Chi hàng chục triệu cho lễ tri ân: Trọng chữ tình hay ưa hình thức?
Những ngày vừa qua,àngchụctriệucholễtriânTrọngchữtìnhhayưahìnhthứbxh bd phap Lễ tri ân - trưởng thành được rất nhiều trường trên cả nước tổ chức cho học sinh cuối các cấp.
Lễ tri ân - trưởng thành được coi là dịp để học sinh bày tỏ tình cảm, lòng biết ơn với ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè… - những người đã tận tâm nuôi nấng, dạy dỗ, sẻ chia vui buồn với các em suốt những năm học phổ thông.
Tuy nhiên, mỗi thời mỗi khác, mỗi người một cách thể hiện. Trước đây, lễ này thường chỉ một bữa liên hoan cuối năm với bánh kẹo, hoa quả, nước ngọt và viết lưu bút để nhớ lại một thời áo trắng với biết bao kỷ niệm vui buồn tuổi học trò là đủ để lại dấu tuổi học trò.
Bây giờ cuộc sống đã khá hơn, thay cho buổi liên hoan chia tay là Lễ tri ân - trưởng thành, được tổ chức bài bản hơn. Ngành giáo dụccác địa phương cũng định hướng một số hoạt động cụ thể nhằm đảm bảo Lễ tri ân mang không khí vui tươi, ấm áp, tiết kiệm; lưu lại những kỷ niệm đẹp đẽ, sâu sắc cho học sinh cuối cấp; tác động tích cực đến nhận thức, tư tưởng của học sinh, góp phần định hình các hoạt động mang tính văn hóa truyền thống của nhà trường.
Với ý nghĩa như vậy, Lễ tri ân - trưởng thành thường nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của cha mẹ học sinh. Không chỉ cho tiền, giúp con thực hiện một số công việc cho buổi lễ như chụp ảnh kỷ yếu, mua quà tặng, thuê quần áo văn nghệ… mà cha mẹ học sinh còn nhiệt tình tham gia các hoạt động với trường với lớp.
Tuy nhiên, hoạt động tri ân - trưởng thành ở một số nơi đã bắt đầu quá đà. Đó là khi những người tổ chức quá chú trọng hình thức, sao cho trường lớp mình phải hơn trường lớp khác, hay chí ít cũng bằng bạn bằng bè.
Nhiều học sinh đã than phiền vì phải tập dượt nhiều lần cho Lễ tri ân. Các em phải tập từ việc ngồi chỗ nào, bày tỏ thái độ ra sao cho “xúc động”, tặng hoa tặng quà, nói lời tri ân với thầy cô trên sân khấu thế nào cho tình cảm... Tuổi học sinh vốn hồn nhiên, trong sáng, nhưng nay phải “diễn” cho đúng kịch bản nên thấy gượng gạo, ngại ngùng… Đó là chưa kể tập dượt nhiều khiến học sinh uể oải, đến khi lễ thật khó chú tâm vào bài nói chuyện của thầy cô.
Có em đã không ngần ngại bày tỏ trên Faccebok cá nhân chỉ muốn sự kiện tri ân diễn ra đơn giản, ấm áp, có sự chứng kiến của bố mẹ. Khi đó, các em sẽ được nói những lời cảm ơn chân thành tới gia đình, thầy cô và nhận sự động viên của mọi người để vững vàng vượt qua kỳ thi sắp tới.
Còn phụ huynh, nhiều người cũng cho rằng Lễ tri ân hiện nay dài dòng, hình thức, như là dịp khoe thành tích của trường, của lớp. Trong khi trên bục sân khấu, thầy đọc diễn văn dài mấy trang thì ở dưới, học sinh lại mải mê chơi điện tử, lướt Facebook, chụp hình lưu niệm, ký tên vào áo, sổ lưu bút… Nhiều buổi Lễ tri ân hiện nay dù đầy đủ hơn nhưng thiếu cảm xúc, không giống như thời đi học của thế hệ 7X, 8X trước đây.
Cá biệt, nhiều Lễ tri ân bị “biến tấu” khó chấp nhận, trở thành một cuộc liên hoan, tặng quà cuối năm không hơn không kém. Thậm chí, có trường còn đưa Lễ tri ân ra nhà hàng, tổ chức lễ tiệc như cho người lớn… với chi phí hàng chục triệu đồng. Do đó, Lễ tri ân kết thúc trong sự thiếu vắng những cảm xúc chân thành, những lời sẻ chia, ước hẹn, nhắn nhủ của thầy trò trước khi bước sang môi trường mới…
Thậm chí, ở một số nơi, Lễ tri ân đang trở thành sân chơi cho phụ huynh có điều kiện đua trao quà với giá trị vật chất lớn cho con em mình và nhà trường, khiến nhiều người khác không khỏi chạnh lòng.
Làm cha mẹ, ai cũng mong con mình học giỏi, sống trọng tình nghĩa, biết hiếu kính. Không ai muốn nhìn những gương mặt học trò trang điểm cầu kỳ làm mất đi sự ngây thơ hồn nhiên của tuổi trăng tròn. Không ai cần những giọt nước mắt giả tạo từ con trẻ. Càng không ai muốn những lễ tri ân dài dòng, nặng nề báo cáo khoe khoang.
Hãy giúp con em mình có một buổi Lễ tri ân đúng nghĩa. Tại sao không tổ chức một Lễ tri ân ngay trong sân trường hay thậm chí là lớp học, kết hợp với Lễ bế giảng với những hoạt động đơn giản nhưng ấm áp tình thầy trò? Ở đó, học sinh phát biểu cảm ơn thầy cô, kể chuyện về những tiết học, môn học hoặc giáo viên có nhiều ấn tượng. Hoặc tùy khả năng, các em có thể viết, vẽ về những kỷ niệm sau mấy năm học tập. Những dòng lưu bút của học trò được dán lên trong lớp học, kẹp vào sổ lưu bút nhà trường...
Những hoạt động thiết thực, gần gũi ấy sẽ là kỷ niệm đẹp đi theo học sinh trên suốt những chặng đường trưởng thành của các em sau này. Còn tổ chức Lễ tri ân cho hoành tráng mà không đọng lại điều gì cũng trở nên vô nghĩa, lãng phí, thậm chí phản cảm mà thôi.
Chia tay hôn nhau giữa sân trường, các con đừng làm việc tầm thường
'Hôn môi ngay tại sân trường là hành vi thiếu chuẩn mực và văn hoá', 'Từ khi nào một nụ hôn, một cái ôm có thể khiến con người mất danh dự?'... là những góc nhìn khác nhau về việc học sinh cuối cấp hôn nhau trong ngày bế giảng.下一篇:Nhận định, soi kèo Al Hilal vs Al
相关文章:
- Nhận định, soi kèo Bekasi City vs Adhyaksa Farmel, 15h30 ngày 30/1: Cơ hội cho chủ nhà
- Nhận định, soi kèo Sama SC vs Um Al Qotain, 21h00 ngày 10/10
- Siêu máy tính dự đoán Singapore vs Việt Nam, 20h00 ngày 26/12
- Nhận định, soi kèo Dhofar vs ibri, 20h20 ngày 10/10
- Soi kèo phạt góc Leganes vs Rayo Vallecano, 3h00 ngày 1/2
- Nhận định, soi kèo Rivers United vs Kwara United, 22h00 ngày 11/10
- Nhận định, soi kèo Abia Warriors vs Kano Pillars, 22h00 ngày 11/10
- Nhận định, soi kèo nữ Angola vs nữ Mozambique, 17h00 ngày 10/10
- Nhận định, soi kèo Esteghlal vs Esteghlal Khuzestan, 20h30 ngày 30/1: Cơ hội cho chủ nhà
- Nhận định, soi kèo Pyramids vs Pharco, 01h00 ngày 26/12: Bệ phóng sân nhà
相关推荐:
- Nhận định, soi kèo Dempo SC vs Delhi, 17h00 ngày 29/1: Khách ‘tạch’
- Nhận định, soi kèo Libertad FC vs Guayaquil City, 7h00 ngày 10/10
- Nhận định, soi kèo Lokomotiv Oslo vs Lillestrom B, 23h30 ngày 9/10
- Nhận định, soi kèo Flekkeroy IL vs Valerenga B, 22h00 ngày 09/10
- Nhận định, soi kèo Central Cordoba vs Atletico Tucuman, 07h30 ngày 31/1
- Nhận định, soi kèo nữ Angola vs nữ Mozambique, 17h00 ngày 10/10
- Nhận định, soi kèo Tyumen vs Torpedo Moscow, 20h30 ngày 09/10
- Nhận định, soi kèo Odd Grenland B vs Fredrikstad 2, 23h00 ngày 9/10
- Nhận định, soi kèo Umm Salal vs Al Duhail, 20h30 ngày 31/1: Cuốn bay đối thủ
- Nhận định, soi kèo Blooming vs Royal Pari, 7h30 ngày 10/10
- Nhận định, soi kèo Kapaz vs Sabah Baku, 19h00 ngày 31/1: Cơ hội của đội khách
- Nhận định, soi kèo Nusantara Utd vs PSMS Medan, 14h50 ngày 30/1: Một mất một còn
- Nhận định, soi kèo Al Wasl vs Ittihad Kalba, 22h59 ngày 30/1: Bản lĩnh lên tiếng
- Nhận định, soi kèo Stuttgart vs Monchengladbach, 21h30 ngày 1/2: Chưa thể vực dậy
- Nhận định, soi kèo Comunicaciones vs Deportivo Marquense, 10h0 ngày 30/1: Chặn đà tiến của khách
- Nhận định, soi kèo Dempo SC vs Delhi, 17h00 ngày 29/1: Khách ‘tạch’
- Nhận định, soi kèo Hermannstadt vs UTA Arad, 22h00 ngày 31/1:
- Soi kèo góc Juventus vs Benfica, 3h00 ngày 30/1
- Nhận định, soi kèo Prachuap vs Buriram United, 18h00 ngày 29/1: Cửa trên ‘ghi điểm’
- Nhận định, soi kèo Nottingham vs Brighton, 19h30 ngày 1/2: Mòng biển gãy cánh