smartphone xuất hiện ngày càng nhiều nhưng hầu hết vẫn rất giữ giá hoặc giảm không đáng kể. (Ảnh minh họa)
Theìsaogiásmartphonekhônggiảlich âm duongo website chuyên về tin tức công nghệ Digitimes của Đài Loan, các nhà sản xuất di động đặc biệt là di động thông minh (smartphone) của khu vực này đang rất vất vr trong việc tìm kiếm nhà cung cấp linh kiện.
Theo Digitimes, sự khan hiếm trầm trọng nhất nằm trong bộ phận linh kiện bảng mạch HDI. Nguyên nhân chính là hầu hết tất cả các hãng di động đều chuyển hướng sang sản xuất smartphone hoặc mở rộng năng lực sản xuất của các dây chuyền đã có.
Hsu Cheng-Hung, tổng giám đốc hãng sản xuất bảng mạch United cho biết hầu hết các hãng di động đều khan hiếm bộ phận này cho các mẫu smartphone tầm trung và cao cấp. “Rất nhiều hãng di động đang đẩy nhanh tốc độ sản xuất để hy vọng chớp thời cơ và mở rộng thị phần của mình. Điều này có nghĩa là linh kiện bảng mạch HDI sẽ còn khan hiếm đến hết năm 2010”, Hsu nói.
Căn hộ 25m2 do doanh nghiệp trong TPHCM xây dựng (Ảnh Zing.vn).
Về không gian sinh hoạt cộng đồng, thông tư cũng nêu rõ: Nhà chung cư, phần căn hộ chung cư trong nhà chung cư hỗn hợp phải bố trí không gian sinh hoạt cộng đồng, đảm bảo diện tích sử dụng bình quân tối thiểu đạt 0,8 m2/căn hộ, trong đó phải có không gian phù hợp để tổ chức hội nghị cư dân.
Đối với cụm nhà chung cư trong một dự án xây dựng khi không bố trí được không gian sinh hoạt cộng đồng trong từng tòa nhà, cho phép kết hợp tại một vị trí hoặc khu vực riêng biệt với tổng diện tích cho sinh hoạt cộng đồng được giảm tối đa 30%; bán kính từ sảnh các tòa nhà tới nơi sinh hoạt cộng đồng không quá 300 m và cần tính toán, thuyết minh đảm bảo nhu cầu sinh hoạt thuận tiện cho cư dân.
Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật áp dụng khi xây dựng mới, xây dựng lại nhà chung cư có chiều cao đến 150 m hoặc có đến 3 tầng hầm, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp.
Thông tư chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2020.
Xung quanh việc xây dựng căn hộ thương mại 25m2 đã có nhiều ý kiến tranh luận trái chiều trong suốt nhiều năm qua. Không ít ý kiến cho rằng đây sẽ là “cứu cánh” để người nghèo có cơ hội sở hữu nhà tại những đô thị lớn.
Trước thông tư 21 này dù chưa có quy định, Bộ Xây dựng đã “bật đèn xanh” cho doanh nghiệp thực hiện. Cách đây hơn 2 năm, khi có doanh nghiệp tại TPHCM xin ý kiến Bộ Xây dựng về việc triển khai xây dựng căn hộ này và Bộ đã có văn bản đồng ý. Theo đó đã có một vài đơn vị đã triển khai.
Trong khi chính TP.HCM lại bày tỏ quan điểm không cho phép xây dựng căn hộ thương mại dưới diện tích 45m2. UBND TP.HCM lý giải “cấm cửa” căn hộ này bởi việc xây dựng chung cư thương mại có diện tích căn hộ dưới 45m2 sẽ làm gia tăng quy mô dân số và áp lực lên hệ thống hạ tầng kỹ thuật, phá vỡ quy hoạch được phê duyệt, đồng thời có nguy cơ xuất hiện tình trạng “khu ổ chuột trên cao”.
KTS Phạm Thanh Tùng – Chánh Văn phòng Hội KTS Việt Nam lại thẳng thắn cho rằng, không thể phát triển căn hộ 25m2 đại trà với lý do là nhà ở cho người nghèo.
“Nhiều ý kiến đặt về về tỷ lệ bố trí căn hộ 25m2 trong một toà chung cư, điều này cũng cần rất linh hoạt nhưng không thể phát triển căn hộ 25m2 đại trà với lý do là nhà ở cho người nghèo. Nhà ở cho người thu nhập thấp không có nghĩa là đưa cho người ta ở những diện tích bé nhỏ nhất” – ông Tùng nói.
Vị Chánh Văn phòng Hội KTS Việt Nam cũng đặt vấn đề: Chính phủ đề ra và đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 mỗi người dân có 20m2 nhà ở thì căn hộ 25m2 dành cho ai? Người nghèo sẽ mua mỗi người một căn hộ?
Hồng Khanh
Bộ Xây dựng ‘bật đèn xanh’ cho căn hộ chung cư 25m2
- Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật chung quốc gia về nhà chung cư, trong đó Bộ này đề xuất cho phép xây dựng căn hộ diện tích tối thiểu là 25m2.
" alt="Bộ Xây dựng cho phép làm căn hộ thương mại diện tích 25m2"/>
Biểu đồ tốc độ tăng trưởng số người dùng 4G so với 5G tại khu vực Bắc Mỹ và Châu Á - Thái Bình Dương.
Trong năm đầu tiên mà 4G ra mắt công chúng, chỉ có 3 mẫu smartphone có khả năng tương thích với công nghệ này. Tuy nhiên với 5G, sẽ có ít nhất 20 mẫu smartphone 5G được ra mắt trong năm nay.
Theo vị chuyên gia của IHS Markit, công nghệ 5G sẽ sớm được tích hợp lên phần lớn những mẫu smartphone được ra mắt vào năm 2023.
Tuấn Nghĩa (Theo CNET)
" alt="Số thuê bao 5G sẽ đạt hơn 1 tỷ vào năm 2023"/>
Đại diện các doanh nghiệp BĐS phản ánh dự án bị ách tắc vì thời gian giải quyết thủ tục hành chính kéo dài.
Tương tự, đại diện doanh nghiệp khác cho hay, công ty ông đang triển khai dự án nhà ở xã hội ở huyện Bình Chánh. Quy hoạch khu đất đã phù hợp nhưng chưa xác định được chỉ tiêu quy hoạch. Bởi việc trao đổi giữa Sở QH&KT và Sở KH&ĐT gần cả năm vẫn chưa có hướng giải quyết.
Một vấn đề vướng mắc của doanh nghiệp BĐS tại TP.HCM lúc này chính là tiền sử dụng đất. Không chỉ khâu thẩm định giá đất, xác định giá đất làm cơ sở thu tiền sử dụng đất mà việc xác định tiền sử dụng đất bổ sung tại các dự án cũng bị kéo dài.
Nhận thức cán bộ cũng bị “vướng”
Về quy trình giải quyết thủ tục pháp lý đối với dự án nhà ở, ông Võ Văn Hoan – Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho rằng, vấn đề không nằm ở bao nhiêu bước mà đó là thời gian thực hiện các bước nhanh hay chậm. Để đẩy nhanh thủ tục pháp lý dự án cho doanh nghiệp, tới đây thành phố sẽ thành lập tổ chuyên gia.
“Nếu là dự án nhà ở sẽ có tổ chuyên trách do Sở Xây dựng chủ trì. Các sở ngành khác phải cử cán bộ chuyên trách đến họp bàn, tên họ rõ ràng chứ đừng nay cử người này mai cử người kia. Có vấn đề đã hiểu đúng rồi nhưng người khác đi họp lại hiểu không đúng. Còn đã thống nhất rồi thì việc nào trước thì giải quyết trước, không cần phải họp bàn nhiều”, ông Hoan nhấn mạnh.
Về nhận thức cán bộ, Phó Chủ tịch UBND thành phố cho rằng, đây cũng là vấn đề còn “vướng”. Vì bị thanh tra, kiểm tra nhiều dẫn tới cán bộ bị co thủ, không dám làm. Mà không dám làm là sai vì luật cho phép. Ngoài ra, việc vận hành giữa các cơ quan cũng “vướng”. Chính vì vậy, thành phố đang tìm cách gỡ tổng thể để làm cơ sở giải quyết những vấn đề cụ thể, chứ đi vào từng sự việc thì “muôn hình vạn trạng”, không giải quyết nổi.
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đề nghị các sở ngành đẩy nhanh thời gian giải quyết thủ tục pháp lý cho doanh nghiệp triển khai dự án.
Vấn đề tổ chức công việc, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh, mục tiêu nhắm tới là các cơ quan có trách nhiệm trong từng lĩnh vực phải làm sao đẩy nhanh việc triển khai thực hiện dự án, điều này không chỉ có lợi cho doanh nghiệp mà cả thành phố. Nếu để kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến tiến trình phát triển của thành phố, ảnh hưởng đến tiềm lực kinh doanh của các nhà đầu tư và ảnh hưởng đến uy tín của những người phục vụ quá trình phát triển của thành phố.
“Qua thanh tra, kiểm tra vừa rồi có những dự án bị vướng nhưng không phải do lỗi của doanh nghiệp mà do sự phối hợp giữa các ban ngành, dẫn đến những kết quả không hay. Vấn đề là chúng ta tích cực xử lý những vấn đề này như thế nào, như Quyết định 144 (Quyết định số 144/QĐ-STNMT-VP ngày 202/2/2020 về ban hành quy trình tiếp nhận và giải quyết hồ sơ xác định giá đất cụ thể - PV) của Sở TN&MT. Đây mới chỉ là văn bản, còn đi vào thực tiễn như thế nào thì đề nghị Giám đốc Sở TN&MT lưu ý”, Chủ tịch UBND TP.HCM chỉ đạo.
Tranh cãi về tiền sử dụng đất dự án nhà ở: Người đòi nộp sớm, kẻ muốn… từ từ
- Ngoài chi phí quản lý vốn và giải phóng mặt bằng, tiền sử dụng đất chiếm chi phí lớn khi triển khai một dự án nhà ở thương mại. Trong khi một số chủ đầu tư muốn nộp sớm thì cũng có doanh nghiệp muốn... từ từ.
" alt="Đâu là nơi cần “giải cứu” để khơi thông thị trường BĐS TP.HCM?"/>
Dự án nhà ở xã hội Bamboo Garden đang mở bán đợt 20.
Trong đợt mở bán lần thứ 20 này, số căn hộ NƠXH Bamboo Garden bán là 24 căn, giá căn hộ bán đã bao gồm VAT+ 2% phí bảo trì tạm tính là 9.960.000 đồng/m2. Riêng số căn hộ cho thuê trong dự án là 86 căn vẫn còn nguyên với giá cho thuê là 48.000 đồng/m2/tháng.
Được biết, khu NƠXH Bamboo Garden vốn là dự án thương mại nhưng được Tập đoàn CEO xin chuyển đổi thành NƠXH vào năm 2014. Dù dự án Bamboo Garden được bán trong thời điểm còn gói tín dụng cho vay ưu đãi 30.000 tỷ đồng nhưng trái ngược với nhiều dự án NƠXH phải tranh nhau xếp hàng dự án lại không nhận được sự quan tâm của người dân. Hơn 400 căn hộ thuê, mua trầy trật mở bán đến lần thứ 19 vẫn còn cả trăm căn và tiếp tục phải mở bán tới lần thứ 20.
Không chỉ ở dự án trên, một số dự án NƠXH trên địa bàn thành phố cũng rơi vào tình trạng mở bán ròng rã. Mỗi đợt rao bán, trung bình chỉ có khoảng 20-30 trường hợp đăng ký.
Mới đây, Dự án NƠXH AZ Thăng Long (Hoài Đức, Hà Nội) Cty TNHH Bánh kẹo Thăng Long làm chủ đầu tư thông báo mở bán lần thứ 12. Dự án có tổng số 1.496 căn. Sau 11 lần bán, chủ đầu tư mới bán được 475 căn hộ xã hội, còn 231 căn hộ dành cho thuê mua vẫn còn nguyên. Lần bán thứ 12 này, chủ đầu tư công bố đẩy ra thị trường 354 căn với giá 14.017.594 đồng/m2 (chưa bao gồm VAT và 2% phí bảo trì). Dự án được bán suốt từ năm 2015 đến nay vẫn chưa hết hàng.
Tính đến hết 2018, TP Hà Nội chỉ đạt 14% kế hoạch phát triển NƠXH đặt ra. Nếu tính cả 10 dự án dự kiến sẽ hoàn thành trong giai đoạn 2019 – 2020 thì Hà Nội mới đạt được 38% chỉ tiêu kế hoạch đặt ra từ cuối năm 2014.
Hay tại Dự án NƠXH tại ô đất 5.B2 (Đông Hội, Đông Anh, Hà Nội) do Cty TNHH Thăng Long làm chủ đầu tư với tổng số căn hộ 504 căn. Sau 7 lần mở bán, chủ đầu tư mới bán được 228 căn. Mới đây, trong lần mở bán thứ 8, chủ đầu tư thông báo bán 177 căn. Trong 97 căn hộ NƠXH thuộc diện cho thuê vẫn còn đến 97 căn chưa ai thuê sau 7 lần thông báo. Mặc dù ở xa trung tâm, nhưng mức giá chủ đầu tư đưa ra là 15 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm phí bảo trì).
Với việc mở bán đến lần thứ 20 nhiều người cho rằng, dự án Bamboo Garden của CEO Group xác lập mức kỷ lục trở thành “vua” bán nhà với số lần nhận hồ sơ mua nhà lớn nhất từ trước đến nay.
Đánh giá về thực trạng này, nhiều chuyên gia bất động sản cho rằng, người dân mua nhà để ở và nơi đó còn phải có những công trình đáp ứng nhu cầu tối thiểu trong cuộc sống của họ như các tiện ích, trường học, bệnh viện, hạ tầng giao thông…
Trong khi đó, các khu vực xa trung tâm thường thiếu nhiều điều kiện về kết nối giao thông với các khu vực khác, chất lượng hạ tầng xã hội và dịch vụ thấp. Còn những nơi có nhiều cơ quan, doanh nghiệp, các tổ chức phát sinh nhiều lao động làm việc lại rất ít dự án nhà giá rẻ, bình dân. Điều này gây ra nghịch lý thực tế nhu cầu về nhà ở của người dân vẫn rất lớn đặc biệt với những đối tượng có mức thu nhập thấp, trung bình nhưng vẫn nhan nhản những dự án như Bamboo Garden mở bán hết năm này qua năm khác vẫn cứ ế.
Hà Nội “vỡ trận” nhà ở xã hội
Theo kết quả kiểm toán chương trình NƠXH của TP.Hà Nội giai đoạn 2015-2018 được Kiểm toán nhà nước (KTNN) công bố cho thấy, đến thời điểm kiểm toán (tháng 5/2019), Hà Nội chưa có văn bản hướng dẫn quy định cụ thể về tiêu chí xét duyệt theo thứ tự ưu tiên đối tượng có nhu cầu mua, thuê mua NƠXH.
Tính đến hết 2018, TP Hà Nội chỉ đạt 14% kế hoạch phát triển NƠXH đặt ra. Nếu tính cả 10 dự án dự kiến sẽ hoàn thành trong giai đoạn 2019 – 2020 thì Hà Nội mới đạt được 38% chỉ tiêu kế hoạch đặt ra từ cuối năm 2014. Hà Nội cũng chưa cập nhật điều chỉnh kế hoạch hàng năm, xác định rõ kế hoạch phát triển NƠXH để cho thuê vào kế hoạch phát triển nhà ở của thành phố giai đoạn 2016 – 2020.
Hầu hết các dự án NƠXH giai đoạn 2015 – 2020 được UBND TP Hà Nội phê duyệt vào cuối năm 2014, dự kiến hoàn thành 2015 và giai đoạn 2016 – 2020 đều bị chậm tiến độ. Thậm chí, một số dự án còn chưa có thông tin tiến độ hoặc không thực hiện, được thu hồi bàn giao đất lại cho thành phố.
Dự án Hope Residences (phường Phúc Đồng, quận Long Biên) thi công xong móng mới cấp phép xây dựng.
Theo kế hoạch, dự kiến đến đầu 2015 có 6 dự án NƠXH được hoàn thành nhưng 6/6 dự án không hoàn thành như kế hoạch đặt ra (3/6 dự án chưa triển khai xây dựng; 3/6 dự án đang xây dựng nhưng chậm tiến độ).
Trong giai đoạn 2016 – 2020, theo kế hoạch đặt ra, dự kiến có 15 dự án NƠXH được xây dựng, hoàn thành nhưng chưa có dự án nào hoàn thành (2/15 dự án chưa triển khai xây dựng; 7/15 dự án chưa có chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc chấp thuận dự án đầu tư; 1/15 dự án không có thông tin tình hình triển khai; 2/15 dư án dừng triển khai không thực hiện được NƠXH hoặc thu hồi; 3/15 dự án đã được chấp thuận chuyển mục tiêu đầu tư sang nhà ở thương mại).
Đáng chú ý, KTNN cũng cho biết, có 3 dự án NƠXH được chuyển mục tiêu đầu tư nhà ở thương mại không có trong quy định của luật Nhà ở 2014 và các nghị định (Dự án NƠXH tại ô đất quy hoạch C.6/NO12, phường Giang Biên, quận Long Biên; Dự án khu đô thị NƠXH Đại Áng; Dự án NƠXH tại dự án Khu chức năng đô thị Đại Mỗ giai đoạn 1 phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm).
Nhiều dự án vi phạm thi công khi không có giấy phép như tại Dự án NƠXH để bán và cho thuê tại ô đất NO4 và một phần ô đất NO3 khu đô thị Tứ Hiệp (huyện Thanh Trì) do Cty cổ phần Tứ Hiệp Hồng Hà Dầu Khí làm chủ đầu tư cấp phép xây khi công trình đã thi công xong phần thô; dự án xây dựng Khu NƠXH tại ô đất B8.NXH (dự án Hope Residences) do Công ty Cổ phần Phát triển nhà Phúc Đồng làm chủ đầu tư (phường Phúc Đồng, quận Long Biên) đã thi công xong móng mới cấp phép xây dựng… Ngoài các dự án trong danh mục được phê duyệt theo Quyết định 6336, Hà Nội còn 9 dự án khác chậm triển khai thực hiện.
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, tính đến tháng 1/2020 trên địa bàn cả nước đã hoàn thành 207 dự án NƠXH, quy mô xây dựng khoảng hơn 85.810 căn, với tổng diện tích hơn 4.290.500 m2; đang tiếp tục triển khai 220 dự án với quy mô xây dựng khoảng 179.640 căn. Riêng trong năm 2019, bộ này đã hoàn thành 9 dự án NƠXH dành cho người thu nhập thấp, quy mô khoảng 4.110 căn hộ. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng đánh giá kết quả trên chưa đạt yêu cầu đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Huỳnh Anh
Trái lệnh Thủ tướng, Hà Nội chuyển dự án nhà xã hội thành nhà thương mại
- Theo Kiểm toán nhà nước, dự án nhà ở xã hội tại ô đất quy hoạch C.6/NO12 (Long Biên, Hà Nội) đã có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về triển khai thực hiện nhưng thành phố không thực hiện và cho phép chuyển sang nhà ở thương mại…
" alt="Dự án Bamboo Garden ròng rã 5 năm 19 lần mở bán vẫn ế"/>
Một thông tin rao bán "cắt lỗ" chung cư trên trang web về bất động sản
Các căn hộ rao bán có diện tích từ 58,8 đến 75m2 có giá rao bán từ 1,25 tỷ đồng đến 1,6 tỷ đồng, đầy đủ nội thất.Không chỉ ở Hà Nội, nhiều căn hộ ven biển ở TP Nha Trang (Khánh Hòa) cũng đang rao bán vì dịch Covid-19 không có khách thuê nên cần bán cắt lỗ.
Trước việc thị trường xuất hiện nhiều thông tin rao bán chung cư cắt lỗ, trao đổi với PV, ông Phạm Đức Toản - Tổng giám đốc Công ty Bất động sản AZ Việt Nam cho rằng, hiện tượng này không có gì lạ bởi câu chuyện cắt lỗ chung cư đã phổ biến từ cuối năm ngoái.
Theo ông Toản, nếu năm ngoái 90% người mua chung cư bán ra đều lỗ thì có lẽ bây giờ tỷ lệ này còn tăng cao hơn.
Không chỉ ở thị trường Hà Nội, chung cư ở thành phố ven biển cũng rao bán cắt lỗ rất nhiều.
Tuy nhiên, theo ông Toản, mọi thứ mới chỉ bắt đầu, thị trường chung cư sẽ còn xuống nhưng không phải toàn thị trường mà chỉ xuống ở một số khu vực và dự án, chủ yếu là thị trường thứ cấp.“Trong bất kỳ cuộc khủng hoảng nào thì các tài sản như vàng, ngoại tệ, bất động sản đều là nơi ‘trú ẩn’ an toàn. Với bất động sản thì phải đảm bảo được các yếu tố: giữ được giá trị hay thậm chí tăng giá; có tính thanh khoản tốt; có thể khai thác kinh doanh hoặc cho thuê... thì mới được nhà đầu tư quan tâm. Do đó, đất nền và bất động sản thương mại thường được quan tâm nhiều hơn. Còn chung cư hoặc bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng thường gặp khó trong bối cảnh như thế này”, ông Toản phân tích.
Ông Toản cho rằng, sẽ rất khó để nhận định chung cư ở thị trường thứ cấp sẽ giảm xuống bao nhiêu, tuy nhiên khi giá sản phẩm giảm xuống thấp hơn mặt bằng từ 15-20% thì sẽ bán nhanh; còn mức độ các nhà đầu tư thường chỉ chấp nhận giảm ở mức 5-10%.
“Khi giá ở thị trường thứ cấp giảm sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc chủ đầu tư bán sản phẩm tại dự án đó hoặc các dự án có cùng phân khúc, vị trí. Giai đoạn trước, chủ đầu tư thường bắt tay với các đơn vị môi giới dùng các công cụ truyền thông để thúc đẩy bán hàng nhưng đến cuối năm 2019, phương thức này đã không còn hiệu quả”, ông Toản đánh giá.
Báo cáo về tình hình thị trường bất động sản quý 1 năm nay, lãnh đạo Hội môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết, thị trường vô cùng trầm lắng so với cùng kỳ hàng năm khi lượng cung, giao dịch, tỷ lệ hấp thụ ở mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua.
“Mặc dù thị trường vô cùng trầm lắng song giá bán bất động sản không hề có sự sụt giảm so với quý 4/2019. Chưa có bất cứ doanh nghiệp nào công bố chính sách giảm giá sản phẩm” - lãnh đạo Hội môi giới Bất động sản Việt Nam đánh giá.
Minh Thư
Bất động sản giữa đại dịch, lộ doanh nghiệp yếu kém loay hoay bán dự án
- Trong bối cảnh tín dụng siết chặt cộng với không bán được sản phẩm do dịch bệnh, đã xuất hiện dấu hiệu nhiều chủ đầu tư yếu năng lực tài chính đã tìm kiếm nhà đầu tư để chào mời, chuyển nhượng dự án…
" alt="Làn sóng rao bán chung cư “cắt lỗ”: Mới chỉ bắt đầu..."/>