您现在的位置是:Thế giới >>正文
Lưu học sinh Việt Nam thận trọng với cá nhân nhận danh nghĩa cơ quan ngoại giao tổ chức về nước
Thế giới278人已围观
简介Bộ GD-ĐT cho biết thời gian vừa qua có hiện tượng một số tổ chức cá nhân tập hợp danh sách các lưu h...
Bộ GD-ĐT cho biết thời gian vừa qua có hiện tượng một số tổ chức cá nhân tập hợp danh sách các lưu học sinh Việt Nam đang học tập ở nước ngoài có nhu cầu về nước,ưuhọcsinhViệtNamthậntrọngvớicánhânnhậndanhnghĩacơquanngoạigiaotổchứcvềnướdtvn thu tiền đặt cọc để lên kế hoạch thuê và sắp xếp các chuyến bay về Việt Nam.
Về việc này, Bộ GD-ĐT thông báo trong trường hợp có nguyện vọng về nước, lưu học sinh phải đăng ký trực tiếp với Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước sở tại để được xem xét giải quyết. Đặc biệt, cần hết sức thận trọng với các tổ chức, cá nhân nhận danh nghĩa cơ quan đại diện ngoại giao để tổ chức chuyến bay về Việt Nam.
Bộ GD-ĐT cũng lưu ý các lưu học sinh hiện đang ở nước ngoài cần thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định của các cơ quan chức năng nước sở tại và theo các khuyến cáo, hướng dẫn của Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài. Đồng thời, phải theo dõi chặt chẽ kế hoạch học tập của các cơ sở giáo dục nước ngoài để đảm bảo chương trình học tập.
Nếu cần sự hỗ trợ, giúp đỡ, ngoài liên hệ với Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước sở tại, lưu học sinh có thể gọi ngay cho đường dây nóng bảo hộ công dân ở nước ngoài (+84) 981.84.84.84.
Về phía Bộ GD-ĐT Việt Nam, lưu học sinh có thể liên hệ với Cục Hợp tác quốc tế - Bộ GD-ĐT, địa chỉ số 35 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Điện thoại: (+84) 24.3869.5144 hoặc (+84) 365.12.74.07, email: [email protected] để được trợ giúp.
Thanh Hùng
3 du học sinh Việt Nam trốn khỏi khu cách ly Hàn Quốc
Ba du học sinh cố tình bỏ lại điện thoại di động để tránh bị định vị qua GPS, sau đó đi bộ tới công viên cách khu cách ly tập trung không xa.
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Girona vs Las Palmas, 3h00 ngày 4/2: Ngựa ô hết thời
Thế giớiChiểu Sương - 03/02/2025 10:22 Tây Ban Nha ...
【Thế giới】
阅读更多Nam công nhân qua đời sau khi liên tục tăng ca được bồi thường 1,4 tỷ đồng
Thế giớiCái chết của nam công nhân có tên A Bảo gây phẫn nộ trong dư luận Trung Quốc (Ảnh minh họa: SCMP).
Tháng 2/2023, A Bảo ký hợp đồng lao động với một công ty xây dựng và được nhận vào làm thợ sơn. Hợp đồng này kéo dài tới tháng 1 năm nay. Sau khi ký hợp đồng, A Bảo được điều động tới làm tại một công trình ở thành phố Chu San, tỉnh Chiết Giang.
Từ tháng 2 tới tháng 5/2023, A Bảo liên tục tăng ca và chỉ chỉ xin nghỉ một ngày vào 6/4/2023.
Đến ngày 25/5/2023, A Bảo xin nghỉ ốm. Ngày 28/5, tình trạng của A Bảo nhanh chóng chuyển biến xấu, anh được đồng nghiệp đưa tới bệnh viện cấp cứu. Lúc này, A Bảo đã bị viêm phổi nặng và suy hô hấp cấp. Đến ngày 1/6, A Bảo qua đời.
Sau sự việc bi kịch, gia đình A Bảo đã đệ đơn kiện công ty tuyển dụng anh vì cho rằng công ty này đã hành xử vô trách nhiệm đối với sức khỏe nhân viên.
Phía công ty tuyển dụng A Bảo cho rằng lượng công việc mà họ giao cho anh trong giờ làm việc là phù hợp. Việc A Bảo nhận làm thêm giờ, làm tăng ca là do anh tự nguyện. Phía công ty cũng cho rằng cái chết của A Bảo là do những vấn đề sức khỏe đã tồn tại từ trước.
Dù vậy, tòa án kết luận rằng việc công ty đồng ý cho A Bảo làm việc 104 ngày liên tiếp chỉ nghỉ... một ngày là động thái vi phạm luật lao động.
Theo kết luận của tòa án, chính động thái vi phạm của công ty là một yếu tố quan trọng khiến sức khỏe A Bảo suy sụp, dẫn tới cái chết của nam công nhân. Tòa yêu cầu công ty bồi thường cho gia đình A Bảo 400.000 tệ (tương đương gần 1,4 tỷ đồng).
Công ty tuyển dụng A Bảo đã đệ đơn kháng cáo lên cấp cao hơn. Trong tháng 8 vừa qua, Tòa án nhân dân trung cấp thành phố Chu San đã quyết định giữ nguyên phán quyết mà tòa án cấp địa phương đưa ra trước đó. Phía công ty bắt buộc phải bồi thường cho gia đình A Bảo.
Vụ việc này gợi nhớ lại một sự việc tương tự xảy ra hồi tháng 8/2019 đối với một nam công nhân có tên Châu Bân, anh làm thợ sơn cho một công ty ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Châu Bân đã đột ngột qua đời trên đường từ nơi làm việc về nhà. Trước đó, anh đã làm việc cả tháng 7/2019 mà không nghỉ một ngày nào, thời gian làm việc tăng ca của Châu Bân trong tháng 7 lên tới... 130 giờ.
Gia đình Châu Bân đã kiện công ty tuyển dụng anh ra tòa. Tòa án kết luận rằng đơn vị tuyển dụng có trách nhiệm trong cái chết của Châu Bân và yêu cầu công ty này bồi thường cho gia đình nam công nhân số tiền 360.000 tệ (tương đương 1,2 tỷ đồng).
">...
【Thế giới】
阅读更多Đề xuất tăng thuế với rượu bia; nước giải khát có đường chịu thuế TTĐB
Thế giớiPhó Thủ tướng Lê Thành Long trình bày tờ trình (Ảnh: Phạm Thắng).
Phương án 1 là đối với thuốc lá điếu là 2.000 đồng/bao (từ năm 2026), 4.000 đồng/bao (từ năm 2027), 6.000 đồng/bao (từ năm 2028), 8.000 đồng/bao (từ năm 2029), 10.000 đồng/bao (từ năm 2030).
Đối với xì gà là 20.000 đồng/điếu (từ năm 2026), 40.000 đồng/điếu (từ năm 2027), 60.000 đồng/điếu (từ năm 2028), 80.000 đồng/điếu (từ năm 2029), 100.000 đồng/điếu (từ năm 2030).
Đối với thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc các dạng khác dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm là 20.000 đồng/100g hoặc 100ml (từ năm 2026), 40.000 đồng/100g hoặc 100ml (từ năm 2027), 60.000 đồng/100g hoặc 100ml (từ năm 2028), 80.000 đồng/100g hoặc 100ml (từ năm 2029), 100.000 đồng/100g hoặc 100ml (từ năm 2030).
Phương án 2 là đối với thuốc lá điếu là 5.000 đồng/bao (từ năm 2026), 6.000 đồng/bao (từ năm 2027), 7.000 đồng/bao (từ năm 2028), 8.000 đồng/bao (từ năm 2029), 10.000 đồng/bao (từ năm 2030).
Đối với xì gà là 50.000 đồng/điếu (từ năm 2026), 60.000 đồng/điếu (từ năm 2027), 70.000 đồng/điếu (từ năm 2028), 80.000 đồng/điếu (từ năm 2029), 100.000 đồng/điếu (từ năm 2030).
Đối với thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc các dạng khác dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm là 50.000 đồng/100g hoặc 100ml (từ năm 2026), 60.000 đồng/100g hoặc 100ml (từ năm 2027), 70.000 đồng/100g hoặc 100ml (từ năm 2028), 80.000 đồng/100g hoặc 100ml (từ năm 2029), 100.000 đồng/100g hoặc 100ml (từ năm 2030).
Phó Thủ tướng cho biết, Chính phủ nghiêng về phương án 2, bởi cả 2 phương án về lộ trình tăng mức thuế tuyệt đối tại dự thảo luật gửi xin ý kiến đã được cân nhắc tính toán trên cơ sở các yếu tố như giá thuốc lá tại Việt Nam đang ngày càng rẻ so với thu nhập, dẫn đến sức mua thuốc lá tăng; gánh nặng chi phí y tế liên quan đến bệnh tật do thuốc lá gây ra...
Bên cạnh đó, theo phương án 2 thì tỷ lệ hút thuốc ở nam giới giảm từ 42,1% (2025) xuống còn 39,7% vào năm 2026 và đến năm 2030 giảm xuống còn 38,5%. Tỷ trọng thuế trên giá bán lẻ tăng từ 36% (2025) lên 52,4% vào năm 2026 và đến năm 2030 tăng lên 59,4%.
Chính phủ cho rằng, phương án 2 có khả năng giảm tiêu thụ nhanh hơn, sớm hơn và ở mức độ lớn hơn để gần tiếp cận đến mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá trong nhóm nam từ 15 tuổi trở lên đề ra tại Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá (xuống dưới 36% trong giai đoạn 2026-2030) và hướng tới đạt tỷ trọng thuế trên giá bán lẻ thuốc lá theo khuyến nghị của WHO (75%).
Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho rằng, lộ trình tăng thuế đối với các mặt hàng thuốc lá theo phương án 2 góp phần tăng tính hiệu quả của chính sách trong định hướng tiêu dùng và phù hợp với xu hướng cải cách thuế của các nước.
Giá bán rượu, bia năm 2026 sẽ tăng khoảng 10% so với năm 2025
Đối với mặt hàng rượu, bia, Chính phủ đề xuất quy định thuế suất theo tỷ lệ phần trăm tăng theo lộ trình từng năm trong giai đoạn từ năm 2026 đến năm 2030 để đạt mục tiêu tăng giá bán rượu, bia ít nhất 10% theo khuyến nghị tăng thuế của WHO.
Đối với mặt hàng rượu từ 20 độ trở lên, phương án 1 là tăng thuế suất từ mức hiện hành 65% lên 70%, 75%, 80%, 85%, 90% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026-2030.
Phương án là tăng thuế suất từ mức hiện hành 65% lên 80%, 85%, 90%, 95%, 100% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026-2030.
Đối với mặt hàng rượu dưới 20 độ, phương án 1 là tăng thuế suất từ mức hiện hành 35% lên 40%, 45%, 50%, 55%, 60% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026-2030.
Phương án 2 là tăng thuế suất từ mức hiện hành 35% lên 50%, 55%, 60%, 65%, 70% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026-2030.
Đối với mặt hàng bia, phương án là tăng thuế suất từ mức hiện hành 65% lên 70%, 75%, 80%, 85%, 90% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026-2030.
Phương án 2 là tăng thuế suất từ mức hiện hành 65% lên 80%, 85%, 90%, 95%, 100% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026-2030.
Phó Thủ tướng cho biết, Chính phủ nghiêng về phương án 2, bởi theo phương án này thì giá bán năm 2026 sẽ tăng khoảng 10% so với năm 2025 và các năm tiếp theo mỗi năm giá bán sẽ tăng 2-3% so với năm trước để đảm bảo giá sản phẩm tăng tương ứng theo mức độ lạm phát và gia tăng thu nhập của các năm tiếp theo.
Chính phủ cho rằng, với phương án 2 sẽ có tác dụng giảm khả năng chi trả đối với các sản phẩm rượu, bia mạnh hơn, tác động tốt hơn trong việc giảm tỷ lệ sử dụng rượu, bia và giảm các tác hại liên quan do việc lạm dụng rượu, bia gây ra.
Thẩm tra nội dung này, ông Lê Quang Mạnh nêu, đa số ý kiến đồng tình với việc tăng thuế như phương án 2. Một số ý kiến đề nghị cân nhắc tính toán, đề xuất mức tăng hợp lý để có thể đạt được các mục tiêu đặt ra.
Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng, việc quy định thuế suất đối với bia bằng thuế suất đối với rượu trên 20 độ là chưa thực sự phù hợp vì tác hại của rượu hay bia phụ thuộc chính vào nồng độ cồn.
Bổ sung nước giải khát hàm lượng đường trên 5g/100ml chịu thuế TTĐB
Chính phủ đề xuất bổ sung nước giải khát theo tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế TTĐB với mức thuế suất 10%.
Đa số ý kiến trong Ủy ban Tài chính - Ngân sách nhất trí với việc bổ sung sản phẩm này vào diện chịu thuế TTĐB, tuy nhiên một số ý kiến cũng đề nghị cân nhắc thêm.
">...
【Thế giới】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Alajuelense vs Cartagines, 08h00 ngày 3/2: Tiếp cận ngôi đầu
- Triệu tập hơn 300 thí sinh thi tuyển công chức Bộ LĐ
- Những tiêu chuẩn cơ bản của sàn gỗ công nghiệp mà bạn nên biết
- Suýt bỏ lỡ cơ hội "xuất ngoại" vì hình xăm
- Nhận định, soi kèo Esteghlal FC vs Al Shorta, 23h00 ngày 3/2: Cửa dưới ‘tạch’
- Giá rao bán đất nền ăn theo vành đai 4 lại tăng
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Arema FC vs Bali United, 15h30 ngày 3/2: Tiếp tục thắng lợi
-
Binh sĩ Nga tham gia chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine (Ảnh: RIA Novosti).
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký thành luật mới vào ngày 23/11 về việc xóa nợ cho những tân binh tình nguyện sang chiến đấu ở Ukraine, một trang web của chính phủ Nga cho biết.
Truyền thông Nga đưa tin rằng, luật này quy định xóa nợ lên tới 10 triệu rúp (95.000 USD) cho những người ký hợp đồng với Bộ Quốc phòng để chiến đấu tại Ukraine trong ít nhất một năm, bắt đầu từ ngày 1/12.
Luật này áp dụng cho tất cả những tân binh tiềm năng đã bị mở quy trình thu hồi nợ.
Động thái này sẽ giúp Nga đảm bảo tuyển quân hiệu quả hơn trong cuộc chiến tiêu hao với Ukraine gần 3 năm qua.
Hồi tháng 7, ông Putin đã ký sắc lệnh nhằm tăng gấp đôi khoản thanh toán trả trước cho những người tình nguyện chiến đấu ở Ukraine.
Tất cả người Nga ký hợp đồng với quân đội để sang Ukraine tham chiến sẽ nhận được khoản thanh toán trả trước là 400.000 rúp (4.651 USD). Sắc lệnh này cũng khuyến nghị rằng các chính quyền khu vực nên chi khoản thanh toán này từ ngân sách địa phương với mức tương đương.
Trước đó, con số trên ở mức 204.000 rúp. Sau khi sắc lệnh đi vào hiệu lực, những binh nhì tham gia chiến dịch quân sự đặc biệt sẽ có mức lương tối thiểu trong năm đầu tiên là 3,25 triệu rúp (31.500 USD).
Ngoài tăng lương, người Nga tự nguyện nhập ngũ sang chiến đấu ở Ukraine còn nhận được nhiều đặc quyền khác như miễn giảm lãi suất hàng tháng đối với các khoản vay tiêu dùng và bảo lãnh của nhà nước đối với các khoản vay đó trong trường hợp tử vong.
Một phần nhờ vào các chính sách này, Nga có thể tăng cường lực lượng sang Ukraine tham chiến mà tránh phải tiến hành một đợt động viên khác như hồi tháng 9/2022.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 23/11 cho biết Nga không cân nhắc đợt huy động quân nào nữa vì nước này vẫn đang dựa vào nguồn lực tình nguyện viên mạnh mẽ sẵn sàng tham gia quân đội.
Nga đã công bố một đợt động viên cục bộ vào mùa thu năm 2022, triệu tập khoảng 300.000 quân dự bị để sang Ukraine thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt.
Bất chấp những tin đồn lan truyền trong những tháng gần đây về một chiến dịch động viên mới, không có thông báo nào được đưa ra trong khi các quan chức Nga liên tục khẳng định rằng Moscow không cần thiết phải có các biện pháp như vậy.
Ông Peskov cho biết, công dân Nga "rất tích cực ký hợp đồng với Bộ Quốc phòng".
Ông cho hay, những người tình nguyện gia nhập lực lượng đông đảo với hàng trăm người ký hợp đồng mỗi ngày với Bộ Quốc phòng.
Vào tháng 7, Bộ Quốc phòng Nga cho biết chỉ riêng trong năm 2024 đã có hơn 190.000 công dân ký hợp đồng quân sự, đồng thời cho biết trung bình có 1.000 người nhập ngũ mỗi ngày.
Hiện tại, mức lương tối thiểu hàng năm của các quân nhân hợp đồng Nga chiến đấu ở Ukraine ở mức gấp 3 lần so với mức lương trung bình trên cả nước.
Trong khi đó, Ukraine đang đối mặt với thách thức liên quan tới nỗ lực tuyển quân do tâm lý mệt mỏi vì cuộc chiến kéo dài gần 3 năm qua. Nhiều tháng trở lại đây, truyền thông phương Tây đưa tin về tình trạng thiếu nhân lực ngày càng gia tăng đối với lực lượng vũ trang Ukraine.
Hồi tháng 4, ông Zelensky đã ký một đạo luật hạ tuổi huy động nam giới vào quân đội từ 27 xuống 25, động thái sẽ giúp Kiev có nhiều lựa chọn hơn trong hoạt động gọi nhập ngũ.
" alt="Tổng thống Putin ký luật xóa nợ cho tân binh sang Ukraine tham chiến">Tổng thống Putin ký luật xóa nợ cho tân binh sang Ukraine tham chiến
-
Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim chụp ảnh chung (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN).
Chiều 23/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam đã về đến sân bay Nội Bài (Hà Nội), kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia từ 21 đến 23/11, theo lời mời của Thủ tướng Malaysia và Phu nhân.
Nhân dịp này, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Malaysia. Sau đây là nội dung phỏng vấn.
Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam đã có chuyến thăm chính thức đến Malaysia từ 21 đến 23/11. Xin đồng chí cho biết những kết quả chính của chuyến thăm?
- Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung:Chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia đã thành công tốt đẹp, đạt kết quả sâu sắc và thực chất. Đây là chuyến thăm đầu tiên trên cương vị mới của Tổng Bí thư Tô Lâm tới một nước Đông Nam Á, là sự kế thừa đồng thời phát huy chủ trương của ta trong hơn 50 năm qua là coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống với Malaysia.
Chính phủ và các lãnh đạo Malaysia đã đón tiếp Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Phu nhân và Đoàn rất trọng thị, với tình cảm nồng ấm, tin cậy, có những biệt lệ về lễ tân, như thể hiện ở việc tổ chức Lễ đón trọng thể Tổng Bí thư Tô Lâm, Phu nhân và Đoàn tại Dinh Thủ tướng, thu xếp để gần 50 người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại Malaysia tham dự Lễ đón, treo cờ, ảnh Tổng Bí thư và Phu nhân trên các tuyến phố chính. Điều đó cho thấy bạn thực sự coi trọng Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam và cá nhân Tổng Bí thư Tô Lâm.
Trong hơn hai ngày của chuyến thăm, Tổng Bí thư Tô Lâm, Phu nhân và Đoàn đã có 18 hoạt động quan trọng, trong đó có các cuộc hội đàm hẹp và rộng, hội kiến với các lãnh đạo Malaysia là Thủ tướng Anwar Ibrahim, Chủ tịch Thượng viện, Chủ tịch Hạ viện, Phó Thủ tướng - Chủ tịch Đảng Tổ chức Dân tộc Mã Lai (UMNO); thăm Trung tâm Dữ liệu quốc gia, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Malaysia Petronas, tiếp lãnh đạo một số tập đoàn lớn, gặp gỡ thân mật đại diện Việt kiều tiêu biểu từ các nước Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài phát biểu chính sách quan trọng tại Đại học Malaya - Đại học danh tiếng và lâu đời nhất, cái nôi đào tạo nhiều chính khách và nhân sĩ nổi tiếng của Malaysia, chia sẻ tầm nhìn về chặng đường tiếp theo trong quan hệ Việt Nam - Malaysia và tầm nhìn về một Cộng đồng ASEAN thịnh vượng, đoàn kết và phát triển, đồng thời khẳng định sự coi trọng của Việt Nam đối với ASEAN.
Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân Thủ tướng Malaysia đã trao đổi thân thiết về sự phát triển của phụ nữ hai nước.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Anwar Ibrahim nhất trí nâng cấp quan hệ Việt Nam - Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện và đã ra Tuyên bố chung về việc này, khẳng định cam kết ủng hộ lẫn nhau trên con đường phát triển của mỗi nước.
Việt Nam và Malaysia hiện là đối tác chiến lược toàn diện duy nhất của nhau trong khu vực Đông Nam Á. Việc xác lập khuôn khổ này đã giúp tạo nền tảng và phương hướng quan trọng cho hợp tác song phương trong thời kỳ mới, với 4 trụ cột chính là đẩy mạnh hợp tác chính trị, quốc phòng, an ninh; tăng cường kết nối kinh tế hướng tới phát triển bền vững; mở ra hợp tác trong các lĩnh vực mới như chuyển đổi số, năng lượng sạch, công nghệ mới, cũng như giúp tăng cường phối hợp về các vấn đề quốc tế, đa phương.
Lãnh đạo cấp cao hai bên cũng đã trao đổi về tình hình mỗi nước, quan hệ hai nước và tình hình quốc tế; nhất trí đánh giá Việt Nam và Malaysia chia sẻ nhiều điểm tương đồng lớn về lịch sử, văn hóa, về mục tiêu và sự đồng hành trong tiến trình phát triển; qua đó, tăng cường hiểu biết lẫn nhau, củng cố tin cậy chính trị giữa hai nước, thúc đẩy hợp tác giữa Đảng ta và các chính đảng lớn tại Malaysia.
Hai bên nhất trí phối hợp cùng xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, gắn bó, thịnh vượng. Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam tích cực ủng hộ Malaysia hoàn thành tốt vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2025.
Các lãnh đạo Malaysia nêu đậm tình cảm sâu sắc với Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự khâm phục cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của Việt Nam, ngưỡng mộ Việt Nam đã vượt qua những khó khăn sau chiến tranh, tự vươn lên đạt những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng.
Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao những kết quả phát triển ấn tượng của Malaysia trong những năm qua và việc thực hiện chiến lược phát triển toàn diện trong giai đoạn mới dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Anwar Ibrahim.
Tổng Bí thư Tô Lâm cũng trao đổi về các mục tiêu phát triển của đất nước, các định hướng chính của kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
Trong chuyến thăm, lãnh đạo hai bên cũng khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn và tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Dư luận báo chí Malaysia rất quan tâm tới chuyến thăm, đặc biệt là việc hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, khẳng định đó là bước tiến đáng kể trong quan hệ hai nước.
Kết quả của chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng để hai bên tiếp tục phát huy tiềm năng hợp tác, tranh thủ thế mạnh của nhau; góp phần củng cố môi trường hòa bình, thuận lợi cho giai đoạn phát triển mới của đất nước, của khu vực.
Xin đồng chí cho biết phương hướng thời gian tới để phát huy các kết quả quan trọng của chuyến thăm?
- Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung: Với các kết quả sâu sắc và thực chất của chuyến thăm, nhất là việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước, nhiệm vụ đầu tiên của các cơ quan liên quan của hai nước là sớm triển khai cụ thể hóa khuôn khổ quan hệ mới, khẩn trương xây dựng Kế hoạch hành động tổng thể triển khai quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện; rà soát, thúc đẩy các thỏa thuận hợp tác cần thiết nhằm tạo cơ chế hợp tác hiệu quả.
Thứ hai, trên cơ sở Kế hoạch đó, các bộ, ngành liên quan sớm xây dựng chương trình cụ thể; tiếp tục thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác truyền thống, đồng thời hết sức chú trọng những nội dung mới, lĩnh vực mới, như kinh tế xanh, đổi mới sáng tạo, khoa học và công nghệ, chuyển đổi số, năng lượng xanh...
Thứ ba, không thể thiếu, là các cơ quan liên quan định kỳ rà soát, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện các kế hoạch, chương trình đó, để các thỏa thuận thực sự đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả, phục vụ tốt nhất các mục tiêu phát triển của hai nước trong giai đoạn mới.
Thứ tư, và cũng rất quan trọng, là lãnh đạo chính phủ cũng như các chính đảng lớn và Liên minh cầm quyền Malaysia đều thể hiện những tình cảm đặc biệt tốt đẹp đối với đất nước, con người Việt Nam và Tổng Bí thư Tô Lâm.
Tôi mong rằng hai bên tiếp tục tăng cường trao đổi, chia sẻ, giao lưu trên cả kênh nhà nước, kênh đảng, kênh nhân dân, để không ngừng bồi đắp và phát triển những tình cảm đó, củng cố nền tảng vững chắc lâu dài cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ song phương trong giai đoạn mới.
Xin trân trọng cảm ơn đồng chí./.
" alt="Củng cố nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam">Củng cố nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam
-
Minh họa dự án Phương Đông Green Park (Ảnh: IT).
Tại khu đất nói trên đã được chủ đầu tư xây dựng dự án có tên thương mại là Dự án Phương Đông Green Park. Thanh tra Chính phủ cũng chỉ ra, trong quá trình thi công, chủ đầu tư không chấp hành các quy định của pháp luật, thậm chí bán hàng trăm căn hộ trái phép.
Công ty TNHH MTV Đầu tư Phương Đông triển khai thi công dự án khi chưa được UBND TP Hà Nội giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án.
Công ty này bán 11 căn nhà liền kề, 110 căn hộ chung cư trước khi được Sở Xây dựng Hà Nội cấp giấy phép xây dựng và thông báo đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai; bán 312 căn hộ cho thuê ngắn hạn theo hình thức sở hữu lâu dài là không đúng với chủ trương đầu tư Dự án được UBND TP Hà Nội phê duyệt tại Quyết định 5724/ 2018, không đúng với mục đích sử dụng đất được UBND TP Hà Nội phê duyệt tại Quyết định 4040/2019.
Với những khuyết điểm, vi phạm nêu trên, Thanh tra Chính phủ kết luận, trách nhiệm chính thuộc về Công ty TNHH MTV Đầu tư Phương Đông, Tổng Công ty Xây dựng nông nghiệp Việt Nam - CTCP, còn có trách nhiệm của UBND quận Hoàng Mai, Sở Xây dựng Hà Nội.
Thanh tra Chính phủ cũng đề nghị Bộ Công an tiếp nhận thông tin, tài liệu để xem xét, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật đối với các sai phạm đã được chỉ ra tại dự án này.
Hé lộ lai lịch Công ty TNHH MTV Đầu tư Phương Đông
Thông tin từ Cổng thông tin quốc gia về thành lập doanh nghiệp, Công ty TNHH MTV Đầu tư Phương Đông thành lập vào tháng ngày 7/1/2016 với vốn điều lệ 100 tỷ đồng, 100% là tiền mặt.
Chủ sở hữu là Tổng Công ty Xây dựng nông nghiệp Việt Nam - CTCP (Vinaco). Tại thời điểm thành lập, Chủ tịch công ty kiêm giám đốc, người đại diện pháp luật là ông Nguyễn Chí Công (sinh năm 1978). Ông Công cũng là người được ủy quyền đại diện của đơn vị góp vốn.
Đến tháng 1/2018, các vị trí của ông Công được chuyển sang cho ông Nguyễn Anh Tuấn (sinh năm 1981). Thông tin kê khai thuế tại thời điểm này cho biết tổng số lao động của doanh nghiệp là 15 người.
Tháng 12/2019, công ty này tăng vốn lên 340 tỷ đồng. Mức vốn này không thay đổi cho tới hiện tại. Người ủy quyền đại diện phần vốn góp là ông Lê Anh Tuấn.
Ông Lê Anh Tuấn là Tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật của Tổng Công ty Xây dựng nông nghiệp Việt Nam - CTCP từ tháng 5/2018 đến tháng 3/2024. Sau đó, vị trí người đại diện pháp luật được chuyển sang cho ông Nguyễn Hữu Tùng - Chủ tịch HĐQT (sinh năm 1992). Tháng 5 vừa qua, vị trí Tổng giám đốc được chuyển sang cho ông Trương Văn Quang.
Về ông Nguyễn Anh Tuấn, ông này hiện là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Phương Đông. Doanh nghiệp này tự giới thiệu được thành lập vào năm 2011, hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, bất động sản, xuất nhập khẩu và dịch vụ thương mại.
Công ty này có 4 đơn vị thành viên gồm: Công ty TNHH Dịch vụ thương mại Nam Hà Nội (vốn điều lệ 350 tỷ đồng), Công ty TNHH MTV Đầu tư Phương Đông (vốn điều lệ 340 tỷ đồng), Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Phương Đông (vốn điều lệ 45 tỷ đồng), Công ty TNHH Kinh doanh thương mại đầu tư H&T (vốn điều lệ 20 tỷ đồng).
Một số dự án do công ty này phát triển gồm Phương Đông Green Park (TP Hà Nội), Trung tâm bán, giới thiệu sản phẩm văn phòng làm việc và nhà ở Linh Đàm, Khu dân cư phương Phước Thới (TP Cần Thơ), Dự án Bình Hòa A (TP Cần Thơ), Khu đô thị mới phía nam quốc lộ 91 (TP Cần Thơ).
Thông tin tự giới thiệu cho thấy năm 2019, doanh thu của Phương Đông Group vào khoảng 900 tỷ đồng còn tổng tài sản cỡ 1.100 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Anh Tuấn là người đại diện pháp luật của Công ty TNHH Dịch vụ thương mại Nam Hà Nội. Công ty này từng do ông Nguyễn Chí Công làm người đại diện pháp luật kiêm giám đốc vào năm 2015. Thời điểm này, ông Công góp 5 tỷ đồng, tương đương với 10% vốn điều lệ. Bà Nông Hải Vân góp 40 tỷ đồng (80% vốn điều lệ), ông Lê Vũ Dũng góp 5 tỷ đồng (10% vốn điều lệ).
Sau nhiều lần thay đổi đăng ký kinh doanh, tại tháng 10/2020, ông Nguyễn Anh Tuấn góp 35 tỷ đồng (10% vốn điều lệ), bà Nông Hải Vân góp 262,5 tỷ đồng (75% vốn điều lệ), ông Nguyễn Trọng Hiếu góp 35 tỷ đồng (10% vốn điều lệ), bà Nông Thị Thu Thủy góp 17,5 tỷ đồng). Ông Nguyễn Anh Tuấn là Chủ tịch HĐTV.
" alt="Hé lộ về chủ đầu tư Phương Đông Green Park được thanh tra nhắc đến">Hé lộ về chủ đầu tư Phương Đông Green Park được thanh tra nhắc đến
-
Kèo vàng bóng đá Girona vs Las Palmas, 03h00 ngày 4/2: Chủ nhà thất thế
-
Một tổ hợp ATACMS của Mỹ (Ảnh: Reuters).
Nguồn tin chỉ ra rằng, 4 sân bay quân sự trong khu vực tỉnh Rostov của Nga là mục tiêu tiềm năng. Ngoài ra, các quan chức Mỹ cũng được cho là đã xác định được danh sách 200 mục tiêu quân sự trong phạm vi của các tên lửa do nước này sản xuất.
Tổng thống Mỹ Joe Biden được cho là đã đồng ý để Ukraine sử dụng hệ thống tên lửa tầm xa ATACMS tập kích các mục tiêu sâu bên trong lãnh thổ Nga.
Ngày 19/11, Bộ Quốc phòng Nga cho biết, quân đội Ukraine đã phóng nhiều tên lửa ATACMS do Mỹ sản xuất vào tỉnh Bryansk, theo hãng thông tấn TASS.
Theo Bộ này, Nga đã bắn hạ 5 tên lửa ATACMS bằng hệ thống phòng không S-400 và Pantsir, trong khi một tên lửa khác bị hư hại và rơi xuống một địa điểm quân sự của Nga ở Bryansk, gây ra hỏa hoạn.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 21/11 đã tiết lộ thông tin chi tiết về hai cuộc tấn công vào lãnh thổ của nước này liên quan đến tên lửa phương Tây. Ông tuyên bố rằng, cuộc tấn công tên lửa của Ukraine ở khu vực Kursk đã nhắm vào một sở chỉ huy, khiến một số binh sĩ bảo vệ an ninh bên ngoài và nhân viên phục vụ bị thương.
Theo các chuyên gia, quyết định của "mở đường" của Tổng thống Biden cho Ukraine có thể giúp Kiev giữ được đầu cầu ở tỉnh Kursk vốn được xem là lá bài giá trị cho các cuộc hòa đàm tương lai. Tuy nhiên, cho dù ATACMS có thể giúp Kiev giữ được một bộ phận lãnh thổ của Kursk trong một mức độ nào đó thì vũ khí này vẫn khó thay đổi tiến trình xung đột Nga - Ukraine.
" alt="Tỉnh Rostov ở Nga là mục tiêu tiếp theo của tên lửa ATACMS?">Tỉnh Rostov ở Nga là mục tiêu tiếp theo của tên lửa ATACMS?