Sau vụ việc ngày 2/2, Vương đã tới lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô để xin tị nạn chính trị vì cho rằng ‘tình thế lúc đó rất nguy hiểm’ với bản thân ông.
Tại phiên tòa hôm nay, Bạc Hy Lai nói rằng ông cảm thấy có ‘trách nhiệm nhất định về việc Vương chạy trốn và thấy rất lấy làm tiếc về việc này’; nhưng ông bác bỏ cáo buộc rằng ông lách luật để bảo vệ bà Cốc, và cũng không buộc Vương phải chạy sang Mỹ.
Ông Bạc còn gọi Vương là "một kẻ hèn hạ" khi giả mạo chứng cứ nhằm buộc tội mình che giấu tội giết người của bà vợ Cốc Khai Lai, đồng thời bác bỏ mọi chứng cứ trước đó mà Vương đưa ra.
"Trong quá trình khai báo của Vương Lập Quân, ông này tiếp tục nói dối một cách trắng trợn và những gì ông ta nói hoàn toàn không thể tin cậy, giả dối và chỉ mạnh mồm..." - Bạc Hy Lai lại phản đối dữ dội.
Tuy vậy, công tố viên xác nhận rằng lời khai của Vương Lập Quân trong phiên tòa cũng như lời khai trước trước đó đều nhất quán, khớp với lời khai của các nhân chứng khác, do đó là "xác thực, đáng tin cậy”.
Còn Bạc Hy Lai luôn phản ứng dữ dội trước các bằng chứng ‘nặng ký’ chống lại mình, thậm chí còn gọi nhân chứng Đường Tiêu Lâm là ‘chó điên’ và gọi vợ mình là ‘thâm thần’.
Trong vụ án ám sát Neil Heywood, bà Cốc Khai Lai nhận án tử hình, hoãn thi hành án 2 năm. Còn Vương Lập Quân lĩnh án 15 năm tù giam.
Theo kế hoạch, phiên tòa chỉ kéo dài hai ngày, nhưng do tính chất phức tạp nên sẽ phải bước sang ngày làm việc thứ năm vào ngày mai.
Phán quyết cuối cùng với cựu Bí thư Trùng Khánh có thể sẽ được đưa ra vào đầu tháng Chín và theo đánh giá, ông Bạc có thể sẽ phải đối mặt với án tù nhẹ nhất là 10 năm, nặng nhất là tử hình; hoặc có thể được ân hạn tử hình.
评论专区