Thế giới

Kiều bào với biển đảo Việt Nam

字号+ 作者:NEWS 来源:Kinh doanh 2025-02-02 09:58:12 我要评论(0)

Các khách mời tham gia cuộc tọa đàm với chủ đề "Câu chuyện Trường Sa" (Ảnh: VOV).Ngày 20/11, Ủy ban đội hình man city gặp tottenhamđội hình man city gặp tottenham、、

Kiều bào với biển đảo Việt Nam - 1

Các khách mời tham gia cuộc tọa đàm với chủ đề "Câu chuyện Trường Sa" (Ảnh: VOV).

Ngày 20/11, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao đã tổ chức chương trình giao lưu tọa đàm "Kiều bào với biển đảo Việt Nam" theo hình thức trực tuyến kết hợp trực tiếp, với hơn 30 điểm cầu tại Việt Nam và trên thế giới nhằm đáp ứng tình cảm cũng như lòng mong mỏi của cộng đồng người Việt ở trên khắp năm châu.

Từ năm 2020, do đại dịch Covid-19 bùng phát nên các chuyến đi kiều bào thăm Trường Sa, Nhà giàn DK1 đã không thể tổ chức. Do vậy, đây là cơ hội hiếm có để những người Việt xa quê hiểu hơn về tình hình của quê hương cũng như là vấn đề chủ quyền biển đảo của Việt Nam.  

Buổi giao lưu Tọa đàm có sự tham gia của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về NVNONN Phạm Quang Hiệu; Chuẩn Đô đốc, nguyên Phó Tham mưu trưởng Hải quân nhân dân Việt Nam Đỗ Minh Thái; đại diện lãnh đạo Bộ Tư lệnh Hải quân; Ủy ban Nhà nước về NVNONN; Nhà hát ca múa nhạc quân đội; cùng đông đảo các chiến sĩ hải quân và kiều bào trong và ngoài nước.

Ông Phạm Quang Hiệu, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về NVNONN cho biết, đây là hoạt động hết sức có ý nghĩa tiếp nối chuỗi hoạt động kỷ niệm 60 năm Đường Hồ Chí Minh trên biển, con đường huyền thoại với những chiến công hiển hách của nhân dân ta và lực lượng hải quân anh hùng. Đồng bào ta ở nước ngoài luôn quan tâm và thể hiện tình cảm sâu nặng đối với các lực lượng cán bộ, chiến sĩ đang ngày đêm canh giữ biển trời, chủ quyền biển đảo Tổ quốc.

Nhằm đáp ứng nguyện vọng và tình cảm của kiều bào ta, kể từ năm 2012 đến năm 2019, Ủy ban Nhà nước về NVNONN đã phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức được 8 đoàn đến thăm và động viên cán bộ, chiến sĩ và nhân dân huyện đảo Trường Sa, Nhà giàn DK1 với sự tham gia của hơn 600 kiều bào. Đây cũng là dịp để kiều bào ra từ nhiều nơi trên thế giới gỡ, giao lưu và kết nối, tạo sự gắn kết với nhân dân trong nước, góp phần tăng cường tình đoàn kết dân tộc.

Câu chuyện Trường Sa

Tọa đàm xoay quanh hai chủ đề chính là "Câu chuyện Trường Sa" và "Hiệu ứng lan tỏa", với sự giao lưu, chia sẻ của các vị khách mời thuộc Bộ tư lệnh Hải quân, kiều bào khắp nơi trên thế giới và những người đã từng tham gia dự án Nhà giàn DK1.

Ông Eteetera Nguyễn, kiều bào Mỹ, chia sẻ cảm nhận của bản thân khi lần đầu tiên được tham gia hành trình đến với Trường Sa. Qua chuyến đi, ông có thêm những tài liệu chân thực, quý giá, những kỷ niệm về những người đồng bào xa quê hương. Chuyến đi cũng góp phần bồi đắp tình yêu quê hương, thêm sự tin tưởng và thấu hiểu với những khó khăn của đất nước trong nhiệm vụ giữ gìn biển đảo của Tổ quốc.

Ông Đỗ Minh Thái, Chuẩn Đô đốc, nguyên Phó Tham mưu trưởng Hải quân nhân dân Việt Nam, nhớ lại những kỷ niệm khi lần đầu tiên đưa 5 kiều bào đến thăm Trường Sa và Nhà giàn DK1 vào năm 2011, trong đó có các kiều bào Ba Lan và Thái Lan. Ông cho rằng "Chủ quyền biển đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1 chính là chất kết dính khối đại đoàn kết của cộng đồng người dân Việt Nam trong nước và nước ngoài."

Chị Cao Hồng Vinh, kiều bào Việt Nam tại đầu cầu Ba Lan cùng những thành viên câu lạc bộ Trường Sa tại Ba Lan, nói rằng mỗi lần đi thăm đảo như một lần được trở về ngôi nhà yêu thương. Chị cho biết, hơn 100 thành viên là những người từng tham gia chuyến đi Trường Sa và Nhà giàn DK1 hiện vẫn thường xuyên hoạt động, trao đổi những câu chuyện, kỷ niệm về những lần được trở về quê hương.

Tọa đàm cũng nêu bật những hoạt động ý nghĩa, đóng góp thiết thực của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong công tác tuyên truyền về chủ quyền biển đảo, đồng thời tăng cường kết nối, giao lưu, thúc đẩy hợp tác để phát huy vai trò của cộng đồng kiều bào trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Anh Hồng Quân, đại diện kiều bào tại châu Phi, thành viên trong dự án "Trường Sa, Nhà giàn DK1, Hành trình từ trái tim" chia sẻ câu chuyện về nỗ lực kết nối, lan tỏa thông tin về Trường Sa tới cộng đồng kiều bào ở nhiều nơi trên thế giới. Từ năm 2018, anh Quân cùng các cộng sự đã triển khai một số dự án như lịch Tết hằng năm với các hình ảnh về biển đảo, chiến sĩ được nhiều kiều bào đóng góp sau mỗi chuyến đi. Tính đến năm 2020, dự án đã in được hơn 20.000 nghìn ấn phẩm và gửi tới kiều bào trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Anh David Nguyễn, kiều bào tại Mỹ, người đã tham gia chuyến đi Trường Sa vào năm 2014, kể về cách anh lan tỏa thông điệp, thông tin chính xác tới cộng đồng người Việt Nam tại nhiều nơi trên thế giới. Thông qua việc thu thập những hình ảnh, thước phim, tài liệu quý giá về đời sống của quân dân trên đảo, anh đã có những bài viết và những buổi tranh luận để đem lại góc nhìn chân thật nhất tới kiều bào ta tại nước ngoài.

Chị Hiệu, một nhà văn và kiều bào Pháp, lan tỏa thông điệp qua cuốn sách chị viết sau chuyến đi Trường Sa vào năm 2014. Chị nói, cuốn sách cho chị cơ hội để bày tỏ nhiều suy nghĩ, tình cảm hơn và đồng thời có thể tổng hợp những câu chuyện, kỷ niệm của kiều bào khác.

Nhiều kiều bào tại các đầu cầu như Đức, Séc, Italy, Hàn Quốc… cũng đã chia sẻ về các hoạt động của cộng đồng người Việt Nam tại nước ngoài trong việc tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo như Phong trào đoàn áo dài vì hòa bình, chương trình gặp nhau cuối năm hay các quỹ chủ quyền biển đảo Việt Nam,… để gửi đến Trường Sa và Nhà giàn DK1.

Ông Phạm Hải Chiến, Ủy viên Hiệp hội Doanh nhân và Đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc, thành viên sáng lập Quỹ vì chủ quyền biển đảo Việt Nam tại Hàn Quốc, cho biết cộng đồng người Việt Nam tại nước ngoài là những sứ giả tại các nước sở tại, và luôn tranh thủ tận dụng tối đa các hoạt động trong cộng đồng để lan tỏa tình yêu biển đảo, đồng thời tìm kiếm những con người tâm huyết để triển khai hiệu quả các dự án.

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, buổi giao lưu tọa đàm đã bắc nhịp cầu nối liền những tấm lòng từ khắp năm châu, tạo cơ hội để kiều bào từ nhiều địa bàn chia sẻ, bày tỏ sẵn sàng đồng lòng và có những hành động thiết thực tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
gk 1536x1023 1 1200x799.jpeg
Mô hình máy bơm chạy bằng năng lượng mặt trời. Ảnh: GK

Bên cạnh đó, nhu cầu máy bơm năng lượng mặt trời gia tăng nên chi phí mỗi chiếc máy cũng giảm đáng kể, phù hợp với khả năng tài chính của nông dân. Những khu vực có nhiều ánh sáng mặt trời, thị trường máy bơm năng lượng mặt trời ngày càng phát triển. 

Không chỉ vậy, IoT cho phép giám sát thời gian thực và điều khiển từ xa, tạo ra hệ thống tưới tiêu thông minh, hiệu quả và giảm chi phí. 

Mặc dù chi phí ban đầu có thể cao hơn nhưng tiết kiệm về dài hạn khiến máy bơm năng lượng mặt trời trở thành giải pháp bền vững hơn trong nông nghiệp.

Theo đánh giá, sự quan tâm ngày càng tăng của doanh nghiệp và người tiêu dùng đối với các giải pháp thân thiện với môi trường, máy bơm năng lượng mặt trời trở thành nhân tố chính trong quá trình chuyển dịch sang năng lượng tái tạo.

Việc sử dụng máy bơm năng lượng mặt trời giúp Ấn Độ giảm lượng khí thải carbon và phát triển bền vững. 

Tại Việt Nam, với phần lớn diện tích làm nông nghiệp, ứng dụng máy bơm năng lượng mặt trời có thể là một giải pháp cho người nông dân tiết kiệm chi phí, đặc biệt là ở những khu vực nhiều nắng và có mùa khô kéo dài như miền Trung và miền Nam. 

(Theo Tạp chí PV)

" alt="Máy bơm năng lượng mặt trời, Việt Nam có thể áp dụng" width="90" height="59"/>

Máy bơm năng lượng mặt trời, Việt Nam có thể áp dụng

456946225_805289291808088_2809881700602783840_n.jpg
Trần Trung Hiếu đã giành học bổng toàn phần làm nghiên cứu sinh tại Viện Bách khoa Paris (Ảnh: NVCC)

Hiện tại, Trần Trung Hiếu đã giành học bổng toàn phần làm nghiên cứu sinh tại Viện Bách khoa Paris và đang ở Pháp để tiếp tục học tập. Chàng trai Hà Nội có 1 bài báo khoa học xuất bản hội nghị quốc tế trong quãng thời gian là sinh viên, liên quan đến Thiết kế điểm kiểm soát mặt đất để hạ cánh chính xác khi giao hàng bằng thiết bị bay không người lái.

Trong khi đó, Nguyễn Thế An hiện là kỹ sư nghiên cứu ở FPT Software, chuyên nghiên cứu về lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo. Chàng trai Bắc Ninh có 2 bài báo là đồng tác giả đang được bình duyệt tại Hội nghị quốc tế về hệ thống xử lý thông tin mạng thần kinh (NeurIPS 2024).

IMG_2844.jpg
Nguyễn Thế An hiện là kỹ sư chuyên nghiên cứu về lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo.

Sắp tới, ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ tổ chức lễ tốt nghiệp cho hơn 4.000 sinh viên. Trong số này, có khoảng 10% sinh viên tốt nghiệp loại Xuất sắc. Lý giải tỷ lệ tốt nghiệp loại Giỏi, Xuất sắc tại ĐH Bách khoa Hà Nội có xu hướng tăng hàng năm, lãnh đạo ĐH Bách khoa Hà Nội cho hay điều này một phần đến từ việc ngay từ khi vào trường, sinh viên đã được hướng dẫn, tư vấn để có định hướng và phương pháp học tập đúng đắn, phù hợp.

“Các em cần phải trả lời được câu hỏi, sau khi tốt nghiệp Bách khoa xong sẽ làm gì trong 3 – 4 năm.

Từ đó, trong những năm đầu, các em sẽ vạch ra được lộ trình phù hợp với hoàn cảnh, khả năng, mong muốn của bản thân và gia đình”, đại diện ĐH Bách Khoa nói.

Điểm chuẩn Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 cao nhất 28,53 điểmCác ngành Khoa học Máy tính, Kỹ thuật Máy tính, Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo, Kỹ thuật Điều khiển - Tự động hóa có điểm chuẩn vào Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 đều trên 28 điểm." alt="Lần đầu tiên ĐH Bách khoa Hà Nội có 2 thủ khoa tốt nghiệp tuyệt đối" width="90" height="59"/>

Lần đầu tiên ĐH Bách khoa Hà Nội có 2 thủ khoa tốt nghiệp tuyệt đối

gk 1536x1023 1 1200x799.jpeg
Mô hình máy bơm chạy bằng năng lượng mặt trời. Ảnh: GK

Bên cạnh đó, nhu cầu máy bơm năng lượng mặt trời gia tăng nên chi phí mỗi chiếc máy cũng giảm đáng kể, phù hợp với khả năng tài chính của nông dân. Những khu vực có nhiều ánh sáng mặt trời, thị trường máy bơm năng lượng mặt trời ngày càng phát triển. 

Không chỉ vậy, IoT cho phép giám sát thời gian thực và điều khiển từ xa, tạo ra hệ thống tưới tiêu thông minh, hiệu quả và giảm chi phí. 

Mặc dù chi phí ban đầu có thể cao hơn nhưng tiết kiệm về dài hạn khiến máy bơm năng lượng mặt trời trở thành giải pháp bền vững hơn trong nông nghiệp.

Theo đánh giá, sự quan tâm ngày càng tăng của doanh nghiệp và người tiêu dùng đối với các giải pháp thân thiện với môi trường, máy bơm năng lượng mặt trời trở thành nhân tố chính trong quá trình chuyển dịch sang năng lượng tái tạo.

Việc sử dụng máy bơm năng lượng mặt trời giúp Ấn Độ giảm lượng khí thải carbon và phát triển bền vững. 

Tại Việt Nam, với phần lớn diện tích làm nông nghiệp, ứng dụng máy bơm năng lượng mặt trời có thể là một giải pháp cho người nông dân tiết kiệm chi phí, đặc biệt là ở những khu vực nhiều nắng và có mùa khô kéo dài như miền Trung và miền Nam. 

(Theo Tạp chí PV)

" alt="Máy bơm năng lượng mặt trời, Việt Nam có thể áp dụng" width="90" height="59"/>

Máy bơm năng lượng mặt trời, Việt Nam có thể áp dụng