Nhận định

TP.HCM đã có Trung tâm tim mạch trẻ em

字号+ 作者:NEWS 来源:Giải trí 2025-01-20 19:12:53 我要评论(0)

Sáng 3/6/2022,đãcóTrungtâmtimmạchtrẻlịch âm hôm.nay Trung tâm tim mạch trẻ em, Bệnh việlịch âm hôm.naylịch âm hôm.nay、、

Sáng 3/6/2022,đãcóTrungtâmtimmạchtrẻlịch âm hôm.nay Trung tâm tim mạch trẻ em, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM chính thức đi vào hoạt động. "Hơn 15 năm, ước vọng đã thành sự thật", một bác sĩ cảm thán. 

PGS.BS Vũ Minh Phúc, Nguyên trưởng khoa Tim mạch, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM chia sẻ, năm 2004, khoa chỉ có một vài nhân sự, máy móc không có gì trong tay. Chị được lãnh đạo bệnh viện thời kỳ bấy giờ "đặt hàng" chăm lo cho trẻ em mắc tim bẩm sinh. Khi đó, mổ tim trẻ em vô cùng khó, chỉ Viện tim TP triển khai nhưng không nhiều.

Năm 2007, ca phẫu thuật tim hở đầu tiên được Bệnh viện Nhi đồng 1 thực hiện thành công vào ngày quốc tế thiếu nhi. Sau đó là thông tim can thiệp, phẫu thuật tim cho trẻ sơ sinh, can thiệp điện sinh lý... Ở một khoa phòng chật chội, chứng kiến trẻ nhỏ phải chờ đợi mòn mỏi đến lượt mổ tim, các bác sĩ đã mơ ước về một trung tâm chuyên sâu tim mạch nhi.

Tòa nhà Trung tâm Tim mạch trẻ em TP.HCM

“Nếu tăng thêm 1 giường hồi sức sau mổ tim, mỗi năm chúng ta có thể phẫu thuật thêm cho 100 trẻ. Ở Trung tâm tim mạch mới này có thêm 20 giường, so với khu cũ là 5 giường hồi sức, như vậy năng lực mổ có thể gấp 4 lần”, PGS Phúc dẫn chứng.

PGS Vũ Minh Phúc chia sẻ, trẻ mổ tim hiện nay không phải lo lắng về viện phí vì có sự hỗ trợ của bảo hiểm y tế, các quỹ từ thiện, công tác xã hội; nhiều bệnh viện triển khai mổ tim trẻ em. Vấn đề là năng lực, chuyên môn, kỹ thuật chuyên sâu. 

“Về giấy tờ, Bệnh viện Nhi đồng 1 sau 15 năm đã hình thành Trung tâm tim mạch, nhưng nếu nói về mong muốn và ý tưởng, thực sự là rất lâu về trước chúng tôi đã mong mỏi”, PGS Phúc nói.

Nhiều người còn nhớ rõ, đêm trước khi thực hiện ca mổ tim hở đầu tiên, cơn mưa đổ xuống khiến căn phòng ngập nước. Các bác sĩ đã được điều động tạt nước, khử khuẩn để ca mổ diễn ra theo đúng kế hoạch. Đó là câu chuyện của quá khứ.

Còn hiện tại, Trung tâm Tim mạch trẻ em Bệnh viện Nhi đồng 1  gồm các khoa Nội tim mạch, Ngoại tim mạch, Đơn vị thông tim-điện sinh lý, Hồi sức ngoại, Hồi sức tim. Mục tiêu không chỉ là chăm sóc sức khỏe trẻ em tim bẩm sinh, bệnh lý tim mạch của TP.HCM mà của cả nước và ngang tầm khu vực Đông Nam Á. 

Chứng kiến sự phát triển và đổi thay này, bà Võ Kim Sa, 78 tuổi, điều dưỡng của bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM chia sẻ, đây là hiện thực không ngờ. Bà Sa nghỉ hưu gần 20 năm trước, nhưng vẫn tiếp tục ở lại làm việc, tận hiến với nghề. 

“Ngày hôm nay, ai cũng vui. Mỗi thời có một điều kiện khác nhau, bệnh viện khó khăn lắm nhưng bác sĩ, nhân viên y tế đều thương yêu bệnh nhi. Mình cứ nghĩ các bé là con cháu mình và tận tình chăm sóc. Khi Trung tâm khang trang như thế này, nhân viên y tế sẽ có điều kiện để phát triển, bệnh nhi được chăm sóc trong điều kiện tốt hơn. Tôi bồi hồi lắm!”, điều dưỡng Kim Sa chia sẻ.

Bé sơ sinh từng được phẫu thuật tim tại Bệnh viện Nhi đồng 1. Ảnh: Tư liệu BV.

Theo PGS.TS Nguyễn Thanh Hùng, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, bệnh viện đã phẫu thuật tim cho hơn 5.000 trẻ bị bệnh tim bẩm sinh, hơn 8.000 trẻ được thông tim can thiệp.  Khi chương trình mổ tim kín ra đời, tỷ lệ tử vong vì tim bẩm sinh đã hạ từ 7,7% xuống còn 2,95%. Với chương trình phẫu thuật tim hở và thông tim can thiệp, tỷ lệ tử vong bệnh tim bẩm sinh kể từ năm 2018 chỉ còn dưới 1%. 

Bác sĩ Nguyễn Thanh Hùng khẳng định, ngoài kế thừa các kỹ thuật hiện có, Trung tâm tim mạch sẽ tiến tới giải quyết hết tất cả các bệnh lý tim phức tạp nhất. Đặc biệt, sẽ triển khai thành công kỹ thuật ghép tim trẻ em trong thời gian tới. 

Công trình này nhận được sự quan tâm đặc biệt sâu sát của lãnh đạo UBND TP.HCM các thời kỳ. Trong đó, ông Lê Hòa Bình- nguyên Phó Chủ tịch UBND TP đã chỉ đạo, hỗ trợ trực tiếp Bệnh viện từ những ngày đầu xây dựng với mong muốn thấy công trình sớm đi vào phục vụ bệnh nhi. Ông Lê Hòa Bình qua đời trong một tai nạn giao thông vào tháng 3/2022. 

Trước đó, năm 2016, Hội đồng nhân dân TP. HCM đã phê duyệt chủ trương xây mới 3 khối nhà tại bệnh viện bằng kinh phí từ nguồn ngân sách của thành phố gồm Trung tâm Tim mạch trẻ em, Trung tâm Ngoại khoa và Trung tâm Sơ sinh. Tháng 4/ 2022 vừa qua, chủ trương xây mới Trung tâm Bệnh lý nhiệt đới cũng đã được phê duyệt.

Đến cuối năm 2019, cả 3 khối nhà bắt đầu khởi công xây dựng và thi công xuyên suốt cả trong mùa dịch Covid-19 và chính thức đi vào hoạt động ngày 1/6/2022.

Linh Giao

TP. HCM: Cứu sống bé bị dị tật tim bẩm sinh vừa chào đờiSáng 22/4, tại TP.HCM, BV Từ Dũ đã phối hợp cùng BV Nhi Đồng 2 thực hiện thành công ca phẫu thuật cứu sống một trẻ sơ sinh vừa chào đời bị dị tật tim bẩm sinh.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读

Trung Quốc: Để được tốt nghiệp, 3.000 học sinh bị ép làm việc tại nhà máy sản xuất iPhone X

Với người dân vùng sâu, vùng xa, chiếc smartphone với 3G và giờ là 4G Viettel - không chỉ giúp họ phương tiện liên lạc mà còn thu hẹp khoảng cách số, mở ra một kho kiến thức vô tận,nhưng quan trọng hơn là phương tiện để kiếm sống.

Thay đổi lớn từ chiếc smartphone

Trước đây, ông Nguyễn Văn Lý (SN 1958, ngụ tại xã Ia Yok, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) chưa bao giờ nghĩ, có ngày vợ chồng ông lại được nói chuyện với các con, các cháu ở rất xa mà nhìn thấy mặt như đang nói trực tiếp.

Ông Lý có 4 người con, tất cả đều sống xa nhà. Có người sống ở TP HCM, cách nhà hơn 600km, đi ôtôgần 10 tiếng đồng hồ mới tới nơi. Trước đây, nếu nhớ cháu, ông bà phải “gọi con về” hoặc đến tận nơi thăm nhưng một năm chỉ được 1 đến 2 lần với người ở xa.

Thế nhưng, mọi việc thay đổi từ ngày Viettel kéo Internet cáp quang về tận xã Ia Yok. Ông Lý là một trong gần 50 hộ gia đình đầu tiên trong xã đầu tiên đăng ký. Từ ngày có mạng, ông được các con mua thêm chiếc smartphone để có thể gọi điện cho con, cháu và có thể nhìn thấy mặt như nói chuyện trực tiếp.Hơn nữa, chiếc smartphone tạo thêm những thay đổi lớn mà không cần đến mạng Internet cáp quang.

Nhờ Internet, vợ chồng ông Lý có thể trò chuyện video với các con, các cháu ở xa

Người đàn ông gần 60 tuổi này chia sẻ, chiếc smartphonecó kết nối Internet (wifi hoặc 3G) không chỉ giúp giải toả nỗi nhớ con, nhớ cháu, mà còn giúp ông tìm hiểu những kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi.

Ông Lý có thể tìm thông tin tư vấn về tình trạng sức khoẻ của vườn cây café ông trồng mà không phải đi đâu xa.

Cầm chiếc điện thoại ra ngay vườn, cẩn thận “thăm sức khoẻ” từng gốc cà phê trong vườn, phát hiện loài sâu đục lá, ông mở điện thoại kết nối 3G Viettel, rồi search Google… Người đàn ông Gia Lai này có thể tiếp cận được nhiều thông tin, kiến thức (không chỉ với cây cà phê hay nông nghiệp) cập nhật ngay lập tức, ở bất kỳ nơi đâu - điều mà trước đây chỉ có được khi mời chuyên gia về tận nhà để hỏi.

Sự thay đổi nhờ chiếc smartphone có kết nối 3G với những người như ông Lý có ở khắp mọi nơi trên đất nước, và đặc biệt thú vị ở những vùng xa xôi, hẻo lánh. Ở những vùng xa, rừng núi hiểm trở, hải đảo… trước vốn cách biệt thì nay trở nên “rất gần với mọi thứ” nhờ có mạng 3G của Viettel phủ khắp mọi nơi (giờ là 4G).

Chỉ cần một chiếc smartphone nho nhỏ giá chưa tới 500.000 đồng, người dân ở mọi nơi trên khắp Việt Nam đã có thể kết nối Internet và làm nhiều thứ trước đây chỉ có ở trong mơ. Sự thay đổi với Internet đến cùng cáp quang và đường điện thoại cố định diễn ra chậm hơn rất nhiều so với sóng 3G được Viettel phủ dày đặc.

Mạng 3G của Viettel đã tạo ra một cuộc cách mạng thực sự về người dùng Internet, đặc biệt ở các vùng nông thôn, rừng núi, hải đảo… nhất là vào những năm 2012-2015, khi giá smartphone giảm cực mạnh và lượng dùng Internet trên di động của Viettel tăng thêm gần 15 triệu người.

“Cô giáo Internet” ở Tây Nguyên

Chị Nguyễn Thị Kim Chung (Sinh năm 1989, ở xã Nam Yang, huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai) là một câu chuyện khác với Internet. Là một người khuyết tật bẩm sinh nhưng Chung đã vượt qua nhiều khó khăn để tốt nghiệp trường Cao đẳng sư phạm tỉnh Gia Lai.

Trở về huyện nghèo, dù không làm giáo viên, Chung quyết định ở nhà kèm, giúp một số em học tập thêm sau những giờ lên lớp ở trường và chiếc máy tínhcó kết nối Internet mạng Viettel trở thành một công cụ hỗ trợ tuyệt vời.


Chị Kim Chung giúp nhiều em học sinh tại xã Nam Yang biết thêm nhiều kiến thức nhờ Internet.

Nguyễn Thị Mỹ Thơ (11 tuổi, ngụ tại xã Nam Yang) chia sẻ, lần đầu tiên em được biết đến máy tính và mạng Internet là nhờ “cô giáo” Chung.

“Nhiều bài toán khó, khác lạ, cách giải hay được cô Chung tìm trên mạng rồi chỉ cho chúng em. Nhờ thế, năm ngoái, trong kỳ thi Olympic toán qua mạng em đã đạt giải Nhì cấp trường, sau đó được lựa chọn đi thi cấp huyện, em đạt giải Khuyến khích”, Mỹ Thơ cho biết.

Còn “cô giáo” Kim Chung chia sẻ, nhờ Internet, chị có thể tìm được nhiều thông tin, phương pháp dạy, giúp các em tiến bộ trong học tậpnhanh hơn và cũng hứng khởi hơn, với thi trực tuyến Toán, tiếng Anh… Trong số những em được chị Chung kèm cặp, có những em mắc dị tật bẩm sinh, thiểu năng trí tuệ. Nếu không nhờ việc tìm hiểu cách thức hướng dẫn dạy đặc thù trên mạng, cô giáo Chung rất khó có thể giúp đỡ nhưng học sinh đặc biệt như vậy.

Cách đây 20 năm, khi chưa có Internet, ở vùng Tây Nguyên, câu chuyện của ông Lý và chị Chung giống như cổ tích. Nhưng giờ đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, đặc biệt là mạng di động 3G và 4G (Viettel đã phủ 519 trạm 3G và 508 trạm 4G tại Gia Lai), việc tiếp cận tri thức, hay các phương tiện giải trí, thậm chí sử dụng làm phương tiện kiếm sống của người dân Gia Lai… cũng giống như người thành phố.

Cuộc cách mạng vềhạ tầng Internet, đặc biệt là băng rộng di động (với 3G) tạo ra thay đổi rất lớn trong đời sống của người dân trên khắp đất nước, đặc biệt ở những vùng xa xôi, hẻo lánh. Giờ đây, với cuộc các mạng 4.0 và hạ tầng 4G (Viettel đã phủ sóng 95% diện tích dân số Việt Nam, với 36.000 trạm BTS 4G), một sự thay đổi lớn kế tiếp đang bắt đầu.

Nguyễn Yến

" alt="20 năm, Internet về từng ngõ ngách thôn bản" width="90" height="59"/>

20 năm, Internet về từng ngõ ngách thôn bản