Tối 14/10, Dương Cẩm Lynh tổ chức buổi tiệc mừng sinh nhật của cô và con trai - bé Will - tròn hai tuổi tại một nhà hàng sang trọng ở TP.HCM.
Hai mẹ con diễn viên sinh gần ngày nhau. Dương Cẩm Lynh sinh ngày 13/10 còn bé Will ngày 15/10 nên cô chọn ngày 14/10 làm buổi tiệc chung cho hai mẹ con.
Bé Will thích chơi xe hơi nên Dương Cẩm Lynh nảy ý tưởng trang trí không khí buổi tiệc bằng hình ảnh xe hơi ngộ nghĩnh. Bữa tiệc có mặt rất nhiều bạn bè Dương Cẩm Lynh nhưng chồng cũ của cô lại vắng mặt.
Dự buổi tiệc có sự tham dự của ông bà ngoại, gia đình em gái Dương Cẩm Lynh và một số nghệ sĩ như: diễn viên Cao Thái Hà, Thanh Trúc, ca sĩ Nam Cường, diễn viên Mai Thanh Hà.
Nữ diễn viên phim "Hậu duệ mặt trời" vui vẻ chụp ảnh selfie trong tiệc sinh nhật người bạn đồng nghiệp.
Những vị khách đến dự sinh nhật đều chọn tông màu vàng để phù hợp với bữa tiệc.
Ca sĩ Nam Cường cũng có mặt tại buổi tiệc thân mật này để chúc mừng mẹ con Dương Cẩm Lynh.
Buổi tiệc lấy tông vàng - trắng làm chủ đạo.
Băng Tâm
Dương Cẩm Lynh: 'Tôi chia tay chồng không phải vì người thứ 3'
Người đẹp Á hậu Điện ảnh chia sẻ đã gặp rất nhiều khó khăn sau khi chia tay chồng và quyết định ra khỏi nhà.
Chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh Doanh (MBA) của CFVG được mở từ năm 1992 ở Việt Nam. Đến nay, chương trình có một mạng lưới hơn 2200 cựu học viên thành đạt trên mọi lĩnh vực kinh tế và quản lý. MBA của CFVG hiện là chương trình đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được chứng nhận quốc tế EPAS của Tổ chức Phát triển Quản Lý Châu Âu (EFMD).
Đặc biệt, những học viên khi theo học tại chương trình MBA CFVG có thể chọn học năm thứ hai tại một trong các trường đối tác của CFVG, mà không phải đóng thêm học phí.
Chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế và được điều chỉnh để phù hợp với bối cảnh Việt Nam và Châu Á. Khóa học diễn ra trong vòng 24 tháng, với hơn 50% số môn học do các giáo sư quốc tế từ các đại học uy tín ở Pháp/Châu Âu trực tiếp giảng dạy.
Ngày 17/5 sẽ là hạn đăng ký học chương trình chuyển đổi cho các ứng viên không có bằng cử nhân kinh tế. Học phí của chương trình chuyển đổi là 2.500.000 đồng. Thời gian tổ chức khóa học chuyển đổi là từ 20/5/2013 đến 9/8/2013. Hạn nộp hồ sơ cho tất cả các ứng viên là ngày 21/8.
Các ứng viên quan tâm đến chương trình có thể đăng ký trực tuyến tại www.ecampus.cfvg.org
Ngoài ra, các ứng viên có thể tham gia buổi giới thiệu chương trình vào lúc 18h00 ngày Thứ năm 9/5/2013 tại cơ sở CFVG ở Hà Nội và TP.HCM. Đây là cơ hội tốt để trực tiếp thảo luận với các cán bộ tuyển sinh, giảng viên`1, học viên và cựu học viên của CFVG.
Thông tin và liên hệ:
CFVG Hà Nội:
Nhà 5, Đại học Kinh tế Quốc dân, 207 Đường Giải phóng (Hoặc phố Trần Đại Nghĩa)
Tel: +84 4 3 869 1066
CFVG TP.HCM:
54 Nguyễn Văn Thủ, Q1, TP HCM
Tel: +84 8 3 824 1080
www.cfvg.org
Các trường đối tác của CFVG bao gồm: AUDENCIA Nantes (EQUIS, AACSB, AMBA), Rouen Business School (EQUIS, AMBA, AACSB) ; EM Strasbourg (EPAS), Paris Sorbonne University (Paris IV), CEFEB (AFD), Marseille, SKEMA Business School (EQUIS, IESEG Business School (EQUIS) in Lille & Paris, BEM Bordeaux Management School (EQUIS, AMBA, AACSB), Business Graduate School Leipzig (HHL), Germany.
Trong số đó, một số trường đồng thời sở hữu cả 3 chứng nhận chất lượng quốc tế (EQUIS, AMBA, AACSB). Trên thế giới hiện chỉ có khoảng 58 cơ sở giáo dục vinh dự đạt được “Triple Crown accreditation” như trên.
Là con trai duy nhất của hoàng tử và công chúa Akishino, hoàng tử bé vừa nhập học trường tiểu học thuộc ĐH Ochanomizu ở Bunkyo, Tokyo. Cậu là thành niên nam đầu tiên trong gia đình hoàng gia thời kỳ hậu Thế chiến thứ 2 không theo học Trường tiểu học Gakushuin – ngôi trường mà các thành viên hoàng gia thường theo học.
Quyết định này được cho là một nỗ lực của cha mẹ cậu nhằm giúp con trai được nhận một nền giáo dục bình thường như những đứa trẻ khác và không có bất cứ sự đối xử đặc biệt nào. Một ngày nào đó hoàng tử bé Hisahito sẽ kế vị ngai vàng và việc đi học ở một ngôi trường bình thường sẽ giúp cậu chuẩn bị cho một vị trí là biểu tượng của cả Nhà nước và sự thống nhất của người dân Nhật Bản.
"Akishinonomiya Hisahito” - Trong buổi lễ khai giảng, một giáo viên đã đọc to tên của hoàng tử bé mà không kèm theo bất cứ chức danh nào – giống như những học sinh bình thường khác.
“Vâng” – hoàng tử bé đáp lại một cách nhiệt tình.
Với mong muốn cho con trai làm quen với những đứa trẻ khác cùng lứa, cha mẹ hoàng tử đã đăng ký cho cậu con trai vào học trường mẫu giáo liên kết với ĐH Ochanomizu vào tháng 4/2010.
Đôi khi, bố cậu – hoàng tử Akishino nói: “Chúng tôi muốn thằng bé học dần cách điều khiển một cuộc sống bình thường khi nó lớn lên thông qua trường tiểu học và trung học”.
Giáo viên và bạn bè ở lớp mẫu giáo gọi hoàng tử là Hisahito-kun và cậu không được đối xử đặc biệt hơn những người khác. Mặc dù hoàng tử và bạn bè cùng trường sẽ dần hiểu được vị trí đặc biệt của cậu trong 6 năm học tới, song nhà trường cho biết hiện tại họ không có ý định đối xử đặc biệt với hoàng đế tương lai.
Quyết định tự nhiên
Hoàng tử bé Hisahito cùng bố mẹ trong lễ tốt nghiệp mầm non
Nói về quyết định không cho hoàng tử học trường tiểu học liên kết với ĐH Gakushuin, Cơ quan điều hành hoàng gia nói: “Đó rõ ràng là một quyết định tự nhiên. Nó đánh giá cao mối quan hệ bạn bè và môi trường bình dân”.
Tại trường Gakushuin, các thành viên hoàng gia đều được gọi là “miya sama” (hoàng tử hoặc công chúa). Ngoài ra, nhiều học sinh trong lớp đều là con cháu của các cựu thành viên hoàng gia hoặc quý tộc – ông Motomasa Higashisono, giám đốc cấp cao của Công ty trường Gakushuin cho biết.
Ngược lại, học sinh của trường Ochanomizu xuất phát từ nhiều tầng lớp khác nhau. Bố mẹ các em có thể là nhân viên văn phòng, công chức, quản lý doanh nghiệp. Mỗi khối của trường này có 105 học sinh được chia thành 3 lớp.
Theo một quan chức của Cơ quan điều hành hoàng gia, trường tiểu học của ĐH Ochanomizu được chọn bởi vì “hoàng tử và công chúa Akishino tin rằng để trở thành biểu tượng của nhà nước trong tương lai, hoàng tử bé phải có những trải nghiệm quý báu khi được học tập với những đứa trẻ có nguồn gốc khác nhau và phải hiểu được cảm xúc của những người dân bình thường”.
Hoàng tử bé Hisahito cùng bố mẹ tới dự lễ khai giảng trường tiểu học
Trước khi lên ngôi, Hoàng đế Showa đã được học những môn học như đạo đức học, lịch sử và quân sự do những học giả và các sĩ quan hàng đầu giảng dạy và được thiết kế dành riêng cho ông.
Ở những trường như Gakushuin, các thành viên hoàng gia thường xuyên được nghe những bài giảng được thiết kế riêng cho mình. Ví dụ như Hoàng Thái tử Naruhito từng được nghe những bài giảng về Luận ngữ của Khổng tử khi ông học tiểu học. Theo quan điểm giáo dục của cha mình, ông cũng được học về những thành tựu và những việc làm của các vị hoàng đế đời trước trong thời gian học trung học.
Mới đây Hoàng tử và công chúa Akishino đã đưa hoàng tử bé Hisahito tới thăm lăng mộ của Hoàng đế Jinmu – hoàng đế đầu tiên của Nhật Bản ở tỉnh Nara và lăng mộ của Hoàng đế Showa, Hoàng hậu Kojun ở Tokyo cũng như đài tưởng niệm Ise Grand Shrines ở tỉnh Mie.
Hoàng tử Hisahito cũng thường xuyên tới thăm ông bà nội, gần đây nhất là tại Cung điện hoàng gia vào cuối tuần.
Ông Takashi Mikuriya – giáo sư khoa học chính trị tại ĐH Tokyo đánh giá cao việc hoàng tử bé sẽ được giáo dục ở một môi trường bình thường. Ông nói: “Các hoàng đế thời tiền chiến hiếm khi bước ra khỏi cung điện. Nhưng sau chiến tranh, hoàng đế đã bắt đầu tương tác với người dân, cầu nguyện cho họ và khuyến khích họ”.
“Quan điểm hiện tại của hoàng gia đang được người dân ủng hộ. Việc một hoàng đế biểu tượng hiểu được cảm xúc của người dân và nói với họ những điều họ cần nghe là rất cần thiết. Điều này chỉ có thể được học khi có những hiểu biết bình dân”.
评论专区