当前位置:首页 > Thể thao > Ngoại giao bia, phở và cà phê

Ngoại giao bia, phở và cà phê

2025-01-27 22:43:06 [Nhận định] 来源:NEWS

Tôi cũng nhìn thấy những dòng trạng thái vui vẻ,ạigiaobiaphởvàcàphêlịch thi đấu bóng đá hôm nay và rạng sáng mai phấn chấn, cả những bình luận cởi mở, cộng hưởng với tin tức từ vài giờ trước đó, về lễ ký thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Tập đoàn Nvidia trong việc hợp tác thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển về trí tuệ nhân tạo (AI) của Nvidia và Trung tâm Dữ liệu AI tại Việt Nam.

Trước đây, lãnh đạo và các khách VIP quốc tế khi tới Việt Nam vẫn thường tham quan, dạo phố Hà Nội hoặc TP HCM. Họ thường đi nhóm nhỏ với một số thành viên trong đoàn, ít khi có sự đồng hành của người đồng cấp hoặc các chính trị gia Việt Nam. Năm 1993, Tổng thống Pháp Francois Mitterrand đi dạo phố Hàng Bông; năm 2000, Tổng thống Mỹ Bill Clinton thăm Văn Miếu, Hàng Bông; năm 2016, Tổng thống Barack Obama hòa đồng với người dân tại một quán bún chả bình dân ở Hà Nội; năm 2017, Thủ tướng Canada Justin Trudeau dạo phố và thưởng thức cà phê vỉa hè tại TP HCM. Và vào đầu tháng 6/2023, Thủ tướng Australia Anthony Albanese cũng ngồi uống bia hơi ở Hà Nội.

Gần đây, ngoài khuôn khổ lễ nghi chính thức, diễn ra trong những phòng họp đóng kín, các lãnh đạo cấp cao Việt Nam còn tiếp khách ở các không gian mở, ngay trên phố phường. Chẳng hạn, vào tháng 7/2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân cùng Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và phu nhân đã dạo đường sách, thưởng thức cà phê. Tháng 11/2023, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte và Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng thư thái đạp xe dạo phố để cảm nhận tiết trời thu Hà Nội.

Việt Nam là một quốc gia thuộc vùng văn hóa Á Đông, với truyền thống đề cao trật tự thứ bậc. Dưới thời phong kiến, các nhà lãnh đạo thường tạo dựng quyền uy thông qua việc thiết lập khoảng cách giữa mình với người dân. Theo đó, người dân được coi là những thân phận bé nhỏ, yếu thế cần sự chăm lo, dẫn dắt, chỉ bảo. Điều này cũng phần nào lý giải vì sao sự tương tác cởi mở, bình đẳng giữa lãnh đạo và người dân không phải là một nét văn hóa chính trị phổ biến ở Việt Nam.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những nhà lãnh đạo đầu tiên cho thấy phong cách hiện đại: đề cao và thực hành triệt để tư tưởng, quan điểm dân chủ, dân là gốc, lãnh đạo phải luôn ý thức về sứ mệnh phục vụ nhân dân, phụng sự đất nước. Nhiều thế hệ lãnh đạo tiếp theo cũng đã nỗ lực thu hẹp khoảng cách với người dân, thể hiện qua trang phục giản dị, tác phong gần gũi, thái độ thân thiện, và tâm thế lắng nghe.

Tuy nhiên, nhìn chung các hoạt động ngoại giao cấp cao ở Việt Nam vẫn còn xa lạ với đại chúng. Phần lớn người dân chỉ chứng kiến các nhà lãnh đạo tiếp khách quốc tế qua báo chí, truyền thông, ít có cơ hội nhìn thấy ở khoảng cách gần, trong không gian đời thường.

Vì thế, quan sát những chuyến dạo phố, cùng ăn sáng, uống cà phê... của chính khách cấp cao Việt Nam cùng các nhà lãnh đạo, doanh nhân nước ngoài, tôi thấy những nét mới mẻ. Hình ảnh của họ trong trạng thái thoải mái không chỉ khơi gợi cảm giác thú vị, truyền cảm hứng về tâm thế lãnh đạo cởi mở, thân thiện, gần gũi, mà còn bổ sung thêm những sắc thái mới về phong cách lãnh đạo hiện đại.

Đó là phong thái tự nhiên khi cởi bỏ bớt những nghi lễ chính thống, và có thể cả những định kiến trong văn hóa chính trị Á Đông để cùng trải nghiệm những thú vui bình dị, gần gũi nhất với mỗi người dân. Đó cũng là cơ hội để các lãnh đạo Việt Nam dẫn dắt khách VIP hòa vào không gian, không khí sinh hoạt của con người Việt Nam. Việc thiết lập và phát triển quan hệ với các đối tác quốc tế, từ chính trị, ngoại giao cho đến kinh tế hay văn hóa, xét cho cùng, không thể tách bạch khỏi bối cảnh xã hội cụ thể, tức là những yếu tố liên quan đến môi trường sống và con người. Các văn bản, báo cáo, lý lẽ thương thuyết, và những cam kết diễn ra trong phòng khánh tiết trang trọng sẽ có thể gia tăng hiệu lực, hiệu quả thông qua việc tạo cơ hội để đối tác được trải nghiệm môi trường sinh hoạt sống động, để họ tự có cảm nhận và ấn tượng riêng về những nét đặc thù của con người và xã hội Việt Nam.

Sự bình dị, đời thường của những chuyến dạo phố giữa các nhà lãnh đạo cũng gợi ra tâm thế bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau. Nói cách khác thì đó là một tâm thế tương giao giữa con người với con người, toát lên sự chia sẻ, tinh thần hợp tác, cùng kỳ vọng vào những điều tốt đẹp trong tương lai.

Cũng vì thế, thật dễ hiểu vì sao nhiều người dân Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ, rất dễ dàng đón nhận và cảm thấy thích thú với những hình ảnh về các chuyến dạo phố của lãnh đạo Nhà nước mỗi khi đón tiếp chính khách và doanh nhân quốc tế. Thực tế này gợi ra rằng, ẩn sâu trong tâm thức của mỗi người Việt là bản tính cởi mở, rất nhanh chóng tiếp nhận và tiếp biến với những cái mới.

Trên phương diện lãnh đạo, những chuyến dạo phố cùng hình ảnh gần gũi, hòa đồng, thân thiện với bạn bè quốc tế và người dân sẽ từng bước vun đắp và củng cố quyền lực mềm cho cá nhân các nhà lãnh đạo. Hoạt động này cũng phần nào hiện thực hóa lời khẳng định của Thủ tướng: Chính phủ luôn đồng hành cùng doanh nghiệp trên tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ. Cũng nhờ đó, người dân sẽ thêm thiện cảm và hình thành những kỳ vọng tích cực vào sự phát triển của đất nước.

Ngoại giao bia, phở và cà phê, dẫu là hoạt động bên lề, có thể mang lại những ấn tượng và cảm xúc sâu đậm, và cả những kết quả tích cực hơn mong đợi.

Nguyễn Văn Đáng

(责任编辑:Thế giới)

推荐文章
热点阅读