Theo chia sẻ, Vũ Hoàng Việt và bạn gái hiện tại đã chính thức hẹn hò được 1 năm, nhưng không công khai hình ảnh. Lý do vì anh không muốn chuyện tình cảm bị ảnh hưởng bởi dư luận.
Nam ngôi sao cho hay anh và bạn gái mới hợp nhau trong tính cách, quan điểm cuộc sống và quan trọng là bạn gái không để tâm quá nhiều vào chuyện cũ của anh. Chính điều đó khiến anh cảm thấy mình may mắn trong tình yêu.
Anh cũng dành nhiều lời khen bạn gái là người thấu hiểu, cảm thông, chu đáo và luôn đồng hành, chia sẻ cùng anh trong mọi chuyện. Trước đó, nhiều tin đồn anh và bạn gái mới sắp kết hôn.
Bạn gái mới của Vũ Hoàng Việt tuy được che mặt nhưng có thể thấy là một cô gái rất xinh xắn
Cả hai cùng nhau ăn tiệc ở nhà hàng sang trọng
Vũ Hoàng Việt rút lui khỏi showbiz sau khi yêu tỷ phú Yvonne Thúy Hoàng. Hiện tại, anh chuyển sang kinh doanh bất động sản. Cựu người mẫu sở hữu 2 căn nhà riêng cùng xe hơi đắt tiền. Trong đó, một căn nhà của anh có trị giá khoảng 10 tỷ đồng. Anh tiết lộ mức thu nhập mỗi tháng có thể tới hàng trăm triệu đồng.
Khi nói về mối tình cũ với nữ đại gia, Vũ Hoàng Việt cho hay hai người chia tay vào giữa năm 2017 nhưng đến đầu 2018 mới quyết định công khai với báo chí. Sau khi chia tay doanh nhân Yvonne Thuý Hoàng gần 1 năm, cựu người mẫu mới có bạn gái mới.
Vũ Hoàng Việt hạnh phúc bên bạn gái hiện tại
Anh tiết lộ việc nữ tỷ phú Yvonne Thúy Hoàng biết tin anh có bạn gái mới và vui vẻ về điều này. Hai người vẫn hỏi thăm, trò chuyện với nhau. Việc trải qua 2 cuộc tình với 2 người phụ nữ có độ tuổi chênh lệch lớn, anh cho rằng mỗi thời điểm con người có những cảm xúc khác nhau về tình yêu và hiện tại mới là điều quan trọng khi anh thấy hạnh phúc với "một nửa" của mình.
Bạn gái hơn 3 tuổi tiết lộ lý do xiêu lòng trước cầu thủ Tiến Linh
Trong buổi gặp đầu tiên, Tiến Linh đã có những hành động khôn khéo khiến hot girl xinh đẹp, nóng bỏng phải xiêu lòng.
" alt="Sau chia tay nữ tỷ phú hơn 32 tuổi, Vũ Hoàng Việt tiết lộ về bạn gái mới" />
Cô bé Khánh Ly học tiếng Anh qua mạng internet. Ảnh: Nguyễn Thảo
Dành nhiều thời gian xem các clip dạy học của người bản ngữ nên khả năng nghe và phát âm của Ly rất tốt.
Nhận thấy con gái yêu thích và có năng khiếu về ngôn ngữ nhưng môi trường ở quê không được tiếp xúc, thực hành tiếng Anh với người nước ngoài, anh chị quyết định đưa con ra Hà Nội theo học.
‘Quê mình là vùng miền núi, kinh tế khó khăn lại không có môi trường để con giao tiếp tiếng Anh. Vợ chồng mình nghĩ, nếu không tiếp tục rèn giũa, sớm muộn vốn tiếng Anh của con sẽ dần mai một’, anh Hoàng chia sẻ.
Sau đó, anh Hoàng tiếp tục theo đuổi việc dạy học ở quê, còn vợ anh - chị Hiền, gác lại tất cả mọi việc, theo con lên Hà Nội trọ học. Ở đây, chị làm nghề buôn bán hoa quả. Mỗi sáng, chị phải dậy từ 3h sáng để nhập hàng hóa trên chợ đầu mối Long Biên và làm việc mải miết đến tối mới nghỉ.
Thời gian đầu lên Hà Nội, chị còn cho con đi học tiếng Anh ở một trung tâm lớn nhưng sau thấy mất nhiều thời gian đi lại, cộng với việc bé Ly có khả năng tự học rất tốt nên chị cho cháu nghỉ.
Ngoài giờ học trên lớp và thực hành giao tiếp ở Bờ Hồ, Ly thường xuyên vào các trang dạy tiếng Anh, YouTube để tự học.
Cô bé còn tự quay hoặc nhờ mẹ quay clip em hướng dẫn các bạn nhỏ ở xóm trọ học môn tiếng Anh để up lên YouTube.
Anh Hoàng cho rằng, mạng internet rất quan trọng với việc học tập của con. ‘Gia đình không có điều kiện, khi ở Nghệ An, chúng tôi có thể cho con theo học tại các trung tâm tiếng Anh vì chi phí không quá cao. Tuy nhiên khi ra Hà Nội, chúng tôi không thể cho con theo học ở trung tâm được. Vì vậy con phải dùng mạng internet để học’.
Không chỉ môn tiếng Anh, Khánh Ly còn học tốt các môn học khác. Hiện, em đang theo học chương trình song bằng Cambride tại trường THCS Trưng Vương (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Học kỳ 1 vừa qua, em đạt kết quả giỏi.
Anh Hoàng cũng chia sẻ, khi Khánh Ly học tiểu học, em có nhiều thời gian hơn để vào mạng internet học tập. ‘Quan trọng là con có đam mê ngoại ngữ, đam mê việc học nên sử dụng mạng internet sẽ có hiệu quả. Nếu con không đam mê học, sẽ dễ sa đà vào các nguy cơ khác’, anh Hoàng nói.
Bố của Khánh Ly cũng chia sẻ thêm, anh chị có nguyên tắc và các quy định dành cho con khi sử dụng mạng.
‘Chúng tôi giám sát con bằng việc xem lại lịch sử trình duyệt web để biết con đã sử dụng mạng internet cho việc học hay không.
Ngoài ra, chúng tôi cũng lắp camera để có thể giám sát con qua điện thoại nhằm đảm bảo an toàn cho con khi tham gia mạng. Chúng tôi cũng thường xuyên theo sát các kết quả học của con’, anh chia sẻ thêm.
Để đầu tư cho con gái, đến nay, gia đình anh chị vẫn phải sống ly tán người ra Hà Nội, người ở Nghệ An. Vài tháng, gia đình mới có cơ hội đoàn tụ một lần.
‘Trong tương lai, chúng tôi muốn hướng Ly theo con đường lập trình. Tuy nhiên tất cả đều phụ thuộc vào đam mê và sở thích của con’, người bố quê ở Nghệ An chia sẻ thêm.
Học trực tuyến từ lớp 4, cô gái Quảng Ninh nhận bằng cử nhân năm 17 tuổi
Học trực tuyến từ khi còn là học sinh cấp 1, Nguyễn Vũ Khánh Linh (Quảng Ninh) đã xuất sắc phá kỷ lục về tốc độ học trực tuyến, chỉ 2 tháng nữa sẽ nhận bằng cử nhân vào năm 17 tuổi.
" alt="Con gái chị bán hoa quả giỏi tiếng Anh nhờ học trên mạng từ 4 tuổi" />
Đặt món online giúp HSSV duy trì niềm vui ăn uống trong mùa dịch
Cũng như Hương, Hữu Khoa - sinh viên năm cuối Đại học Ngoại thương hạn chế hẳn việc ra ngoài ăn trong thời gian gần đây. Sau giờ làm, Khoa đều đặn đặt cơm để giải quyết bữa tối.
“Khá bận do vừa làm khoá luận, vừa đi làm full-time (toàn thời gian) và còn đang có dịch nên mình thường order đồ ăn cho nhanh và đỡ phải suy nghĩ nhiều. Đôi khi mình đặt chung với đồng nghiệp và ăn ở công ty vào những ngày phải làm thêm giờ, đôi khi ăn một mình ở nhà, gần nhà mình có GrabKitchen nên cũng khá tiện", Khoa cho biết.
Từ khi dịch bệnh bùng nổ và diễn biến phức tạp, những bạn trẻ có cùng suy nghĩ như Hương hay Khoa ngày càng nhiều. Họ ưu tiên các bữa ăn tại gia hơn là liều lĩnh để hệ miễn dịch của mình đối mặt với các không gian đông đúc người. Đặt món online là cách tầng lớp sành sõi công nghệ này “giải cứu” các bữa trưa, bữa tối hay các dịp lễ Valentine, 8/3 một cách an toàn, an tâm…, tận dụng tiện ích từ chiếc smartphone của mình.
Hàng quán nhanh chóng bắt nhịp mùa dịch
Chính vì sự thay đổi trong thói quen ăn uống của người dân, đặc biệt là tầng lớp HSSV mà cũng tại các quán ăn ở TPHCM, tuy khách thưa hẳn so với thường khi nhưng lượng shipper áo xanh, áo đỏ vẫn khá tấp nập. Nhân viên quán ăn đeo khẩu trang, một số quán cho nhân viên đeo cả găng tay khi giao món cho các shipper để đảm bảo vệ sinh an toàn.
Chị Ngọc Giàu - quản lý quán Cháo sườn Chú Chen cho hay, trong tháng qua quán ghi nhận lượng đặt hàng tăng khoảng 10% so với trước Tết, lượng khách đến ăn giảm nhẹ và thiếu vắng hẳn HSSV - vốn là đối tượng khách hàng chính của quán.
“Từ đầu tháng, mỗi ngày quán xử lý hàng trăm đơn hàng qua mạng. Chúng tôi nhận được nhiều nhắc nhở từ Bộ Y tế, các cơ quan địa phương và cả GrabFood về hướng dẫn phòng dịch, giữ vệ sinh an toàn trong quá trình hoạt động và cũng chủ động siết chặt các tiêu chuẩn vệ sinh trong quán.
Nhân viên quán ngoài đeo khẩu trang thì phải rửa tay mỗi 30 phút. Bên ngoài quán có khu riêng cho shipper ngồi chờ, shipper đến đều đeo khẩu trang nên chúng tôi cũng yên tâm hơn về khâu giao vận”, chị Ngọc Giàu chia sẻ.
Chị Ngọc Giàu cũng nói thêm, “Về thực đơn, quán cũng phối hợp với các app như GrabFood tạo các combo tăng cường vitamin như cháo và nước cam để phục vụ tốt hơn cho thực khách mùa dịch này”.
Nhân viên tại quán Bún thịt nướng Anh Ba đeo khẩu trang khi làm việc, shipper đến quán cũng đeo khẩu trang kỹ càng để đảm bảo an toàn
Không riêng quán Cháo sườn Chú Chen, tại quán Bún thịt nướng Anh Ba, quận Phú Nhuận, TP.HCM cũng cho biết, kể từ đầu tháng 2/2020, tất cả các khâu từ khử trùng đến an toàn vệ sinh thực phẩm đều được làm kỹ để mỗi phần ăn giao đến tay khách hàng đều an toàn, vệ sinh nhất có thể.
“Dù cho doanh số có tăng giảm ra sao vì dịch bệnh, tôi vẫn giữ vững các quy tắc chế biến an toàn, hợp vệ sinh như trước giờ. Nguyên liệu chắc chắn là khó khăn hơn nhưng vẫn duy trì nguồn hàng tốt, có uy tín dù giá tăng cao, có ảnh hưởng đến lợi nhuận trên mỗi hộp bún. Đích đến cuối cùng vẫn là cùng nhau vượt qua mùa dịch”, anh Quốc Minh - chủ quán bún thịt nướng nói.
Sự cẩn thận, phối hợp chặt chẽ giữa hàng quán và dịch vụ giao thức ăn giúp khách hàng an tâm hơn khi đặt món online, “sống chung với lũ" mùa dịch bệnh. Trong tình hình Covid-19 vẫn chưa có dấu hiệu được chặn đứt hiện nay, đặt món online vẫn sẽ là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất để giảm tác động của dịch lên nhịp sống, sinh hoạt hằng ngày, cũng như hoạt động kinh doanh của nhà hàng, quán ăn trên cả nước.
Châu Bút
" alt="Nghỉ học kéo dài, dịch vụ đặt món được lòng giới trẻ" />