Ba cô gái Đà Nẵng đã vượt hơn 10.000 km vòng quanh nước Mỹ. Cả ba được nhiều du học sinh Việt phong danh hiệu nhóm nữ đi nhiều nhất nước Mỹ.
Từ trái qua: Lâm Vị Quân,ữsinhĐàNẵngvòngquanhnướcMỹbằngxehơman city gặp man utd Lê Vũ Trâm Oanh, Nguyễn Thị Đông Phương tại hồ Caddo, bang Texas.
Ba cô gái Lâm Vị Quân, Nguyễn Thị Đông Phương và Lê Vũ Trâm Oanh đều là cựu học sinh trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Đà Nẵng). Vị Quân (22 tuổi, ĐH Texas at Arlington ) quen Đông Phương (22 tuổi, ĐH Texas at Dallas) từ hồi lớp 11. Sang Mỹ du học, cả hai gặp Trâm Oanh (21 tuổi, ĐH North Texas). Ba người cùng quê, trường và chung một sở thích khám phá, du lịch.
Đi xe hơi là rẻ nhất “Những chuyến đi giúp cả ba thỏa mãn niềm đam mê du lịch, tìm cảm hứng sáng tác và đánh dấu mốc thời gian quan trọng của tuổi trẻ. Năm 2012 chúng mình dự tính đi du lịch vòng quanh bờ Đông nhưng không thể thực hiện được. Sau một thời gian chuẩn bị cả ba chọn đi vòng quanh nước Mỹ vào cuối năm 2013”, Vị Quân kể. Và nhóm chọn xe hơi làm phương tiện di chuyển. “Phượt bằng xe hơi là là giải pháp kinh tế nhất, cũng là một nét văn hóa của Mỹ”, Đông Phương giải thích. “Thuê được xe là chuyện rất may mắn của chúng mình. Có một chị rất tốt đã giúp nhóm trong chuyện này”, Trâm Oanh cho biết. May mắn bởi vì tại đây, để thuê xe giá rẻ thì bạn phải trên 25 tuổi và có thẻ tín dụng, trong khi thành viên lớn nhất trong nhóm chỉ mới 22 tuổi.
Họ đã tự chủ trên hành trình dài của mình.
Để có kinh phí dự tính ban đầu là 2.000 USD, ba cô gái phải cố gắng kiếm tiền suốt một năm ròng bên cạnh việc học. Vị Quân dịch sách và viết bài kiếm nhuận bút. Đông Phương tham gia chụp ảnh cho tạp chí, ảnh đám cưới… Ngoài ra, cả ba cũng lập chiến dịch vận động tài chính trên internet để có thêm kinh phí cho chuyến đi. Một trang web có tên miền www.3594miles.com được lập ra để đưa thông tin về dự án.
Con số 3.594 tượng trưng cho số dặm (miles) mà ba cô gái sẽ vượt qua. Tổng của các số 3,5,9,4 bằng 21, đúng bằng số tuổi của 2 thành viên lớn tuổi nhất trong nhóm. Đi để trải nghiệm Ngày 16/12/2013, từ TP.Dallas, bang Texas , ba cô gái xuất phát chuyến hành trình vòng quanh nước Mỹ giữa thời điểm mùa đông giá rét. Vị Quân chia sẻ: “Chúng mình đã lường trước những khó khăn như bão tuyết, núi cao hay sa mạc. Tuy nhiên kinh nghiệm lái xe cả ba người khá vững và có thể sửa ở mức cơ bản như thay bánh xe, châm bình điện… Ai cũng rất hào hứng, không hề nghĩ đến chuyện bỏ cuộc”.
Nhóm chọn đi xe hơi vì là giải pháp rẻ nhất.
Từ TP.Dallas, bang Texas, cả ba đi về phía bờ Tây hướng đến Los Angeles, California và chạy lên phía Bắc đến thung lũng Silicon. Từ Silicon, họ tiếp tục chạy xe băng ngang nước Mỹ, vượt qua sa mạc Nevada, dãy Rocky Mountains và những thành phố như Salt Lake City, Denver, Chicago, Boston…Ở Boston nhóm đi theo hướng Nam về New York, Washington D.C. Trong suốt hành trình, có những ngày nhóm nữ sinh chạy xe liên tục, không dừng lại ngủ qua đêm. Tuy nhiên, cũng có khi họ dừng hẳn nguyên ngày ở một thành phố để tham quan, gặp gỡ bạn bè…. Đêm xuống, các bạn ngủ tại nhà bạn bè quen. Những du học sinh Việt Nam chỉ quen trên mạng nhưng sẵn sàng giúp đỡ nhiệt tình ba cô gái. Với những lần lái xe xuyên đêm thì nhóm phải dừng chân chợp mắt ở trạm xăng.
Thời điểm mùa đông, bão tuyết là sự cố lớn nhất mà các bạn gặp phải. Trâm Oanh nhớ lại: “Chúng mình gặp bão tuyết lớn ở dãy Rocky Mountains, New York và Washington D.C. Cách cả ba khắc phục là lái xe thật cẩn thận và vững tay, lúc cần thiết phải dừng lại hẳn. Trong khi đó, đường ở sa mạc còn dễ chạy hơn rất nhiều so với trong thành phố. Khi lên núi thì cũng chỉ cần vững tay ở những khúc cua gấp. Nhưng hệ thống giao thông ở Mỹ khá tốt nên không phải vấn đề lớn”. Nhóm cũng không gặp trường hợp hết xăng giữa đường vì luôn chuẩn bị khá kỹ.
Vị Quân và Trâm Oanh tại bang Texas, Mỹ.
Chuyến đi kết thúc vào 8/1/2014, vừa đúng thời điểm phải trả xe và ba người quay lại trường học sau kỳ nghỉ đông. Kinh phí thực tế vượt 1.000 USD so với dự tính ban đầu. Một mục đích khác của hành trình vòng quanh nước Mỹ là để ba người tìm cảm hứng sáng tác. Nhóm sẽ xuất bản quyển sách mang tên Get lost. Be found, nói về những chuyến đi khắp nước Mỹ. Sách trình bày dưới dạng ebook miễn phí. Quyển sách cung cấp nhiều hình ảnh và bài viết về những chuyến đi vòng quanh nước Mỹ của từng người bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Chia sẻ về hành trình hơn 10.000 km, Đông Phương nói: “Điều quý giá nhất là được thỏa mãn sở thích du lịch và tình yêu nước Mỹ của chúng mình. Chuyến đi giúp cả ba thấy rằng phải luôn có trách nhiệm với những chuyện mình làm nếu muốn thành công”.
Cuộc sống vất vả, làm cả năm không đủ ăn nên anh không còn khả năng ăn Tết. Anh ra đây ngồi với ước mong sẽ gặp được vài người khách kiếm ít tiền. Những đứa con anh, Tết cũng không về. Chúng còn phải mưu sinh nơi đất khách.
Anh dự định cố gắng làm việc hết ngày mùng 1 Tết. Nếu như ít khách, qua mùng 2 Tết, anh sẽ ở nhà. Dù có thoáng buồn nhưng cũng còn hơn việc phải phơi mặt ngoài đường với nắng gió và sương lạnh. Tôi chúc anh có được những ngày Tết ấm áp.
2. Anh ngồi trên xe lăn. Anh mặc chiếc áo màu lam, quần trắng. Tóc anh đã bạc nhiều. Gương mặt hiền lành phúc hậu. Anh là Nguyễn Văn Hùng (54 tuổi, ở Hóc Môn, TP.HCM).
Anh Hùng trước đây chạy xe ôm. 9 năm trước, trong một lần chở khách, huyết áp lên cao, anh té ngã, dẫn đến bị liệt nửa người. Từ đó, anh ngồi trên xe lăn. Nhận thấy một tay còn hoạt động được, anh quyết định đến với nghề tìm phế liệu để mưu sinh.
Anh Nguyễn Văn Hùng và người cháu cùng thức đêm lượm phế liệu.
Đêm nay, anh nhờ một cô cháu gái đẩy xe đi. Gặp anh trong lúc nghỉ mệt ở góc đường Hai Bà Trưng - Lý Chính Thắng, anh nói: "Cả đêm tôi không ngủ, chỉ lúc nào mệt lắm thì chợp mắt một chút".
Đâu dễ để có dịp anh lượm được nhiều như thế. 9 năm nay, Tết nào anh cũng thức trắng. Không vợ con, anh chỉ làm nuôi bản thân mình thôi nên cũng nhẹ gánh. Phía sau anh, một phụ nữ đứng tuổi dựng chiếc xe đạp đầy những bao phế liệu. Bà cũng như anh, cũng xuyên đêm tìm sự sống.
3. 4 giờ sáng. Người đàn ông nằm trên chiếc xích lô dừng ở vỉa hè đường Hai Bà Trưng (gần nhà thờ Tân Định) tỉnh giấc. Anh ngồi thẳng người cầm chai nước để uống. Anh tên Bình (60 tuổi, quê ở Quảng Ngãi). Anh kể, cuộc sống của anh rất bấp bênh vì hiện nay xích lô không được phép hoạt động. Tuy nhiên khách của anh cũng còn được vài người nên anh còn có thể sống qua ngày.
Những đạp người xích lô chìm trong giấc ngủ.
Anh không đủ tiền để thuê nhà trọ nên đêm nào cũng ngủ ven đường. Anh nói: "Buồn lắm. Ngày Tết mà còn đầu đường xó chợ, không nhà cửa vợ con". Ngoài quê, vợ con anh vẫn ngóng trông nhưng anh chỉ đủ tiền mua vé xe khứ hồi về quê. Anh bấm bụng không về, lấy số tiền đó gửi về cho vợ con ăn Tết.
4. Trên lề đường 3/2 gần rạp Hòa Bình, ông Nguyễn Văn Xuyến (64 tuổi) ngồi trên một tấm bạt, mắt nhìn ra ngoài đường. Đôi mắt ông đượm buồn. Ông kể cho chúng tôi nghe về hoàn cảnh của ông.
Ông Nguyễn Văn Xuyến trên đường 3/2
Nhà ở Mỹ Tho, ông cũng có vợ con như bao người khác. Sau nhiều năm chung sống vợ con đều đã lánh xa ông khiến ông phải bỏ quê lên Sài Gòn tìm đất sống. Không nhà cửa không tài sản, ông lang thang đây đó. Ông thường tìm một chỗ kín đáo ngả lưng qua đêm. Ban ngày ông lay lắt đây đó làm đủ thứ nghề để có được miếng ăn. Nhìn ông, chúng tôi vô cùng ái ngại. Đã lớn tuổi, ngày đầu năm không có mái nhà để cùng con cháu sum vầy quả là điều bất hạnh.
5. Trời đang se lạnh. Cơn mưa xuân chợp ập đến cũng đã làm bao người thức giấc. Những chiếc xích lô, những người phụ nữ nằm giữa đống phế liệu, biết đến bao giờ những mảnh đời khốn khó này mới có nơi trú chân ấm áp?
Cả nhà đang ngủ bên cạnh đống phế liệu.
Trên đường về, khi chuông giáo đường vang lên, chúng tôi chỉ còn biết cầu nguyện cho họ có được một cái Tết no đủ bởi cả năm trời đã vất vả mưu sinh...
MC Mỹ Vân: 'Cứ được ở bên người thân thì nơi đâu cũng vui như Tết'
"Dù đón Tết theo cách truyền thống hay đi du lịch thì với gia đình Vân cũng đều thú vị. Cứ miễn được ở bên cạnh người thân yêu của mình là nơi đâu cũng vui như Tết", MC Mỹ Vân chia sẻ.