Nhận định, soi kèo Trau FC vs Aizawl FC, 20h30 ngày 7/12
ậnđịnhsoikèoTrauFCvsAizawlFChngàliverpool – brighton Pha lê - 07/12/2023 08:32 Nhận định bóng đá giải khác
相关推荐
-
Nhận định, soi kèo Al Hazem vs Al Batin, 19h45 ngày 27/1: Khách thất thế
-
Bài thi tổ hợp là một trong những điều kiện bắt buộc để học sinh THPT xét tốt nghiệp. Lựa chọn bài thi này bị 3 điểm 0, Kỳ biết mình rớt tốt nghiệp. "Em ngỡ ngàng không hiểu tại sao mình bị điểm 0. Vì ngỡ ngàng và sốc nên em im lặng. Lúc đó, bạn bè nhắn tin hỏi thăm điểm thi nhiều lắm nhưng em thì khóa Facebook và không trò chuyện với ai", Lê Quang Kỳ, Lớp 12T, Trường THPT Chuyên Hoàng Lê Kha (Tây Ninh) nhớ lại.
Sốc vì bị 3 điểm 0, Kỳ báo tin cho bố mẹ, đồng thời chờ trời sáng để vào trường tìm hiểu. Sáng 14/7, khi chưa kịp xuống trường thì em nhận được điện thoại của cô hiệu trưởng.
"Cô hỏi em có tô sai gì không. Em bảo mình không tô sai cái gì, nên cô trấn an em hãy yên tâm và làm đơn phúc khảo theo quy định vì có thể do chấm thi nhầm lẫn".
Từng tham gia nhiều kỳ thi, Kỳ nhận mình là người khá rất cẩn thận. Với kỳ thi quan trọng như THPT quốc gia, em càng chú ý nên không có chuyện tô nhầm số báo danh, mã đề, hay tô đáp án mờ.
"Em khẳng định mình không sai gì. Hơn nữa, hôm làm bài, giám thị phòng em cũng kiểm tra số báo danh, mã đề rất kỹ. Giám thị kiểm tra 2 lần và khi thu bài còn kiểm tra thêm lần nữa. Giấy để tô đáp án cũng rất đẹp, là giấy A4, trắng tinh. Em dùng bút chì 3B, tô màu đen trên nền trắng rất rõ"- Kỳ nhớ lại.
Với gia đình Kỳ, từ khi biết con bị 0 điểm là những ngày trĩu nặng. "Mẹ em có bình tĩnh nhưng còn ba thì sốc. Ba em là giáo viên tiểu học nên rất chăm lo việc học hành của con. Cùng lúc em bị 3 điểm 0 lại học trường chuyên nên ba nghĩ rất nhiều. Hai tuần qua, ba mất ngủ triền miên" - Kỳ nói.
Sau khi làm đơn phúc khảo, gia đình Kỳ hạn chế nhắc tới điểm thi mà chờ kết quả. Điều Kỳ thấy an ủi là những ngày chờ điểm cô hiệu trưởng thường xuyên gọi điện động viên. "Cô bảo cô cũng chờ cùng em, hãy cứ thoải mái lên".
(Ảnh: Phạm Hải) Vừa qua, khi Sở GD-ĐT Tây Ninh công bố điểm phúc khảo, điểm số 3 môn Hóa- Lý- Sinh lần lượt của Kỳ là 5,75- 8,5-6,25. Từ 3 điểm 0, tổng điểm sau phúc khảo của em đạt 20,5 điểm. Nếu tính theo tổ hợp đăng ký vào đại học khối A1 (Toán - Lý - Anh) thì Kỳ đạt 26.1 điểm (8.6 + 8.5 + 9)
"Điểm phúc khảo đúng như số điểm em nhẩm tính trước đó. Em đã được tuyển thẳng vào đại học nên chỉ cần có kết quả tốt nghiệp để nộp hồ sơ. Khi biết mình bị điểm 0 và rớt tốt nghiệp em như rơi xuống địa ngục còn hiện giờ em rất vui"- Kỳ nói.
Cũng bị ba điểm 0 như Kỳ, nhưng với thí sinh Nguyễn Hoàng Nam, Trường THPT Quang Trung, Gò Dầu lại ở bài thi tổ hợp Khoa học xã hội (Sử- Địa- Công dân).
Nam bảo, lúc xem điểm và biết bị 0, em cứ ngỡ chưa chấm hoặc bài em bị chấm sót, nhưng khi xác định lại bạn bè ai cũng có điểm thì hoang mang. Nam tự hỏi liệu mình có thể mắc những lỗi nào dẫn tới bài thi bị 0 điểm?
"Hằng ngày, em tự đặt ra cho mình nhiều câu hỏi như liệu mình có tô nhầm số báo danh không? Mình có tô nhầm mã đề không? Thậm chí hay bài thi của mình bị mất nữa?...Khi còn học lớp 11 đã có lần em tô nhầm số báo danh và được cô giáo sửa lại nên em nghi như vậy. Tuy nhiên, khi bình tâm em nghĩ mình không mắc lỗi nào vì đã làm rất kỹ. Bút chì em sử dụng loại 2B. Lựa chọn đáp án nào em tô rõ trong ô mà phiếu đã đánh dấu"- Nam kể.
Tự tin rằng mình sẽ được điểm trên trung bình ở bài thi tổ hợp Khoa học xã hội, cùng với đó nhận được điện thoại của cô Vân- giám thị nhà trường, hai ngày sau công bố kết quả Hoàng Nam nộp đơn phúc khảo. "Dù thế nào em cũng phải phúc khảo, vì trước đó em tự tin mình sẽ đạt được trên trung bình".
Niềm vui đã trở lại với Nguyễn Hoàng Nam khi từ 3 điểm 0 môn Sử- Địa- Công dân điểm sau phúc khảo của em lần lượt là 5,5- 5,75-7,5.
Nam không điều chỉnh nguyện vọng để xét tuyển đại học mà đặt ra hướng riêng khi mình có bằng tốt nghiệp. Vì vậy với em điểm sau phúc khảo quý giá chứng tỏ việc học của em không tệ. Thí sinh này ví von, có lẽ đây là kỳ thi đáng nhớ mà cũng là kỷ niệm nhớ đời.
Trong 58 bài thi bị điểm 0 tăng điểm sau phúc khảo ở Tây Ninh, bài có điểm tăng nhiều nhất từ 0 lên 8,75 điểm, thuộc môn Giáo dục công dân. Bài thi này là của thí sinh Nguyễn Thị Kim Thoa, Trường THPT Trảng Bàng. Cùng với môn Giáo dục công dân bị điểm 0, hai môn thi khác trong bài thi tổ hợp Khoa học xã hội (Sử- Địa) của Thoa cũng bị điểm 0.
"Rạng sáng hôm đó (ngày 14/7), khi lên mạng xem điểm và thấy mình có 3 điểm 0, em cứ nghĩa chắc chưa được cập nhât. Một tiếng sau, các bạn em thông báo điểm thi trên Facebook, trong nhóm em lên kiểm tra cũng thấy 3 điểm 0. Lúc đó, em lo quá nên bật khóc cho tới hơn 4h sáng thì ngủ quên đi. Sáng đó, khi tỉnh dậy em lên trường để hỏi nhưng Chủ nhật nên không có ai nên càng lo sợ. Sau đó em nhận được điện thoại của cô chủ nhiệm an ủi"- Thoa chia sẻ.
Bị điểm 0, Thoa nghĩa rằng có thể hôm đó đi trễ nên tô không kỹ đáp án nhưng em cũng tin không đến mức tất cả đáp án đều tô như vậy. "Em nghĩ vậy, còn thực ra cũng không biết mình sai cái gì"- Thoa nói.
Với Thoa 15 ngày chờ đợi kết quả phúc khảo chưa bao giờ dài vậy. Vì lo lắng sau khi nộp đơn, cứ 2 ngày Thoa lại lên trường một lần để xem có kết quả chưa. Cách đây 2 ngày khi Sở công bố điểm phúc khảo Thoa mới thấy nhẹ nhõm.
Hiện giờ Thoa đã thoải mái hơn. Em không điều nguyện vọng mà trước đó đã đăng ký vào Trường ĐH Bình Dương nên chỉ chờ kết quả xét đại học như đã dự định.
Lê Huyền
Điểm thi gần 9 thành 0: Tại thí sinh, người chấm hay phần mềm?
-Xác suất bị điểm 0 thi trắc nghiệm gần như không xảy ra và bị 3 điểm 0 như ở Tây Ninh càng hiếm. Nói thí sinh tô sai mã đề, nhầm số báo danh, tô mờ đáp án là chưa thuyết phục.
" alt="Thí sinh có điểm gần 9 thành 0: 'Em làm bài rất cẩn thận'">Thí sinh có điểm gần 9 thành 0: 'Em làm bài rất cẩn thận'
-
Lý giải nguyên nhân gia tăng các sự cố tấn công mạng trong nửa đầu năm nay, các chuyên gia cho rằng, hiện nay tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng xấu vẫn lợi dụng sự quan tâm của toàn xã hội đến tình hình dịch bệnh để gia tăng tấn công mạng, phát tán mã độc và lừa đảo hòng phá hoại, đánh cắp thông tin của người dùng cũng như tổ chức, doanh nghiệp.
Mặt khác, thời gian qua cũng là giai đoạn các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam đẩy mạnh ứng dụng CNTT, chuyển đổi số. Đi kèm với đó, các cuộc tấn công mạng cũng vì thế tăng lên nhiều so với trước.
Các Sở TT&TT đã được đề nghị cùng Bộ TT&TT thuyết phục các cấp lãnh đạo cho phép thay đổi tư duy về bảo đảm an toàn, an ninh mạng (Ảnh minh họa: Internet) Tại hội nghị trực tuyến với các Sở TT&TT tỉnh, thành phố về chủ đề “Nâng cao năng lực quản lý và thực thi triển khai chuyển đổi số và an toàn thông tin mạng tại địa phương” hồi giữa tháng 5, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng đã đề nghị các cơ quan, đơn vị thay đổi tư duy về bảo đảm an toàn thông tin mạng: Thay vì coi bị tấn công là kém, bị tấn công là tội thì coi rằng bị tấn công và phát hiện sớm là tốt, bị tấn công và kịp thời khắc phục sự cố là tốt, bị tấn công và kịp thời rút kinh nghiệm để chia sẻ, cảnh báo cho người khác không bị tấn công một cách tương tự là tốt.
Nhấn mạnh an toàn, an ninh mạng là vấn đề rất quan trọng, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng phân tích: “Chuyển đổi số và an toàn, an ninh mạng là 2 mặt của một xu hướng phát triển tất yếu. Yêu cầu đặt ra là phải chuyển đổi nhanh, bền vững nhưng đồng thời bảo đảm an toàn, an ninh mạng. An toàn, an ninh mạng là cái phanh, không phải để dừng cái xe chuyển đổi số lại mà là để giúp người lái xe yên tâm nhấn ga đi nhanh hơn".
Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng đề nghị các cơ quan, đơn vị xác định đâu là những hệ thống thông tin phải tuyệt đối bảo đảm an toàn, an ninh mạng bằng mọi giá, đâu là những hệ thống thông tin mà chúng ta bảo đảm an toàn, an ninh mạng theo hình thức quản trị rủi ro.
“Ở Trung ương, với công tác đảm bảo an toàn, an ninh mạng, có 3 lực lượng nòng cốt là Bộ TT&TT, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng. Vì vậy, ở địa phương, các Sở TT&TT cần chủ động tham mưu cho tỉnh để triển khai một cách tương ứng”, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng nêu yêu cầu.
Trước đó, trong năm 2020, thực hiện yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 14 ngày 7/6/2019 về tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng nhằm cải thiện chỉ số xếp hạng của Việt Nam, các bộ, ngành, địa phương đã tập trung triển khai đầy đủ mô hình 4 lớp bảo đảm an toàn thông tin gồm: Lực lượng tại chỗ; tổ chức hoặc doanh nghiệp giám sát, bảo vệ chuyên nghiệp; tổ chức hoặc doanh nghiệp độc lập kiểm tra, đánh giá định kỳ; kết nối, chia sẻ thông tin với hệ thống giám sát quốc gia của Bộ TT&TT.
Kết quả, với sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ TT&TT, các bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND cấp tỉnh đã nỗ lực vượt bậc để đưa tỷ lệ đảm bảo an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp từ 0% trong các năm 2019 lên đạt 100% vào cuối năm 2020.
Vân Anh
Việt Nam xếp thứ 25 về chỉ số an toàn, an ninh mạng toàn cầu
Thuộc nhóm 25 quốc gia dẫn đầu về Chỉ số an toàn, an ninh mạng toàn cầu - GCI 2020, song Việt Nam vẫn cần duy trì vị trí xếp hạng cao trong dài hạn để đạt mục tiêu trở thành cường quốc an ninh mạng.
" alt="Hơn 2.900 sự cố tấn công mạng vào các hệ thống Việt Nam trong nửa đầu 2021">Hơn 2.900 sự cố tấn công mạng vào các hệ thống Việt Nam trong nửa đầu 2021
-
- Chiều 16/8, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã làm việc với hiệu trưởng các cơ sở đào tạo sư phạm trong cả nước. Tại đây, nhiều giải pháp quyết liệt đã được đưa ra để nâng cao chất lượng đào tạo sư phạm trong thời gian tới.Hiệu phó, giáo viên giỏi lần lượt xin chuyển sang trường tư" alt="Cải tổ đào tạo sư phạm: Đặt điểm sàn riêng, dừng tuyển sinh ngành yếu"> Cải tổ đào tạo sư phạm: Đặt điểm sàn riêng, dừng tuyển sinh ngành yếu
-
Nhận định, soi kèo nữ Santos Laguna vs nữ Juarez, 10h00 ngày 28/1: Chủ nhà kém cỏi
-
Số lượng các cuộc tấn công mạng có xu hướng ngày càng gia tăng. Xét trên phạm vi toàn cầu thì có đến 33,4% các cuộc tấn công mạng trong nửa cuối năm 2020 đã nhắm vào các hệ thống điều khiển công nghiệp, tăng 0,87% so với nửa đầu của năm.
Trong khi đó, tội phạm mạng chưa ngừng để mắt tới các quốc gia trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Thực tế là các tổ chức tội phạm mạng đang tăng cường các đợt tấn công nhắm tới khu vực này, nơi đang thu hút ngày càng nhiều các dự án đầu tư vào chuỗi cung ứng và logistic.
Thực tế, không phải quốc gia nào cũng có đủ năng lực để xử lý các mối đe dọa mạng một cách triệt để. Để có được năng lực ứng phó linh hoạt trên không gian mạng (cyber-resilience), các quốc gia cần bắt đầu thực hiện chương trình nâng cao năng lực an toàn, an ninh mạng cũng như xây dựng văn hóa hợp tác, phối hợp giữa các tổ chức, đơn vị có liên quan.
Các cấp độ ứng phó trên không gian mạng
Trước khi nói đến việc đào tạo và nâng cao năng lực an toàn, an ninh mạng, chúng ta cần nhìn nhận sự khác biệt giữa các quốc gia trong khu vực.
Trên cơ sở năng lực ứng phó với các cuộc tấn công mạng, chúng ta có thể phân chia các quốc gia trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương thành ba nhóm như sau:
Mức cao: Những quốc gia đi đầu trong lĩnh vực an toàn, an ninh mạng, đã có chiến lược rõ ràng và đang tiếp tục nâng cao trình độ phát triển.
Mức trung bình: Các quốc gia đã xác định tấn công mạng là một vấn đề cấp thiết và đang nỗ lực tìm kiếm các giải pháp đối phó.
Mức thấp: Các quốc gia mới bắt đầu nhận thức được vấn đề an toàn, an ninh mạng, chủ yếu bắt nguồn từ nhu cầu ngày càng gia tăng trong nước.
Thực trạng an toàn, an ninh mạng trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
Tôi lấy ví dụ một vài (không phải là tất cả) quốc gia trong khu vực đã thực hiện nhiều nỗ lực đảm bảo an toàn, an ninh mạng.
Singapore là một ví dụ điển hình cho một quốc gia đang nỗ lực nâng cao năng lực an toàn, an ninh mạng. Năm 2019, quốc gia này đã chi 30 triệu USD triển khai Dự án xây dựng Trung tâm Bảo mật An toàn, an ninh mạng ASEAN - Singapore (ASEAN - Singapore Cybersecurity Centre of Excellence) dự kiến kéo dài trong 5 năm giúp cung cấp các chương trình hỗ trợ về kỹ thuật và chính sách cho các nước thành viên trong khu vực từ đó nâng cao năng lực an toàn, an ninh mạng của toàn khu vực. Dự án nãy cũng tạo đà thúc đẩy sự phối hợp giữa các nước thành viên ASEAN trong nghiên cứu, chia sẻ kiến thức và công tác đào tạo ứng phó với các mối đe doạ an toàn, an ninh mạng.
Chúng ta cũng chứng kiến nước Úc ưu tiên vấn đề bảo mật dữ liệu thông qua việc năm ngoái nước này ban hành Chiến lược An ninh mạng 2020 và chi 1,67 tỷ đô la Úc để thực hiện trong vòng 10 năm tới. Chiến lược bao gồm 3 trụ cột là xây dựng hệ sinh thái số mạnh mẽ hơn, phát triển lực lượng lao động chất lượng cao và bảo vệ người dân Úc cho chúng ta thấy quốc gia này đang rất coi trọng vấn đề an toàn, an ninh mạng.
Nhật Bản cũng đang dần tích hợp vấn đề an ninh mạng vào chương trình nâng cao năng lực trong khối ASEAN, bao gồm các cơ chế phối hợp với từng quốc gia Đông Nam Á và cơ chế riêng với Hoa Kỳ. Thông qua các cơ chế như Hội nghị Chính sách An ninh mạng ASEAN - Nhật Bản lần đầu tiên được tổ chức năm 2009, Nhật Bản đã dần mở rộng hợp tác với các quốc gia Đông Nam Á trong nhiều lĩnh vực như thông báo lẫn nhau khi phát hiện sự cố mạng; hợp tác ba bên giữa chính phủ, doanh nghiệp và giới nghiên cứu; xây dựng cơ sở hạ tầng mới như thành lập Trung tâm Nâng cao Năng lực An toàn, an ninh mạng ASEAN - Nhật Bản (ASEAN - Japan Cybersecurity Capacity Building Center) tại Thái Lan hay tổ chức các khóa đào tạo trong các lĩnh vực như hệ thống điều khiển công nghiệp giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Trong bối cảnh hiện nay, các quốc gia đang ở mức độ trung bình cần tập trung ưu tiên công tác đào tạo và nâng cao năng lực an toàn, an ninh mạng nếu muốn nâng hạng lên mức độ cao.
Lấy ví dụ như Việt Nam là quốc gia rất chủ động trong việc xây dựng khuôn khổ pháp lý và đặt ra tiêu chí để đảm bảo an toàn, an ninh mạng trong các cơ quan chính phủ cũng như trong hợp tác với khu vực tư nhân. Một số biện pháp có tính bước ngoặt phải kể đến là việc ban hành Luật An toàn Thông tin, các quy định về ban hành tiêu chuẩn và quy chuẩn quốc gia về đảm bảo hệ thống thông tin theo cấp độ trong các cơ quan nhà nước và ở khu vực tư nhân.
Việt Nam cũng đã ban hành hai đề án quốc gia về an toàn, an ninh mạng cho 5 năm tới, trong đó khuyến khích khu vực tư nhân cùng chung tay với Chính phủ để cung cấp thông tin tới người dùng, cấp học bổng cũng như cùng tổ chức các chiến dịch và khóa đào tạo về an toàn, an ninh mạng. Nổi bật nhất là Chiến dịch "Rà soát và bóc gỡ mã độc trên toàn quốc" được tổ chức trong năm 2020 có sự tham gia và đồng hành của 18 doanh nghiệp trong và ngoài nước trong lĩnh vực an toàn, an ninh mạng, bao gồm cả công ty Kaspersky.
Trong khi đó, Ấn Độ và Indonesia đều đang chuẩn bị ban hành chiến lược an ninh mạng quốc gia, trong đó nhấn mạnh nhận thức của Chính phủ về tầm quan trọng của an toàn, an ninh mạng.
Ngay khi phải đương đầu với làn sóng tấn công mạng gia tăng chưa từng có kể từ khi đại dịch bùng phát, Ấn Độ đã tiến hành đào tạo an toàn, an ninh mạng cho hàng ngàn công chức và doanh nghiệp thuộc lĩnh vực trọng yếu, tăng cường đầu tư vào lĩnh vực an toàn, an ninh mạng, thiết lập thỏa thuận hợp tác với các nước ngoài khối ASEAN như Nhật Bản, Israel hay gần đây nhất là Bahrain nhằm tăng cường phối hợp trong nâng cao năng lực an toàn, an ninh mạng, nghiên cứu, phát triển và bảo vệ cơ sở hạ tầng thông tin trọng yếu.
Nỗ lực mới nhằm thúc đẩy đào tạo và nâng cao năng lực an toàn, an ninh mạng cần được xây dựng hay tích hơp với các sáng kiến hiện có. Tuy Ấn Độ đã có nhiều sáng kiến khác nhau nhưng lại chưa thể kết nối những sáng kiến này thành một chiến lược toàn diện và nâng cao nhận thức an toàn, an ninh mạng trên quy mô toàn xã hội.
Tương tự như Ấn Độ, Indonesia tin tưởng việc tăng cường đào tạo và nâng cao năng lực an toàn, an ninh mạng sẽ giúp quốc gia này đạt được lợi ích quốc gia như ổn định chính trị và tăng trưởng kinh tế. Việc thành lập Cơ quan Mật mã và Không gian mạng Quốc gia (BSSN) đã giúp Chính phủ Indonesia quy tụ các chuyên gia hàng đầu và cả người dân nhằm tăng cường nhận thức về an toàn, an ninh mạng, đồng thời giải quyết vấn đề thiếu hụt chuyên gia an toàn, an ninh mạng trong nước.
Các sáng kiến về đào tạo và nâng cao năng lực an toàn, an mạng sẽ hỗ trợ Chính phủ Indonesia giải quyết các vấn đề liên quan đến lọt lộ dữ liệu và thực hành chia sẻ dữ liệu. Quốc gia này đã liên tiếp ghi nhận các sự cố lọt, lộ dữ liệu và sự cố gần đây nhất liên quan đến quỹ bảo hiểm y tế quốc gia đã buộc các cơ quan chính phủ phải thực hiện các biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn và xử lý kịp thời nhằm bảo vệ an toàn thông tin và hạ tầng trọng yếu. Bên cạnh đó, các sáng kiến về chia sẻ dữ liệu cho phép các cơ quan chính phủ tái sử dụng dữ liệu và có thể tạo ra hiệu ứng lan tỏa tích cực hướng tới các cơ hội phát triển, đem lại lợi ích chưa từng có cho toàn xã hội.
Trong khi một số các quốc gia đã và đang chủ động lên kế hoạch về an toàn. an ninh mạng thì một số khác lại đang bị tụt hậu bởi họ không có đủ nhận thức và thực tiễn, hoặc đối với họ chưa đúng thời điểm cho những kế hoạch như vậy.
Tôi cho rằng, điều quan trọng là chiến lược của mỗi quốc gia cần phải toàn diện để giúp họ khắc phục các yếu điểm của mình. Các quốc gia cũng nên tận dụng sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và trong khu vực cho mục tiêu đó.
Hợp tác an toàn, an ninh mạng trong khu vực
Trong khi các quốc gia đang lập và thực thi các chiến lược an toàn, an ninh mạng, tôi cho rằng hợp tác giữa các nước trong khu vực cũng như hợp tác với khu vực tư nhân là yếu tố cốt lõi để nâng cao kiến thức và năng lực.
Thực tế là các thể chế đa phương tại Châu Á đã nhiều lần trao đổi, đối thoại về vấn đề an toàn, an ninh mạng. Tuy nhiên, còn nhiều dư địa cho đối thoại như vậy phát triển sâu rộng hơn, không chỉ trong khuôn khổ ASEAN mà còn trong khối APEC, nơi mà các vấn đề an toàn, an ninh mạng có thể được thảo luận song song với các chủ đề rộng hơn như dòng chảy dữ liệu hay chuyển đổi số.
Hiện nay, tội phạm mạng đang ngày càng nguy hiểm và khó lường, tình trạng lây nhiễm mã độc ngày càng gia tăng, đặc biệt trong khu vực vực Châu Á - Thái Bình Dương nơi có sự phân hóa cao về rủi ro đe dọa an toàn, an ninh mạng. Trong bối cảnh địa chính trị và đại dịch đang tiếp diễn, các cơ quan chính phủ sẽ tiếp tục là mục tiêu hàng đầu của các cuộc tấn cộng mạng như hoạt động gián điệp hay tấn công có động cơ chính trị.
Cho dù những thực tiễn và biện pháp của quốc gia nêu trên vẫn tiếp tục thay đổi, nhưng đó sẽ là một số gợi ý cho các quốc gia khác trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược an toàn, an ninh mạng của mình để có được năng lực ứng phó linh hoạt trên không gian mạng và giảm thiểu nguy cơ nghiêm trọng.
Các quốc gia cần có cách tiếp cận đa chiều để có thể đương đầu với các mối đe dọa an toàn, an ninh mạng như hiện nay. Từ kinh nghiệm của Kaspersky thì cách thức hiệu quả nhất chính là không ngừng nâng cao nhận thức về an toàn, an ninh mạng. Điều này đòi hỏi chính phủ các quốc gia cần phải gắn kết hơn nữa với các tổ chức, doanh nghiệp, chuyên gia trong lĩnh vực an toàn, an ninh mạng, trong đó có các nhà cung cấp dịch vụ an toàn, an ninh mạng để đánh giá, kiểm định độ tin cậy của sản phẩm, quy trình nội bộ và hoạt động kinh doanh. Đây cũng chính là trụ cột quan trọng mà Kaspersky luôn đề cao. Bên cạnh đó, các quốc gia đồng thời cần liên tục tăng cường đào tạo kỹ năng và thúc đẩy hợp tác nhằm nâng cao năng lực ứng cứu sự cố tấn công mạng, đảm bảo an toàn và lợi ích cho người dân.
(Theo ICTvietnam)
Hợp lực giải các bài toàn quốc gia về an toàn thông tin mạng
Với thỏa thuận hợp tác mới ký kết, Trung tâm NCSC và Viettel Cyber Security khẳng định cam kết chung tay, đồng hành để nhận nhiệm vụ giải quyết các bài toán lớn, các bài toán quốc gia về an toàn thông tin mạng.
" alt="Khỏa lấp những thiếu sót: Câu chuyện về nâng cao năng lực an toàn, an ninh mạng tại Châu Á">Khỏa lấp những thiếu sót: Câu chuyện về nâng cao năng lực an toàn, an ninh mạng tại Châu Á
- 最近发表
-
- Kèo vàng bóng đá Venezia vs Hellas Verona, 00h30 ngày 28/1: Đối thủ kỵ giơ
- Hiền Hồ đẹp sang trọng, cá tính với trang phục đơn sắc
- Samsung, LG dựa vào nhà bếp AI để đối phó các đối thủ Trung Quốc
- Q&A: Tác dụng phụ của thuốc tránh thai, có dấu hiệu này nên dừng uống ngay
- Nhận định, soi kèo Genoa vs Monza, 02h45 ngày 28/01: Khách trượt dài
- CMC Cloud nâng tầm hạ tầng số cho giải pháp quản trị nguồn lực doanh nghiệp
- Lập website giả mạo Cổng thông tin Bộ công an để lừa đảo
- Khám phá bí ẩn thế giới đồng tính trong sinh viên
- Nhận định, soi kèo Lazio vs Fiorentina, 02h45 ngày 27/1: Bảo toàn trong Top 4
- Tam thất tốt cho sức khỏe nhưng ai không nên dùng?
- 随机阅读
-
- Nhận định, soi kèo Sociedad vs Getafe, 22h15 ngày 26/01: Điểm tựa sân nhà
- Chỉ trao trinh tiết cho người nào là chồng
- Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Học viện Ngoại giao là 19 điểm
- Tổng thư ký Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước lên tiếng về trường hợp “Giáo sư âm nhạc' Ngọc Sơn
- Soi kèo phạt góc Barca vs Valencia, 03h00 ngày 27/1
- Sở thông tin
- Đầu năm học mới, hiệu phó giáo viên trường điểm lần lượt xin chuyển trường
- Đằng sau những phút “lên tiên” trên Facebook
- Nhận định, soi kèo Le Havre vs Brest, 21h00 ngày 26/1: Chiến thắng thứ 4
- Trường học bỏ quy định cấm học sinh đồng tính
- Bình Phước: Bảo vệ người cao tuổi trên không gian mạng
- Trung ương Đoàn và VNPT phối hợp đẩy mạnh số hóa hoạt động Đoàn
- Nhận định, soi kèo Sociedad vs Getafe, 22h15 ngày 26/01: Điểm tựa sân nhà
- Có phải đã bỏ hẳn sáng kiến kinh nghiệm đối với giáo viên?
- Hội thi Tin học trẻ toàn quốc, sân chơi bổ ích cho thanh thiếu niên
- Mai của Trấn Thành thống trị mùa phim Tết kỳ lạ với nhiều điểm bất thường
- Nhận định, soi kèo Pumas UNAM vs Atlas, 1h00 ngày 27/1: Lợi thế sân nhà
- 'Nữ hoàng nội y' Demi Rose khoe đường cong nghẹt thở
- Chú chó có cặp 'lông mày' cực đỉnh gây bão mạng xã hội
- Em không có nhà Hà Nội để anh về ở rể…
- 搜索
-
- 友情链接
-