当前位置:首页 > Thế giới > Nhận định, soi kèo Southampton vs Burnley, 22h00 ngày 8/2: Tiếp đà bất bại 正文
标签:
责任编辑:Giải trí
Nhận định, soi kèo Tigres UANL vs Atlas, 08h00 ngày 9/2: Chia điểm với ‘vua hòa’
Robot hình người lắp ráp xe BMW gây ấn tượng vì sự linh hoạt
Đói cho ăn, đau giúp thuốc, chết tặng hòm
4h30 sáng, anh Châu Thái Hiền (ngụ Quận 8, TP.HCM) có mặt tại bếp cơm Phước Thiện (xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.HCM) để nấu cơm miễn phí cho bệnh nhân, người nghèo. Anh Hiền là bếp trưởng của bếp cơm từ thiện này suốt nhiều năm qua.
Anh cho biết, bếp cơm Phước Thiện do ông Huỳnh Tuấn (70 tuổi, còn gọi là ông Ba Trầu, ngụ Quận 8) thành lập từ chục năm trước. “Bếp cơm là tâm huyết cả đời của ông Ba Trầu. Ông không vợ, con và dành cả đời để duy trì bếp cơm từ thiện này”, anh Hiền nói, hướng ánh mắt về người đàn ông mặc áo bà ba, râu bạc đang ngồi nhai trầu trên chiếc giường sắt cũ kỹ.
Ông Ba Trầu vốn là người miền Tây nhưng có duyên với đất Sài thành. Sau nhiều năm bôn ba, ông chọn TP.HCM làm quê hương thứ hai và nguyện giúp đỡ những người khó khăn hơn mình tại thành phố này.
Mỗi ngày, bếp cơm từ thiện Phước Thiện nấu hơn 100kg gạo cho bệnh nhân, người nghèo. |
Ông nói, dù tuổi thơ không trải qua cơ cực nhưng ông rất thương và quý người nghèo. “Tôi làm từ thiện từ lúc 14 tuổi. Tôi cũng không hiểu vì sao nhưng từ nhỏ, tôi đã thích giúp người. Thấy người ta khổ, không giúp được tôi buồn lắm, lòng cứ day dứt mãi”, ông nói.
Thế nên có bao nhiêu tiền từ nghề kinh doanh cẩm thạch, ông đều “đầu tư” vào công việc hỗ trợ người nghèo. Bởi khi làm được một việc thiện, ông cảm thấy lòng mình thanh thản, hạnh phúc.
Ông nói: “Ngày còn trẻ, tôi tâm nguyện gặp người đói thì tôi cho ăn, đau tôi giúp thuốc, chết tôi tặng hòm. Bây giờ, 70 tuổi rồi, tôi vẫn theo cái tâm nguyện ấy mà làm. Hơn chục năm trước, thấy nhiều người nghèo thiếu ăn, tôi dốc sức làm bếp cơm từ thiện”.
Bếp cơm do ông Huỳnh Tuấn thành lập từ hơn chục năm trước. |
Ban đầu, bếp cơm của ông Ba Trầu chỉ đun bằng củi, cơm chỉ đủ phát tặng cho người lang thang, bán vé số dạo. Đến nay, bếp đã trang bị tủ hấp cơm công nghiệp, mỗi lần có thể hấp hơn 100kg gạo để giúp được nhiều người hơn.
Anh Hiền chia sẻ: “Trước đây, sau khi nấu chín, chúng tôi phân cơm vào hộp rồi chở đến nhiều điểm để phát cho người nghèo. Bây giờ, ngoài phát cho người khó khăn, ông Ba Trầu còn nấu cơm miễn phí cho bệnh nhân nghèo ở một số bệnh viện trong thành phố”.
“Do đó, bếp cơm ngày càng được mở rộng. Hiện mỗi ngày, bếp cơm Phước Thiện nấu khoảng 500 suất cơm có thịt để tặng người khó khăn, bệnh nhân nghèo. Đặc biệt, trong thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp, khi nhiều bếp cơm từ thiện phải đóng cửa, ông Ba Trầu vẫn tiếp tục nấu và hỗ trợ thêm mì tôm, gạo, nước tương…”, anh Hiền nói thêm.
Mỗi ngày, bếp có nhiều người dân địa phương đến góp sức, phụ giúp việc nấu nướng, chế biến thức ăn. |
Dốc hết tài sản để giữ lửa bếp cơm
Ông Ba Trầu nói chất lượng bếp cơm hơn chục năm qua vẫn vậy. Mỗi phần cơm từ bếp cơm Phước Thiện luôn có món mặn, canh đầy đủ. Ông bảo mình không bao giờ có tư tưởng “nấu cho có lệ”. Hơn thế, mỗi ngày, bếp cơm luôn thay đổi món để người ăn không cảm thấy nhàm chán.
Ông nói: "Mùa dịch, nhiều bếp cơm từ thiện phải ngưng nhưng tôi không dừng được. Bếp vẫn nấu, cho cơm bệnh nhân, người nghèo. Ở những nơi có thể phát cơm, chúng tôi trực tiếp đem cơm đến gửi”.
“Hiện, để phòng dịch, các bệnh viện yêu cầu không tổ chức phát cơm cho bệnh nhân nghèo. Nấu xong, tôi cho người chở cơm đến bệnh viện, gửi cho một bệnh nhân đại diện ra cổng nhận. Người này sẽ nhận cơm vào bệnh viện rồi phát lại cho những bệnh nhân khác”, ông nói thêm.
Các phần cơm sẽ được nhân viên của bếp gửi đến người nghèo, bệnh nhân tại các bệnh viện. |
Để duy trì bếp cơm suốt hơn chục năm qua, ông Ba Trầu đã dốc cạn tài sản ông tích lũy từ khi còn trẻ. Thậm chí, có giai đoạn, ông chấp nhận trở thành con nợ chỉ để bếp cơm từ thiện của mình luôn đỏ lửa.
Ông kể: “Sau vài năm hoạt động, bếp cơm từ thiện của tôi cạn kiệt kinh phí. Sợ bếp cơm “tắt lửa”, tôi đánh liều đi vay mượn để có tiền mua gạo, rau củ về nấu cho bệnh nhân, người nghèo. Thế là tôi trở thành con nợ”.
“Nếu không nấu cơm, giúp người nghèo, tôi buồn lắm. Không làm chịu không nổi, nhiều khi tôi nằm khóc một mình. Nhưng hôm nào có tiền mua gạo, nấu cơm, tôi thấy mình khỏe, tinh thần phấn chấn hơn”, ông nói thêm.
Các phần cơm được đóng vào hộp hợp vệ sinh. |
Sau này, khi biết ông lâm cảnh nợ nần chỉ vì lo cho người khó khăn, bệnh nhân nghèo, nhiều mạnh thường quân đã chung tay hỗ trợ bếp cơm. Cảm kích trước tấm lòng của ông Ba Trầu, người dân xung quanh dù cuộc sống còn khó khăn cũng dành thời gian hỗ trợ ông trong việc nấu cơm cho người nghèo.
Anh Hiền chia sẻ, những người tham gia phụ giúp bếp cơm như anh đều đang phải vất vả mưu sinh. Tuy nhiên, họ bị cách làm thiện nguyện của ông Ba Trầu thuyết phục. Họ bớt chút thời gian đến bếp, phụ giúp nấu nướng. Sau khi hoàn tất các công đoạn, các phần cơm được đóng hộp cẩn thận, họ mới ra về hoặc đến nơi làm việc”.
Những phần cơm miễn phí được những người tình nguyện chở đến cổng bệnh viện. |
Cứ thế, mỗi sáng, những người làm nghề tự do, bán dạo, văn phòng… đều bớt thời gian đến bếp cơm phụ giúp ông Ba Trầu nấu cơm cho người nghèo. Không được tụ tập đông người, họ nhận rau củ, thịt, cá… về nhà sơ chế rồi chở đến bếp cơm.
Tại đây, anh Hiền sẽ phụ trách chế biến thành các món ăn. Khi cơm chín, thức ăn đã hoàn tất, họ lại cùng nhau chia cơm, canh thành từng phần, đóng hộp sạch sẽ, vệ sinh để đến trưa chở đến cổng bệnh viện, ngã tư đường tặng cho người cần.
Bài, ảnh, clip: Nguyễn Sơn
Dịch bệnh căng thẳng, TP.HCM giãn cách xã hội, nhiều người lao động nghèo vốn đã khó khăn nay càng lao đao hơn. Không ít người phải xin cơm từ thiện, ăn mỳ tôm, cháo loãng để cầm cự.
" alt="Ông cụ nổi tiếng vì 'đói cho ăn, đau giúp thuốc, chết tặng hòm'"/>Ông cụ nổi tiếng vì 'đói cho ăn, đau giúp thuốc, chết tặng hòm'
"Mỹ nhân gây... chết đứng" đổi đời ở tuổi U70 nhờ Châu Tinh Trì.
Trong "Tây du ký: Mối tình ngoại truyện", bà Trương Mỹ Nga vào vai một trong bốn phụ nữ rước kiệu cho Hư Không công tử (nam diễn viên La Chí Tường đảm nhận vai này), khoảnh khắc bà xuất hiện rõ rệt trong khuôn hình đã đưa lại cho người xem một tràng cười "đau ruột".
Nhớ lại vai diễn đầu tiên giúp mình được biết tới, bà Trương Mỹ Nga cho hay: "Tôi vốn đã xấu, nhưng đạo diễn còn yêu cầu phải làm cho tôi xấu hơn nữa khi lên hình".
Trong khoảnh khắc mờ ảo, sương khói bảng lảng, nhân vật của bà Trương Mỹ Nga hiện ra với váy áo tha thướt, vừa rước kiệu, vừa tung hoa, chuẩn bị cho sự xuất hiện ấn tượng của Hư Không công tử.
Đến khi các nhân vật đã hiện ra rõ rệt trong khuôn hình, nhân vật "mỹ nhân rước kiệu" do bà Trương Mỹ Nga đảm nhận khiến người xem "ngã ngửa", vai diễn đã để lại dấu ấn hài hước đối với khán giả.
Ngay sau đó, chỉ nhờ một vai phụ đó thôi, bà Trương được nhớ đến, về sau này, bà được đạo diễn Châu Tinh Trì tiếp tục mời xuất hiện trong phim "Mỹ nhân ngư" (2016). Sau hai vai diễn phụ để lại ấn tượng thú vị cho người xem, bà Trương Mỹ Nga bắt đầu nhận được lời mời phỏng vấn, tham gia sự kiện, xuất hiện trong các show truyền hình...
Hiện tại ở tuổi U70, bà vẫn tiếp tục đều đặn đóng phim, dù vẫn là những vai phụ, nhưng cơ hội việc làm đến với bà dễ dàng hơn nhiều so với trước khi xuất hiện trong phim của đạo diễn Châu Tinh Trì.
Bà Trương Mỹ Nga trân trọng từng cơ hội được mời đóng phim, nhờ đó, bà đang có nguồn thu nhập ổn định, thậm chí là nguồn thu lý tưởng nhất trong suốt cuộc đời làm lụng chăm chỉ của bà.
Giữa bối cảnh nền công nghiệp giải trí Hoa ngữ ngày càng ưa chuộng nghệ sĩ trẻ đẹp, sự thành công của bà Trương Mỹ Nga - người phụ nữ có ngoại hình khiêm tốn, lại đã ở tuổi xế chiều - là một câu chuyện hiếm hoi rất thu hút sự quan tâm.
Việc bà Trương Mỹ Nga được đạo diễn Châu Tinh Trì trao cơ hội diễn xuất, dù chỉ là những vai phụ đã cho thấy "đôi mắt tinh đời" của ông. Châu Tinh Trì từng là diễn viên được đánh giá cao về năng lực diễn xuất, nên sau này khi trở thành đạo diễn, ông đã đạt được thành công lớn, một phần chính nhờ khả năng nhìn nhận chính xác năng lực diễn xuất hay tiềm năng ẩn giấu trong từng diễn viên.
Nhiều ngôi sao trẻ mong đợi được đạo diễn Châu Tình Trì để mắt, được tham gia phim của ông dù chỉ là những vai nhỏ. Châu Tinh Trì có thể nhìn ra những tiềm năng của một diễn viên và giúp họ làm được những điều mà chính họ cũng không thể hình dung nổi, từ đó tạo nên những cú hích cho sự nghiệp của diễn viên. Bà Trương Mỹ Nga chính là một trường hợp như thế.
Bà vốn là một nông dân chỉ học hết tiểu học, sống tại tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Kể từ năm 1996, bà đến phim trường Hoành Điếm - phim trường lớn nhất Trung Quốc (nằm ở tỉnh Chiết Giang) - để làm nhân viên dọn dẹp vệ sinh. Bà rất thích quan sát hoạt động của các đoàn phim, xem các diễn viên diễn xuất, nhưng không bao giờ nghĩ mình lại có thể tham gia diễn xuất.
Sau khi được chồng động viên thử gia nhập nhóm các diễn viên quần chúng ngày ngày đứng chờ cơ hội từ các đoàn phim đến ghi hình tại Hoành Điếm, bà cũng mạnh dạn thử, nhưng hiếm khi được lựa chọn giao vai.
Đến năm 2011, khi Châu Tinh Trì đến đây quay "Tây du ký: Mối tình ngoại truyện", bà Trương Mỹ Nga lại được chồng động viên nên đến tìm hiểu xem có vai diễn nào phù hợp với mình không.
Bà Trương Mỹ Nga vượt qua nhiều vòng tuyển chọn và đến vòng cuối, bà được gặp đích thân đạo diễn Châu Tinh Trì, ông đưa ra một số yêu cầu, đề nghị bà diễn theo tình huống đặt ra, bà diễn xong, đạo diễn chỉ cười và thông báo mời bà gia nhập đoàn phim.
Khi ấy, bà đang ở tuổi ngoài 60, đã già và ngoại hình không ấn tượng, nhưng đạo diễn Châu Tinh Trì đã giúp bà trở thành "ngôi sao vai phụ". Số cảnh diễn mà đạo diễn Châu Tinh Trì dành cho bà Trương Mỹ Nga không nhiều nhưng lại rất ấn tượng và hài hước.
Thực tế, ngay trước khi được đạo diễn Châu Tinh Trì giao vai, bà Trương Mỹ Nga đã từng muốn ngừng việc tìm kiếm các vai phụ, vai quần chúng ở phim trường. Nhưng sau khi xuất hiện trong phim của Châu Tinh Trì, bà được nhiều đạo diễn biết tới và giao cho các vai phụ, dù vậy, vai diễn giúp bà được nhớ tới vẫn là hai vai phụ trong phim của Châu Tinh Trì.
Bà Trương Mỹ Nga thành thật chia sẻ rằng bà đã kiếm được nhiều tiền kể từ sau hai lần được tham gia phim của đạo diễn Châu Tinh Trì. Số tiền kiếm được kể từ sau đó đã giúp bà mua được hai căn hộ. Giờ đây, ở tuổi U70, bà Trương Mỹ Nga đang có mức thu nhập lý tưởng nhất trong cả cuộc đời làm lụng chăm chỉ của mình, đối với bà, đây là việc quá đỗi kỳ diệu.
Thực tế, bản thân bà cũng là người rất mạnh mẽ và bền bỉ, bởi nếu bà không có được sự mạnh mẽ và bền bỉ, bà đã không nhẫn nại vừa làm lụng vừa chờ đợi qua nhiều năm tháng, cho tới khi được đạo diễn Châu Tinh Trì giao vai.
Đối với một nữ nông dân lớn tuổi, ít học, dám thay đổi công việc đã trở nên quen thuộc, dám tìm những cơ hội mới và không ngừng nỗ lực với những gì mình làm, bà Trương Mỹ Nga tạo ấn tượng tích cực đối với công chúng.
Nhiều diễn viên phụ, diễn viên quần chúng coi bà như "thần tượng" để họ nỗ lực, cố gắng. Bà đã trở thành nhân vật truyền cảm hứng để họ tiếp tục miệt mài với những vai diễn không tên, hy vọng sẽ có một lần được biết tới, những cơ hội tốt sẽ mở ra và họ sẽ đổi đời, giống như bà.
Theo Dân Trí
Tài tử Jude Law để râu dài, ăn mặc xuề xòa, không bận tâm đến ngoại hình so với thời còn hoạt động năng nổ.
" alt="'Mỹ nhân gây... chết đứng' đổi đời ở tuổi U70 nhờ Châu Tinh Trì"/>'Mỹ nhân gây... chết đứng' đổi đời ở tuổi U70 nhờ Châu Tinh Trì
Nhận định, soi kèo Heracles Almelo vs Go Ahead Eagles, 22h30 ngày 8/2: Nỗi lo xa nhà
Mỗi ngày con dâu đưa cho tôi 20.000 đồng bảo để thêm tiền chợ. Với toàn bộthu nhập của mình và khoản tiền đó, tôi xoay xở cho ba mẹ con một cách chật vật.Nói ra tôi sợ tình cảm mẹ con sứt mẻ. Hãy cho tôi một lời khuyên...". Đọc lá thưcủa người mẹ, người ta không khỏi suy nghĩ, còn đó những nàng dâu đang biến bốmẹ chồng thành nạn nhân của thói ích kỷ...
Dershem mặc chiếc áo choàng màu hạt dẻ và khoác trên vai lá cờ tự hào. Cậu gửi lời cảm ơn đến cha mẹ, thầy cô và bạn bè trên khán đài. Sau đó, cậu bắt đầu với câu chuyện come out vào năm nhất của mình.
Khi Dershem vừa dứt câu, micro bỗng mất tiếng.
Hiệu trưởng của trường Trung học khu vực miền Đông bước tới bục giảng và lấy đi bài phát biểu Dershem đã chuẩn bị. Thay vào đó, cậu được chỉ đạo đọc đoạn diễn văn không đề cập đến xu hướng tính dục hay sức khỏe tâm lý của mình.
"Ông ấy bảo tôi chỉ được đọc bài phát biểu này. Khi đó, tôi chẳng biết làm gì. Nước mắt cứ trực trào ra. Tôi không hiểu tại sao mình không thể bộc lộ con người thật", nam sinh nói với Washington Post.
Bài phát biểu của Bryce Dershem bị cắt ngang sau khi kể về lần come out. Ảnh: Washington Post. |
Cuối cùng, Dershem quyết định hoàn thành bài phát biểu dựa vào trí nhớ.
Cậu kể với các bạn cùng khóa về những lớp học trực tuyến kéo dài đến tận tháng 5 đã ảnh hưởng nặng nề đến tình trạng sức khỏe tâm lý của mình. Trong năm cuối cấp, Dershem mất 6 tháng để điều trị chứng rối loạn ăn uống và vượt qua ý định tự tử.
Nam sinh hy vọng việc chia sẻ của cậu sẽ truyền cảm hứng cho mọi người tin tưởng bản thân dù gặp nhiều thách thức khi học tập từ xa trong đại dịch.
"2021 là năm của sự đấu tranh. Nó đã trở thành một phần bản sắc của chúng ta. Dù vậy, mọi người vẫn ở đây, cố gắng thích nghi với những điều mình chưa từng ngờ tới”, cậu nói với các bạn cùng khóa từ trên sân khấu. Dershem muốn chia sẻ thông điệp tích cực về sự đa dạng và niềm hy vọng.
"Mọi người cần biết rằng họ xứng đáng được là chính mình. Không ai nên bị gạt ra rìa hay áp bức”, cậu khẳng định.
Dershem tin rằng ban giám hiệu đã cố tình tắt tiếng micro để ép cậu đọc bài phát biểu họ chuẩn bị. Nam sinh cho biết cậu đã bị yêu cầu viết lại bài phát biểu nhiều lần trước đó. “Họ bảo tôi rằng: 'Đây là bài phát biểu, không phải buổi trị liệu của cậu'", Dershem kể lại.
Ban giám hiệu yêu cầu cậu làm việc với trưởng khoa tiếng Anh của trường để viết lại bài phát biểu. Sau nhiều lần chỉnh sửa, nhà trường vẫn không hài lòng. Cuối cùng, Dershem quyết định dùng bản thảo mình đã soạn.
“Tôi xứng đáng được kể câu chuyện của mình và đưa ra thông điệp về sự đa dạng. Tôi không thấy việc đó có gì sai trái”, cậu nói.
Robert Cloutier, giám đốc của Học khu miền Đông hạt Camden, nói với NBC Philadelphiarằng ban giám hiệu luôn làm việc với học sinh để chỉnh sửa bài phát biểu tại lễ tốt nghiệp.
“Hàng năm, những học sinh lên phát biểu đều được hỗ trợ xây dựng bài diễn văn. Tất cả phải được phê duyệt và đặt trong sổ đóng gáy trên bục giảng trước buổi lễ”, Cloutier khẳng định. Ông cũng phủ nhận việc Dershem bị yêu cầu không nói về xu hướng tính dục của mình.
“Học sinh không bao giờ bị yêu cầu xóa bỏ danh tính cá nhân trong bài phát biểu”, Cloutier nói với NBC News.
Dù có những tranh cãi trên với ban giám hiệu, các bạn của Dershem đều ủng hộ cậu dùng bài diễn văn của mình. Sau khi Dershem phát biểu, một giáo viên tại trường đã tới gặp cậu. Con trai cô đã mất vì tự tử trong khoảng thời gian cách ly.
“Cô ôm tôi và kể về con trai mình. Cô nói rằng bài phát biểu của tôi rất ý nghĩa. Cô chỉ ước con mình cũng nghe được những lời đó”, cậu kể lại.
“Khi đó, tôi nghĩ mình đã giúp một người cảm thấy bớt cô đơn. Vậy là đủ rồi", Dershem xúc động.
Theo Zing
Yêu thích màu hồng, Minh Trường bị Thanh Vy hiểu nhầm là đồng tính nam. Nhưng chỉ sau một lần say và vào khách sạn, cặp đôi đã quyết định về chung một nhà.
" alt="Học sinh đồng tính ở Mỹ bị cắt ngang khi phát biểu tại lễ tốt nghiệp"/>Học sinh đồng tính ở Mỹ bị cắt ngang khi phát biểu tại lễ tốt nghiệp