![](<p style=)
- Kể từ ngày biết mình là thủ khoa khối A1 với số điểm 28.95, Trần Trung Dũng (lớp 12 Toán 2, Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định) vừa mừng vừa lo. Bởi nếu Dũng lên Hà Nội học đồng nghĩa với việc phải để mẹ lại một mình trong căn nhà nhỏ.Hoàn thành tâm nguyện của bố
Ở kỳ thi năm nay, Dũng đạt số điểm lần lượt từng môn là Toán: 9,5; Vật lí 9,8 và Tiếng Anh 9,65. Khối A, Dũng cũng đạt tới 27,1 điểm.
Chia sẻ về thành tích này, Dũng cho biết em cảm thấy rất vui vì những nỗ lực học tập của mình bao lâu nay cuối cùng cũng được đền đáp xứng đáng.
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2016/07/25/23/20160725231052-13633321-280794025617885-550787231-o.jpg) |
Thủ khoa khối A1 Trần Trung Dũng và mẹ. Ảnh: Mạnh Đông. |
Từng tham gia thi học sinh giỏi tỉnh môn Toán nhưng “lỡ hẹn” với đội tuyển quốc gia, Dũng không hài lòng với kết quả học tập của bản thân và lên quyết tâm phấn đấu ngay từ đầu năm 12. “Em đã đạt được mục tiêu đề ra là trở thành thủ khoa khối A1”, Dũng phấn khởi.
Cộng với 0,5 điểm vùng và 1 điểm giải Khuyến khích kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn Tiếng Anh năm lớp 11, Dũng có tổng điểm là 30,45.
Với kết quả này, em nuôi ước mơ vào Học viện An ninh nhân dân để theo nghiệp người cha đã khuất. Năm Dũng lên lớp 11, không may bố em qua đời vì bạo bệnh. “Bố em là một chiến sĩ công an điều tra. Trước đây, khi còn sống bố cũng luôn định hướng và mong rằng em sẽ nối nghiệp. Bố luôn mong muốn em học tốt”, Dũng chia sẻ.
Dũng cũng không nghĩ đến các cơ hội du học bởi nhà chỉ còn hai mẹ con và bản thân em không muốn xa mẹ.
Từng vượt qua những tháng ngày tuyệt vọng, Dũng quyết tâm học để nơi phương xa bố được yên lòng và coi đó như cách để động viên mẹ tốt nhất. Hằng ngày em vẫn tiếp tục cuộc sống tự lập ở ký túc xá của trường chuyên cách nhà 15 cây số và chỉ về nhà vào mỗi dịp cuối tuần. Lớp 11, Dũng giành được giải nhất Olympic tài năng tiếng Anh rồi giải Khuyến khích kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn này. Lớp 12 em được giải Nhì học sinh giỏi Toán cấp tỉnh.
Về thành tích của cậu con trai, chị Đỗ Thị Luyến vui hơn tất thảy. Nhưng chị cũng không quá bất ngờ khi chứng kiến con quá say mê học.
Ngày thường không ít lần, khi gọi điện hỏi thăm, chị không thấy con nghe máy. Sau thì chị dần quen bởi những lúc đó con để máy ở chế độ yên lặng để làm để.
“Những ngày cuối tuần, được về nhà, cháu vẫn dậy sớm học bài. Thậm chí có hôm đến 12 giờ trưa vẫn thấy đang mải mê với đề toán. Làm xong thì conchịu ăn cơm trưa, chứ không có chuyện nghỉ giữa chừng. Nhiều hôm 1 giờ đêm tỉnh giấc dậy, tôi vẫn thấy con đang sáng đèn ngồi học”, chị Luyến kể.
Chị Luyến cho biết bản thân không giúp được việc học của Dũng nhiều mà nền tàng kiến thức em có được nhờ bố rất nhiều qua những lần bố con đố nhau giải bài tập.
Với chị Luyến, Dũng là đứa con sống nội tâm và rất tình cảm. Những ngày 8/3 và kể cả những ngày thường, Dũng luôn là người đầu tiên nhắn tin động viên mẹ. Chị chia sẻ, không ít lần con khiến chị bật khóc chỉ với những dòng tin nhắn với câu cuối là lời bài hát: “Dù mai sau con khôn lớn, bay đi khắp mọi miền, ba mẹ vẫn là quê hương”.
Dùng điện thoại để nhắc kiến thức
Chia sẻ về phương pháp học tập, Dũng cho biết ngoài việc chăm chỉ thì bản thân thường tuân thủ việc tích lũy kinh nghiệm và làm nhạy bén tư duy của mình. Dũng tích lũy kinh nghiệm bằng việc sai ở đâu, sẽ ghi lại vào phần ghi nhớ của điện thoại. Cứ như thế, trước khi đi ngủ hoặc mỗi khi rảnh rồi, Dũng lại mở ra xem để ghi nhớ.
Cách làm nhạy bén tư duy của Dũng là trước một bài tập khó, ngoài việc xem lời giải, em tìm cách phát triển ra xem có thể ứng dụng được gì của bài tập đó để làm những bài tập mới khó hơn. “Việc nghiên cứu sâu giúp khi đề có biến đổi thì em vẫn có thể biết cách làm mà không bị cóng”, Dũng chia sẻ.
Ngoài việc học, thời gian rảnh rỗi, Dũng thường dành thời gian cho sở thích vẽ tranh. Dũng đặc biệt có năng khiếu vẽ các con vật rất sinh động từ khi còn bé. Theo Dũng, việc vẽ tranh giúp em thư giãn hơn sau những giờ học căng thẳng, ngoài ra còn tăng sự sáng tạo và rèn luyện cho bản thân tính kiên nhẫn.
Tới đây, nếu đỗ vào Học viện An ninh nhân dân, Dũng sẽ phải lên Hà Nội học. Chị Luyến dù biết sẽ rất nhớ con nhưng tự dặn lòng mình phải cứng rắn, mạnh mẽ lên vì tương lai của Dũng. “Nhưng dù sao tôi vẫn thấy vui và động viên con vì chọn nghề này con có thể mang lại cuộc sống bình yên cho mọi người và toàn xã hội”, chị Luyến nói.
Thanh Hùng
" alt="Nam sinh vừa mừng vừa lo khi biết tin mình là thủ khoa"/>
Nam sinh vừa mừng vừa lo khi biết tin mình là thủ khoa
Tôi lấy chồng được 20 năm. Năm nay, tôi ngoài tuổi 40, có 2 con gái.Chồng tôi là con trưởng, biết nhà chồng “khát” cháu trai, vợ chồng tôi tìm đủ cách để có “thằng cu chống gậy”. Nhưng mọi nỗi lực đều không thành.
Cách đây 2 năm, tôi mang thai cháu thứ 3, kết quả siêu âm tại một phòng khám tư cho biết đó là một cháu trai. Nhưng không may tháng thứ 4 thai kỳ, cái thai bị lưu. Phải bỏ đứa con đang thành hình, tôi rất đau đớn. Cũng từ đó, tôi bỏ ý nghĩ kiếm con trai, tập trung lo cho 2 con gái ăn học nên người.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/09/09/11/man-bat-gian-tinh-tai-hai-cua-vo-pho-giam-doc-trong-khach-san-1.jpg) |
Ảnh: Đức Liên |
Nhà chồng tôi, tất nhiên, không hài lòng về điều này. Những lần có giỗ chạp, chồng tôi lại nhận được những câu đùa: “Xây nhà to làm gì, định sau cho con rể ở nhà?”. Hay những câu như: “Bố vợ quốc dân”, “Vua của mâm dưới” ý nói nhà tôi không có con trai.
Chồng tôi gạt đi, chỉ cười xòa. Tôi nghĩ thật may, anh tâm lý. Nếu anh cũng gia trưởng như họ, chắc tôi không sống nổi. Nhiều đêm nằm nói chuyện, anh thừa nhận, mình cũng thích có con “đủ nếp đủ tẻ” nhưng con cái là trời cho, mình hãy hạnh phúc với những gì mình đang có.
Nghe anh nói, tôi lại thầm biết ơn anh. Cũng may, mấy năm gần đây, có lẽ quá chán nản với việc trêu đùa không có kết quả, chúng tôi cũng không còn nghe những lời đùa vô duyên từ phía họ hàng nhà chồng.
Vì có chồng tâm lý, tôi ra sức hi sinh, tận tụy với gia đình. Ngoài công việc cơ quan, về nhà, tôi lại tất bật lo cơm nước, dọn dẹp và đôn đốc các con học hành. Chồng tôi lúc nào đi làm về cũng có cơm ngon dọn sẵn, quần áo là phẳng phiu. Các con tôi đều ngoan ngoãn, chăm học.
Tôi cũng không nề hà việc nhà chồng. Tất cả các ngày lễ Tết hay giỗ chạp tôi đều đứng ra lo toan. Bố, mẹ chồng đau ốm cũng một tay tôi đưa ông bà đi khám, mua thuốc. Vừa rồi, mẹ chồng gãy chân phải nằm một chỗ suốt mấy tháng, tôi cũng thuê một người giúp việc để lo cho bà.
Hằng ngày, tôi chạy qua chạy lại giữa hai nhà để chăm sóc thêm cho mẹ. Tôi làm những việc này vì tình yêu với chồng tôi. Tôi cũng muốn anh bớt đi mặc cảm không sinh được con trai. Anh có thể tự hào với các em trong nhà khi gia đình có một nàng dâu trưởng đảm đang, tháo vát.
Tôi cứ mang sự ảo tưởng ấy cho đến ngày gia đình chồng xảy ra chuyện. Đó là bố chồng tôi mất đột ngột. Trong lúc chồng đau buồn, các em ở xa chưa về kịp, tôi lại phát huy vai trò dâu trưởng của mình, đứng ra lo toan đám ma cho người đã khuất.
Nhìn tôi tất tả ngược xuôi lo việc, nhiều người đến viếng còn tưởng tôi là con ruột của ông.
Vậy mà đang lúc tang gia bối rối, giữa lúc đầy đủ mặt mẹ chồng và các anh em trong nhà, chồng tôi tuyên bố có điều muốn nói.
Anh muốn xin phép mẹ chồng và tôi cho anh đón con riêng về để chịu tang cho bố chồng. Hóa ra, bao năm nay, chồng tôi có con riêng ở ngoài. Nay cháu đã được 5 tuổi. Chồng tôi muốn đón về để cháu chịu tang với tư cách là cháu đích tôn của gia đình.
Tôi nghe đến đó vô cùng bàng hoàng. Chồng tôi luôn miệng nói, anh không quan trọng con trai, con gái. Luôn chê người khác cổ hủ vì “trọng nam khinh nữ” vậy mà anh lại ra ngoài tìm con trai.
Đau lòng hơn, nhà chồng tôi nghe tin ấy một cách bình thản. Không ai lộ ra sự ngạc nhiên, bất ngờ, như họ đã ngầm biết với nhau từ lâu. Chỉ có tôi là dại dột, cả tin, bao năm bị anh qua mặt.
Tôi đau đớn nhưng phải kiềm chế cảm xúc để lo xong việc cho bố chồng. Sau việc ma chay, chồng tôi về nhà xin lỗi vợ. Anh giải thích, do bố mẹ chồng gây áp lực nhiều nên anh mới phải vậy. Anh làm thế là vì trách nhiệm với dòng họ, gia đình chứ bản thân anh không muốn. Sau này, anh vẫn chăm lo cho tôi và 2 con gái đầy đủ. Anh mong, tôi đủ rộng lượng, bao dung để chấp nhận đứa trẻ kia.
Những lời của chồng như dao cứa vào tim. Tôi không thể chấp nhận sự thật rằng mình bị phản bội. Nhưng rồi nếu không chấp nhận, gia đình của các con tôi đang yên ấm phải tan nát.
Tôi phải làm thế nào khi bị đối xử như vậy? Xin các độc giả cho tôi một lời khuyên trong lúc bối rối này.
![Vợ bỏ chồng giàu có để chạy theo anh xe ôm ‘tay trắng’](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/10/11/10/loi-de-nghi-cua-nguoi-tinh-cu-khien-co-dau-tre-tai-mat.jpg?w=145&h=101)
Vợ bỏ chồng giàu có để chạy theo anh xe ôm ‘tay trắng’
Ly hôn gần nửa năm, tôi vẫn không cam lòng khi bị một tên đàn ông không có gì trong tay cướp đi hạnh phúc của mình.
" alt="Điều bất ngờ trong đám tang bố chồng khiến con dâu muốn gục ngã"/>
Điều bất ngờ trong đám tang bố chồng khiến con dâu muốn gục ngã