Nhận định, soi kèo U20 Indonesia vs U20 Yemen, 18h30 ngày 19/2: Những người khốn khổ
相关文章
- 、
-
Soi kèo góc Anderlecht vs Fenerbahce, 3h00 ngày 21/2 -
Kiện đòi bồi thường 80 triệu, xin rút khỏi công đoàn Thầy giáo bị kỷ luật vì cho học sinh đóng cảnh nóng đòi bồi thường 80 triệuNgay sau khi bị nhà trường đình chỉ giảng dạy và chuyển làm công tác thư viện trong 1 năm, thầy Phạm Quốc Đạt đã có đơn khởi kiện hiệu trưởng nhà trường.
Đồng thời, giáo viên này cũng làm đơn gửi Công đoàn Sở GD-ĐT TP.HCM xin rút khỏi tổ chức này. "Với sự lãnh đạm, vô cảm của công đoàn, tôi xin chính thức đề nghị công đoàn ngành giáo dục TP.HCM cho tôi rút ra khỏi công đoàn để tội tự mình đơn độc đấu tranh, tự bảo vệ quyền lợi chính đáng của ban thân" - thầy Đạt trình bày.
Thầy Đạt đòi bổi thường 80 triệu (Ảnh: Nguyễn Quyên) Ngoài ra không chấp nhận mức kỷ luật của trường nên thầy Đạt đã làm đơn kiện hiệu trưởng Trường THPT Võ Trường Toản lên Tòa án nhân dân Quận 12 đòi bồi thường 80 triệu đồng. "Tôi đòi bồi thường thiệt hại về vật chất lẫn tinh thần suốt thời gian qua với số tiền 80 triệu đồng" - thầy Đạt nói.
Trước đó, giáo viên này cũng đã có kiến nghị lên Sở GD-ĐT, nhưng phía Sở đã có văn bản do ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc, ký yêu cầu nhà trường giải quyết khiếu nại lần đầu với quyết định hành chính, hành vi của mình, của công chức, viên chức, người lao động do mình quản lý trực tiếp. Sau khi giải quyết Hiệu trưởng phải có báo cáo kết quả về Phòng Tổ chức cán bộ của Sở.
Bị kỷ luật không đơn thuần là cho học sinh đóng cảnh nóng
Trong khi đó, theo thông tin từ nhà trường, việc thầy Đạt bị đình chỉ giảng dạy 1 năm không đơn thuần bởi lý do cho học sinh diễn cảnh "nóng" trong hoạt động chuyên môn. Việc cho học sinh diễn cảnh nóng chỉ là giọt nước tràn ly do trước đó giáo viên này đã có nhiều vi phạm.
Theo Quyết định về việc giải quyết khiếu nại lần đầu của thầy Đạt do ông Lương Văn Định, Hiệu trưởng nhà trường ký, thể hiện thầy Đạt có nhiều sai phạm. Cụ thể, sai phạm trong hoạt động chuyên môn như tự ý thay đổi phân phối chương trình 2 buổi; Cho học sinh làm bài viết số 1 không theo thống nhất với kế hoạch đã họp…
Thầy Đạt đã có phát ngôn không đúng chuẩn mực, nói "nhà trường như nhà tù" trong trạng thái bức xúc, làm học sinh có suy nghĩ lệch lạc. Giáo viên này cũng đi trễ 16 lần ảnh hướng tới dạy học…
Cảnh nóng học sinh đóng khi sân khấu hóa Còn việc cho học sinh đóng cảnh trong các trích đoạn của tác phẩm văn học, trong Quyết định này có nêu rõ, "theo kế hoạch của tổ Văn, thầy Đạt có chuyên đề về tác phẩm Chí Phèo. Thế nhưng thầy Đạt lại tự tổ chức ngoại khóa sân khấu hóa tác phẩm văn học Việt Nam không thông qua tổ, không báo cáo kế hoạch với tổ trưởng, khi chưa được sự đồng ý của lãnh đạo nhà trường, thầy vẫn cho học sinh thực hiện ngoại khóa. Chính trong bản kiểm điểm cá nhân, thầy Đạt xin nhận trách nhiệm về sự cố đã không kiểm sóat được ý tưởng dàn dựng từ phía học sinh và cũng không kịp thời xử lý thỏa đáng khi học sinh diễn những cảnh nhạy cảm, phản cảm, không phù hợp với học sinh lớp 11. Thầy Đạt cũng thừa nhận mình đã chủ quan nên không ngăn cản học sinh dừng lại, dẫn tới việc học sinh quay clip và rò rỉ ra ngoài. Sau khi nhà trường phát hiện hai clip ngoại khóa phản cảm, thầy Đạt đã cố tình dấu nhà trường. Ngoài ra thầy Đạt còn có hành vi đe dọa, trù dập học sinh dẫn tới 1 một phụ huynh đã làm đơn xin đổi giáo viên bộ môn Văn..."
Trao đổi với VietNamNet, ông Lương Văn Định, Hiệu trưởng Trường THPT Võ Trường Toản khẳng định: "Trong quyết định kỷ luật đã ghi rõ, thầy Đạt sai phạm trong hoạt động chuyên môn và xúc phạm danh dự người khác".
Sở GD-ĐT ủng hộ sáng tạo trong giảng dạy
Về phía Sở GD-ĐT TP.HCM, trao đổi với VietNamNet sáng 30/3, bà Bùi Thị Diễm Thu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho hay sự việc liên quan thầy Đạt, hiện tại nhà trường có báo cáo về Phòng tổ chức cán bộ và Phòng trung học của Sở. Còn việc giải quyết như thế nào chắc chắn Ban giám đốc Sở sẽ phải họp mới ra chỉ đạo tiếp theo.
"Về quan điểm của cá nhân tôi, sáng tạo trong giờ dạy nên được khuyến khích, nhưng trong tiết dạy phải có sự phù hợp với học sinh, có hiệu quả thiết thực. Hơn nữa việc này phải báo cáo với tổ chuyên môn và nhà trường. Hiện tại tôi chưa xem clip thầy Đạt giàn dựng cho học nhưng lý thầy Đạt bị kỷ luật theo như báo cáo của nhà trường không đơn thuần do cảnh nóng" - bà Thu nói
Bà Thu cũng cho hay, hiện tại Bộ cũng yêu cầu báo cáo sự việc và Sở đã làm báo cáo gửi lên Bộ GD-ĐT.
Lê Huyền
Thầy giáo bị kỷ luật vì cho học sinh đóng cảnh "nóng" khởi kiện hiệu trưởng
- Vì sân khấu hóa hai tác phẩm văn học và cho học sinh đóng cảnh ân ái, một thầy giáo ở TP.HCM đã bị đình chỉ dạy 1 năm. Thầy giáo này đã đã khởi kiện hiệu trưởng nhà trường ra tòa.
"> -
Mở tuyến cáp trên đất liền, dồn tổng lực để Internet đi quốc tế không nghẽnTuyến cáp APG gặp sự cố trên các nhánh hướng kết nối đi Hong Kong (Trung Quốc), Singapore Cụ thể, trong tháng 2/2022 và tháng 6/2022, cáp AAG lần lượt gặp sự cố trên cả 2 hướng kết nối đi Singapore và Hong Kong (Trung Quốc). Với hướng cáp Singapore, AAG gặp sự cố trên các nhánh S1B, S1D và lỗi nguồn tại trạm cập bờ TungKu (Brunei) và Sriracha (Thái Lan); còn ở hướng kết nối Hong Kong, AAG bị lỗi trên nhánh S1H vào Việt Nam và S1I vào Hong Kong (Trung Quốc). Trong những lỗi này, đã có sự cố trên nhánh S1H và lỗi nguồn tại trạm cập bờ TungKu (Brunei) được khắc phục xong.
Tiếp đó, vào ngày 24/11/2022, tuyến cáp AAE-1 gặp sự cố trên nhánh S1H.1 hướng kết nối đi Hong Kong (cách trạm cập bờ Hong Kong khoảng 3,21km). Sự cố làm mất toàn bộ dung lượng kết nối quốc tế từ Việt Nam đi Hong Kong trên tuyến cáp AAE-1.
Ngày 11/12/2022, tuyến cáp AAG tiếp tục xảy ra sự cố trên nhánh S1I hướng kết nối đi Hong Kong (vị trí lỗi cách trạm cập bờ Hong Kong khoảng 149km). Với tuyến APG, lần lượt vào các ngày 26/12/2022 và 21/01/2023 (tức 30 Tết), tuyến cáp APG gặp sự cố trên các nhánh S6 hướng kết nối đi Hong Kong (vị trí lỗi cách trạm cập bờ Hong Kong khoảng 126km) và S9 hướng kết nối đi Singapore (cách trạm cập bờ Singapore khoảng 149km). Hai sự cố này gây mất toàn bộ dung lượng trên tuyến cáp APG.
Đến ngày 28/01/2023, tiếp tục xảy ra sự cố trên tuyến cáp biển IA. Nguyên nhân được xác định do đứt cáp tại vị trí cách trạm cập bờ Singapore của tuyến cáp khoảng 130km. Hậu quả là mất toàn bộ dung lượng kết nối quốc tế từ Việt Nam đi Singapore của tuyến cáp Liên Á (IA).
Với 4 tuyến cáp quang biển đều gặp trục trặc như trên, đây là lần đầu tiên các doanh nghiệp viễn thông tại Việt Nam phải đối mặt với việc ứng cứu khi số lượng tuyến cáp quang biển bị sự cố lớn nhất. Trong 4 tuyến này, 2 tuyến AAG và APG mất toàn bộ dung lượng, còn 2 tuyến IA và AAE-1 vẫn còn một phần đang hoạt động. Thời điểm hiện tại, còn tuyến SMW-3 đi Hong Kong và Singapore vẫn đảm bảo kết nối 100%; tuyến AAE-1 đi Singapore đảm bảo 100% và tuyến IA đi Hong Kong đảm bảo 100%.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã chủ trì cuộc họp với các doanh nghiệp viễn thông để xử lý sự cố đứt cáp quang biển, đảm bảo kết nối của Việt Nam đi quốc tế. Ảnh: Lê Anh Dũng. Ngay sau sự cố xảy ra, Bộ TT&TT đã thành lập Ban chỉ đạo khắc phục sự cố và xây dựng quy hoạch quốc gia về cáp quang biển do Thứ trưởng Phạm Đức Long làm Trưởng Ban Chỉ đạo.
Tại cuộc họp với các doanh nghiệp viễn thông để xử lý vấn đề này, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh đến việc phải đảm bảo kết nối Internet đi quốc tế của Việt Nam không chỉ đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp đến người dùng mà còn giúp cho các hoạt động kinh tế Inernet được kết nối thông suốt.
Theo báo cáo, tất cả doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đều bị ảnh hưởng bởi sự cố. Không riêng gì Việt Nam mà các quốc gia trong khu vực châu Á đều bị ảnh hưởng.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông phải mở thêm hướng kết nối trên đất liền và áp dụng biện pháp kỹ thuật nhằm đảm bảo kết nối đi quốc tế. Cụ thể, nhà mạng phải đảm bảo dung lượng sử dụng thực tế của khách hàng vào giờ cao điểm sẽ luôn ở mức không quá 90% dung lượng quốc tế mà nhà mạng có thể đáp ứng để không bị nghẽn. Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo xử lý sự cố và các doanh nghiệp viễn thông cần chuẩn bị cho tình huống cáp biển có thể gặp sự cố tiếp để có phương án đảm bảo kết nối của Việt Nam đi quốc tế.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trao đổi giải pháp khắc phục sự cố với các doanh nghiệp. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã giao Cục Viễn thông làm việc với các doanh nghiệp viễn thông để xây dựng quy hoạch tuyến cáp quang biển Việt Nam, thúc đẩy nhanh thêm các tuyến cáp quang biển kết nối đi quốc tế nhằm bảo đảm vai trò dẫn dắt, làm chủ của Việt Nam, trong bất kỳ phương án nào (có hoặc không có sự tham gia của đối tác nước ngoài), doanh nghiệp Việt phải giữ vị trí đứng đầu, đại diện nhóm đầu tư, liên doanh tiến hành xây dựng tuyến mới. Như vậy, đến năm 2025 Việt Nam sẽ có tối thiểu 10 tuyến cáp quang biển đi quốc tế.
“Trong khó khăn, Bộ TT&TT sẽ đóng vai trò dẫn dắt doanh nghiệp và cùng nhau giải các bài toán kết nối cáp quang biển đi quốc tế. Khi mà các tuyến cáp quang biển kết nối đi HongKong và Singapore gặp nhiều khó khăn thì chúng ta lại nhìn thấy cơ hội để Việt Nam trở thành hub kết nối đi quốc tế. Hiện nay khi công nghệ và dung lượng tăng mạnh cũng là cơ hội cho Việt Nam mở các tuyến cáp quang biển mới”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long nhấn mạnh, cần mở thêm các tuyến cáp quang biển với nhiều hướng kết nối khác nhau do doanh nghiệp Việt Nam chung tay xây dựng, triển khai phương án cụ thể đáp ứng nhu cầu phát triển, đảm bảo kết nối Internet Việt Nam đi quốc tế.
Doanh nghiệp viễn thông cam kết Internet đi quốc tế không bị nghẽn
Tại cuộc họp này, ông Nguyễn Nam Long Phó Tổng giám đốc VNPT cho biết, VNPT kết nối cáp biển đi quốc tế theo 3 đường sang Hong Kong, Singapore và Nhật. Sau khi sự cố xảy ra, VNPT đã làm việc với các đối tác mở thêm kênh kết nối trên đất liền. Theo chỉ đạo của Bộ TT&TT, VNPT đang tiếp tục mở rộng thêm dung lượng quốc tế trên đất liền, triển khai thêm các biện pháp tối ưu đảm bảo kết nối đi quốc tế cho khách hàng. Ông Nguyễn Nam Long đồng tình rằng, khi hướng đi Hong Kong và Singapore đang khó khăn là cơ hội để Việt Nam trở thành hub kết nối đi quốc tế. VNPT cam kết tham gia cùng các doanh nghiệp viễn thông để xây dựng thêm tuyến cáp quang biển của Việt Nam đi quốc tế.
Ông Nguyễn Nam Long, Phó Tổng giám đốc VNPT cho biết, sau khi sự cố cáp biển xảy ra, VNPT đã làm việc với các đối tác mở thêm kênh kết nối trên đất liền. Cũng tại cuộc họp này, đại diện Viettel cho biết, Viettel có 4 tuyến cáp quang biển kết nối vào các hub chính là Hong Kong, Singapore, Mỹ và châu Âu. Khi sự cố xảy ra thì Viettel vẫn có tuyến cáp biển kết nối đi sang Singapore và Hong Kong. Viettel cũng nhanh chóng mở thêm kênh kết nối trên đất liền để đảm bảo dung lượng kết nối đi quốc tế phục vụ khách hàng. Đến thời điểm này, Viettel đảm bảo đủ dung lượng kết nối đi quốc tế cho dù 4 tuyến cáp quang biển đều gặp sự cố.
Đại diện MobiFone và FPT cho biết đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật đảm bảo dung lượng kết nối đi quốc tế. Hai doanh nghiệp này khẳng định cùng với Bộ TT&TT và các doanh nghiệp viễn thông để xây dựng quy hoạch cáp quang biển cũng như đầu tư vào các quyến cáp quang biển do Việt Nam triển khai. MobiFone và FPT cũng đồng tình với phương án tăng cường thêm tuyến cáp quang trên đất liền để các doanh nghiệp làm dự phòng.
Với giải pháp kỹ thuật và tăng dung lượng những tuyến cáp quang trên đất liền, các doanh nghiệp viễn thông khẳng định sẽ đảm bảo chất lượng dịch vụ Internet cho khách hàng. Tuy nhiên, với những doanh nghiệp bị ảnh hưởng lớn có thể cần thêm sự chia sẻ dung lượng của các đơn vị khác.
“Khi nhiều tuyến cáp quang biển đồng loạt gặp sự cố, ảnh hưởng đến kết nối Inernet của Việt Nam thì các doanh nghiệp viễn thông phải hỗ trợ nhau trong lúc khó khăn này. Nếu sau khi áp dụng các biện pháp kỹ thuật mà vẫn bị nghẽn thì các doanh nghiệp còn dung lượng sẽ san sẻ kết nối đi quốc tế cho doanh nghiệp thiếu để đảm bảo chất lượng dịch vụ”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chỉ đạo.
Bắt đầu từ đêm nay 10/2, các doanh nghiệp viễn thông nỗ lực cố gắng để kết nối Internet đi quốc tế không bị nghẽn.
Hai tuyến cáp quang biển APG, IA sẽ được sửa lỗi xong vào tháng 4
Trong 4 tuyến cáp quang biển mà các nhà mạng Việt Nam khai thác đang gặp sự cố, dự kiến có 2 tuyến APG và IA (còn gọi là Liên Á) sẽ khắc phục xong lỗi vào tháng 3 và 4."> -
Chuyện gì đang xảy ra tại Twitter?Các sự cố tại Twitter ngày một tăng từ khi Elon Musk thành ông chủ. (Ảnh: Rolling Stone) Tin nhắn báo lỗi đề cập tới Twitter API, dịch vụ giúp các chương trình khác tương tác với website. Vào tháng 1, công ty bất ngờ cấm các ứng dụng bên thứ ba sử dụng API, khiến chúng trở nên vô dụng chỉ sau một đêm. Dường như Twitter vẫn đang mày mò tính năng này và vô tình chặn chính các ứng dụng của mình.
Vào cuối ngày, Musk xác nhận “thay đổi API nhỏ dẫn đến hậu quả lớn”. Theo ông chủ Twitter, để giải quyết vấn đề, cần “viết lại hoàn toàn”.
Theo trang tin Platformer, chỉ có một kỹ sư duy nhất được giao làm dự án phát triển phiên bản API trả phí. Kỹ sư này đã thao tác sai mà không nhận ra hậu quả.
Những sai lầm vẫn thường xuyên xảy ra, Twitter không phải mạng xã hội duy nhất bị hạ gục do lỗi của kỹ sư: Năm 2021, các dịch vụ của Facebook cũng không truy cập được trong gần 6 tiếng sau khi công ty vô tình xóa chính mình khỏi “danh bạ” Internet. Song tần suất sập của Twitter – ngày càng tồi tệ hơn theo thời gian – khiến không ít người đặt ra câu hỏi liệu có vấn đề mang tính hệ thống nào không.
Steven Murdoch, Giáo sư Kỹ thuật bảo mật tại Đại học London (Anh), cho rằng đội ngũ kỹ sư giảm đáng kể đồng nghĩa ít người giám sát hệ thống và phát hiện vấn đề nhỏ hơn trước khi chúng “bùng” lên. Việc viết lại mã Twitter có thể giúp tránh những vấn đề như vậy nhưng đây là chiến lược rủi ro cao. Đội ngũ kỹ sư vốn ít ỏi sẽ phải chia ra vừa duy trì mã cũ, vừa tạo phiên bản mới.
Trước đây, Musk từng bị “tống cổ” khỏi vị trí CEO PayPal vì dẫn dắt dự án hợp nhất back-end của X.com và PayPal. Twitter không chỉ phải viết lại mã mà còn có những việc khác cần hoàn thành đúng hạn. Theo Financial Times, EU yêu cầu Musk tuyển thêm nhiều chuyên gia quản trị để tuân thủ quy định mới về quản lý nền tảng mạng xã hội, còn Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ đang điều tra công ty trước những lo ngại về khả năng bảo vệ người dùng của Twitter. Từ khi Musk thâu tóm “chim xanh” tháng 10/2022, lực lượng lao động đã giảm từ 7.500 xuống khoảng 2.000.
Ngày 7/3, Musk còn phải xin lỗi một nhân viên Twitter khuyết tật sau khi lôi người này vào một cuộc khẩu chiến trên mạng. Musk chế giễu Haraldur Thorleifsson lấy khuyết tật làm cái cớ để lười biếng nhưng sau đó đổi giọng và nói chỉ là “hiểu nhầm”.
Nhằm cắt giảm chi phí, Twitter ngừng trả tiền thuê văn phòng, vệ sinh, thậm chí lưu trữ web. Các vấn đề về kỹ thuật tại đây phát sinh trong bối cảnh áp lực tài chính đè nặng. Twitter phải gánh khoản nợ 13 tỷ USD như một phần trong gói tài trợ của Musk cho vụ thâu tóm. Tiền lãi mỗi quý rơi vào khoảng 300 triệu USD.
Các nhà phân tích cảnh báo Twitter phải có lãi mới có thể thanh toán những khoản nói trên một cách ổn định. Theo kết quả kinh doanh cuối cùng được công bố năm 2022, Twitter "thậm chi" gần 124 triệu USD. Trong khi đó, Musk vẫn nhắc lại kế hoạch giới thiệu công cụ thanh toán trên Twitter. Ông nghĩ về tương lai người dùng có thể gửi tiền cho nhau chỉ bằng một cú nhấp chuột.
“Tôi cho rằng Twitter có thể trở thành tổ chức tài chính lớn nhất thế giới”, ông nói.
Tuy nhiên, quảng cáo mới chính là nguồn thu lớn nhất của Twitter, chiếm phần lớn trong doanh thu 5,1 tỷ USD của công ty năm 2021. Musk thừa nhận sau khi mua lại mạng xã hội, nguồn thu từ quảng cáo đã giảm mạnh. Tháng 1, doanh thu hàng ngày của Twitter giảm 40% so với năm 2022.
Farhad Divecha, Giám đốc quản lý hãng tiếp thị kỹ thuật số Accuracast, nhận xét các sự cố như thế này không khiến người ta tin tưởng vào khả năng phục vụ khách hàng của Twitter, tới mức mà họ cảm thấy thoải mái khi chi tiền.
6 vụ sập khiến cho nỗ lực đưa Twitter đi trên con đường bền vững của Musk thêm phức tạp.
(Theo The Guardian)
Elon Musk tiếp tục ‘trảm’ hàng loạt giám đốc cấp cao Twitter
Hàng trăm người tiếp tục mất việc tại Twitter, trong đó có cả các giám đốc cấp cao công ty trong nỗ lực cắt giảm chi phí hoạt động của Elon Musk">