Nhận định, soi kèo Al Rayyan vs Al Gharafa, 20h30 ngày 29/1: Khó tin chủ nhà
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo St. Pauli vs Augsburg, 21h30 ngày 1/2: Đứt mạch toàn thắng -
Lý do ca sĩ Quách Tuấn Du 42 tuổi đã lập di chúcCa sĩ nói theo pháp luật dân sự, email bày tỏ ý nguyện chuyển tài sản cá nhân cho gia đình nếu gặp chuyện không may vẫn có hiệu lực.
Anh vẫn giữ nguyên di chúc vì tin vào triết lý vô thường trong Phật giáo. Thực tế, sức khỏe anh không ổn định, thường xuyên mắc bệnh.
Tuy nhiên, theo Quách Tuấn Du, ý nguyện ban đầu trong di chúc chỉ đúng trong tình huống đứng giữa lằn ranh sinh tử.
Nếu trong tương lai may mắn gặp mối duyên lành, có thể kết hôn, sinh con hoặc quyết tâm tiến hành sinh con bằng phương pháp khoa học, anh sẽ thay đổi nội dung di chúc và ngược lại.
"Ông bố nào cũng để lại tài sản cho con. Điều này hiển nhiên thôi, mẹ tôi đã lớn tuổi, không cần tài sản của con cái còn các em được tôi lo yên ổn từ lâu", anh tâm sự.
Về kế hoạch sinh con bằng phương pháp khoa học, Quách Tuấn Du chưa sẵn sàng chia sẻ chi tiết. Dù vậy, theo ca sĩ tìm hiểu, trình độ phát triển của y học hiện nay hoàn toàn có thể tạo điều kiện cho người độc thân như anh sinh con nối dõi.
Ngoài lần đối diện cửa tử khi nhiễm Covid-19, Quách Tuấn Du từng 3 lần thoát chết. Đầu tiên, anh bị taxi tông khi ngồi sau xe máy của ca sĩ Dũng Đinh (nay đã giải nghệ - PV). Anh ngã xuống đường, hôn mê do bị chấn thương sọ não và được bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) cứu sống.
Quách Tuấn Du kể về những lần thoát chết
Năm 1999, Quách Tuấn Du bị bỏng nặng trong sự cố nổ bình ga tại một nhà hàng trên đường Cao Thắng, quận 3. Anh tưởng chịu cảnh 'sống không bằng chết' cả đời nhưng phần lớn vết thương năm đó hiện đã lành.
Trong một chuyến đi diễn miền Tây, khi đi ngang địa phận huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp), Quách Tuấn Du lạc tay lái khiến ô-tô lao khỏi cầu. Khi chiếc xe chìm hẳn dưới lòng sông ước tính sâu 6m, anh đã mở được cửa xe, bơi lên mặt nước.
Ngoài ra, Quách Tuấn Du cũng từng đột quỵ trên máy bay, gặp sự cố sập sân khấu, bị mảnh chai đâm vào người. Sau nhiều tai nạn trong đời, anh trân quý cuộc sống hơn, coi trọng tình cảm gia đình, bạn bè.
"Với tôi, không gì quan trọng bằng sống vui vẻ, từ bỏ giận hờn, ghen tức lẫn tranh đấu. Tôi cũng không nghĩ đến danh vọng, tiền tài, thay vào đó sống hết mình với đam mê ca hát, cố gắng bảo vệ sức khỏe để làm sao khi thức dậy thấy mình vẫn còn tồn tại là hạnh phúc rồi", ca sĩ cho biết.
Ca sĩ Quách Tuấn Du suýt đột quỵ trên máy bayTrên chuyến bay đến thăm nhà em gái tại Mỹ, Quách Tuấn Du không may choáng váng, khó thở nhưng may mắn được cấp cứu kịp thời nên anh đã vượt qua cơn nguy kịch."> -
Giáo dục VN học kinh nghiệm công an, quân đội hay Nhật, Phần Lan, Singapore?Một giờ học tại Singapore Những người trúng tuyển phải đạt số điểm ít nhất là ở giữa thang điểm của kỳ thi A-level. Ngoài ra, các trường sư phạm cũng đưa ra những hình thức đánh giá, kiểm tra lòng yêu nghề, các phẩm chất cần thiết khác của một giáo viên tương lai, những đóng góp của ứng viên cho trường và cộng đồng.
Giống như Singapore, giáo viên ở Nhật cũng là một ngành nghề hấp dẫn và cạnh tranh cao. Kỳ thi sát hạch để công nhận một giáo viên thực thụ ở Nhật là do các quận quản lý và thường rất khó khăn. Một giáo viên ở quận Fukushima cho biết cô phải thi 5 lần mới đỗ kỳ sát hạch để trở thành giáo viên. Và vào năm cô thi đỗ, chỉ có 5/200 người vượt qua kỳ thi. Trong khi nhiều đồng nghiệp của cô vẫn chưa đỗ kỳ thi này, phải di chuyển từ trường này qua trường khác mỗi năm và nhiều người đã bỏ cuộc khi không thể thi đỗ.
Nếu như Singapore và Nhật Bản chọn những học sinh có thành tích cao nhất để học ngành sư phạm, thì Phần Lan lại thể hiện sự khắt khe của mình theo một cách khác. Chỉ có khoảng 10% sinh viên đăng ký được chọn học ngành sư phạm ở đất nước có hệ thống giáo dục được cả thế giới ngưỡng mộ này.
Giờ học tại trường Phần Lan Tuy nhiên, Phần Lan không lấy những học sinh xuất sắc nhất ở trường phổ thông để làm công việc này. 1/4 sinh viên được nhận tới từ nhóm 20% có điểm số cao nhất và 1/4 khác tới từ nửa dưới (50 điểm trở xuống). Điều này có nghĩa là một nửa sinh viên năm nhất tới từ nhóm đạt 51-80 điểm. Chúng ta có thể gọi nhóm này là những học sinh trung bình. Những sinh viên được chọn học sư phạm đến từ các nhóm học sinh khác nhau.
Các nhà giáo dục Phần Lan tin rằng khả năng giảng dạy được ẩn giấu ở các nhóm học sinh khác nhau và họ quan tâm nhiều hơn tới việc tìm ra đúng người muốn làm công việc này cả đời.
Trao quyền cho giáo viên và sử dụng ngân sách một cách khôn ngoan
Trao quyền cho giáo viên là cách thức sử dụng nhân lực đầy can đảm của Phần Lan và hiếm có trên thế giới. Quan điểm của họ là, khi các giáo viên đã được tuyển chọn và đào tạo một cách nghiêm ngặt, họ hoàn toàn đủ khả năng để quyết định cho học sinh của mình học cái gì và học như thế nào là tốt nhất. Cơ chế không đánh giá giáo viên bằng điểm số của học sinh giúp giáo viên Phần Lan thỏa sức thử những điều mới mẻ trong lớp học của mình.
Trong khi đó, một trong những “chìa khóa” giúp Nhật Bản trở thành nền giáo dục hình mẫu là việc mang lại cơ hội giáo dục bình đẳng cho học sinh trên cả nước. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) ước tính, khoảng cách vùng miền thể hiện ở thành tích học tập của học sinh Nhật Bản chỉ là 9%, trong khi mức trung bình của OECD là 14% và ở Mỹ con số này là 17%. "Ở Nhật có thể có những khu vực nghèo, nhưng không có trường học tồi", John Mock - nhà nhân chủng học tại Đại học Temple Nhật Bản nhận định.
Một giờ học ở Nhật Bản Sự bình đẳng trong giáo dục ở Nhật Bản cũng thể hiện trong việc phân bổ ngân sách. Cả Chính phủ và chính quyền tỉnh đều là người trả lương cho giáo viên.
Một sự khôn ngoan khác của Nhật Bản là chi tiền cho giáo dục một cách thông minh. Nhật Bản tiêu tốn vào giáo dục ít hơn nhiều nước phát triển khác, chỉ 3,3% GDP so với mức trung bình 4,9% của OECD. Mỗi học sinh ở cấp tiểu học được chi 8.748 USD, ít hơn mức 10.959 của Mỹ.
Các trường học được xây dựng với thiết kế đơn giản, không cầu kỳ, hoa mỹ. Sách giáo khoa được in bằng bìa mềm. Học sinh đều tham gia vào việc vệ sinh trường lớp, giúp nhà bếp chuẩn bị và thu dọn bữa ăn, tiết kiệm được nhân công cho công tác bán trú.Hệ thống giáo viên, nhân viên của trường cũng rất tinh gọn.
Đãi ngộ cho giáo viên xứng đáng
Theo dữ liệu mới nhất của Payscale (Mỹ), một giáo viên trung học cơ sở ở Singapore có thu nhập trung bình khoảng 42.000 USD mỗi năm, mức cao nhất là khoảng 72.000 USD. Thu nhập trung bình của giáo viên trung học phổ thông là 45.000 USD, tối đa là 65.000 USD.
Với mức thưởng dao động từ 2.200-15.000 USD đối với giáo viên trung học cơ sở và 890-33.000 USD đối với giáo viên trung học phổ thông, thu nhập của giáo viên Singapore khá hấp dẫn.
Trong quá trình đào tạo, các giáo viên tương lai nhận được khoản trợ cấp hàng tháng tương đương 60% lương khởi điểm giáo viên, đồng thời học phí của họ được Bộ Giáo dục chi trả. Sau khi hoàn thành chương trình, họ phải cam kết làm việc 3 năm trong ngành.
Với Nhật Bản, mặc dù khoản chi cho giáo dục tương đối thấp nhưng giáo viên Nhật lại được trả lương cao hơn mức trung bình OECD và được xem xét thăng tiến 3 năm một lần.
- Nguyễn Thảo(tổng hợp)
-
Hiệu trưởng Phần Lan tự lái xe hơn 100km đón du học sinh ViệtThầy Simo Veistola tự lái xe hơn 100 km, tới sân bay Helsinki để đón du học sinh Việt Nam Nhưng với hơn 400 học sinh trong trường, thật khó có thể quan tâm tới từng em như vậy. Thời gian của thầy ở trường được phân bổ thế nào, để mỗi học sinh luôn cảm nhận được sự quan tâm từ chính thầy như vậy?
Tôi thường dậy lúc 6h30 và dành thời gian để đọc email hay tin nhắn. Thời gian làm việc của tôi chính thức bắt đầu từ 7h30. Mỗi ngày luôn kín lịch với các cuộc gặp gỡ nên trôi qua thật nhanh. Tôi luôn bố trí gặp học sinh quốc tế mỗi tuần, nhưng chính những cuộc gặp nhanh ở hành lang với các em lại là quan trọng và cởi mở nhất.
Nếu không gặp được các em, tôi sẽ gọi điện và trao đổi về mọi chuyện. Đôi khi các em tự gửi cho tôi những tấm ảnh, khoe với tôi đang làm gì hoặc thảo luận với nhau về kết quả các trận đá bóng.
Nói chung, điều quan trọng nhất là học sinh luôn có tôi khi các em cần, dù gặp gỡ trực tiếp hay qua điện thoại, dù đó là thời gian làm việc hay cả giờ nghỉ.
Hiệu trưởng phải tạo ra niềm tin trong học trò
Có ý kiến cho rằng nếu chúng ta nghiêm khắc hơn sẽ dễ dàng hơn để đưa học trò của mình vào nề nếp?
Trường cấp 3 là nơi mỗi học sinh bắt đầu phải học hành nghiêm túc, để có kiến thức thi vào các trường ĐH. Vì vậy, sự hỗ trợ các em về tất cả mọi mặt là điều cần thiết.
Điều quan trọng nhất với một hiệu trưởng là phải tạo ra niềm tin trong học trò, rằng thầy hiệu trưởng phải thực sự quan tâm, thực sự chăm sóc tới từng người. Thầy phải luôn sẵn sàng hỗ trợ mỗi em trong mọi thời điểm, trong mọi tình huống.
Nhưng thầy hình như chỉ "nghiêm" trong học tập. Đầu năm học vừa qua, khi các học sinh quốc tế vừa nhập học, họ đã định chọn những môn tự nhiên vốn đòi hỏi thấp về trình độ tiếng Phần Lan, nhưng thầy đã khuyến khích họ chọn những môn rất khó, đòi hỏi tiếng Phần Lan cao, như: Triết học, Tâm lý học… Đây là cách thầy "nghiêm khắc", hay thầy muốn đặt một mục tiêu cao, là cách để mỗi học sinh của mình phải nỗ lực cao độ?
Ngoại ngữ, như tiếng Phần Lan, chỉ thực sự được học khi chúng ta phải sống trọn trong môi trường đó. Tôi muốn các em sẵn sàng sống trong môi trường đó từ những bước đầu tiên.
Học tiếng Phần Lan qua những môn học khác nhau sẽ làm các em hứng thú, mang lại hiệu quả cao. Nếu cũng 6 tiếng/ngày chỉ dành để học ngôn ngữ Phần lại gây nhàm chán và hiệu quả sẽ không cao.
Việc khuyến khích các em học những môn khó ngay từ đầu là phương pháp hiệu quả. Thực tế, điểm thi cuối kỳ của các em đều làm tôi hài lòng.
Học sinh được tham gia Hội đồng tuyển dụng giáo viên
Nhiều người nói rằng nghề giáo viên ở Phần Lan có vị thế xã hội rất cao, như luật sư hay bác sĩ vậy. Điều này có đúng không? Họ được tuyển chọn và đào tạo như thế nào?
Phần Lan đã từng là nước nghèo sau thế chiến thứ 2. Người Phần Lan hiểu giáo dụclà con đường duy nhất để xã hội và đất nước phát triển. Sự kính trọng dành cho giáo viên và nghề giáo viên được bắt đầu từ thời điểm đó.
Phần lớn những học sinh giỏi đều mong muốn trở thành giáo viên, điều này cũng đang đúng với hiện tại. Thực sự tôi không hiểu tại sao. Ngay cả con gái của tôi, có khả năng học tất cả các ngành và có rất nhiều sự lựa chọn ngành nghề, nhưng cũng đang quyết định theo con đường sư phạm.
Một giáo viên tuyệt vời không chỉ là người có trình độ chuyên môn cao, phải có cả tình yêu với học sinh. Thật không dễ dàng để có một giáo viên như vậy. Các giáo viên được tuyển dụng thế nào và đâu là tiêu chí ưu tiên của thầy?
- Những giáo viên giỏi chuyên môn chưa đủ, họ phải có tính cách cá nhân tương thích về môi trường sư phạm.
Tất cả các giáo viên đều phải trải qua buổi phỏng vấn của cả một hội đồng, hội đồng này có cả thành viên là đại diện học sinh trong trường.
Năm đầu tiên, thầy đã làm mọi việc có thể để giúp học sinh quốc tế hòa nhập: dẫn học sinh đi ăn kem, uống cà phê, đi chơi để giảm stress sau mỗi kỳ thi. Họ đã bước sang năm thứ 2 và đâu là ưu tiên của thầy dành cho họ?
Năm nay, tôi hỗ trợ cho các em nhiều hơn trong việc tập trung vào những môn quan trọng theo định hướng nghề nghiệp của từng em. Kỳ thi tốt nghiệp cấp 3 để mở cánh cửa vào các trường ĐH rất quan trọng. Kỳ thi này bao gồm 5 môn: tiếng Phần Lan, tiếng Anh, Toán và các môn tự chọn, như Lý-Hóa, hay Sinh-Sử.
Vì vậy, đây là thời điểm để thầy trò tôi bắt đầu cùng cố gắng!
Xin cảm ơn thầy về cuộc trò chuyện!
Sơn Hưng
Đại sứ Phần Lan: 'Thành công của giáo dục Phần Lan nhờ tôn trọng vị trí giáo viên'
Đó là chia sẻ của ông Kari Kahiluoto - Đại sứ Phần Lan tại Việt Nam tại diễn đàn “Giáo dục Phần Lan: Cánh cửa mở ra thế giới” được tổ chức ngày 21/3 tại Hà Nội.
">