Siêu máy tính dự đoán Newcastle vs Fulham, 22h00 ngày 1/2
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Getafe vs Sevilla, 20h00 ngày 1/2: Khó tin cửa trên -
Bài 1: Những 'luồng gió mới' trong Sách giáo khoa Ngữ văn 6 Hai cách hóa giải khi giáo viên ngữ văn 'chán' tác phẩm mới trong SGK ngữ văn 6Bài 2: Làm thế nào để giáo viên Ngữ văn dạy tác phẩm mới không 'định kiến'?
PGS.TS Đỗ Ngọc Thống, Chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới môn Ngữ văn, Chủ biên sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 - Bộ Cánh Diều đã trao đổi với VietNamNet về việc đưa những ngữ liệu mới vào SGK.
"Khó khăn nhiều hơn thuận lợi"
PV: Thưa PGS.TS Đỗ Ngọc Thống, những tiêu chí nào đã được nhóm tác giả đưa ra trong quá trình lựa chọn ngữ liệu mới?
PGS.TS Đỗ Ngọc Thống:Các tiêu chí được chúng tôi đặt ra như sau:
Thứ nhất,các văn bản đọc trước hết phải bảo đảm tiêu chí về tư tưởng, chính trị, đạo đức, thẩm mĩ; phù hợp với tâm lý lứa tuổi…
Thứ hai, văn bản phải tiêu biểu đáp ứng yêu cầu thể loại và kiểu văn bản do chương trình quy định để hình thành cho học sinh cách đọc các văn bản tương tự, đồng thời trang bị vốn văn học, văn hóa.
PGS.TS Đỗ Ngọc Thống Thứ ba,hệ thống văn bản phải ngắn gọn, có độ dài và độ khó vừa sức với học sinh lớp 6. Vì thế một số tác phẩm dài phải trích và cắt bớt, bên dưới ghi là “theo…”.
Thứ tư,hệ thống văn bản phải đa dạng, hài hòa giữa văn học Việt Nam và nước ngoài, miền xuôi và miền núi, đề tài và chủ đề, giới tính, văn bản đơn và đa phương thức…
Thứ năm,các văn bản thông tin và nghị luận xã hội cần đáp ứng yêu cầu kiểu văn bản và phải lựa chọn được văn bản có nội dung mang tính thời sự, vừa gần gũi với học sinh, vừa mang tính giáo dục cao về các vấn đề mà quốc gia và thế giới đang quan tâm.
Chẳng hạn như trong SGK Ngữ văn 6 của Cánh diều, đã có tổng số văn bản đọc là 30 với 2/3 là văn bản mới được lựa chọn theo các tiêu chí này.
Vậy trong quá trình đó, nhóm tác giả đã gặp những thuận lợi, khó khăn nào?
- Việc lựa chọn được một hệ thống văn bản đọc hay, hấp dẫn, đáp ứng đúng yêu cầu của chương trình, vừa kế thừa, vừa đổi mới… là rất khó.
Quy trình tìm ngữ liệu cần bám sát yêu cầu cần đạt của Chương trình 2018, xem Lớp 6 học đọc các thể loại và kiểu văn bản nào? Cần đáp ứng yêu cầu gì về nội dung, hình thức và yêu cầu liên hệ, so sánh, kết nối; cần đáp ứng các kiến thức gì về tiếng Việt và văn học… Từ đó mới tìm các văn bản. Trước hết xem văn bản nào trong SGK hiện hành còn đáp ứng được yêu cầu; sau đó tìm những văn bản ngữ liệu mới…
Việc tìm văn bản ngữ liệu theo các tiêu chí nêu trên, nhìn chung là khó khăn nhiều hơn thuận lợi. Thuận lợi duy nhất là có thể kế thừa một số văn bản hay trong SGK Ngữ văn hiện hành, vì các văn bản ấy đã được các tác giả đi trước lựa chọn khá kĩ, tinh tế và chính xác, lại có cả phần chú thích, tiểu dẫn, câu hỏi để người đi sau có thể tham khảo…
Khó khăn lớn nhất của việc tìm ngữ liệu là do chương trình Ngữ văn 2018 thiết kế theo hướng mở, không nêu các văn bản, tác phẩm cụ thể bắt buộc cho mỗi lớp; chỉ nêu yêu cầu cần đạt về năng lực đọc; nên những người biên soạn hoàn toàn phải độc lập, tự chủ, tự quyết định.
Số lượng văn bản, tác phẩm thì rất nhiều, nhưng đáp ứng cho đầy đủ các tiêu chí vào SGK như đã nêu trên là rất khó. Ví dụ chương trình yêu cầu đọc hiểu thơ lục bát. Mà thơ lục bát thì có hàng vạn bài khác nhau, rất nhiều bài hay… Nhưng chọn 3 bài lục bát để đưa vào sách sao cho phù hợp với học sinh lớp 6 không hề đơn giản. Chúng tôi phải tìm các bài lục bát viết về người mẹ để có nội dung thân thuộc, gần gũi với tâm hồn, tình cảm các em…Ngay cả đề tài người mẹ cũng đã có rất nhiều bài lục bát hay. Nhiều bài hay nhưng lại chỉ phù hợp với người lớn, không hợp với học sinh lớp 6…Các thể loại khác cũng khó khăn tương tự.
Rất may trong quá trình tìm văn bản đọc cho bộ sách Ngữ văn (của Cánh Diều), chúng tôi đã tham vấn ý kiến và được sự gợi ý của nhiều nhà văn như Trần Đăng Khoa, Tạ Duy Anh, Phạm Xuân Nguyên, La Khắc Hòa…
Học sinh các bậc học sẽ dần được tiếp cận với nhiều tác phẩm văn học mới trong SGK 'Thay đổi cách dạy mới là thách thức lớn nhất'
Theo ông, giáo viên sẽ gặp những thách thức nào trong việc tiếp cận với một tác phẩm "mới tinh"? Họ nên làm như thế nào để vượt qua?
- Dạy học theo thể loại không có gì mới, đã có từ lâu, ngay Chương trình hiện hành (2006) cũng đang dạy đọc hiểu theo thể loại, chỉ khác là thể loại xếp theo các giai đoạn văn học.
Nói thế để thấy nếu giáo viên đã quen và thành thạo dạy đọc hiểu theo thể loại thì các văn bản mới không có gì khó cả.
Chẳng hạn đọc hiểu truyện ngắn, sách Ngữ văn 6 cũ đang dạy văn bản Bức tranh của em gái tôi(Tạ Duy Anh), nay bổ sung thêm 2 truyện mới: Điều không tính trước( Nguyễn Nhật Ánh) và Chích bông ơi(Cao Duy Sơn).
Với các truyện mới này, chỉ khác về nội dung, còn đặc điểm thì vẫn là truyện ngắn hiện đại.
Thách thức với giáo viên không phải là văn bản mới mà là cách dạy mới, ngay cả với văn bản cũ.
"Việc giao lưu giữa các nhà văn có tác phẩm trong SGK Ngữ văn là cần thiết và có ích không chỉ với chương trình mới. Vì các cuộc giao lưu như thế có nhiều tác động rất tốt với việc học Ngữ văn, giúp học sinh hiểu thêm tác phẩm… Tuy nhiên đây không phải là yêu cầu bắt buộc, nghĩa là phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mỗi giáo viên và nhà trường" - PGS.TS Đỗ Ngọc Thống
Dạy học phát triển năng lực khác dạy học chạy theo nội dung. Với Ngữ văn, giáo viên phải chuyển từ dạy theo kiểu giảng văn sang dạy đọc hiểu. Cụ thể chuyển từ việc nói nhiều, nói hộ, đọc hộ, cảm thụ hộ học sinh sang tổ chức các hoạt động cho các em tự đọc, tự tìm hiểu văn bản. Giáo viên vẫn có vai trò rất lớn trong việc nghĩ ra các các bài tập, câu hỏi , đưa các em vào tình huống cần giải quyết để hiểu văn bản; uốn nắn những sai sót và tham gia phân tích, bình giá sau khi học sinh đã trình bày…
Thay đổi cách dạy mới là thách thức lớn nhất.
Có những giáo viên do cảm nhận của bản thân sẽ không thích một tác phẩm hay tác giả nào đó, và vẫn phải dạy vì yêu cầu của công việc. Điều này, theo ông, sẽ ảnh hưởng như thế nào tới chất lượng bài giảng, và làm sao để hóa giải?...
- Đúng là có thực tế ấy và cũng dễ hiểu trong việc tiếp nhận các tác phẩm văn học. Khi giáo viên gặp các văn bản mới nào đó mà mình không thích thì chắc chắn sẽ có những ảnh hưởng nhất định tới chất lượng bài giảng. Trong trường hợp này, có 2 cách để xử lí, hóa giải.
Thứ nhấtlà dạy đúng yêu cầu đọc hiểu 1 văn bản theo thể loại; có thể không có hứng thú, không có độ hứng khởi như các văn khác…
Và còn có cáchthứ hai, là Chương trình 2018 cho phép giáo viên có thể thay văn bản trong SGK bằng một văn bản khác, miễn là đáp ứng được các tiêu chí và yêu cầu của chương trình.
Do có 3 bộ sách Ngữ văn, nên giáo viên có thể tìm 1 văn bản tương tự ở các bộ sách còn lại hoặc tham khảo trong sách Văn bản đọc hiểu Ngữ văn lớp 6 – NXB ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2021, hoặc tự mình tìm văn bản có nguồn dẫn rõ ràng…
Xin cảm ơn ông!
Đưa tác phẩm mới vào Sách giáo khoa là đúng
"Việc đưa những tác phẩm mới vào chương trình giáo dục là phù hợp. Ở các nền giáo dục tiên tiến nước ngoài, những tác phẩm văn học kinh điển, đã trở thành di sản của quốc gia và nhân loại luôn được giữ lại dạy cho các thế hệ học sinh, còn các tác phẩm văn học đương đại vẫn có sự thay đổi.
Đối với Việt Nam, những tác phẩm kinh điển như Truyện Kiều của Nguyễn Du, thơ của Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương… thì phải giữ trong SGK, ở mỗi bậc học sẽ có các cấp độ khai thác khác nhau.
Còn những tác phẩm đương đại “ở lại” trong SGK 10, 15 năm là đủ, sang giai đoạn mới có thể thay thế bằng các tác phẩm khác.
Xu thế đưa tác phẩm mới vào chương trình giảng dạy đang được thực hiện như hiện tại là đúng. Còn việc lựa chọn như thế nào là việc của các nhà làm SGK. Tuy nhiên phải chọn được những tác phẩm đại diện tiêu biểu cho những gì tinh túy nhất của văn chương, ngôn ngữ và thậm chí là đời sống của thời đại đó".
Nhà văn, Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam
Phương Chi
Làm thế nào để giáo viên Ngữ văn dạy tác phẩm mới không 'định kiến'?
Làm thế nào để giáo viên Ngữ văn dạy lớp 6 năm nay có thể thẩm thấu được ý tưởng của các tác phẩm mới, ý đồ của người soạn sách, để không phải thấy không hay mà vẫn phải dạy?
"> -
Erik ten Hag khiến các sếp bự chịu thua, dàn sao MU vui phơi phớiErik ten Hag quyết liệt buộc các sếp bự MU phải nhượng bộ Cụ thể, theo yêu cầu của Erik ten Hag, cuối cùng thì lãnh đạo MUcũng chấp nhận, biến dãy phòng dịch vụ cao cấp dành cho các nhà tài trợ, khách VIP ở Old Trafford làm thành chốn không gian riêng cho các cầu thủ MU thư giãn, ăn uống, nghỉ ngơi trước các trận đấu trên sân nhà.
Có nghĩa, thầy trò Erik ten Hag sẽ họp đội trước trận ngay ở Nhà hát của những giấc mơ, ‘bỏ’ hẳn việc phải di chuyển đến khách sạn Lowry vào mỗi buổi tối trước ngày diễn ra trận đấu tại Old Trafford.
Điều này khiến các cầu thủ vô cùng phấn khởi, bởi như vậy họ có thể ngủ ở nhà cùng gia đình vào đêm trước trận đấu, thay vì phải tất bật đến Lowry như trước đây. Dàn sao MU cũng có thể thoải mái lái xe từ nhà đến Old Trafford.
Trước đây, cả Mourinho và Louis van Gaal đều từng đề xuất, chỉ ra sự bất tiện khi MU phải đến Lowry ‘đóng quân’ (dù là nơi sang chảnh 5 sao). Tình trạng giao thông thất thường tại Manchester, MU từng rơi cảnh kẹt xe khổ sở khi di chuyển đến sân nhà. Vào 2018, Mourinho thậm chí bực bội đã xuống xe bus và đi bộ,…
Van Gaal chỉ trích MU là CLB thương mại, Mourinho cũng có hoài nghi tương tự. Nhưng Erik ten Hag thì chọn cách giải quyết khác: hành động.
Như ở chuyến du đấu Mỹ, ông cũng chủ động cắt giảm việc các cầu thủ phải tham gia các sự kiện thương mại từ 3 ngày xuống còn 2 hòng cho học trò có thời gian nghỉ ngơi.
Ông cũng chiến đấu cho bằng được, phải có chốn không gian riêng cho các cầu thủ MU ăn uống, nghỉ ngơi rồi chuẩn bị cho trận đấu tại Old Trafford, thay vì mất thời gian di chuyển từ Lowry về.
Giám đốc điều hành Richard Arnold là người đứng ra kết nối để biến yêu cầu của Erik ten Hag thành thực tế. Vị thuyền trưởng đang rất hào hứng với thay đổi tiếp theo ở Old Trafford.
Việc ‘chiều’ theo yêu cầu của Ten Hag sẽ khiến MU mất đi hàng triệu USD do dãy các phòng dịch vụ VIP được chuyển thành nơi cho đội 1. Nhưng họ đã tìm cách thu lại bằng nguồn thu ở các nơi khác, với nơi tiếp khách mới ở các khu vực trước đây chưa được sử dụng.
Lãnh đạo MU tin rằng những thay đổi này là cần thiết, như một phần trong nỗ lực của Erik ten Hag nhằm nâng cao tiêu chuẩn và mang lại thành công.
MU sẽ bắt đầu chiến dịch mới bằng trận đón tiếp Wolves lúc 2h ngày 15/8, vòng 1 Premier League 2023/24.
"> -
Bạn đọc VietNamNet nối dài những yêu thươngQua cầu nối của Báo VietNamNet, bạn đọc cùng chung tay giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. Mặc dù những ngày cuối cùng của năm cũ sắp qua đi, anh Quách Văn Tình (26 tuổi, quê Hòa Bình) dường như vẫn chưa có tâm trạng đón Tết. Nỗi đau quá lớn mà anh từng trải qua có lẽ sẽ đi theo suốt cuộc đời. Dịch Covid-19 đã cướp đi sinh mạng người vợ thân yêu của anh, để lại đứa con sinh non chỉ nặng vỏn vẹn 1,5 kg.
Không chỉ vậy, vì kiệt sức sau nhiều ngày chạy đôn đáo ở bệnh viện, anh sơ sảy bị kẻ trộm lấy đi toàn bộ số tiền tiết kiệm của hai vợ chồng suốt nhiều năm làm thuê. Đã có thời điểm anh tuyệt vọng, sợ con không thể tiếp tục điều trị bệnh.
Nhờ VietNamNet đăng tải hoàn cảnh qua bài viết Chưa kịp nhìn mặt con, sản phụ qua đời vì Covid-19, anh Tình nhận được sự giúp đỡ kịp thời của bạn đọc. Thông qua báo, anh được ủng hộ số tiền 29 triệu đồng, dùng để chi trả các khoản viện phí. Nhân dịp năm mới, anh gửi lời chúc sức khoẻ và lời cảm ơn chân thành đến các nhà hảo tâm đã thương hoàn cảnh của hai cha con.
Cũng là một trường hợp "mắc kẹt" tại thành phố lớn do dịch Covid-19, chị Quàng Thị Hoan (42 tuổi, quê Điện Biên) không khỏi rùng mình khi nhớ lại những ngày tháng chật vật ấy.
Chồng mất cách đây 15 năm, gia cảnh khó khăn nên khi phát hiện mắc bệnh ung thư vú giai đoạn muộn, chị chẳng thể cậy nhờ con gái xuống Hà Nội phụ giúp mình. Người goá phụ nghèo chỉ đành lủi thủi nơi đất khách, ăn ở nhờ tại một trường mầm non trên địa bàn quận Hoàng Mai. Dịch bùng phát, chị càng rối bời khi không thể đi đâu, làm gì, bên cạnh không người thân an ủi, sức khoẻ ngày càng suy kiệt.
Ngay khi trường hợp của chị Hoan được đăng tải, bạn đọc VietNamNet đã chung tay ủng hộ chị số tiền hơn 70 triệu đồng. Nhờ đó, chị Hoan có thể tiếp tục cầm cự trong suốt thời gian giãn cách xã hội và chi trả nhiều khoản viện phí.
"Lúc đó tôi đã rất hoảng loạn vì không thể về quê. Muốn về thì phải thuê xe cấp cứu nhưng tiền đã hết sạch. Bệnh viện K bị phong toả, tôi phải đi ở nhờ. May thay trong lúc túng quẫn được các nhà hảo tâm giúp đỡ. Nếu không, tôi cũng đành chịu chết", chị Hoan xúc động bày tỏ.
Trong 1 năm biến động, Báo VietNamNet cũng chứng kiến nhiều hoàn cảnh hết sức éo le. Một trong số đó là anh Nguyễn Văn Hiện (quê Phú Thọ). Sau tai nạn xảy ra hồi tháng 10/2022, sức khoẻ của anh chỉ mới tạm thời ổn định. Điều khiến anh đau lòng nhất chính là người vợ đã không qua khỏi, con gái bị chấn thương vùng đầu.
Để chia sẻ nỗi mất mát, thông qua cầu nối Báo VietNamNet, bạn đọc ủng hộ gia đình anh Hiện hơn 44 triệu đồng giúp anh trang trải các khoản viện phí, kịp về với hai con gái trước Tết Nguyên đán.
Nhờ tình cảm của bạn đọc, anh Hiện mới có thể vượt qua cơn hoạn nạn. Điều anh mong mỏi nhất lúc này chính là sớm bình phục để ra Tết có thể tiếp tục đi làm, kiếm tiền nuôi hai con gái vừa mồ côi mẹ.
Giống như anh Hiện, một trường hợp khác cũng đón Tết trong khắc khoải, đó là em Trần Ngọc Thành (18 tuổi, quê Thái Bình). Ngày nhận giấy báo trúng tuyển của Đại học FPT cũng là lúc em phát hiện mình mắc bệnh ung thư tuyến mang tai quái ác.
Bệnh tình diễn biến phức tạp khiến Thành không thể tiếp tục theo đuổi ước mơ trở thành kỹ sư công nghệ. Cộng thêm với gia cảnh khó khăn, tương lai người thanh niên càng mờ mịt hơn bao giờ hết.
Thương cảm trước số phận chàng sĩ tử kém may mắn, bạn đọc Báo VietNamNet gửi hơn 113 triệu đồng cho Thành chữa bệnh. Nhờ đó, quá trình điều trị diễn ra thuận lợi. Hiện tại, em đã kết thúc đợt điều trị, được về nhà dài ngày, chỉ cần tái khám định kỳ.
Bố của Thành chia sẻ: “Con bảo với tôi không học trường FPT nữa đâu, con học trường nghề cho bố mẹ bớt gánh nặng. Thấy con không thực hiện được ước mơ, chúng tôi thương lắm mà chẳng làm được gì cả. Trước đó may nhờ các nhà hảo tâm mà con mới ổn định sức khoẻ. Gia đình chúng tôi biết ơn vô cùng".
Anh Tình, chị Hoan, anh Hiện hay em Thành chỉ là số rất ít trong hàng trăm trường hợp được Báo VietNamNet lan toả. Điều đó cho thấy dẫu tất cả chúng ta đều chịu ảnh hưởng ít nhiều từ dịch bệnh, cuộc sống còn chưa đủ đầy, thế nhưng với tinh thần "tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách", chỉ cần mỗi người bỏ ra một chút công sức cũng có thể thắp lên hy vọng về tương lai tốt đẹp, cứu rỗi sự sống cho một mảnh đời bất hạnh. Mong sao trong những năm tiếp theo, bạn đọc tiếp tục quan tâm, đồng hành cùng báo chí. Báo VietNamNet luôn là cầu nối vững chắc giữa các mạnh thường quân đến với những hoàn cảnh khó khăn trên mọi miền cả nước.
">