Ngoại Hạng Anh

Báo châu Á: "Tuyển Việt Nam thống trị, Indonesia có thể phải trả giá"

字号+ 作者:NEWS 来源:Bóng đá 2025-02-04 00:54:35 我要评论(0)

Tờ ESPN có bài viết về cục diện bảng B AFF Cup 2024 với nhan đề: "Những đối thủ quen thuộc tái hợp ntin tức về pep guardiolatin tức về pep guardiola、、

Tờ ESPN có bài viết về cục diện bảng B AFF Cup 2024 với nhan đề: "Những đối thủ quen thuộc tái hợp nhưng liệu đã đến lúc Indonesia phải trả giá?áochâuÁquotTuyểnViệtNamthốngtrịIndonesiacóthểphảitrảgiátin tức về pep guardiola". Trong đó, họ nhận định đội tuyển Việt Nam sẽ thống trị giải đấu này.

Báo châu Á: Tuyển Việt Nam thống trị, Indonesia có thể phải trả giá - 1

Tờ ESPN đánh giá cao đội tuyển Việt Nam (Ảnh: Sohu).

Tờ báo này bình luận: "Đội tuyển Việt Nam được cho là thế lực ở bảng B. Sau khi giành ngôi á quân AFF Cup 2022, đội tuyển Việt Nam quyết tâm chinh phục ngôi vô địch giải đấu năm nay. Đội bóng này triệu tập những gương mặt gần như tốt nhất tham dự giải đấu. Trong khi đó, Indonesia, Malaysia và Thái Lan không có được đội hình mạnh nhất.

Họ sở hữu nhiều cầu thủ kỳ cựu như Nguyễn Quang Hải, Nguyễn Văn Toàn, Nguyễn Tiến Linh, Đỗ Duy Mạnh, những người từng cùng đội tuyển Việt Nam vô địch AFF Cup 2018. Trong suốt thời gian dài, đội tuyển Việt Nam thực sự là thế lực ở Đông Nam Á.

Tuy nhiên, trong vòng một năm gần đây, đội tuyển Việt Nam có dấu hiệu tụt hậu. Đây là giải đấu mà "Rồng vàng" cần chứng minh rằng họ vẫn mạnh mẽ so với Indonesia và Thái Lan".

Bình luận về Indonesia, tờ ESPN viết: "Bất chấp việc Indonesia chưa vô địch AFF Cup, HLV Shin Tae Yong vẫn khẳng định sẽ sử dụng giải đấu này để chuẩn bị cho SEA Games vào năm tới.

Báo châu Á: Tuyển Việt Nam thống trị, Indonesia có thể phải trả giá - 2

Indonesia có thể lỡ hẹn với chức vô địch AFF Cup khi chỉ cử đội trẻ tham dự giải đấu (Ảnh: PSSI).

Đáng chú ý, trong số 24 cầu thủ Indonesia được triệu tập tham dự AFF Cup 2024, có tới 16 người chưa từng khoác áo đội tuyển quốc gia. Độ tuổi trung bình của Indonesia tham dự giải đấu cũng chỉ là 20,2.

Đội tuyển Indonesia có rất nhiều tiềm năng nhưng họ muốn xem AFF Cup để thử nghiệm đội hình. Có lẽ, Indonesia phải trả giá về quyết định này. Họ vẫn phải chờ đợi thêm để sở hữu chức vô địch AFF Cup đầu tiên trong lịch sử".

Tờ ESPN đánh giá Philippines là ẩn số thú vị ở giải đấu năm nay. Họ viết: "Một đội bóng khác cũng muốn chứng minh rằng họ không hề suy yếu, đó là Philippines. Sau khi lọt vào bán kết 4/5 kỳ AFF Cup từ năm 2010 đến năm 2018, Philippines đã không thể vượt qua vòng bảng.

Philippines cũng là đội có số lượng cầu thủ đang chơi ở nước ngoài lớn nhất giải đấu. Đáng chú ý là hai cầu thủ Michael Kempter và Michael Baldisimo, những người đang thi đấu ở Thụy Sĩ và Mỹ".

Vào ngày 9/12, đội tuyển Việt Nam sẽ bước vào trận đấu ra quân ở AFF Cup 2024 với Lào. Trong khi đó, Indonesia đối đầu với Myanmar.

Báo châu Á: Tuyển Việt Nam thống trị, Indonesia có thể phải trả giá - 3

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读

Như VietNamNet đã đăng tải, sau khi bất ngờ tìm lại được xe Mazda3 bị đánh cắp vào năm 2017 và được toà án ra quyết định trả lại xe vào tháng 4/2023, anh Lê Minh Hoàng (SN 1986, trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội) đã mang chiếc xe của mình đi làm thủ tục đăng ký lại.

Tuy nhiên, do chiếc Mazda3 của anh Hoàng đã bị cắt, hàn số khung số máy và thay thế bằng số khung số máy của một chiếc xe khác nên chủ xe này vẫn chưa được Đội Đăng ký và quản lý phương tiện (thuộc Phòng CSGT, Công an TP. Hà Nội) tiếp nhận hồ sơ "khai sinh lại" cho chính chiếc xe của mình.

Trường hợp như chiếc Mazda3 nói trên được giới thạo xe gọi là "chồng xác".

Chiếc Mazda3 của anh Hoàng đã bị "chồng xác" với vết cắt hàn số khung xe khá rõ. (Ảnh NVCC)

Theo tìm hiểu của phóng viên, "chồng xác" là chiêu trò sử dụng giấy tờ hợp pháp của một phương tiện (thường là xe bị tai nạn, cháy nổ không thể khôi phục được), rồi gắn sang một chiếc xe khác không có giấy tờ. Các xe "chồng xác" cho nhau thường phải cùng nhãn hiệu, chủng loại và năm sản xuất.

Các đối tượng sẽ thực hiện cắt, hàn hoặc đục lại số khung số máy của chiếc xe một cách rất tinh vi để "khớp nối" giữa xác xe và giấy tờ, sau đó làm thủ tục đăng ký lại.

Dù quy định tại Thông tư 58/2020/TT-BCA của Bộ Công an quy định về quy trình cấp, thu hồi đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đã "nói không" với việc cấp lại đăng ký xe với trường hợp số khung số máy bị cắt, hàn. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn không ít chiếc xe "chồng xác" vẫn qua được cửa đăng ký và lưu thông, mua bán bình thường.

Theo một số người am hiểm về xe cũ, thủ thuật "chồng xác" xe nói trên không phải là mới gặp mà đã xuất hiện từ cách đây cả chục năm. Chiêu trò này chủ yếu nhằm mục đích tẩu tán những xe có nguồn gốc bất minh như xe trộm cắp hoặc xe nhập khẩu trái phép vào Việt Nam,...

Để hợp thức hoá điều này, cần "điều kiện đủ" là phải tìm được những xác xe từng bị tai nạn hoặc cháy nổ không thể phục hồi được nhưng vẫn còn nguyên số khung số máy và giấy tờ xe.

Trở lại với thời điểm khi anh Lê Minh Hoàng phát hiện chiếc Mazda3 đã mất của mình đang bon bon trên đường, phương tiện này đã được đăng ký "danh phận" mới với BKS 30G-027.73. Lúc này, chiếc xe mang toàn bộ "phần xác" từ chiếc của anh từng bị đánh cắp BKS 30E-401.45, còn "phần hồn" tức là số khung số máy là của một chiếc Mazda3 đời 2016 khác BKS 30E-639.66 mang tên Nguyễn Trường Giang từng bị tai nạn nặng vào năm 2018.

Bên cạnh chiêu trò "chồng xác" nói trên, còn thuật ngữ khác được giới buôn xe không chính ngạch gọi là "mẹ bồng con". Theo đó, đây là thủ thuật gán 1 bộ giấy tờ cho nhiều xe khác nhau bằng cách đục, mài lại số khung, số máy rồi làm giả giấy tờ.

Nói cách khác, với cùng một biển số xe nhưng có thể có đến 2-3 chiếc xe cùng sở hữu với đầy đủ giấy tờ. Tất nhiên, nhiều nhất cũng chỉ có 1 xe là sở hữu giấy tờ thật. Thủ thuật này vốn khá phổ biến với những chiếc xe máy đắt tiền nhập lậu, làm giả giấy tờ để có thể lưu thông, mua bán.

Cả "chồng xác" và "mẹ bồng con" đều là nhưng chiêu trò được các đối tượng thực hiện một cách có tổ chức và rất tinh vi với rất nhiều mắt xích, nhằm tiêu thụ trót lọt những xe có nguồn gốc bất minh để trục lợi.

Được nhận lại xe từ Cục Thi hành án Dân sự TP. Hà Nội từ tháng 4/2023 đến nay nhưng chủ chiếc Mazda3 chẳng thể sử dụng bởi không làm thủ tục đăng ký lại được cho chiếc xe. (Ảnh: Hoàng Hiệp)

Cần thiết phải có cơ chế liên thông dữ liệu xe bị tai nạn

Trao đổi với PV VietNamNet, ông Nguyễn Tô An - Phó Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, kiểm tra số khung số máy là khâu bắt buộc thuộc bước thứ nhất (kiểm tra hồ sơ, dữ liệu) trong quy trình 5 bước kiểm định xe cơ giới theo Thông tư 02/2023/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải.

Trong đó, đăng kiểm viên sẽ quan sát số khung số máy bằng mắt và đối chiếu xem có đúng với giấy đăng ký xe hay không. Với những xe có dấu hiệu cắt hàn, đục tẩy số khung số máy, cơ quan đăng kiểm có quyền từ chối kiểm định.

Theo số liệu thống kê của Cục Đăng kiểm, chỉ trong vòng 5 năm, từ 2018 đến hết năm 2022 đã có 12.238 trường hợp phương tiện bị lỗi số khung; 9.503 phương tiện bị lỗi số máy bị các đơn vị đăng kiểm phát hiện và từ chối kiểm định. Những lỗi thường gặp là bị mờ, tẩy xoá, đục lại,... nhưng có rất ít trường hợp bị cắt hàn số khung số máy.

Về trường hợp cụ thể như chiếc Mazda3 đã bị hàn cắt số khung số máy vẫn qua được đăng kiểm, đại diện Cục Đăng kiểm Việt Nam cho rằng, số khung số máy được hàn nguyên tấm thép với các dãy ký tự vẫn đúng số theo đăng ký xe. Việc xe bị hàn, cắt số khung số máy như chiếc Mazda3 nói trên là rất tinh vi và cực kỳ hy hữu.

"Các đối tượng sẽ nguỵ trang thêm bằng sơn phủ để khó phát hiện ra vết hàn. Với phương tiện mới đăng kiểm lần thứ 2 như chiếc Mazda3, thông thường tình trạng vẫn còn rất tốt, do vậy có thể có sự chủ quan nhất định trong việc quan sát khung và máy của đăng kiểm viên", ông An nói với PV VietNamNet.

Cần có cơ chế quản lý cũng như liên thông dữ liệu đối với các xe bị tai nạn, cháy nổ đến mức không thể khôi phục để tránh trở thành nguồn đầu vào tiêu thụ xe bất minh như chiếc Mazda3 bị "chồng xác" này. (Ảnh NVCC)

Cũng theo ông Nguyễn Tô An, hiện vẫn có kẽ hở trong việc quản lý các xe bị tai nạn, cháy nổ. Nếu không quản lý tốt, đây chính là nguồn đầu vào để các đối tượng thực hiện hợp thức hoá cho các xe có nguồn gốc bất minh.

"Tôi lấy ví dụ như một chiếc xe bị tai nạn đến mức không thể sử dụng được, hoặc xe bị cháy trơ khung xương nhưng số khung số máy là phần kim loại vẫn còn nguyên. Các đối tượng có thể mua lại xe với giá "đồng nát" nhưng lại sử dụng số khung số máy cùng giấy tờ xe này để 'chồng xác' cho một chiếc xe khác.

Theo tôi, những chiếc xe bị hư hỏng nặng xác định là không thể khôi phục cần phải được cơ quan quản lý thu hồi giấy đăng ký, biển số xe và đưa dữ liệu lên hệ thống để cảnh báo. Dữ liệu này có thể liên thông từ công an sang đăng kiểm để phục vụ công tác quản lý. Còn chủ xe buộc phải làm thủ tục để huỷ bỏ giấy tờ, nếu không sẽ không được đăng ký xe mới", Phó Cục trưởng Cục Đăng kiểm nêu giải pháp.

Ngoài ra, ông An cũng đưa ra lời khuyên đối với những người chủ xe bị tai nạn, cháy nổ nặng là không nên bán "qua tay" giấy tờ xe cho các đối tượng thu mua bởi việc làm này có thể tiếp tay cho hành vi gian lận. Còn đối với người mua xe đã qua sử dụng không nên ham rẻ để mua những xe không rõ nguồn gốc, trôi nổi trên thị trường,...

"Khi mua xe cũ, để yên tâm thì khách hàng có thể vào đúng hãng xe đề nghị để kiểm tra thông số như: số khung, số máy, mã số các túi khí và một số linh kiện khác xem có trùng khớp với nhau hay không? Nếu không trùng khớp, rất có thể chiếc xe đó đã bị "chồng xác", "mẹ bồng con" hoặc có vấn đề về giấy tờ", ông An đưa ra khuyến cáo.

Phạm Huyền - Hoàng Hiệp

Bạn có góc nhìn nào về nội dung trên? Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận. Mời bạn đọc cộng tác, gửi tin bài về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Nhiều điểm khó hiểu trong vụ xe Mazda3 bị đánh cắp rồi 'chồng xác' lên xe khác

Nhiều điểm khó hiểu trong vụ xe Mazda3 bị đánh cắp rồi 'chồng xác' lên xe khác

Chiếc Mazda3 sau khi được "chồng xác" bằng số khung số máy của xe khác vẫn được đăng ký lại rồi "vượt" cửa đăng kiểm một cách dễ dàng trước khi mua bán qua tay 5-6 đời chủ." alt="Cục Đăng kiểm lên tiếng về thủ đoạn 'chồng xác' trong vụ mất xe Mazda3" width="90" height="59"/>

Cục Đăng kiểm lên tiếng về thủ đoạn 'chồng xác' trong vụ mất xe Mazda3

NSND Trung Anh vừa trải lòng trên sóng truyền hình về những vai diễn nổi bật của mình, trong đó có vai Lương Bổng trong phim "Người phán xử" và ông Sơn trong "Về nhà đi con". Nam nghệ sĩ thừa nhận, ông là người có tính cách khác với hình ảnh bố Sơn trong mắt khán giả. Ông thấy mình có nhiều điểm giống nhân vật Lương Bổng hơn.

"Tôi thấy mình hơi khác so với những điều mà mọi người nhìn nhận. Tôi thấy mình hơi lạnh lùng, ít nói. Bề ngoài, tôi có vẻ điềm đạm nhưng thực ra, tôi là người rất nóng nảy. Khi gặp chuyện gì bức xúc, tôi là người khác hẳn và chỉ một số người chứng kiến được những khoảnh khắc ấy. Đó là những lúc tôi bùng phát những ức chế, bức xúc trong người", NSND Trung Anh tiết lộ tại chương trình "Cho ngày hoàn hảo".

NSND Trung Anh: Tôi rất nóng nảy, đôi khi cũng lạnh lùng - 1

NSND Trung Anh thừa nhận, ông là người nóng nảy, rất khác mỗi khi gặp chuyện bức xúc (Ảnh chụp màn hình).

Ông chia sẻ thêm: "Từ khi phim "Về nhà đi con" được phát sóng, nhiều người có cảm giác muốn gọi tôi bằng… bố, mặc dù có khi tuổi của họ chỉ gọi tôi là anh thôi. Tôi nhớ lần đi đóng phim trên Hòa Bình, khi đang ngồi ăn với đoàn phim thì có một đoàn gần 10 người ở độ tuổi cũng chỉ gọi tôi bằng anh, họ vào xin chụp ảnh với tôi.

Họ nói: "Bọn con là giáo viên trường cấp III, đúng ra bọn con chỉ gọi bằng anh, nhưng khi xem phim xong, bọn con muốn được gọi bằng bố". Những tình cảm đó rất ấm áp, xua tan sự lạnh lùng ở tôi.

"Về nhà đi con" là bộ phim đề tài gia đình, rất nhiều nước mắt nên có thể tạo cảm xúc cho người xem. Nhưng với các thanh niên gặp tôi, họ chỉ gọi là Lương Bổng chứ không gọi là bố Sơn.

Bản thân tôi thấy mình có nhiều điểm giống Lương Bổng hơn. Vợ tôi cũng nhận xét như thế".

NSND Trung Anh: Tôi rất nóng nảy, đôi khi cũng lạnh lùng - 2

NSND Trung Anh từng giành giải "Nam diễn viên phụ xuất sắc" tại Cánh Diều Vàng 2018 nhờ vai Lương Bổng trong "Người phán xử" (Ảnh: VFC).

NSND Trung Anh cũng chia sẻ rằng, bản thân ông luôn ao ước một dạng vai đa nhân cách, rất khó thể hiện và xa lạ với khán giả. Thực tế, vai diễn Lương Bổng - một nhân vật trong "thế giới ngầm" cũng khác rất nhiều so với các dạng vai quen thuộc và là dạng vai khó. Vai diễn đó khiến ông hứng thú.

"Vai Lương Bổng phim "Người phán xử" khác xa với đời sống thực của mình. Tôi đã mất rất nhiều công sức để tự tập trước khi bước vào giai đoạn quay. Khi được mời vai đó, tôi rất bất ngờ. Thực ra, tôi không được quyền chọn vai mà chỉ được nhận hay từ chối. Việc chọn vai thuộc về hãng phim, đạo diễn, nhà sản xuất", nam nghệ sĩ nói.

NSND Trung Anh: Tôi rất nóng nảy, đôi khi cũng lạnh lùng - 3

NSND Trung Anh vào vai ông Sơn phim "Về nhà đi con" (Ảnh: VFC).

Nhắc về vai bố Sơn của "Về nhà đi con", NSND Trung Anh thẳng thắn nói: "Đây là vai dễ đóng, cũng rất dễ nhạt, dễ gây nhàm chán. Ông Sơn là nhân vật một chiều, không có nhiều thay đổi".

Theo NSND Trung Anh, ông từng từ chối tham gia phim "Về nhà đi con" vì đang vướng một dự án phim khác, nhưng sau khi đạo diễn Danh Dũng gọi điện thuyết phục, ông đã đổi ý.

"Lúc đó tôi đang quay một phim của nước ngoài ở Hòa Bình, trùng lịch quay với phim "Về nhà đi con" nên khi nhận được lời mời, tôi đã từ chối. Thời điểm tôi quay gần xong, sát tết rồi, đạo diễn Danh Dũng gọi lại.

Đạo diễn nói sẽ chờ và quay tất cả những phân cảnh không có tôi trước. Thấy tấm lòng của các bạn như vậy, tôi không thể từ chối được, dù nói thật lúc đó tôi chưa đọc kịch bản. Thế là tôi nhận lời.

Đến 29 Tết, các bạn đem kịch bản phim "Về nhà đi con" cho tôi và mấy ngày Tết, tôi dành thời gian để đọc. Đọc xong, tôi nghĩ: "Chết rồi, suýt nữa thì mình đã từ chối. Kịch bản thực sự hay, tính chân thực cao", NSND Trung Anh kể lại.

NSND Trung Anh: Tôi rất nóng nảy, đôi khi cũng lạnh lùng - 4

Gia đình hạnh phúc của NSND Trung Anh (Ảnh: ST).

Ngoài chia sẻ về các vai diễn, nam nghệ sĩ 61 tuổi cũng trải lòng về cuộc sống hôn nhân. Ngoài đời thực, NSND Trung Anh có một con trai và một con gái. Cả hai con đã lớn, đang đi học xa. Khi được hỏi về con gái, ông thổ lộ rằng "bình rượu mơ" 18 tuổi, mới đi học được 5 tháng, ông đang trong tâm trạng rất nhớ con…

Với NSND Trung Anh, gia đình là nơi giúp bản thân ông lấy lại được cân bằng sau thời gian lao vào guồng quay công việc.

"Mỗi khi đi quay về, gia đình là nơi giúp bản thân tôi lấy lại được cân bằng tốt nhất. Về nhà thấy vợ con quây quần, tự nhiên mình quên luôn cả ngày quay từ sáng đến đêm, quên luôn những mệt mỏi, bức bối trước đó. Đối với tôi, gia đình rất quan trọng", ông bộc bạch.

Theo Dân Trí

Chuyện chưa kể trong đêm tân hôn của NSND Trung Anh

Chuyện chưa kể trong đêm tân hôn của NSND Trung Anh

NSND Trung Anh lần đầu chia sẻ kỷ niệm trong đêm tân hôn với bà xã 24 năm trước.

" alt="NSND Trung Anh: 'Tôi rất nóng nảy, đôi khi cũng lạnh lùng'" width="90" height="59"/>

NSND Trung Anh: 'Tôi rất nóng nảy, đôi khi cũng lạnh lùng'