêm, bên cạnh trí tuệ nhân tạo, các bạn còn có sở thích chung đó là nấu ăn.
Sơn chia sẻ, “Em rất thích việc khám phá và tạo nên một công thức mới. Trong suốt quá trình thử và thất bại, gia giảm nhiều loại nguyên liệu và gia vị để tạo ra được một kết hợp hoàn hảo rồi từ đó lại cần phải chế biến một cách tinh tế và vừa đủ từ nhiệt độ cho đến thao tác, có thể nói là rất vất vả và đòi hỏi sự kiên nhẫn, nhưng khi đạt được thành quả cuối cùng và chia sẻ nó với bạn bè và người thân, em nghĩ đó là giây phút em thấy hạnh phúc hơn cả”.
Đạt cũng bổ sung thêm: “Việc nấu ăn này cũng giống như quá trình mà ta tiến đến ước mơ của mình vậy, tất cả bắt đầu bằng việc yêu thích, sau đó ta cần cố gắng không ngừng sau những thất bại và tìm ra những kết nối phù hợp, rồi khi đạt được thành quả thì chia sẻ nó với mọi người xung quanh.
Em nghĩ trên con đường tiến tới một thời đại mới thì đó là điều cần thiết. Và qua Vòng thi lần này và đạt giải, chúng em cũng cảm thấy tự tin hơn để chia sẻ tới mọi người xung quanh kiến thức về trí tuệ nhân tạo, về cách mà chúng thay đổi cuộc sống con người và cách mà con người tận dụng thế mạnh này”.
Cuộc thi Trí tuệ nhân tạo - AI Contest 2023 do báo VietNamNet phối hợp Công ty Cổ phần Sáng tạo VLAB Việt Nam tổ chức nhằm tìm kiếm những ý tưởng xuất sắc, những cá nhân nổi bật có khát vọng hướng đến kỷ nguyên khai sáng toàn cầu; cuộc thi cũng tìm kiếm những bạn trẻ có khả năng truyền cảm hứng - kỹ năng cần có của một công dân toàn cầu, nhà lãnh đạo tương lai.
Website: https://vlabinnovation.com/
Thế Định
">2 thí sinh Hải Phòng gây ấn tượng với ý tưởng về AI và y học
Trong số 6 cơ sở giáo dục Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng đại học thế giới, có 3 trường ‘tụt hạng’ so với năm ngoái. Đứng đầu bảng xếp hạng năm thứ 8 liên tiếp là ĐH Oxford (Anh). Những trường còn lại trong top 5 có sự thay đổi so với năm ngoái khi ĐH Stanford lên vị trí thứ 2, ĐH Harvard xuống vị trí thứ 4. Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) tăng hai bậc lên vị trí thứ 3, trong khi ĐH Cambridge xuống vị trí thứ 5.
Mỹ có nhiều đại diện lọt vào bảng xếp hạng nhất và có tới 7 trường lọt vào top 10. Trong khi đó, Ấn Độ vượt qua Trung Quốc, trở thành một trong những nước có nhiều trường lọt bảng xếp hạng thế giới.
Dù vậy, các trường của Trung Quốc đang tiến dần hơn tới top 10, gồm ĐH Thanh Hoa và ĐH Bắc Kinh đều tăng vài bậc, lên vị trí thứ 12 và 14.
Bảng xếp hạng năm nay được xét dựa trên 18 chỉ số, trong đó có chất lượng nghiên cứu (30%), chất lượng giảng dạy (29,5%), môi trường nghiên cứu (29%), triển vọng quốc tế (7,5%), thu nhập từ chuyển giao tri thức và công nghệ (4%).
Loay hoay xếp hạng đại học Việt NamXếp hạng các trường đại học Việt Nam là câu chuyện được một số tổ chức quan tâm. Theo giới chuyên gia, đến nay chưa có bảng xếp hạng nào đảm bảo đánh giá tổng thể.">Đại học Việt Nam tụt bậc trên bảng xếp hạng quốc tế
Lên cấp 2, trong khi bạn bè tập trung học để chuẩn bị thi cấp 3, anh lại ngày đêm chơi game. "Bố mẹ biết tôi thích chơi game nhưng không cản, còn đăng ký tài khoản để tôi mua đạo cụ. Sau này, tôi mới nhận ra đây là bài học bố mẹ dạy mình".
Kết quả kỳ thi cấp 3, anh đỗ Trường Trung học 1 trực thuộc Đại học Sư phạm Hoa Đông, nhưng điểm đứng 'đội sổ' của lớp chọn. Ngày nhập học, Hàn Bằng Thành nhớ lại từng bị các bạn cười nhạo vì điểm thấp nhất lớp: "Khoảnh khắc này, buộc tôi phải nhận bản thân kém, nếu không mải chơi kết quả đã khác. Bình tĩnh lại, tôi nghĩ cần phải học hành chăm chỉ".
Nguồn cơn này thôi thúc nam sinh, học nghiêm túc từ lớp 10. Sau 23h, ký túc xá tắt điện, Hàn Bằng Thành ra ban công học. Đến cuối năm, thành tích của nam sinh vươn lên đầu lớp. Với đà này, anh cho rằng nếu không thể vào Đại học Thanh Hoa, vẫn đỗ được Đại học Giao thông Thượng Hải.
Nghỉ hè năm lớp 10, bố mẹ thông báo hết lớp 12 Hàn Bằng Thành đi du học. Khi đó, bạn bè lại chỉ trích anh không đủ năng lực thi đại học nên phải 'chạy' ra nước ngoài. Không bận tâm đàm tiếu xung quanh, nam sinh 'lao đầu' học tiếng Anh: "Tôi học rất tâm huyết, ngồi ăn cũng cầm theo quyển từ vựng".
Công sức của Hàn Bằng Thành được đền đáp bằng kết quả đỗ vào khoa Toán của Đại học New York (Mỹ) với TOEFL 112/120, SAT 2260/2400, đạt điểm tuyệt đối SAT II và 5 môn AP (Chương trình xếp lớp nâng cao).
Bắt đầu cuộc sống sinh viên tuổi 18 ở Mỹ, anh sốc văn hóa vì không tìm được sự kết nối với bạn bè. Chủ đề buổi họp lớp, mọi người chỉ đề cập nhà có bao nhiêu tiền. "Mặc dù điều kiện gia đình tôi khá tốt, nhưng so với các bạn tôi đủ tư cách để nói chuyện. Thời gian đầu, tôi cảm thấy cô đơn và trầm cảm", nam sinh bộc bạch.
Để giải tỏa tâm trạng, anh quay lại sở thích làm ảo thuật giúp bản thân cân bằng cảm xúc. Ban đầu, anh mời 5-6 bạn thân đến nhà xem. Về sau, có nhiều người biết nên tối thứ 7, khoảng 30-40 khán giả ngồi chờ anh làm ảo thuật. Trong số đó, sau này có người vừa là bạn vừa là đối tác của Hàn Bằng Thành.
23 tuổi thành lập công ty du học trực tuyến
Không cho phép bản thân nới lỏng yêu cầu, ở Mỹ, Hàn Bằng Thành vẫn chăm chỉ học tập. Năm 2018, nam sinh tốt nghiệp loại xuất sắc GPA đạt 3.95/4.00.
Kết quả này, giúp anh nhận được lời mời học thạc sĩ của ĐH Columbia, Cornell và New York. Tuy nhiên, sau khi cân nhắc anh quyết định học thạc sĩ kép tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) ngành Phân tích Kinh doanh và Tài chính.
Anh được bạn bè gọi là 'kẻ thu hoạch lời mời' vì sở hữu thành tích nổi bật nên được nhiều đại học danh tiếng chú ý. Sau đó, học sinh cấp 2 bắt đầu tìm đến anh, hỏi cách làm hồ sơ và thủ tục xét tuyển vào trường Mỹ. Vì nhiều người có nhu cầu, Hàn Bằng Thành nảy ra ý tưởng cung cấp dịch vụ tư vấn du học trực tuyến trả phí.
Năm 2019, sau khi đăng tải dịch vụ này lên Tweet, vị khách đầu tiên tìm đến anh. Người này cho biết, tin vào trải nghiệm thực tế của Hàn Bằng Thành: "Hy vọng, anh có thể giúp tôi đỗ vào ngôi trường danh tiếng". Đáp lại niềm tin của khách, anh tận tâm hướng dẫn viết từ sơ yếu lý lịch đến cách trả lời phỏng vấn. Kết quả, vị khách đầu tiên của Hàn Bằng Thành đỗ vào MIT.
"Mặc dù phí giao dịch lần đầu thấp, nhưng là cú hích quan trọng giúp tôi thành lập công ty tư vấn và cung cấp dịch du học trực tuyến. Đối tượng khách hàng của tôi, là sinh viên có nguyện vọng đỗ vào đại học danh tiếng ở Anh và Mỹ".
Nói về khó khăn ban đầu, anh cho biết, đa phần khách hàng chưa hiểu rõ, nhưng lại muốn đốt cháy giai đoạn. Thành lập công ty riêng ở tuổi 23, Hàn Bằng Thành thiếu kinh nghiệm quản lý, mong muốn gia nhập tập đoàn lớn để học hỏi. Năm 2019, tốt nghiệp thạc sĩ anh nộp CV vào các tập đoàn lớn ở Mỹ.
24 tuổi kiếm hàng triệu USD/năm
Là thạc sĩ kép duy nhất của MIT, anh được tập đoàn McKinsey nhận vào vị trí Chuyên gia dữ liệu. Hàn Bằng Thành quyết định dừng chân ở tập đoàn tư vấn lớn nhất thế giới, sở hữu hệ thống quản lý hoàn chỉnh. Đây cũng là thứ anh còn nhiều thiếu sót khi điều hành công ty riêng.
Áp lực công việc lớn, khiến anh cảm thấy ngột ngạt. Năm 2022, sau 3 năm làm việc tại McKinsey, anh rời vị trí Quản lý cấp cao với mức lương hàng triệu USD/năm và chiếc thẻ xanh để về nước lập nghiệp. Gia đình phản đối Hàn Bằng Thành nghỉ việc. Họ cho rằng, anh tốt nghiệp thạc sĩ tại MIT chỉ để điều hành công ty trực tuyến là việc phụ thấp kém.
Bất chấp lời nói của bố mẹ, anh vẫn về nước điều hành Công ty Tư vấn và Cung cấp dịch vụ du học trực tuyến - PH Education. Công việc hàng ngày của anh là giảng dạy, sửa bài luận và hướng dẫn trả lời phỏng vấn cho sinh viên quốc tế.
"Việc tôi giúp đỡ các sinh viên đỗ vào đại học top 1 thế giới, là thành tựu lớn không thể so sánh với hào quang ở McKinsey. Sinh viên nói cuộc sống của gia đình thay đổi là nhờ tôi. Với sự khẳng định này, tôi càng chắc chắn về sự lựa chọn của bản thân", Hà Bằng Thành cho hay.
27 tuổi lương 68 tỷ đồng/năm
Khách hàng chủ yếu của công ty là sinh viên Bắc Mỹ và số ít ở Trung Quốc. Đến nay, công ty hoạt động được 5 năm, giúp hàng nghìn sinh viên đỗ đại học top 1 ở Anh và Mỹ: "PH Education là công ty du học trực tuyến duy nhất, 5 năm liền có nhiều sinh viên đỗ vào MIT và học viên tốt nghiệp thạc sĩ có thể gia nhập công ty hàng đầu thế giới".
Tiết lộ về mức lương, thạc sĩ 27 tuổi nói: "Tôi may mắn đạt được tự do tài chính ở tuổi 20. Hiện tại, thu nhập mỗi năm của tôi khoảng 20 triệu NDT (hơn 68 tỷ đồng)". Chia sẻ về dự định, CEO trẻ tuổi cho biết, thời gian tới công ty sẽ chuyển sang hoạt động trực tiếp, thay vì chỉ cung cấp dịch vụ trực tuyến như trước.
Với Hàn Bằng Thành đây là thử thách mới, vì quản lý công ty ngoại tuyến khó hơn xây dựng lộ trình khóa học và kết nối khách hàng. Tuy nhiên, anh không rụt rè vẫn cảm thấy phấn khích với trải nghiệm này. Nhờ những năm tháng học tập, xin việc và khởi nghiệp, anh nhận ra khó khăn giúp bản thân bộc lộ nhiều khả năng.
Luôn kiên định vào con đường bản thân lựa chọn là phương châm hành động của CEO 27 tuổi. Minh chứng cho điều này, là hành trình từ một học sinh ở Vũ Hán, tốt nghiệp Đại học New York và có thạc sĩ kép tại MIT. Sau này, từng đảm nhiệm vị trí Quản lý cấp cao tại tập đoàn McKinsey, đến CEO của công ty du học đạt doanh thu cao hiện nay.
Theo Sina
Tốt nghiệp thủ khoa, từ chối cơ hội ở lại Úc chàng trai về nước làm giảng viên
Là sinh viên tốt nghiệp xuất sắc tại ĐH La Trobe tại Australia, sau đó hoàn thiện luận án tiến sĩ, dù có nhiều cơ hội ở lại nước ngoài nhưng Nguyễn Thành Đạt chọn quay về Đà Nẵng, nơi anh lớn lên.">Thạc sĩ 27 tuổi nhận lương 68 tỷ đồng/năm, tốt nghiệp trường danh giá
Nhận định, soi kèo Al Talaba vs Duhok, 18h00 ngày 4/2: Tiếp tục bất bại
Nguyễn Tuấn Hùng (sinh năm 2002) là sinh viên ngành Kỹ thuật Điều khiển - Tự động hóa. Cú mất đà và bài học lớn
Tuấn Hùng là cựu học sinh Trường THPT Trung Giã (Sóc Sơn, Hà Nội). Có đam mê lớn với lĩnh vực Vật lý, Hùng mê mẩn những thứ liên quan đến máy móc, động cơ, robot… Vì thế, thời điểm đứng trước ngưỡng cửa đại học, nam sinh quyết định lựa chọn ngành Kỹ thuật Điều khiển - Tự động hóa của ĐH Bách khoa Hà Nội với mong muốn được tìm hiểu nhiều hơn về cách thiết kế ra các hệ thống thông minh và những chương trình điều khiển khác. Năm ấy, Hùng đạt 28,5 điểm, đỗ vào ngành học cao thứ 3 của trường.
Tuy nhiên khi vào trường, với tâm lý thoải mãn cùng sự tò mò về môi trường mới, Tuấn Hùng bắt đầu “xả hơi”, dành hầu hết thời gian cho những thú vui, tham quan Hà Nội hay tán gẫu với bạn bè.
“Khi lên giảng đường, mỗi lớp có tới 150 – 200 sinh viên, thầy cô cũng không sát sao như thời cấp 3. Em nghe nhiều anh chị nói rằng không cần quá lo lắng, chỉ cần học vài đêm trước khi đi là được rồi nên cũng yên tâm”, Hùng nhớ lại.
Mặt khác, nam sinh cũng cảm thấy “ngợp” về khối lượng kiến thức khổng lồ. Giáo viên thậm chí có thể dạy 2 – 3 chương sách chỉ trong một buổi học. Vì quá oải, nam sinh đành buông xuôi. Suốt một kỳ “học cầm chừng”, đến lúc đi thi Hùng không thể làm chủ kiến thức trong thời gian ngắn. Kết quả, kỳ đầu tiên nam sinh chỉ đạt GPA 2.33/4.0, xếp loại trung bình.
“Chưa bao giờ em nhận về nhiều điểm 4, 5 như thế. Kết quả học tập tệ hại, em giấu không dám nói với mẹ”.
Quãng thời gian đại học, Hùng ở trọ cùng một người bạn thân khi ấy đang học ngành Công nghệ thông tin. Trái ngược với Hùng, người bạn này giành được học bổng ngay trong kỳ đầu tiên, dù đó là ngành học đầy cạnh tranh.
Cùng lúc ấy, Ban cán sự năm nhất thuộc Đoàn thanh niên và Hội sinh viên – một tổ chức đặc thù dành cho các bạn tân sinh viên nơi Hùng tham gia có rất nhiều anh chị hoạt động ngoại khóa giỏi, thành tích học tập xuất sắc. Nam sinh bắt đầu cảm thấy tự ti về bản thân.
“Em nghĩ mình không thể mãi như thế này được, vì thế bắt đầu thay đổi suy nghĩ và phương pháp học”.
Nhờ các anh chị khóa trên tư vấn, Hùng không ôm đồm, bắt đầu áp dụng các phương pháp học, cách sắp xếp thời gian hợp lý hay tìm kiếm tài liệu chính thống, sát với bài học.
Thay vì thức đến 2-3 giờ sáng để chơi game, từ kỳ 2 năm nhất, Hùng bắt đầu tự tổng hợp kiến thức và làm thêm bài tập để ghi nhớ. Nam sinh cũng xin lại những cuốn giáo trình cũ và các video ghi lại buổi học của các anh chị khóa trên trong thời điểm phải học online do dịch Covid-19.
Trên lớp, Hùng chăm chỉ nghe giảng, ghi chép bài đầy đủ, đoạn nào không hiểu thường ghi âm để về nghe lại. Nhờ vậy đến giai đoạn nước rút, nam sinh không còn thấy hoảng vì lượng kiến thức đồ sộ cần ôn tập.
Không phải ôn thi dồn dập trong vài đêm, nhờ kiến thức vững vàng, Hùng đạt kết quả học tập kỳ 2 năm nhất ở mức giỏi với GPA 3.46/4.0.
Trở thành sinh viên duy nhất vào Hội đồng Đại học
Kết thúc năm đầu đại học, khi không còn hoạt động trong Ban cán sự năm nhất, Hùng có cơ hội trò chuyện với Chủ tịch Hội sinh viên tiền nhiệm Ngô Quang Sơn.
Nhờ đó, nam sinh quyết định tham gia vào Ban Hỗ trợ sinh viên thuộc Hội sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội. Đây là câu lạc bộ hỗ trợ học tập – nơi tập hợp những sinh viên giỏi nhất trường vì có tới 90% thành viên của câu lạc bộ từng giành học bổng.
“Câu lạc bộ cung cấp tài liệu, bài giảng và các lớp đại cương sau giờ học cho sinh viên. Được tiếp xúc với những người giỏi, tìm được phương pháp học tập hiệu quả, em cảm thấy việc học trở nên nhàn hơn. Nhờ đó, em cũng có thời gian cho bản thân và tham gia các hoạt động ngoại khóa”, Hùng nhớ lại.
Được bầu làm Trưởng ban Hỗ trợ sinh viên, nam sinh tích cực tham gia các hoạt động của hội. Bởi tính chất công việc thường xuyên phải sinh hoạt và tham gia các cuộc họp tới muộn, nam sinh thường cố gắng ngồi vào bàn học từ 10 giờ tối đến 1 – 2 giờ sáng hôm sau.
Tuấn Hùng cho biết em được truyền cảm hứng từ bố. Nam sinh khâm phục vì bố có trên 20 năm hoạt động trong Đoàn thanh niên, từng làm tổng phụ trách của một trường tiểu học, sau đó trở thành hiệu phó. Dù bố đã mất khi em chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa đại học nhưng những điều bố làm vẫn khiến Hùng cảm thấy tự hào.
Thừa hưởng những đam mê của bố, từ hồi đi học Hùng đã tích cực tham gia rất nhiều hoạt động như trại hè, những buổi lễ tuyên dương Cháu ngoan Bác Hồ….
Giữa năm nay, Tuấn Hùng được bầu làm Chủ tịch Hội Sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội, nhiệm kỳ 2023-2025. Đồng thời, Hùng cũng giữ các chức vụ Ủy viên Ban Thường vụ Đoàn Thanh niên ĐH Bách khoa Hà Nội, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Sinh viên TP Hà Nội.
Nhờ các thành tích học tập và rèn luyện tốt, vào tháng 7 năm nay, Hùng là sinh viên duy nhất trở thành thành viên Hội đồng ĐH Bách khoa Hà Nội nhiệm kỳ 2020-2025. Với vai trò thủ lĩnh sinh viên Bách khoa, Hùng mong muốn có thể đưa ra các ý kiến và bảo vệ các quyền lợi cho người học.
Từng có giai đoạn stress vì kết quả không như mong muốn, sau hành trình "lội ngược dòng" của mình, Tuấn Hùng cho rằng điều quan trọng nhất đối với tân sinh viên là phải học cách thích nghi với môi trường mới, lập ra các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn, đồng thời nghiêm túc thực hiện để đạt mục tiêu.
Nam sinh miền núi đạt 10/10 kỳ học bổng, thành thủ khoa đầu ra của Bách khoaTừng cảm thấy ngợp vì xung quanh có nhiều người bạn đoạt giải quốc tế, là học sinh trường chuyên, nhưng sau đó Long đã bứt phá giành 10/10 kỳ học bổng loại A, có công việc lương cao vào năm 4 và trở thành thủ khoa đầu ra của ĐH Bách khoa Hà Nội.">Cú lội ngược dòng từ học lực trung bình của Chủ tịch Hội sinh viên Bách khoa
Lưu Dịch Hách nhận định, các câu hỏi trong vòng 2 thi chuyên môn Toán và Vật lý vừa sức. "Em làm tốt và tự tin với đáp án đưa ra, mọi việc đều tương đối suôn sẻ. Ở vòng 3, thi phỏng vấn trực tiếp em trả lời khá tốt", nam sinh nói.
Lưu Dịch Hách thừa nhận, không tự tin 100% đỗ vào lớp tài năng trẻ hàng đầu của Trung tâm Khoa học Toán học Khâu Thành Đồng (thuộc Đại học Thanh Hoa). "Sau khi đi thi về, em luôn tự nhủ dù kết quả thế nào, đây cũng là cơ hội may mắn và trải nghiệm quý giá khi được cọ xát với những thần đồng Toán học trẻ tuổi trong nước", tân sinh viên 14 tuổi trải lòng.
8 tháng 'chạy lũ' để đặt chân đến 'Harvard châu Á'
Lưu Dịch Hách quyết định đăng ký tham gia cuộc thi tuyển chọn thiên tài của Trung tâm Khoa học Toán học Khâu Thành Đồng vào tháng 2/2023. Khi đó, chỉ còn 8 tháng là cuộc thi chính thức diễn ra. Sau khi xác định mục tiêu, nam sinh bắt đầu 'chạy lũ' về đích.
Nhận thức được tầm quan trọng của cuộc thi, Lưu Dịch Hách nghiêm túc từ những ngày đầu. Kết quả này, không chỉ là cơ sở quyết định việc đỗ hoặc không, nó còn thể hiện đúng năng lực thực tế của nam sinh.
Thầy Mao Minh Chính - Tổ trưởng tổ giáo viên chuyên luyện thi Toán của Trường THCS số 7 Thiên Phủ, thẳng thắn thừa nhận: "Lưu Dịch Hách có nền tảng tốt và tổng điểm trung bình luôn nằm trong top đầu. Nhưng, không dễ để em hoàn thành cuộc đua 'chạy lũ' trong 8 tháng, đấu lại với nhiều thiên tài trên cả nước".
"Như chia sẻ ban đầu, Lưu Dịch Hách tham gia cuộc thi tuyển chọn thiên tài với thái độ học hỏi cầu thị. Thầy trò tôi chấp nhận, tự mình leo lên núi mới biết núi cao thế nào, thậm chí phải cầm sào dò biển mới biết biển nông hay sâu.
Muốn thực hiện được quá trình này, chúng tôi buộc phải tìm mọi con đường để đi. Ngay cả khi, kết quả không đạt yêu cầu, thầy trò tôi cũng phải chấp nhận", thầy Chính chia sẻ về hành trình Lưu Dịch Hách 'chạy lũ' 8 tháng để đặt chân đến 'Harvard châu Á'.
Thầy chia sẻ thêm, mục tiêu đặt ra của Lưu Dịch Hách được nhà trường quan tâm: "Ban giám hiệu không chỉ điều chỉnh lịch học, thậm chí còn sắp xếp kế hoạch ôn thi dựa trên tình hình thực tế của em. Kế hoạch nêu chi tiết những việc cần làm tại thời điểm đó và từng giai đoạn. Tất cả thầy cô đều mong em có thể chạy nhanh về đích".
Là người đồng hành cùng Lưu Dịch Hách trong hành trình 8 tháng chạm tay đến ước mơ, thầy Minh cho biết ngoài việc chuẩn bị kiến thức phục vụ cuộc thi, vấn đề sức khỏe tâm thần cũng được chú trọng không kém.
"Do việc học ngày càng khó, nên em hay cáu khi gặp vấn đề không thể giải quyết. Những lúc này, thầy cô luôn trò chuyện cùng Lưu Dịch Hách hoặc rủ em ra ngoài chơi. Việc chuẩn bị cho cuộc thi là hành trình đầy gian nan của cả thầy và trò. Dù thời gian gấp rút, nhưng không phải là không thể thực hiện được", thầy Minh tâm sự.
Nhìn lại hành trình 'chạy lũ' 8 tháng qua, Lưu Dịch Hách thừa nhận ngoài sự gò bó về thời gian, còn cảm nhận được sự quan tâm, chăm sóc của thầy Minh, nhà trường và bố mẹ. Thời gian này, nam sinh cho biết để giải tỏa căng thẳng thường chơi bóng bàn và chạy bộ: "Em thích cảm giác sảng khoái khi chạy bộ".
'Tài năng không phải muốn là có, kiên trì mới là đích đến'
Dừng chân tại Đại học Thanh Hoa ở tuổi 14, trong mắt mọi người Lưu Dịch Hách ít nhiều có tài. Tuy nhiên, nam sinh khẳng định bản thân không phải là người tài, nhưng thành tích Toán học đạt được chủ yếu đến từ niềm đam mê và sự kiên trì.
Tân sinh viên 14 tuổi quan niệm, niềm đam mê và sự nhiệt huyết vừa là chìa khóa cơ hội vừa là nguồn động lực: "Tài năng không phải là thứ chúng ta có thể quyết định được. Nhưng sự kiên trì, nỗ lực và cố gắng trong lĩnh vực bản thân yêu thích là mục đích cần hướng tới".
Nói về quá trình trưởng thành, nam sinh tiết lộ bố mẹ là người bạn đồng hành: "Mỗi ngày, em đều gọi điện chia sẻ với bố mẹ về những trải nghiệm ở trường và khó khăn đang vướng mắc. Sự ấm áp của gia đình là động lực để em tiếp tục tiến về phía trước".
Tháng 1/2024, nam sinh sẽ xa bố mẹ để đi học đại học. Đại học Thanh Hoa, cách nhà Lưu Dịch Hách gần 2.000km. Trong khi, bố mẹ lo lắng về khả năng tự chăm sóc bản thân của con, cậu bé lại tràn đầy tự tin: "Em đặt kỳ vọng vào cuộc sống đại học. Đây là nơi em gặp gỡ những người giỏi hơn mình. Em có thể kết bạn và học hỏi mọi thứ từ họ. Em không lo lắng việc sắp bước vào môi trường mới".
Khi nói về tương lai, Lưu Dịch Hách thẳng thắn tuyên bố sẽ tiếp tục nuôi dưỡng niềm đam mê Toán học: "Em may mắn vì được học trong ngôi trường lý tưởng, có nền tảng vững chắc và bề dày lịch sử lâu đời. Do đó, việc học tập chăm chỉ vừa để nâng cao trình độ vừa góp phần xây dựng sự nghiệp Toán học của đất nước phát triển là sứ mệnh khi em đặt chân đến Đại học Thanh Hoa".
Hành trang vào đại học tuổi 14
Đỗ Đại học Thanh Hoa ở độ tuổi khá sớm, không đồng nghĩa với việc Lưu Dịch Hách thoát khỏi áp lực học tập và buông thả bản thân. Thầy Chính cho biết, thời gian tới nhà trường bố trí lớp học ‘1 thầy 1 trò’ giúp nam sinh nâng cao kỹ năng: Khả năng diễn đạt, khả năng đọc viết tổng quát, sức khỏe tâm thần…
"Việc trau dồi khả năng diễn đạt giúp em thể hiện bản thân và chia sẻ tốt hơn. Khả năng đọc viết giúp em nắm vững kiến thức nhanh. Lớp học về sức khỏe tâm thần chủ yếu tập trung vào việc giúp em biết cách vượt qua khó khăn, điều chỉnh cảm xúc, cân bằng giữa học tập và cuộc sống...", thầy giáo lý giải mục đích của lớp học 1-1.
Thầy Chính nhấn mạnh, về kiến thức THPT Lưu Dịch Hách đã nắm chắc, nhưng không có sự trải nghiệm về cuộc sống học sinh. Do đó, các lớp học này là hành trang để nam sinh bước vào môi trường mới. Nhà trường tin tưởng Lưu Dịch Hách sẽ nhanh chóng thích nghi và trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình thời gian tới.
Chia sẻ về mô hình lớp học 1-1 đặc biệt, bà Trương Giang Bình - Phó Hiệu trưởng Trường Trung học số 7 Thiên Phủ kiêm Hiệu trưởng điều hành khối THCS, cho biết: "Lớp học này, không chỉ dành riêng cho Lưu Dịch Hách, có thể áp dụng với mọi học sinh trong trường. Những học sinh được đào tạo theo cơ chế dạy và học phân tầng 1-1, sẽ có lộ trình học theo đúng năng lực thực tế.
Đây là mô hình đào tạo thể hiện tính phù hợp và sự liên kết giữa môn học, nội dung và phương pháp. Học sinh có quyền lựa chọn môn theo thế mạnh để vượt cấp. Ví dụ, học sinh lớp 6 giỏi tiếng Anh được học cùng lớp 11, 12. Bằng cách này, nhà trường sẽ đào tạo các cá nhân có thể mạnh ngày càng phát triển hơn".
Theo Sohu
Nam sinh lớp 9 được tuyển thẳng vào đại học số 1 châu Á, nói không với học thêmTrương Tấn Các hiện là học sinh lớp 9 Trường THCS số 2 Lịch Thành (Trung Quốc) vừa được tuyển thẳng vào Khoa Toán và Toán học ứng dụng của Đại học Thanh Hoa.">8 tháng ‘chạy lũ’ của nam sinh cấp 2 được tuyển thẳng vào Đại học Thanh Hoa
- Trực tiếp bóng đá U19 Việt Nam vs U19 Lào: Đá vì danh dựTrực tiếp bóng đá U19 Việt Nam vs U19 Lào - U19 Đông Nam Á 2024, thuộc khuôn khổ lượt trận cuối bảng B giải U19 Đông Nam Á 2024, 15h00 hôm nay (24/7)">
Barca đi vay tiền mua Nico Williams