Làng “sư phạm”Làng Nại Cửu thuộc xã Triệu Thành (huyện Triệu Phong, Quảng Trị) hình thành cách đây trên 5 thế kỷ.
Đây là ngôi làng nổi tiếng hiếu học bậc nhất của Quảng Trị và được gọi bằng cái tên 'làng giáo viên', bởi gần 1/4 số dân của làng đang theo nghiệp “hít bụi phấn, nâng gót người”.
|
Đường dẫn vào vùng đất học Nại Cửu. |
Xuyên suốt bao đời nay, người dân trong làng Nại Cửu luôn coi nghề dạy học là niềm tự hào của làng. Mọi gia đình luôn khuyến khích, hướng con em noi gương ông cha thi vào các trường sư phạm.
Theo người dân trong làng, từ thuở xưa, tại đây có 6 dòng họ gồm Lê, Nguyễn, Võ, Hoàng, Phan, Trần, có bề dày lịch sử về đỗ đạt.
Nhiều vị đỗ đạt và làm quan ở các triều đại phong kiến như tiến sỹ Trần Gia Thụy, làm quan Thượng thư Bộ Lễ, đời vua Lê Hiển Tông; cử nhân Lê Trọng Điều làm quan phủ đời vua Minh Mạng; cử nhân Nguyễn Đức Nghi làm Tham tri Bộ Lễ thời vua Tự Đức; ông Võ Tử Văn, đỗ Phó bảng thời Tự Đức;…
|
Học sinh, sinh viên làng Nại Cửu thắp hương cho tổ tiên trước và sau mỗi kỳ thi. |
Đã có 30 năm theo nghề dạy học tại Trường THCS Triệu Thành, thầy Trần Đại Việt cho biết, gia đình ông hiện đang có 10 người theo nghề giáo.
Bao thế hệ trong gia đình ông đều thấm nhuần quan điểm “nghề dạy học là một nghề cao quý nhất trong các nghề” từ cụ thân sinh của ông.
“Bố đã cho tôi biết, dù ở bất kỳ thời đại nào người thầy vẫn có vai trò quan trọng.
Cho đến bây giờ, anh em trong gia đình ai cũng yêu nghề và xem việc dạy là truyền thống của gia đình”, thầy Việt cho biết thêm.
|
Con em làng Nại Cửu được đánh giá học tập chăm chỉ và đạt nhiều thành tích cao. |
Cô Phan Thuý Anh, giáo viên tại trường Tiểu học Triệu Thành cho biết, học sinh của làng Nại Cửu hầu như có một điểm chung là rất chăm chỉ.
“15 năm trong nghề dạy học, tôi nhận ra đặc điểm chung của các học sinh làng Nại Cửu là rất nề nếp, các em luôn học tập một cách hăng say. Và đặc biệt, khi nói về ước mơ, ai cũng mong muốn khi trưởng thành được theo đuổi nghiệp sư phạm”, cô Anh chia sẻ.
|
Làng Nại Cửu trao học bổng hàng năm cho học sinh đạt kết quả học tập cao. |
|
Cùng với nhiều gia đình khác, gia đình của thầy Việt có đến 10 người theo nghề giáo viên. |
Ông Võ Văn Bắc, Chủ tịch HĐND xã Triệu Thành tự hào cho biết, dân số làng Nại Cửu hiện nay là khoảng 720 hộ nhưng có đến khoảng 600 người theo nghiệp sư phạm.
“Nhờ có nhiều giáo viên nên việc học của con em trong làng luôn được các hộ gia đình quan tâm. Bình quân mỗi năm làng có khoảng gần 50 học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng.
Hiện tại làng có 3 phó giáo sư, 10 tiến sĩ, hàng trăm thạc sĩ, cùng hàng nghìn người tốt nghiệp đại học, cao đẳng… đang công tác trên khắp mọi miền đất nước”, ông Bắc chia sẻ.
Quang Thành – Bảo Lâm
'Người Việt còn trân trọng tri thức, vị thế người thầy vẫn được đề cao'
Tôi lại tự nhận rằng nghề của mình là nghề may mắn, khi đối tượng của mình là học sinh – những con người trẻ trung, năng động và đầy sức sống.
" alt="Làng sư phạm 'nhà nòi' Nại Cửu"/>
Làng sư phạm 'nhà nòi' Nại Cửu
- Tại hội thảo "Tuyển sinh trường tư thục: Thực trạng và giải pháp" do báo Giáo dục Việt Nam tổ chức sáng 26/4, nhiều trường phổ thông tư thục ở Hà Nội cho rằng quy định mốc thời gian được kiểm tra đánh giá năng lực và tuyển sinh hiện nay quá cứng nhắc. |
Ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie phát biểu tại hội thảo |
Ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie cho hay mặc dù thông tư quy chế của Bộ GD-ĐT về tuyển sinh đầu cấp với các trường đặc thù có tính “mở”, nhưng về đến cấp địa phương thì câu chuyện không còn như vậy.
“Hầu hết các địa phương đều trao quyền tự chủ cho các trường tư, nhưng Hà Nội lại yêu cầu kèm theo các trường phải “làm đề án, lập tờ trình” xin UBND quận/huyện phê duyệt, đối với tuyển sinh lớp 6. Trường chúng tôi cũng đang chờ quận Nam Từ Liêm phê duyệt và không biết đến khi nào”.
Điều mà ông Khang cũng như nhiều trường không hài lòng là thời gian tuyển sinh phải theo ngày/tháng cụ thể như quy định của thành phố. Tức là các trường ngoài công lập sẽ kiểm tra đánh giá năng lực đồng loạt vào 1 trong 2 ngày 29 và 30/6.
“Các trường đều mong khoảng thời gian, sớm hơn so với thời gian đối với các trường công lập không đặc thù. Để trường này thực hiện kiểm tra đánh giá, tuyển sinh vào hôm này, còn trường kia vào hôm khác. Điều này không chỉ tạo điều kiện cho các trường mà còn cho học sinh và các gia đình. Khi bỏ tiền cho con vào trường tư, người ta phải cân nhắc lắm. Lý gì lại chốt chỉ vào một hai ngày”.
Ông Khang cho hay, dù có xây dựng cơ sở vật chất đầy đủ khang trang mà không tuyển được học sinh thì trường tư không thể tồn tại.
Đại diện trường này cũng cho biết đã sẵn sàng chịu phê bình của Sở GD-ĐT Hà Nội trong việc tuyển sinh vào lớp 1 bởi trên thực tế “chúng tôi đã tuyển xong trước thời gian sở quy định 2 tháng”.
“Mồng 4-6/5 chúng tôi sẽ làm thủ tục nhập học cho các em được tuyển vào lớp 1 của nhà trường năm học 2018-2019 trước kế hoạch của UBND TP Hà Nội 2 tháng. Bởi nếu cháu nào không được vào trường thì để các cháu có lựa chọn khác”.
|
Bà Nguyễn Thị Hiền, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm. |
Bà Nguyễn Thị Hiền, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm cũng cho biết "sẵn sàng nhận kỷ luật để mang lại lợi ích cho người học".
"Theo quy định thì ngày 1-3/7, chúng tôi mới được tuyển sinh lớp 1. Phải nói nghiêm túc rằng không trường nào mà không có những động thái để tuyển sinh trước những ngày quy định này. Hiện nay, chúng tôi đã cho đăng ký online và lên tới hơn 2000 đơn trong khi chỉ tiêu chỉ là 500. Nếu đợi đến ngày 1/7 thì khó khăn lại rơi vào phụ huynh, họ không biết tình hình như thế nào để nếu không được thì xoay xở trường khác”.
Theo bà Hiền, quy định các trường tư cùng kiểm tra đánh giá năng lực học sinh đồng loạt 2 ngày gây khó cho phụ huynh hơn là các trường.
“Phải trong tình thế của phụ huynh cân nhắc, đắn đo như thế nào khi quyết định chọn cho con học công hay tư mới hiểu. Nhiều phụ huynh đã tìm hiểu trước tận 1 năm, nhưng không biết là trường này có nhận con họ hay không trước ngày 1/7, để còn tìm sang trường khác”.
Bà Hiền cho hay cũng vì tuyển sinh vào cùng 1 ngày gây khó khăn cho học sinh, nên buộc các trường phải tìm cách “lách”. "Chúng tôi đã tự chủ về tài chính, nhân sự thì xin được cho tự chủ về tuyển sinh”.
|
Bà Văn Liên Na, Phó hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh. |
Bà Văn Liên Na, Phó hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh chia sẻ: “Có cho tự chủ tuyển sinh nhưng chỉ cho trong 2 ngày đồng loạt với tất cả các trường, Sở đang tạo cánh cửa hẹp cho học sinh trong chuyện vào lớp 10”.
Theo bà Na, như vậy không thể gọi là tự chủ và kiến nghị được tự chủ trong mọi vấn đề.
Bà Phạm Thị Thu Phương, Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Ban Mai cũng kiến nghị nên nới rộng thời gian tuyển sinh cho các trường tư thục, đặc biệt để phụ huynh có thời gian tìm hiểu về các trường trước khi ra quyết định lựa chọn.
“Có những phụ huynh chia sẻ trước khi đến trường tôi đã đi tìm hiểu ít nhất 5 trường khác rồi, như vậy cũng cần phải có thời gian cho phụ huynh nữa. Trường công thì không cần tìm hiểu quá nhiều, nhưng trường tư, không cần quá sớm nhưng có thể cho phép từ tháng 3 đến tháng 5 là thời gian trường tư được phép tiếp cận phụ huynh, học sinh. Cũng như xây dựng một gia đình, có thời gian tìm hiểu đủ dài thì hành phúc mới bền vững, với các trường và phụ huynh cũng vậy. Phải có thêm thời gian để tìm hiểu và chỉ khi hiểu kỹ được tinh thần, định hướng thì mới đạt được các mục tiêu giáo dục”.
|
GS Vũ Tuấn, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. |
GS Vũ Tuấn, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội kiến nghị các cơ quan quản lý cần quan tâm giúp đỡ nhiều hơn nữa đối với trường tư thục, bởi sự quan tâm hiện nay còn ít. Ông dẫn lời nguyên Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Nguyễn Hữu Độ khi đương chức cho thấy việc thành lập nên một trường tư là rất khó khăn rằng “muốn mở được trường phải có được 9 chữ ký, 9 con dấu”.
|
Ông Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch HĐQT Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm. |
Ông Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch HĐQT Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng đề nghị cho các trường tự chủ hơn nữa.
“Nếu chỉ cho co lại trong 1-2 ngày thì làm sao tránh khỏi việc phụ huynh xếp hàng. Có những trường lượng hồ sơ đăng ký 2.000 nhưng chỉ lấy 500 chỉ tiêu, mà chỉ trong vài ngày, ai cũng muốn sớm nên phải khổ sở đi sớm. Trên thực tế, các trường ở Hà Nội đủ khả năng để đón nhận 100% con em vào, vậy việc gì phải quy định trong một vài ngày để tạo ra chuyện cầu lớn hơn cung “ảo” như thế và buộc người dân phải xếp hàng”.
Ông Hòa cho rằng, nếu tư duy theo kiểu quản lý siết chặt thì không thể phát triển sáng tạo. “Nếu không có tư duy sáng tạo thì đất nước sẽ không thể phát triển được”.
Các đại biểu cũng nêu lên những thực trạng khó khăn mà các trường tư phải tự tìm cách bươn chải về cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động, đội ngũ giáo viên,…
|
Ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT). |
Ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) cho biết, thời gian qua Bộ đã ban hành Thông tư 05 theo hướng có nhiều thay đổi trong vấn đề tuyển sinh đầu cấp. Trong đó cho phép các trường được tự chủ trong việc kiểm tra đánh giá năng lực khi tuyển sinh vào lớp 6.
Bộ đã yêu cầu các sở GD-ĐT có văn bản hướng dẫn các trường thực hiện tuyển sinh và tuyệt đối không có yêu cầu nào buộc các trường phải xây dựng phương án tuyển sinh, phải trình các cấp xét duyệt.
“Chủ trương của Bộ GD-ĐT cũng nêu rõ, về phương thức, các nhà trường được chủ động về kiểm tra, đánh giá. Phải giao cho các trường quyền tuyển sinh, kiểm tra đánh giá học sinh theo những năng lực mà các trường mong muốn”
Ông Thành cũng cho rằng, về mặt thời gian, phải đủ đề phụ huynh và học sinh được tìm hiểu, nghiên cứu kỹ về nhà trường và có thời gian cân nhắc để quyết định.
Thanh Hùng
Lịch khảo sát chất lượng đầu vào lớp 1 của các trường tư ở Hà Nội
Để con lớp 1 vào được các trường tư mong muốn, nhiều phụ huynh ở Hà Nội đang rất quan tâm tới lịch tổ chức khảo sát năng lực đầu vào học sinh của các trường.
" alt="Nhiều trường chấp nhận bị kỷ luật để tuyển sinh trước thời gian quy định"/>
Nhiều trường chấp nhận bị kỷ luật để tuyển sinh trước thời gian quy định