Bài học từ âm nhạc dành cho thế giới tâm hồn

 人参与 | 时间:2025-01-23 07:57:21

Thằng Nam vừa đi ngang qua ngã tư thì mặt nó nhăn lại. Tiếng loa của những người bán hàng ven đường phát ra những âm thanh chói tai. Nó đi vội thật nhanh qua ngã tư rồi tới một con đường vắng,àihọctừâmnhạcdànhchothếgiớitâmhồbxh anh 2024 nơi có những bóng nắng in xuống như những bông hoa thật lung linh. Chợt tiếng rao của một gánh hàng rong lạc loài, xơ xác và yếu ớt vang lên. Một cụ già lưng còng từ xa đi tới với mái tóc bạc phơ. Nó đứng ngớ ra, một cảm giác bùi ngùi đến nao lòng chợt dâng lên trong nó. Nó về thắc mắc với ba nó vì sao cũng là hai lời rao, nhưng tại sao lại khác biệt như vậy.

“Âm thanh, nó chỉ là sóng âm vật lý được tạo ra từ những bước sóng truyền trong không khí”, ba nó giải thích, “Cái đầu tiên chỉ là âm. Nhưng khi một lời rao lạc lõng của một cụ già giữa phố chiều nghe thật yếu ớt kia vang lên, cái sóng âm ấy nó không còn đơn thuần là cái của thế giới vật lý nữa. Nó thuộc về thế giới mà con chỉ có thể cảm nhận bằng tâm hồn thôi. Những âm thanh như vậy là nhạc. Nó làm con nao lòng, bởi vì trong đó con nghe ra được tiếng đồng lúa rì rào, tiếng gà trưa tĩnh mịch. Con còn thấy cả mái tranh cùng một miền quê nghèo. Thật là kỳ lạ phải không?”.

Thằng Nam ngờ ngợ hiểu ra. Nhưng với nhận thức của một thằng nhóc mười lăm tuổi, nó chỉ biết rằng sao lời rao của cụ già ấy làm nó buồn đến nao lòng.

tac gia bai 33 nhac si vo thien thanh.jpg
Nhạc sĩ Võ Thiện Thanh.

Tối qua là Thứ Bảy, nó được phép xem YouTube có giới hạn. Thường là cuối tuần nó mới được xem. Ông nói với nó tới năm 18 tuổi nó sẽ tự do. Bằng chứng là những kẻ tạo ra những trò đó không bao giờ cho con cái của họ tiếp xúc sớm với chúng. Họ giống như những kẻ bán rau nhưng bọn trẻ của họ lại được ăn một vườn rau riêng vậy.

Mà khi xem YouTube, thằng Nam cũng chỉ xem những gì liên quan tới âm nhạc. Rất may là nó không quan tâm những gì khác. Tối nay nó lại vừa xem một buổi hoà nhạc thật kỳ lạ. Khi cùng với dàn nhạc trình diễn đoạn nhạc chủ đề trong bộ phim Schindler’s List của John Williams, một nữ nghệ sĩ thổi kèn cor anglais không kìm được cảm xúc. Những giọt nước mắt lăn dài trên khuôn mặt cô mà ống kính máy quay ghi được làm cho thằng Nam cũng xúc động theo. Giai điệu đó mang một nỗi buồn thật sâu thẳm tới mức mà người nghệ sĩ thổi cor anglais khóc ngay trên sóng trực tiếp.

Sáng hôm sau, nó lại đem thắc mắc về đoạn nhạc này hỏi ba nó.

- Ba à! Đoạn nhạc ấy thật hay. Nhưng đến mức người thổi kèn cor anglais trong dàn nhạc lại bật khóc tại sân khấu. Vì sao vậy? Đoạn nhạc kỳ lạ ấy.

- À! Những âm thanh ấy nó gợi lại quá khứ thật đau buồn không chỉ riêng với người Do Thái, mà của cả thế giới đấy con à! Trong Thế chiến thứ hai, bảy triệu người Do Thái đã chết. Ba có cảm giác như nhà soạn nhạc đã viết nên những âm thanh này từ nơi sâu thẳm nhất, nơi tâm hồn ông với Đấng Tạo Hóa cùng hòa chung một nỗi đau con ạ!

- Nhưng vì sao nhà soạn nhạc lại làm được điều này hả ba? Đó cũng chỉ là những âm thanh thôi mà!

- Đúng! Đó chỉ là những âm thanh thôi con ạ. Nhưng không những chúng được sắp xếp một cách tối ưu nhất về cao độ, về khoảng cách, về thời gian vang lên, về sự kết hợp theo những quy luật nhất định, còn một điều bí ẩn khác: nó thuộc về tâm hồn, cái vô hình bên trong nhà soạn nhạc. Chính cái bí ẩn này làm nên Mozart, Beethoven, Chopin, Tchaikovsky… và người con vừa mới nghe tối qua là John Williams. Có những người trăm năm mới có một!

“Hừm! Lạ thật…”. Chỉ là những âm thanh, nhưng khi chúng biến thành âm nhạc thì nhờ cái điều bí ẩn nào đó sâu bên trong mà thằng Nam không thể hình dung. Cái mà mỗi khi nó nghe tiếng rao của bà lão vọng lên căn gác trong một đêm mưa, nó lại nao lòng. Và những âm thanh buồn sâu thẳm kia khiến người nhạc công cor anglais rơi lệ.

Nam đến trường cũng như bao bạn bè khác, bao quanh nó là thứ âm nhạc thời thượng. Nào là nhạc pop Việt, K-pop, nhạc Rap. Đối với nó, thứ âm nhạc thời thượng kia hiếm khi làm nó nao lòng. Ngay cả những bài Âu Mỹ cũng không còn hay như nó đã từng biết đến những ABBA, Michael Jackson, Carpenters… Có một thời gian, nó cứ ghiền nghe bài New kid in town của Eagles ở mỗi chuyến đi xa. Âm nhạc của cả thế giới này có vẻ nhạt phai đi khá nhiều. Nó lại hỏi ba nó về chuyện này. “Không thể phủ nhận thời đại công nghệ này, phần âm được gia tăng đáng kể với bao nhiêu máy móc và vô số phần mềm tối tân, mạng lưới phát hành online rộng khắp toàn cầu, nhưng chưa hẳn phần nhạc theo đó tăng lên, mà có khi còn ít lại”, ba nó giải thích.

- Vì sao hả ba?

- Vì cuộc sống càng hiện đại bao nhiêu, con người càng vô cảm bấy nhiêu. Khi cái sóng âm thanh mất đi cái phần bí ẩn vô hình từ nơi sâu thẳm trong tâm hồn kia, nó chỉ là những âm thanh vô tri, dù cho nó có được tạo nên từ máy móc công nghệ hiện đại đến cỡ nào chăng nữa, nó chỉ còn phần âm, phần nhạc đã biến mất. Và kỷ nguyên sắp tới, khi mà AI nằm trong tay loài người như con dao trong tay đứa trẻ, ba không biết chuyện gì tiếp theo…

Nghe xong, thằng Nam gật gù xen lẫn hoang mang. Hèn gì mà khi nghe những bài hát của ban nhạc The Beatles, âm thanh thời ấy rất hạn chế. Người ta chỉ thu được hai đường tiếng, các nhạc cụ dồn hết một channel, giọng hát ở channel còn lại. Vậy mà nó nghe vẫn rất hay. Cái “hay” đó nhạc pop thời nay không có được, không diễn tả được, giống như cái tinh thần thời đại lúc ấy được khắc họa thật sống động: Người ta hồn nhiên, vui tươi và mến yêu cuộc sống. Rồi đây âm nhạc sẽ ra sao trong kỷ nguyên AI? Qua bạn bè đồng trang lứa, thằng Nam biết nhạc Việt giờ cũng phát triển lắm. Hầu như thế giới có thể loại gì thì nhạc Việt đều có thể loại đó. Nhưng có vẻ như những gì bạn bè nó đang yêu thích lại không thể chinh phục đôi tai vốn được đắm chìm trong những giai điệu cổ điển cùng với nhạc pop thời hoàng kim của thế giới.

Nó đã quen với những âm thanh gợi mở cho nó bầu trời xanh, những đồng cỏ tít tận chân trời như khi nghe những bài hát của Bryan Adams trong Spirit, hay biển cả dập dìu của Beyond the sea. Nó không tìm thấy những điều này trong nhạc Việt, mà chỉ là yêu đương, tan vỡ, buồn đau… Như mọi lần, nó lại mang điều này thắc mắc với ba nó.

- Con có biết câu chuyện những con gai biển tàn phá rặng san hô không? Ba nó hỏi ngược lại.

- Dạ không! Mà chuyện này liên hệ gì tới âm nhạc?

- Các nhà bảo vệ môi trường một ngày phát hiện ra những rặng san hô bị tàn phá nghiêm trọng. Và họ sửng sốt khi biết rằng những con gai biển là thủ phạm!

- Rồi sao ba? Thế thì âm nhạc liên quan gì ở đây chứ?

- Nếu một nền âm nhạc bắt chước và du nhập những loại nhạc mà tính thẩm mỹ thấp, phần âm nhiều hơn nhạc, thì nền dân trí của một xã hội bị tổn hại cũng tương tự như rặng san hô bị gai biển tấn công vậy! Nhưng nếu ngược lại, chúng ta biết chọn lọc những tinh hoa của nhân loại, những thanh âm giàu tính nhạc và đến từ thế giới tâm hồn thật sự, xã hội ấy tự khắc sẽ giảm thiểu những điều tiêu cực mà hướng tới điều tốt đẹp con ạ!

Nghe ba nó phân tích xong, nó im lặng rồi nghĩ ngợi lung tung. Thật khủng khiếp nhỉ! Âm nhạc đối với nó giờ đây không còn là nghe cho vui tai, mà nó tác động tới tâm hồn con người ta và rộng hơn, nó kéo lùi hay nâng tầm sự phát triển cả xã hội. Điều này nó chưa hề nghĩ tới với đầu óc một thằng nhóc chưa tới mười tám như nó! Và rồi từ cách nhìn mà nó học từ ba nó, một hôm nó quan sát xe cộ trên phố rồi nói:

- Con để ý thấy rằng, hễ cứ mười ô tô đang lưu thông trên đường thì hết tám chiếc là Grab biển số vàng rồi ba nhỉ?

- Con thấy sao về thực trạng này?

- Con không biết nữa… nhưng con cảm thấy không ổn.

- Đúng thế con ạ! Chúng ta lại du nhập không chọn lọc! Cho phép quá nhiều hãng taxi công nghệ vào Việt Nam kinh doanh, cái lợi cho ngân sách quốc gia không đáng kể, nhưng nó sẽ tàn phá hệ sinh thái giao thông, như lũ gai biển với rặng san hô. Kết quả là: kẹt xe nghiêm trọng hơn, hãng taxi nội địa vất vả hơn, tư tưởng chọn nghề của thanh niên thiển cận và chụp giật hơn, những tài xế taxi nợ ngân hàng nhiều hơn. Nhưng dòng tiền lại chảy vào túi doanh nghiệp nước ngoài!

Nghe ba nó nói, thằng Nam tự rút ra một điều cho bản thân nó: Tính chọn lọc!

minh hoa cua hoa si do huu bang cho bai tet 33 1 1.jpg

Giữa thế giới phẳng và thời đại ngập tràn công nghệ và mạng xã hội này, tồn tại hay không là ở sự học hỏi có chọn lọc. Nếu không nhạc Việt sẽ mãi là sự manh mún và tan chảy giữa thế giới bao la của các nền tảng số, mà ở đó, các ông chủ công nghệ không quan tâm bạn là ai, nghệ sĩ từ quốc gia nào. Họ chỉ quan tâm dòng tiền chảy đều vào túi họ. Bất chợt từ bên hàng xóm, một bài hát rất quen thuộc vang lên làm nó nao lòng:

“Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về

Mùa bình thường mùa vui naу đã về

Mùa xuân mơ ước ấу đang đến đầu tiên

Với khói baу trên sông, gà đang gáу trưa bên sông

Một trưa nắng vui cho bao tâm hồn”

Nó chợt nhớ hôm nay đã hai mươi ba Tết. Lạ thật, một bài hát lớn hơn tuổi của nó rất nhiều, và tác giả của bài hát nó phải gọi bằng ông cố. Nhưng sao mỗi khi nghe, tâm hồn nó dâng lên một cảm giác thật lạ: bình an, hạnh phúc và yêu thương. Nó lại thắc mắc với ba nó:

- Con rất yêu bài hát này, mặc dù so với tuổi con, bài hát đáng được gọi bằng ông cố! Vì sao vậy ba?

- Vì nó chính xác là âm nhạc con ạ! Không thể tách rời giữa âm và nhạc được! Nó là cái vô hình mà con chỉ có thể nhận biết bằng tâm hồn. Nó xuyên không! Nam thật sự đã hiểu âm nhạc là gì. Từ bên nhà hàng xóm, những lời ca cùng giai điệu nồng nàn lại tiếp tục vang lên như đốn tim cậu:

“Từ đâу người biết quê người Từ đâу người biết thương người Từ đâу người biết уêu người”...

Nhạc sĩ Võ Thiện Thanh

顶: 3284踩: 48