您现在的位置是:NEWS > Công nghệ
Nhận định, soi kèo Auxerre vs Toulouse, 23h15 ngày 9/2: 'Con mồi' quen thuộc
NEWS2025-02-12 12:00:43【Công nghệ】9人已围观
简介 Phạm Xuân Hải - 09/02/2025 05:25 Pháp ngoại hạng angoại hạng a、、
很赞哦!(4)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Sevilla vs Barca, 02h45 ngày 10/2: Khó thắng cách biệt
- Huawei ngày càng tiến sâu vào ngành ô tô
- NSND Thanh Ngân, Thoại Mỹ góp giọng trong 'Vang mãi hào khí Tây Sơn'
- Văn thư triều Nguyễn qua Châu bản
- Nhận định, soi kèo PSG vs Monaco, 3h05 ngày 8/2: Khẳng định vị thế
- Tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Ca sĩ chuyển giới từng được đề cử grammy ngã chết ở tuổi 34
- Thanh Lam, Đàm Vĩnh Hưng hòa giọng cùng nhau xóa bỏ hiềm khích
- Nhận định, soi kèo Heracles Almelo vs Go Ahead Eagles, 22h30 ngày 8/2: Nỗi lo xa nhà
- Đánh răng trước khi ăn sáng, sai lầm hơn 80% người mắc phải
热门文章
- Nhận định, soi kèo Auxerre vs Toulouse, 23h15 ngày 9/2: 'Con mồi' quen thuộc
- Dân mạng háo hức tham gia thách thức đóng giả kiệt tác nghệ thuật của bảo tàng Mỹ
- Thể hiện lòng thành kính với bậc tiên tổ nhờ công nghệ thực tế ảo
- Thông tin bất ngờ vụ chiếm đoạt ô tô 'phóng như bay' từ Cần Thơ về Tiền Giang
站长推荐
Nhận định, soi kèo Celta Vigo vs Real Betis, 20h00 ngày 8/2: Niềm tin cửa trên
- Luật sư Tạ Ngọc Vân cho rằng nếu hành vi của Minh Béo ở Mỹ thực hiện tương tự ở Việt Nam với trẻ nằm trong độ tuổi từ 16 tuổi trở lên, có khẩu dâm và quan hệ tình dục bằng đường miệng thì sẽ không bị coi là phạm tội bởi luật ở Việt Nam chỉ áp dụng cho trẻ em dưới 16 tuổi.
Trước việc áp dụng các chế tài xử lý tội phạm liên quan xâm hại tình dục trẻ em ở Mỹ trong vụ việc của ông Hồng Quang Minh ( tức Minh Béo) khi ông này bị cáo buộc tội danh liên quan đến đến trẻ em, sáng 31/3, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Luật sư Tạ Ngọc Vân, Trưởng một Văn phòng Luật sư tại Hà Nội và đang làm việc cho tổ chức Rồng Xanh chuyên hỗ trợ trẻ em nghèo và trẻ em đường phố tại Việt Nam về sự khác biệt trong việc thực thi luật pháp về tội danh liên qua đến trẻ em ở Mỹ và Việt Nam hiện nay.
Theo Luật sư tạ Ngọc Vân thì tại Mỹ, chính quyền các bang và chính quyền liên bang đều có bộ luật với quy định rất nghiêm khắc với hành vi quấy rối, đặc biệt là tấn công tình dục trẻ em, bao gồm án tù nhiều năm và tiền phạt. Án phạt đối với các tôi danh liên quan đến trẻ em ở nước này có thể lên tới 70 đến 100 năm tù.
Hồng Quang Minh ( tức Minh Béo) bị cáo buộc tội danh liên quan đến đến trẻ em
Ở Mỹ, khi một trẻ em có nguy cơ bị xâm hại, lạm dụng tình dục họ sẽ tiến hành các biện pháp ngăn chặn kịp thời, đưa ra giải pháp trước khi có vụ việc xảy ra và đặc biệt, khi tiến hành các biện pháp nghiệp vụ điều tra, cảnh sát có quyền thực hiện các hành động cần thiết khác, tức quyền được cải trang, gài bẫy, đặt các tình huống để đưa đối tượng tình nghi vào tròng.
Trước tòa án những chứng cứ họ thu thập được qua quá trình đó cũng được coi là chứng cứ hợp pháp, có thể làm bằng chứng cáo buộc đối tượng liên quan đến đến trẻ em.
Ngoài ra ở Mỹ, khi một đối tượng phạm tôi liên quan đến trẻ em, ngoài việc chấp hành bản án phạt tù nghiêm khắc thì bản thân người đó sẽ có hồ sơ để cảnh sát theo dõi tiếp khi ra tù và bị cấm làm một số nghề có tiếp xúc với trẻ em hay cấm lại gần những nơi có trẻ em như bể bơi, trường học.
Khi đi làm việc hay sinh sống nơi khác họ sẽ phải trình báo rõ ràng để cơ quan chức năng kiểm soát, quản lý.
Ở Việt Nam, nếu hành vi của Minh Béo thực hiện tương tự như ở Mỹ với trẻ nằm trong độ tuổi từ 16 tuổi trở lên, có khẩu dâm và quan hệ tình dục bằng đường miệng thì sẽ không bị coi là phạm tội bởi luật ở Việt Nam chỉ áp dụng cho trẻ em dưới 16 tuổi.
Nếu Minh Béo có hành vi xâm hại tình dục với trẻ em (tức trẻ dưới 16 tuổi) sẽ bị khép vào một tội danh là tôi dâm ô trẻ em theo Điều 116 Bộ luật hình sự. (Nếu người phạm tội có ý định giao cấu nhưng không thực hiện được do khách quan thì không phải là hành vi Dâm ô.
Tùy từng dấu hiệu cụ thể của tội phạm như hành vi, tuổi của người bị hại, tuổi của người thực hiện hành vi,... tội phạm xâm hại tình dục được chia thành các tội danh khác nhau quy định trong Bộ luật Hình sự tại Điều 111 (Tội Hiếp dâm), Điều 112 (Tội hiếp dâm trẻ em), Điều 113 (Tội cưỡng dâm), Điều 114 (Tội cưỡng dâm trẻ em), Điều 115 (Tội giao cấu với trẻ em), Điều 116 (Tội dâm ô với trẻ em)). Hình phạt cao nhất cho án dâm ô trẻ em là 12 năm tù.
Ở Việt Nam, luật pháp cũng không công nhận hành vi sắp xếp, đóng giả, gài bẫy để dụ dỗ đối tượng phạm tội như trưởng hợp của cảnh sát Mỹ áp dụng. Người bị hại là người cụ thể, người thật, họ bị xâm hại trực tiếp từ người gây hại và họ phải tố cáo hành vi phạm tội của người xâm hại mình thì mới có thể truy cứu trách nhiệm được.
Tuy nhiên theo bộ luật hình sự sửa đổi ngày 1/7/2016 sắp tới sẽ mở rộng phạm vi định nghĩa quan hệ tình dục, bao gồm cả hành vi quan hệ tình dục đồng giới thì lúc đó có thể xử lý Minh Béo tội danh giao cấu hoặc dâm ô với trẻ em nếu nạn nhân chưa đủ 16 tuổi hoặc dưới 16 tuổi.
Như vậy từ những điều trên có thể thấy phương thức điều tra, quan điểm xử lý tội phạm của Việt Nam và Mỹ là hoàn toàn khác nhau.
Ở Mỹ, khi chưa xảy ra vụ việc, họ đã có biện pháp để ngăn chặn, phòng ngừa.
Tuy nhiên ở Việt Nam thì quan điểm xử lý vụ việc vẫn còn nặng về thu thập chứng cứ, tố tụng nên thường chậm trễ trong việc xử lý gây ra hậu quả nặng nề cho người bị hại.
Vì vậy, thời gian tới, Việt Nam cần phải thay đổi quan điểm về xử lý để bảo vệ tốt hơn những trẻ em trước nguy cơ bị xâm hại chứ không để vụ việc xảy ra rồi mới bắt đầu đi điều tra, xử lý như vậy là vô cùng chậm trễ.
Hạnh Thúy
TIN LIÊN QUAN:
Những chuyện trẻ em nam bị xâm hại khiến luật sư bàng hoàng">Minh Béo chịu mấy năm tù giam?
Tòa án Tối cao Ấn Độ mới ra phán quyết bác đơn ly hôn của cụ ông Nirmal Singh Panesar, 89 tuổi.
Cụ Nirmal kết hôn từ năm 1963. Trong hồ sơ gửi tòa ông khai rằng từ năm 1984, cuộc hôn nhân của ông đã "tồi tệ đến mức không thế hàn gắn". Trong năm này, ông được quân đội điều chuyển đến thành phố Chennai, nhưng vợ ông là bà Paramjit đã từ chối chuyển đi cùng chồng.
Hơn một thập kỷ sau, vào năm 1996, ông Nirmal lần đầu đệ đơn ly hôn với lý do bị đối xử tệ bạc, bị ruồng rẫy. Bốn năm sau, ông nhận được phán quyết có lợi, nhưng phán quyết đó nhanh chóng bị lật ngược sau khi bà Paramjit kháng cáo, cho rằng bà đã cố gắng hết sức để duy trì"mối quan hệ thiêng liêng"của họ.
Từ đó, ông Nirmal, người đã nghỉ hưu khỏi Lực lượng Không quân Ấn Độ với tư cách là Trung tá năm 1990, đã cố gắng đưa vụ việc lên Tòa án Tối cao Ấn Độ để có thể được đồng ý cho ly hôn.
Cố gắng ly hôn vợ trong 27 năm ròng nhưng cụ ông vẫn không được như ý muốn. Ảnh minh hoạ
Đến đầu tháng này, ông Nirmal đã đạt được mong muốn nhưng kết quả lại không như mong đợi. Thẩm phán Aniruddha Bose và thẩm phán Bela M Trivedi đã ra phán quyết rằng mặc dù cuộc hôn nhân của cặp đôi này"không thể cứu vãn", nhưng điều đó không đủ để dẫn đến một cuộc ly hôn.
Tòa án ra phán quyết rằng mọi người không nên quên rằng thể chế hôn nhân chiếm một vị trí đặc biệt và đóng vai trò quan trọng trong xã hội Ấn Độ. Bất chấp xu hướng nộp đơn ly hôn ngày càng tăng, tại các tòa án, hôn nhân vẫn được coi là sợi dây gắn kết tình cảm vô giá giữa vợ và chồng trong xã hội Ấn Độ.
Hai thẩm phán kết luận: "Vì vậy, không nên chấp nhận rằng hôn nhân tan vỡ 'không thể hàn gắn' như một công thức bó buộc để giải quyết vụ ly hôn này".
Tòa Tối cao Ấn Độ cho rằng việc cho phép ly hôn sẽ là "bất công"với bà Paramjit. Bà nói rằng đã nỗ lực hết sức để tôn trọng cuộc hôn nhân, khẳng định sẵn sàng chăm sóc chồng những năm tháng cuối đời và"không muốn chết và bị kỳ thị là một phụ nữ đã ly hôn".
Ly hôn vốn là chủ đề cấm kỵ ở Ấn Độ, Tòa án chỉ chấp thuận cho bất kỳ cặp vợ chồng nào khi có bằng chứng về bạo lực gia đình hoặc áp lực tài chính quá mức. Áp lực gia đình và xã hội ở nước này buộc nhiều cặp vợ chồng phải tiếp tục cuộc hôn nhân không hạnh phúc, ngay cả khi đã đệ đơn ly hôn.
Xu hướng ly hôn tuổi xế chiều gia tăng ở Ấn Độ
Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, bà Arti Krishnan, 50 tuổi, chuyên gia trong ngành du lịch Bangalore, đã ly dị chồng sau 30 năm chung sống. Dù 2 con gái lớn của bà chọn sống với bố, Krishnan vẫn quyết tâm chấm dứt mối quan hệ với người bạn đời không có chính kiến và mẹ chồng thích kiểm soát.
"Tôi không có quyền tự do lựa chọn cho riêng mình. Tôi muốn một ngày nào đó con gái tôi hiểu rằng nếu chúng đang ở trong một mối quan hệ không hạnh phúc, chúng luôn có lựa chọn giúp nó tốt hơn, chúng nên lựa chọn hạnh phúc của mình", bà nói.
Cặp vợ chồng Ấn Độ cùng nhau xem tivi. Ảnh: AP
"Ly hôn xế chiều"mô tả việc chấm dứt quan hệ hôn nhân của những cặp vợ chồng trên 50 tuổi. Xu hướng này đang gia tăng ở một số quốc gia - bao gồm Australia, Anh, Mỹ và gần đây là ở Ấn Độ.
Bà Amita Patel, 65 tuổi, chuyên gia phần mềm ở thành phố Pune, miền tây Ấn Độ, chia sẻ thật trớ trêu khi những người con đã có tổ ấm riêng, năng lực tài chính tốt hơn và các cặp vợ chồng có nhiều thời gian để tìm hiểu lại nhau, một số lại quyết định "đường ai nấy đi". Bà Amita đã ly hôn với người chồng không chung thủy sau suốt 3 thập kỷ bên nhau vào năm ngoái.
Có rất nhiều lý do khiến các cuộc ly hôn ở độ tuổi "xế chiều" gia tăng, bao gồm tuổi thọ con người gia tăng, phụ nữ trở nên độc lập hơn về tài chính và ít bị kỳ thị hơn khi ly hôn. Nhiều cặp vợ chồng nhận thấy họ giống bạn cùng phòng hơn là bạn tâm giao. Con cái trưởng thành cũng nhận thức được rằng bố mẹ mình sẽ hạnh phúc hơn nếu chia tay nhau, thay vì thường xuyên cãi vã.
Tỷ lệ ly hôn ở Ấn Độ khá thấp (chỉ khoảng 1%), nhưng trong báo cáo "Tiến bộ của phụ nữ thế giới 2019-2020" của Liên Hiệp Quốc, tỷ lệ này đã tăng gấp đôi trong 20 năm qua.
Ông Rakesh Batra, 64 tuổi, sống tại Mumbai, đã ly hôn vào năm 2019 sau 35 năm sống trong mối quan hệ hôn nhân không hạnh phúc. Rakesh cho biết ông không sợ hãi khi phải một mình bước vào những năm tháng "hoàng hôn" của cuộc đời. Ly hôn khiến ông không còn phải nghe theo những yêu cầu của vợ, có thể giao lưu hay theo đuổi sở thích của mình.
Ông Rakesh nói: "Bạn chỉ có một cuộc đời. Đây không chỉ là câu châm ngôn dành cho thế hệ trẻ".
Dĩ nhiên, sống chung với cãi vã thường xuyên cũng gây tổn hại đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Ông Robert J. Waldinger, giáo sư tâm thần học tại Trường Y Harvard (Mỹ) đã tham gia nghiên cứu dài hạn trên 724 người đàn ông được phỏng vấn hàng năm về công việc, cuộc sống gia đình và sức khỏe của họ. Nghiên cứu bắt đầu vào năm 1938 và kéo dài 79 năm.
Trong chương trình TED Talk năm 2015, ông Waldinger nói rằng các mối quan hệ tốt giúp chúng ta hạnh phúc và khỏe mạnh hơn. Trong khi đó, các cuộc hôn nhân chứa nhiều xung đột rất có hại cho sức khỏe, thậm chí còn tệ hơn cả ly hôn. Mặt khác, ông cho biết các mối quan hệ ấm áp và gần gũi có thể giúp cho mọi người trẻ lâu hơn.
Theo Sức khỏe và Đời sống
Chồng trúng số khi vừa ly hôn, vợ lập tức quay lại 'đòi phần'
TRUNG QUỐC- Ngay khi biết tin chồng trúng xổ số, cô vợ đã đâm đơn kiện đòi chia một nửa giải thưởng khiến nhiều người bất ngờ.">Cụ ông gần 30 năm tìm cách ly hôn vợ nhưng bất thành
Trên trang cá nhân NSND Hồng Vân cũng viết lời ngọt ngào cho ông xã: "Chúc mừng sinh nhật người yêu thương nhất của tôi. Tụi mình sẽ luôn bên nhau trong mọi cảm xúc chồng yêu nhé. Sức khoẻ, bình an, hạnh phúc là những điều luôn bên cạnh chồng và chắc chắn là không thiếu được vợ, con cùng mọi người trong gia đình lớn nữa ba nha. Mọi người yêu ba nhiều".
Lê Tuấn Anh và Hồng Vân. NSND Hồng Vân và cựu diễn viên Lê Tuấn Anh có hôn nhân đáng ngưỡng mộ kéo dài 22 năm. Trước đó, Lê Tuấn Anh từng viết tâm thư gửi đến vợ: "Thế là đã hơn 20 năm cùng nhau chung sống dưới một mái nhà, cùng lướt qua muôn vàn thị phi, hỉ nộ ái ố của cuộc đời. Cảm ơn cuộc đời này đã cho anh có em và cũng cảm ơn em đã luôn bên cạnh anh để cùng dựng xây nên một thế giới riêng của gia đình ta luôn lấp lánh sắc màu hạnh phúc".
Lê Tuấn Anh thấy mình trở nên tốt hơn mỗi ngày khi có Hồng Vân ở bên. Bởi lẽ: "Tình yêu của em đã cảm hoá được tâm hồn phiêu lãng của anh, biến anh trở thành người đàn ông của gia đình. Em trói anh bằng sợi tơ mềm mại mà nó vững chãi hơn nhiều so với sợi xích to đùng làm bằng sắt thép", anh viết.
Lê Tuấn Anh muốn cùng Hồng Vân đi đến cuối cuộc đời. Lê Tuấn Anh yêu vợ ở cách chị ăn ở, hiếu kính với ba mẹ, tận tụy với chồng con và họ hàng. Anh luôn âm thầm quan sát bà xã quan tâm bạn bè, đồng nghiệp, hết lòng với nghề nghiệp và dìu dắt học trò. Thỉnh thoảng, cựu diễn viên sẽ can thiệp nếu Hồng Vân quá đam mê công việc mà quên đi sức khỏe của bản thân.
Về phía Hồng Vân, chị từng nói với VietNamNet: "Chúng tôi không giống như vợ chồng nữa mà là một phần cuộc đời của nhau. Chúng tôi ở bên nhau quá lâu để cân đo đong đếm thời gian. Mỗi sáng, chúng tôi mở mắt ra phải nhìn thấy nhau. Tôi nhìn anh và thầm nghĩ: Đây là người mình phải nhìn thấy đầu tiên, không thấy không được".
Gia đình Hồng Vân và sui gia quây quần bên Mỹ. Khi Hồng Vân gặp sóng gió, Lê Tuấn Anh làm chỗ dựa vững chắc cho vợ. Lê Tuấn Anh nói muốn vợ thấy hãnh diện, an lòng, dù gặp tai họa hay "cuồng dông bão tố dập vùi" thì vẫn luôn có anh bên cạnh.
Hồng Vân vừa trở về Việt Nam từ Mỹ hôm 27/2. Trước Tết Nguyên đán 2022, vợ chồng chị sang Mỹ để lo cho con gái Xí Ngầu sinh em bé. Cả hai chính thức lên chức ông bà ngoại ở tuổi ngoài ngũ tuần. Suốt thời gian đó, ngày nào Hồng Vân cũng bận bịu từ sáng đến tối. Lê Tuấn Anh cũng phụ vợ chăm con, cháu. Cả hai rất hạnh phúc khi mẹ tròn con vuông; cháu ngoại đáng yêu, bụ bẫm. Ăn Tết xa nhà, Hồng Vân vẫn được chồng mang tặng một cành đào đẹp.
Hồng Vân hãnh diện kể về ông xã Lê Tuấn Anh
Mỹ Lê
NSND Hồng Vân đăng ảnh gia đình hạnh phúc bên Mỹ
Hồng Vân và chồng Lê Tuấn Anh đã có những ngày ấp áp bên các con ở Mỹ.
">Lê Tuấn Anh đón tuổi 54 bên bà xã NSND Hồng Vân
Nhận định, soi kèo Angers vs Marseille, 02h45 ngày 10/2: Chặn đà tiến chủ nhà
Tôi và con trai, chúng tôi tập làm bạn của nhau. Tôi nghĩ đến tên của con trai mình trong sáng đầu tiên con được ẵm về nhà khi mới 8 ngày tuổi. Bình Minh. Đó là cái tên mang ý nghĩa của sự bắt đầu, một ngày mới, một cuộc sống mới. Bình Minh cũng là sự ấm áp, là ánh sáng tỏa ra giữa bầu trời cao rộng, xua đi bóng đêm của ngày hôm trước. Tôi mong con mình có một cuộc sống bình an như ngày mới ở quê mình, nơi hiên nhà rộn tiếng chim. Tôi cũng mong con luôn ấm áp, dồi dào yêu thương như ánh nắng đầu ngày dành tặng cho muôn loại sự sống.
Thực sự, làm ba là một công việc thú vị từ trước đến giờ mà tôi đảm nhiệm, bởi, nhìn một đứa trẻ bé bỏng trên tay mình nó lạ lắm. Khi đó, lòng mình mềm ra, tình thương dâng đầy, mọi phiền lo đều rơi rụng hết.
Nhìn đứa trẻ ấy bập bẹ trên tay mình, tôi biết, mình cần mạnh mẽ hơn để trở thành tấm khiên che chở cho con trong lứa tuổi này. Nghe tiếng con khóc, tôi biết con đang đói và dù trước đó lọng cọng trong nấu nướng thì việc pha sữa cũng trở nên… dễ dàng khi mình bắt đầu làm ba.
Trăm hay không bằng tay quen, khi làm nhiều, nhất là làm bằng tình thương thì chuyện khó cũng thành dễ. Tôi nhớ những lần thay tã cho con, tôi cảm nhận mình đã vượt qua giới hạn của dơ/sạch để làm việc đó trong hạnh phúc. Hẳn nhiều ông bố bà mẹ cũng đã vượt qua được giới hạn này và đồng cảm với tôi?
Khi con lớn dần, mỗi ngày dù ở gần hay xa con, tôi đều kiểm tra “hôm nay Bình Minh biết thêm gì rồi” và vui mừng khi con đã lật giỏi, biết bò, chập chững đi, nói chuyện rõ hơn…
Má tôi là người phụ trách chính chuyện chăm cháu, vẫn “báo cáo” cho tôi những đổi thay của con vì biết, đó là “vitamin” giúp tôi sáng da, mỉm cười mỗi khi nghe. Làm ba với ai có thể khó nhưng với tôi dễ hơn nhiều chính vì nhờ có má mình - nội của Bình Minh. Có lẽ việc khó nhất của tôi chính là… kiếm tiền mua sữa cho con, còn lại đã có má mình lo. Kể ra, một ông bố đơn thân như tôi cũng thảnh thơi.
Có lẽ do có duyên ba-con nên từ khi làm ba, con trai tôi đã thương tôi bằng cách mỗi ngày vẫn bình yên bên nội. Có lúc khó ở nhưng con vẫn hiểu nhà mình neo đơn nên nhanh chóng vượt qua.
Từ hồi làm ba, tôi biết trách nhiệm mình nhiều hơn. Con sẽ gắn với tôi cả đời nên cả đời mình, tôi luôn tự nói, phải cố gắng vững chãi để con có điểm tựa để bước vào cuộc đời với sự tử tế. Tôi không dám nói mình là một người ba hoàn hảo nhưng tôi sẽ cố gắng để hoàn thiện mình, trở thành một người ba tốt nhất có thể.
Tất nhiên, để được như vậy, tôi phải học… làm ba. Không có một khóa học cụ thể cho chức vụ “ba” dù đó là chức vụ quan trọng, không có nhiệm kỳ. Nhưng tôi sẽ học từ những người ba dễ thương, những ông bố là tượng đài của con mà mình ngoài đời thực cũng như sách vở.
Thực tế, có rất nhiều ông bố là BẠN lớn của con. Đó là những người ba không áp đặt, biết lắng nghe con, chấp nhận những điểm yếu của con, đỡ nâng nhưng không sắp xếp mọi thứ, hướng dẫn chứ không dắt con đi và càng không bê con để vào một nơi/ lên một vị trí mà mình nghĩ là tốt…
Ai cũng mong con mình thật tài giỏi và có giá trị trong cuộc đời này. Nhưng dù con có là gì thì ba vẫn yêu con. Đó là sự chấp nhận, là một cách đi-bên-con một cách nhẹ nhàng. Có người anh đồng nghiệp, cũng là một ông bố của một cu cậu đang tuổi vị thành niên chia sẻ: “Con trai anh không phải là đứa học giỏi nhất lớp nhưng anh biết con chơi đá bóng giỏi, anh tự hào vì năng lực ấy của con”. Và anh kể về bố của mình, rằng ông cụ từng bị người khác chê bai con mình không to cao, khi đó ông đã nói: tôi hạnh phúc vì con mình lành lặn, đó đã là món quà rồi…
Nếu biết nhìn những điểm mạnh và cái được của con mình, tôi nghĩ mình sẽ hạnh phúc với chức vụ làm ba. Con của tôi hẳn cũng sẽ hạnh phúc vì có một ông bố hạnh phúc. Đó là bài học mà tôi cảm nhận từ khóa-học-làm-ba do những ông bố hạnh phúc khác chia sẻ với mình…
Lưu Đình Long
">Ngày tôi làm ba
"Tôi ban bố thiết quân luật từ 23h hôm nay (21h giờ Hà Nội) để bảo vệ Hàn Quốc trước mối đe dọa từ Triều Tiên và dẹp bỏ các thế lực chống phá nhà nước, thân Triều Tiên, cũng như bảo vệ trật tự hiến pháp tự do", Tổng thống Yoon tuyên bố ngày 3/12, đề cập tới phe đối lập tại quốc hội.
Ông nhắc đến việc đảng Dân chủ đối lập, chiếm đa số trong quốc hội Hàn Quốc, tuần này luận tội một số công tố viên cấp cao và bác bỏ đề xuất ngân sách của chính phủ. "Bằng cách đe dọa các thẩm phán và luận tội nhiều công tố viên, họ đã làm tê liệt các hoạt động tư pháp. Các hành động như luận tội Bộ trưởng Nội vụ và An toàn, chủ tịch Ủy ban truyền thông Hàn Quốc, chủ tịch Hội đồng kiểm toán và thanh tra, và các nỗ lực luận tội Bộ trưởng Quốc phòng cũng đang làm tê liệt nhánh hành pháp", ông nói.
Tổng thống đánh giá cách phe đối lập xử lý ngân sách quốc gia cũng làm suy yếu các chức năng cơ bản của nhà nước. "Họ cắt hoàn toàn nguồn tài trợ liên quan đến trấn áp tội phạm ma túy và duy trì an toàn công cộng, biến Hàn Quốc thành thiên đường ma túy và đẩy an ninh công cộng vào tình trạng khủng hoảng", Tổng thống nhấn mạnh.
Ông Yoon nói rằng ông không có lựa chọn nào khác ngoài việc dùng đến biện pháp thiết quân luật để bảo vệ trật tự tự do và hợp hiến, cáo buộc phe đối lập lợi dụng tiến trình quốc hội để đẩy đất nước vào khủng hoảng.
">Tổng thống Hàn Quốc ban bố thiết quân luật
Rap lên ngôi, Ballad vẫn hot
Năm 2019, khán giả sớm nhận ra sự trỗi dậy của Rap và âm nhạc Indie qua “hiện tượng Đen Vâu” nhưng phải đến năm 2020 mới đánh dấu đỉnh cao của thể loại âm nhạc này. Hai chương trình truyền hình thực tế về Rap là Rap Việt và King of Raplên sóng cùng tháng 8 tác động mạnh mẽ đến thị trường, tạo ra nhiều thay đổi căn bản.
Rap lên ngôi và giữ vị trí độc tôn nhạc Việt 2020 là điều khó chối cãi. Đúng như kỳ vọng của dàn giám khảo, HLV 2 cuộc thi Rap, sau chương trình, thể loại Rap lần đầu tiếp cận đại chúng trong lịch sử hơn 20 năm vào Việt Nam. Khán giả có cái nhìn khác về Rap, các định kiến như: Rap chỉ có dung tục, thóa mạ lẫn nhau; Rap chỉ là phần phụ họa trong một bài hát;... dần bị xóa bỏ.
Từ sau tháng 8/2020, khán giả đi đâu cũng nghe Rap. Từ underground, giới rapper "trồi" lên mặt các phương tiện truyền thông đại chúng. Họ nhiều show hơn, cát-sê tăng cao, được các nhãn hàng săn đón. Loạt sản phẩm của nghệ sĩ mainstream luôn có rap như phần không thể thiếu.
Xem Dế Choắt rap thơ lục bát 'Phiêu lưu ký'
Đổi lại, trào lưu Rap tạo ra nhiều vấn đề, trước hết là sự chia rẽ nội sinh trong cộng đồng Rap fan. Rap Việt vàKing of Rapra đời với mục đích phổ biến bộ môn đến đại chúng thì chính cộng đồng Rap fan lại tạo sự phân biệt, kỳ thị, gọi người yêu Rap từ 2 cuộc thi này là "Rap fan tháng 8".
Trước hiệu ứng mãnh liệt của Rap, Ballad và Pop/Ballad vẫn giữ nguyên vị trí không suy suyển. Hầu hết, các bài hit trong năm đều thuộc thể loại này như Em không sai chúng ta sai, Hoa nở không màu, Ai mang cô đơn đi, Gặp nhưng không ở lại… Nhiều năm qua, gu nhạc của khán giả Việt vẫn trung thành với Ballad, dần tạo thành thói quen nghe cố hữu khiến các dòng nhạc còn lại khó phát triển.
Hoài Lâm gắn liền thương hiệu với nhiều bản ballad. Dù vậy, nghệ sĩ thuộc các dòng cổ điển, cổ điển giao thoa, Jazz, dân ca… luôn không ngừng nỗ lực cách tân dòng nhạc của mình để thu hút khán giả. Chẳng hạn, Hồ Trung Dũng pha Pop, Swing vào Jazz cho dễ nghe hơn; Hà Myo đưa Rap, EDM vào xẩm tạo nên chất nhạc mới; Hà Lê “đương đại hóa” nhạc Trịnh, Boléro…
Covid-19 và các xu hướng nghệ thuật
Không nằm ngoài các lĩnh vực, thị trường âm nhạc thay đổi mạnh mẽ vì dịch bệnh Covid-19. Thứ nhất, xu hướng nghe xem trực tuyến nở rộ. Sự ảnh hưởng của dịch bệnh khiến khán giả tập trung nhu cầu giải trí vào các nền tảng miễn phí lẫn trả phí, dần tạo thành thói quen. Theo Vietnam Network, tính đến tháng 1/2020, có 68 triệu người dùng Internet tại Việt Nam và trong đó hơn 70% sử dụng các dịch vụ giải trí như nghe nhạc, xem video…
Hồ Ngọc Hà và Noo Phước Thịnh trong Private Show. Năm nay, nghệ sĩ tiếp tục khai thác hình thức series nhạc trực tuyến như See, Sing, Share (Hà Anh Tuấn), The Ai Phuong show (Ái Phương), Một cuốn tự tình(Giang Hồng Ngọc), Daily blog(Hồ Trung Dũng), Music diary(nhạc sĩ Nguyễn Minh Cường),...
Nhiều chương trình ca nhạc trực tuyến thu hút sự quan tâm của khán giả mạng. 4 đêm nhạc livestream Love Songs 4của Hồ Ngọc Hà thu hút đến 20 – 30 nghìn người xem trực tiếp mỗi show. Các đêm nhạc Noo’s chill night cũng tạo hiệu ứng nhất định. Nhà hát online Music Home,chuỗi chương trình Phòng trà online được tổ chức chuyên nghiệp, trở thành lựa chọn "thực đơn tinh thần" mới của khán giả.
Dịch bệnh cũng tạo cảm hứng cho nghệ sĩ sáng tác các bài nhạc cổ động trong đó nhiều sản phẩm được đánh giá cao về giai điệu, chất nhạc và thông điệp như Việt Nam tử tế(nhóm nghệ sĩ), Tomorrow(Vũ Cát Tường), Forever Beautiful(Hà Lê)... Những ca khúc như Bài ca cách ly(Tùng Maru, Hoàng Yến Chibi, Huỳnh Hiền Năng); Cô Na đi xa(Osad)... lọt top các BXH không khác gì những sản phẩm âm nhạc khác.
Cá biệt, ca khúc Ghen Cô Vy, được chính tác giả bản gốc Ghenlà Khắc Hưng viết lại lời, đã vươn đến tầm thế giới, được ca sĩ nhiều nước cover lại hoặc các kênh truyền hình lớn của Mỹ, châu Âu đưa tin.
Jack và AMEE - đại diện sao thế hệ Z
Showbiz Việt từng chứng kiến các cuộc chuyển giao thế hệ. Jack và AMEE là cặp nghệ sĩ tiêu biểu nhất thế hệ Z giai đoạn này.
Jack có một năm phủ sóng tên tuổi thị trường âm nhạc, là sao nam trẻ đắt giá nhất hiện tại. Cả hai sản phẩm Là một thằng con traivà Hoa hải đườngtuy vấp phải tranh luận trái chiều nhưng đều nằm trong top sản phẩm đạt thành tích kỹ thuật số cao nhất năm. Sức ảnh hưởng của Jack với khán giả thế hệ Z hiện được cho là vượt qua cả Sơn Tùng M-TP.
Nghe nhanh album 'DrAMEE' của AMEE
AMEE, cô gái sinh năm 2000, là biểu tượng Teenpop mới. Phẩm chất thiếu nữ của AMEE nhất quán trong ngoại hình, tính cách, âm nhạc… của cô đồng thời vừa vặn hoàn hảo cho dòng nhạc Teenpop thế hệ Z. Chỉ sau một năm ra mắt, AMEE nhận cúp Nghệ sĩ mới của nămtừ BTC giải thưởng Cống hiến 2020; kết hợp Bộ Y Tế phát hành MV Sao anh chưa về nhàkêu gọi cộng đồng hạn chế ra đường mùa dịch và ra album đầu tay Dreameeđược đánh giá cao. Cô còn vừa giành giải Nghệ sĩ mới xuất sắctại Việt Nam ở Mnet Asian Music Awards 2020 của Hàn Quốc.
Cuộc đua MV drama tiền tỷ và giá trị bất biến của album
Năm 2020, xu hướng MV nổi trội nhất là drama chủ đề ngoại tình, người thứ 3, có thể kể đến: Anh ta bỏ em rồi(Hương Giang); Sao anh không ăn(Thủy Tiên); Chưa hề dừng lại(Elly Trần); Không thể cùng nhau suốt kiếp(Hòa Minzy); Gặp nhưng không ở lại(Hiền Hồ)…
Xem Hoài Lâm hát 'Hoa nở không màu'
Nếu như nhiều năm trước, “MV tiền tỷ” vẫn là khái niệm hãn hữu thì năm nay hiếm MV nào có mức đầu tư dưới 1 tỷ đồng. Cá biệt, Hiền Hồ đầu tư cho MV mới nhất đến 4 tỷ đồng.
Giữa năm nay, từ thành công 2 studio MV của Hoài Lâm, MV “cây nhà lá vườn” của Bích Phương…, có ý kiến cho rằng MV đầu tư thấp mới là xu hướng. Thực tế cho thấy điều ngược lại, MV tiền tỷ không bảo chứng thành công nhưng MV giá rẻ hầu hết là “bom xịt”. Vì vậy, cuộc đua MV tiền tỷ của sao Việt chưa thể dừng lại.
Giữa một năm đầy rẫy MV đủ sắc thái, chân dung nghệ thuật của các nghệ sĩ hiện lên rõ nét: Tùng Dương với Human; Khánh Linh với Khanh Linh's Journey; Hồ Ngọc Hà với Love Songs 4; Nguyên Hà với Hôm qua, hôm nay và sau này; AMEE với Dreamee; Phùng Khánh Linh với yesteryear;…
Năm 2020 đánh dấu sự xuất hiện của nhạc cổ phong (không khí cổ xưa) Việt Nam dù dòng này đã khá phổ biến ở châu Á. Nguyễn Hồng Nhung được cho là ca sĩ đi tiên phong dòng nhạc này với album Ngô đồng.
'Thế giới phẳng' - thuận lợi hay áp lực cho nhân tố mới?
Sự phát triển công nghệ nói chung và bùng nổ truyền thông xã hội nói riêng khiến thị trường âm nhạc ngày càng phẳng. Thay vì các công thức cũ như bầu sô lăng-xê, báo chí lăng-xê, thi truyền hình thực tế…, cơ hội hiện chia đều cho bất cứ ai có đủ tài năng, sản phẩm đủ sức hút cùng yếu tố may mắn. Đơn cử, “Hiện tượng nhạc Trịnh” Hoàng Trang từ cô gái vô danh bỗng nổi tiếng sau một đêm từ clip cover Ta thấy gì đêm naycủa cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn; trở thành ca sĩ đứng trên các sân khấu lớn hát cùng nhiều nghệ sĩ gạo cội.
“Hiện tượng nhạc Trịnh” Hoàng Trang. Bên cạnh thuận lợi, thách thức với nghệ sĩ cũng đè nặng không kém. Năm 2020 ước tính hơn 100 MV ra mắt nhưng sản phẩm hot chỉ đếm trên đầu ngón tay. Một thị trường quá đông và cơ hội chia đều tạo ra 2 thái cực: kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra.
Không chỉ nhân tố mới, nghệ sĩ có tên tuổi cũng cảm thấy bị đe dọa. Dễ thấy, Lê Bảo Bình hay HuyR không phải ngôi sao, chưa từng đứng sân khấu lớn nhưng đều có MV cán mốc 100 triệu lượt xem trong vài tháng. Nhiều ca sĩ nghiệp dư dễ dàng kiếm vài triệu đến vài chục triệu lượt xem bằng sản phẩm đầu tư thấp. Trong khi đó, nhiều ca sĩ có sẵn tên tuổi phát hành MV, quảng bá rầm rộ để rồi chìm đi nhanh chóng.
Nhạc sĩ Phương Uyên, ca sĩ Phương Thanh thừa nhận không thể nắm bắt khán giả ngày nay thích gì. Noo Phước Thịnh cũng đầy chua chát: “Khi số phận hên xui chi phối quá nhiều vào thành công của sản phẩm, ca sĩ cũng trở nên rụt rè hơn cho những dự án mới”.
Trào lưu cover lụi tàn và đặc tính "dao hai lưỡi"
Nếu như những năm trước trào lưu cover các bản hit thập niên 2000, nhạc Hoa lời Việt là xu thế nổi trội thì riêng năm 2020, sản phẩm cover mất hẳn sức hút.
Hương Ly, Hoa Vinh, Jang Mi là hiện tượng cover nhiều năm qua nhưng các sản phẩm gần đây của họ chật vật để vượt mốc triệu lượt xem. See, Sing, Share mùa 1 của Hà Anh Tuấn từng rất hot, là series khơi mào trào lưu cover thì đến mùa 4 giảm nhiệt mạnh ngay cả khi anh có nhiều điều chỉnh mới mẻ.
Cover là con dao hai lưỡi. Trong thời đại công nghệ và truyền thông xã hội phát triển, cover là hướng đi thông minh để kiếm tiền cũng như thỏa mãn đam mê ca hát. Tuy nhiên, đặc tính của cover là giết dần sự sáng tạo - điều làm nên một nghệ sĩ. Vì thế hát cover là con đường mông lung, vô định mà người đi trên đó, thậm chí có là "Thánh cover", không tìm thấy đích đến của nghệ thuật chân chính.
Nhiều người nhận ra điều này đã chuyển sang tìm lối đi riêng. Tăng Phúc, Jang Mi nỗ lực ra sản phẩm mới, cố gắng giảm thiểu cover. "Thánh nữ Bolero" cho hay hiện tại mỗi năm cô chỉ cover 1 - 2 bài. Hương Ly, sau thời gian cover miệt mài, đã phát hành sản phẩm cá nhân như Thế thái, Hạnh phúc bỏ rơi em, Đông vân... Orange sau lùm xùm với Châu Đăng Khoa đã sa đà vào hát cover, phung phí giọng trời phú, hậu quả là sản phẩm mới đạt lượt xem rất thấp.
Cẩm Loan
Nhạc Việt 2019: Yếu tố đồng tính đổ bộ MV, Jack - KICM đối đầu Sơn Tùng
Năm 2019, nhạc Việt không có những cú bùng nổ đột phá, tập trung; thay vào đó là sự phát triển đồng đều giữa Indie lẫn Mainstream dàn trải cả năm. Các xu hướng mới thay thế xu hướng cũ.
">Nhạc Việt 2020: Rap lên ngôi, cover lụi tàn và cuộc đua MV tiền tỷ