Nhận định, soi kèo Albirex Niigata vs Gamba Osaka, 12h00 ngày 29/3: 3 điểm nhọc nhằn
本文地址:http://play.tour-time.com/html/51d594436.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Leverkusen vs Bochum, 2h30 ngày 29/3: 'Virus FIFA' tàn phá
Chia sẻ với phóng viên VietNamNet, họa sĩ Nguyễn Du của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam - Vietnam Post, họa sĩ vẽ bộ tem chuyên đề ‘Chó’ cho biết: Thông tin và hình ảnh tư liệu để thiết kế bộ tem này do Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga cung cấp, cho phép sử dụng.
Chó Bắc Hà, Sông Mã, H’Mông cộc đuôi và chó Phú Quốc là 4 giống chó bản địa Việt Nam được chọn thể hiện trên bộ tem chuyên đề mới được giới thiệu tới đông đảo người yêu tem trong và ngoài nước.
Trong đó, chó Bắc Hà trước đây chủ yếu được người H’Mông ở miền bắc Việt Nam sử dụng làm chó săn và chó bảo vệ, đặc biệt là ở các huyện Bắc Hà, Si Ma Cai của tỉnh Lào Cai.
Chó Sông Mã (còn gọi Chó Lài Sông Mã) là dòng chó săn cổ bản địa Việt Nam có nguồn gốc thuần Việt; giống chó này có môi trường sống ở vùng cao trong một vài địa bàn hẹp ở vùng đất Lam Sơn, phía tây Thanh Hóa dọc theo thượng nguồn sông Mã và một số bản làng vùng biên miền Bắc.
Chó H’Mông cộc đuôi phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc, bao gồm Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên; chúng thường sống ở những nơi có địa hình phức tạp, không bằng phẳng như đồi núi.
Chó Phú Quốc được phân bố chủ yếu ở đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang); chúng sống ở vùng biển, với cấu tạo của bàn chân phù hợp cho việc di chuyển trên cát, đồng bằng và có khả năng đào hang và được con người nuôi sống cùng phục vụ việc trông nhà, săn bắt cá.
Ngoài việc chú trọng để khắc họa những nét đặc trưng riêng của từng giống chó, họa sĩ thiết kế bộ tem chuyên đề ‘Chó’ cũng đã chọn hình nền cho từng mẫu tem gắn với các địa danh phát hiện ra giống chó, đó là chợ phiên Bắc Hà (Lào Cai); cảnh dòng sông Mã (Thanh Hóa); núi Đôi (Quản Bạ, Hà Giang) và cảnh bãi biển Phú Quốc (Kiên Giang).
Bộ tem bưu chính 'Chó' được cung ứng trên mạng lưới bưu chính từ ngày 11/10/2024 đến ngày 30/6/2026. Hiện tại, trên website của Công ty Tem Việt Nam thuộc Vietnam Post, người yêu tem đã có thể đặt mua bộ tem bưu chính ‘Chó’ và các ấn phẩm phát hành kèm như bưu thiếp cực đại, phong bì ngày phát hành đầu tiên, tem sống không răng, tem sống có răng, tem specimen...
Theo đánh giá của các nhà sưu tập tem, đây là một trong những bộ tem chuyên đề đẹp. Chia sẻ với VietNamNet, nhà sưu tập Hoàng Anh Thi, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Viet Stamp nhận xét: “Bộ tem chó được thiết kế với màu nền nhã nhặn làm nổi bật hình ảnh đặc tả các chú chó có tông màu đậm. Bốn chú chó được thể hiện ở những tư thế rất sinh động, tinh khôn, và đặc biệt là khoe được nét đặc trưng của từng loài chó bản địa. Ví dụ như chó Phú Quốc nhìn rõ xoáy lưng đặc trưng trên lưng. Ngoài ra, việc họa sĩ thiết kế lựa chọn thể hiện các mẫu tem vuông cũng tạo ấn tượng cô đọng trong mắt người xem”.
Bộ tem 'Chó' là bộ tem bưu chính thứ 12 được Bộ TT&TT phát hành trong năm nay, sau 6 bộ tem kỷ niệm và 5 bộ tem chuyên đề đã được được phát hành trước đó gồm: Tem tình yêu; Kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế; Hà Nội 12 mùa hoa (bộ 1); Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ; Cây chè; Kỷ niệm 200 năm hoàn thành kênh Vĩnh Tế; Truyện cổ tích Cây tre trăm đốt; Bảo vật quốc gia (bộ 3): Đồ gốm; Tem ASEAN; Kỷ niệm 150 năm thành lập liên minh bưu chính thế giới (1874 - 2024); Chào mừng 70 năm giải phóng Thủ Đô (10/10/1954 - 10/10/2024). |
Phát hành tem bưu chính giới thiệu 4 giống chó bản địa Việt Nam
Bộ trưởng Bộ TT&TT cũng quyết định điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Lê Anh Tuấn, Trưởng phòng Phòng Quản lý đầu tư, Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ TT&TT) giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số.
Ông Lê Anh Tuấn, sinh năm 1983, Thạc sĩ Quản lý kinh tế, Cử nhân Tin học, Cao cấp lý luận chính trị. Trước khi về công tác tại Bộ TT&TT, ông Lê Anh Tuấn có thời gian làm việc tại khu vực tư nhân tại Công ty cổ phần công nghệ Tinh Vân (tháng 8/2006 đến 9/2007) và từng giữ vai trò Phó Giám đốc Công ty cổ phần MACRO (từ tháng 10/2007 đến 12/2009).
Trong cùng ngày, Bộ TT&TT đã công bố quyết định bổ nhiệm lại ông Nguyễn Văn Long giữ chức Phó Hiệu trưởng Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin & Truyền thông (Bộ TT&TT) kể từ ngày 29/7/2024.
Ông Nguyễn Văn Long, sinh năm 1965, trình độ Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Kỹ sư Điện tử, Cao cấp lý luận chính trị. Với kinh nghiệm công tác 33 năm trong ngành TT&TT, ông Long đảm nhiệm vị trí Phó Hiệu trưởng Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin & Truyền thông từ tháng 8/2009 đến nay.
Tại lễ trao quyết định, ông Phan Tâm - Thứ trưởng Bộ TT&TT gửi lời chúc mừng tới 3 cán bộ vừa được bổ nhiệm. Đây là những cán bộ có năng lực, uy tín, tinh thần trách nhiệm trong công việc, đã trải qua quá trình rèn luyện bản thân nghiêm túc, cống hiến nhiều năm và vượt qua nhiều vòng thử thách do Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng và Ban cán sự Đảng Bộ TT&TT đặt ra.
Thứ trưởng Phan Tâm cho biết, lãnh đạo Bộ mong muốn các cán bộ vừa được bổ nhiệm tích cực làm việc, cống hiến cho cơ quan, đơn vị, cho ngành TT&TT với tinh thần tiến công, tận tâm, tận tụy, phát huy tốt hơn nữa năng lực sở trưởng của mình để đem lại giá trị gia tăng cho đơn vị mới.
Căn dặn chung, Thứ trưởng Phan Tâm lưu ý các cán bộ vừa được bổ nhiệm phải là hạt nhân để xây dựng văn hóa đoàn kết, nhân ái, bao dung tại đơn vị, biến đây trở thành gia đình thứ hai, với các thành viên thương yêu, giúp đỡ, đùm bọc nhau cùng trưởng thành. Lãnh đạo Bộ cũng khuyến khích các đơn vị mạnh dạn đề xuất đổi mới cách làm, thực hiện công việc.
Vinh dự và xúc động khi được lãnh đạo Bộ TT&TT tin tưởng giao nhiệm vụ Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin, ông Trần Quang Hưng nhận định, điều kiện hàng đầu để chuyển đổi số thành công là phải tạo ra môi trường không gian mạng an toàn, lành mạnh cho người dân.
“Tôi và các cán bộ Cục An toàn thông tin sẽ không ngừng trăn trở hằng giờ, hằng ngày để những hệ thống công nghệ của chúng ta ngày càng an toàn, nhưng lại dễ dùng, phổ cập được đến người dân. Trong vai trò mới, tôi cam kết sẽ cùng lãnh đạo và toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị nỗ lực xây dựng một môi trường mạng an toàn, lành mạnh và rộng khắp”, ông Hưng cam kết.
Chia sẻ sau khi nhận quyết định, ông Lê Anh Tuấn - Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số cho biết sẽ nỗ lực nghiên cứu, học hỏi để thúc đẩy các nền tảng số, phát triển kinh tế số ngành, lĩnh vực, địa phương và các mô hình mẫu về kinh tế số với từng ngành, lĩnh vực, từ đó tạo sự lan tỏa.
Bày tỏ vui mừng khi nhận quyết định bổ nhiệm lại, Phó Hiệu trưởng Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin & Truyền thông Nguyễn Văn Long hứa hoàn thành tốt công tác quản trị, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trên môi trường số.
Ông Long cũng cam kết sẽ kết nối thêm với đối tác nước ngoài về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, phối hợp xây dựng phương án công nhận kết quả thi, lưu các bài thi trực tuyến và phối hợp tổ chức khóa bồi dưỡng kỹ năng số với các cơ quan, đơn vị, địa phương.
Tại lễ trao quyết định, các cán bộ vừa được bổ nhiệm gửi lời cảm ơn Bộ trưởng và lãnh đạo Bộ TT&TT đã tin tưởng giao phó nhiệm vụ mới, đồng thời cam kết sẽ nỗ lực hết mình trên cương vị mới, góp phần vào sự phát triển của ngành, đất nước.
Bổ nhiệm ông Trần Quang Hưng làm Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin
Những nỗ lực của nhân viên khai thác bưu chính Phạm Hồng Điều đã được chuyên môn và công đoàn các cấp ghi nhận đánh giá cao. Vietnam Post đã vinh danh Phạm Hồng Điều là một trong những gương mặt tiêu biểu xuất sắc năm 2023. Người nhân viên khai thác giỏi của Vietnam Post đã được Công đoàn TT&TT Việt Nam cử đại diện đội ngũ lao động trực tiếp của ngành tham dự diễn đàn “Nâng cao năng suất lao động quốc gia năm 2024” diễn ra tại Hà Nội hồi cuối tháng 5.
Đặc biệt, trong lễ tôn vinh chủ đề Hành trình khát vọng 2024diễn ra ngày 20/8, Phạm Hồng Điều đã là 1 trong 218 người lao động tiêu biểu, có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất của ngành TT&TT, được Công đoàn TT&TT Việt Nam vinh danh. Những nỗ lực vượt khó để hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao của Phạm Hồng Điều cùng những người lao động tiêu biểu khác của ngành TT&TT, được Công đoàn TT&TT Việt Nam đánh giá là đã “góp phần kiến tạo nên dấu ấn rực lửa trên hành trình khát vọng của ngành, của đất nước trong thời đại mới, xây dựng ngành TT&TT không ngừng lớn mạnh cùng sự phát triển của đất nước”.
Theo chia sẻ của Phạm Hồng Điều, việc được chọn vào danh sách người lao động tiêu biểu của ngành TT&TT là một dấu mốc đáng nhớ trong chặng đường gần 20 năm anh làm việc trong lĩnh vực bưu chính viễn thông.
Sinh ra trong gia đình có bố làm trong ngành Bưu chính Viễn thông (nay là ngành TT&TT), sau 2 năm rèn luyện trong môi trường quân đội, Phạm Hồng Điều chọn học nghề tại trường Công nhân Bưu điện miền núi (nay là Trung học Bưu chính viễn thông và CNTT miền núi) tại tỉnh Thái Nguyên, khởi đầu hành trình 18 năm gắn bó với ngành. Trong đó, có 11 năm 6 tháng làm nhân viên lắp đặt thiết bị của Công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật viễn thông, trước khi chuyển sang công việc của một khai thác viên bưu chính trong nước tại Trung tâm vận chuyển và kho vận miền Bắc.
Tự ví mình chỉ là một ‘mắt xích’ rất nhỏ trong dây chuyền cung cấp dịch vụ trải rộng khắp cả nước của Bưu điện Việt Nam, Phạm Hồng Điều chia sẻ rất giản dị khi phóng viên VietNamNet hỏi về thành tích cá nhân: “Cũng như nhiều anh chị em trên mạng lưới, tôi và các đồng nghiệp tại Trung tâm vận chuyển và kho vận miền Bắc muốn góp chút sức nhỏ của mình vào sự phát triển chung của Tổng công ty và ngành, qua việc cố gắng làm tốt nhất công việc hàng ngày là đảm bảo chia chọn, phân hướng chính xác và lưu thoát nhanh hàng hóa, bưu gửi qua từng ca trực”.
“Giữ lửa” truyền thống
Hai năm trong quân ngũ cùng hơn 11 năm đảm trách công việc của một công nhân lắp đặt thiết bị viễn thông đã giúp hình thành nên những thói quen, kinh nghiệm hữu ích để Phạm Hồng Điều có thể thực hiện tốt nhiệm vụ của một nhân viên khai thác bưu chính.
Ngoài tính tuân thủ, kỷ luật cao được rèn luyện trong thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự, hơn 10 năm đi khắp các tỉnh, thành từ Quảng Bình trở ra để lắp đặt thiết bị, đã giúp Phạm Hồng Điều thuộc hầu hết các huyện ở phía Bắc; nhờ đó, việc chia chọn hướng tuyến của bưu gửi, hàng hóa cũng thuận tiện, giảm thiểu sai sót.
Hơn 5 năm Phạm Hồng Điều gắn bó với lĩnh vực bưu chính là khoảng thời gian không thật dài, song cũng lại là giai đoạn ngành bưu chính có nhiều thay đổi mạnh mẽ. Cũng vì thế, khai thác viên này không chỉ trực tiếp trải nghiệm sự tham gia của máy móc, công nghệ vào hoạt động cung ứng dịch vụ bưu chính, mà còn thấy được những thách thức, sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường.
Dẫu vậy, Phạm Hồng Điều vẫn tin rằng: Dù công nghệ có phát triển thế nào, nghề bưu chính chuyển phát vẫn sẽ phát triển, bởi mọi người mua hàng, thanh toán qua mạng nhưng vẫn cần đến lực lượng chuyển hàng hóa đó đến người tiêu dùng.
Quá trình công tác, nhân viên khai thác bưu chính Phạm Hồng Điều cũng không ít lần cảm thấy mệt mỏi, đó là khi phải thường xuyên tăng ca, gần như trực 24/24h tại đơn vị để phục vụ giai đoạn cả nước chống dịch Covid-19, hay gần đây lúc hệ thống CNTT của Vietnam Post bị tấn công mạng khiến sản lượng sụt giảm.
“Song mỗi lúc khó khăn, tôi lại nhớ đến truyền thống “Trung thành - Dũng cảm - Tận tụy - Sáng tạo - Nghĩa tình” của ngành, nhớ đến công sức của các thế hệ đi trước để duy trì sự tiếp nối truyền thống ngành là tôi lại có động lực để dốc sức, cố gắng để thực hiện các nhiệm vụ được giao”, Phạm Hồng Điều chia sẻ.
Bày tỏ niềm tri ân với 65 người lao động tiêu biểu của Vietnam Post, trong đó có nhân viên khai thác Phạm Hồng Điều, tại buổi gặp mặt ngay trước lễ tôn vinh người lao động tiêu biểu ngành TT&TT năm 2024, Phụ trách Hội đồng thành viên Vietnam Post Nguyễn Trường Giang nhấn mạnh: Bưu điện Việt Nam rất cần đội ngũ lao động xuất sắc, đã, đang và sẽ nỗ lực đồng lòng đưa đơn vị vượt qua những thách thức, khó khăn để chuyển sang thời kỳ phát triển mới trong tương lai không xa.
Truyền thống ngành tiếp sức giúp người lao động bưu chính vượt khó
Nhận định, soi kèo Shimizu S
Cụ thể, trong giai đoạn 2016 – 2020, UBND TP.HCM sẽ phấn đấu xây dựng khoảng 20.000 căn nhà ở xã hội; 35.000 chỗ ở tập trung cho công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp và 10.000 chỗ ở tập trung cho sinh viên.
![]() |
Trong giai đoạn này, thành phố sẽ tập trung đầu tư xây dựng 37 dự án nhà ở xã hội với tổng diện tích đất là 134,89 ha, quy mô khoảng 43.624 căn hộ; phấn đấu hoàn thành và đưa vào sử dụng 29 dự án với tổng diện tích đấtlà 46,69 ha, quy mô 19.436 căn hộ.
Thành phố cũng dự kiến hoàn thành 8 dự án nhà lưu trú công nhân với tổng diện tích đất là 18,60ha, quy mô 4.962 phòng, đáp ứng cho 31.180 chỗ ở tập trung cho công nhân.
Về ký túc xá sinh viên, trong năm 2017, thành phố sẽ khởi công xây dựng 1 dự án với tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 4.000 m2, đáp ứng khoảng 250 chỗ ở tập chung cho sinh viên. Từ năm 2018 - 2020, thành phố tiếp tục mời gọi các doanh nghiệp tham gia đầu tư để đáp ứng thêm 3.250 chỗ ở còn lại cho sinh viên.
Nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết về nhà ở xã hội cho người dân thành phố, TP.HCM cũng đưa ra nhiều giải pháp triển khai thực hiện trong thời gian tới. Thành phố sẽ đa dạng hóa sản phẩm cũng như các loại hình nhà ở xã hội.
Theo đó, thành phố sẽ đa dạng hóa đối tượng phục vụ, đầu tư xây dựng nhiều loại nhà ở xã hội để bán, cho thuê, thuê mua phù hợp với nhiều đối tượng. Đồng thời, các dự án cũng đa dạng về diện tích, đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân, ký túc xã sinh viên có diện tích từ 25 - 35m2 để cho thuê. Các căn hộ nhà ở xã hội có 1 phòng ngủ, 2 phòng ngủ với diện tích từ 25 - 77m2 để bán, cho thuê, cho thuê mua.
Giá bán cũng được thành phố điều chỉnh đa dạng. Việc đầu tư xây dựng căn hộ nhà ở xã hội với nhiều loại giá khác nhau, từ 300 triệu đồng đến khoảng 1 tỷ đồng để phù hợp với khả năng thanh toán của các đối tượng.
Ngoài ra, thành phố cũng đa dạng về vị trí, đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho thuê tại các khu công nghiệp, khu chế xuất hoặc gần những địa điểm này để phục vụ cho công nhân.
Đồng thời, đầu tư xây dựng ký túc xã sinh viên gần các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. Đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên các địa bàn quận huyện để bán, cho thuê, thuê mua cho các đối tượng đang sinh sống và làm việc trên địa bàn các quận huyện, phù hợp giữa nơi ở và nơi làm việc.
Quốc Tuấn - Diệu Thủy