Theo trang tin The Hill, sự lo ngại đặc biệt này diễn ra trong bối cảnh chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Donald Trump đã tiếp cận được hàng triệu cử tri thông qua các hoạt động gõ cửa trực tiếp từng nhà và tổ chức nhiều cuộc mít tinh lớn, bất chấp những quy định hạn chế tụ tập đông người để phòng chống dịch Covid-19, trong khi chiến dịch của ông Joe Biden vẫn đang phụ thuộc vào việc tổ chức các hoạt động trên nền tảng số, và chỉ tiếp cận với cử tri thông qua các cuộc gọi điện thoại. |
Ứng viên tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: Reuters |
Trong một buổi huấn luyện thực địa qua đường điện thoại được tổ chức vào đầu tháng 9, một số cựu nhân viên trong các chiến dịch tranh cử của cựu Tổng thống Barack Obama và ứng cử viên Hillary Clinton đã bày tỏ quan ngại với Caroline Gray, người đồng sáng lập công ty kỹ thuật số Civis Analytics và hiện đang là trợ lý cho chiến dịch tranh cử của ứng cử viên Joe Biden.
Họ cũng đưa ra một số kiến nghị mang tính riêng tư sau cuộc gọi qua ứng dụng Zoom vào thứ Bảy tuần trước, với mục đích cụ thể là muốn các cựu nhân viên cho chiến dịch tranh cử của ông Obama có thể hoạt động tích cực hơn trong giai đoạn cuối chiến dịch tranh cử của ông Biden.
Sau cuộc gọi, một cựu trợ lý của ông Obama cho biết, nếu ứng cử viên Joe Biden để thua một cách sát nút trong cuộc bầu cử tới, các nhà phân tích sẽ phải nhìn nhận lại các hoạt động trên thực địa của ông Joe Biden, giống như cách họ nhìn nhận quyết định không đến bang Wisconsin của bà Hillary Clinton vào năm 2016.
Ứng cử viên Joe Biden vận hành chiến dịch tranh cử của mình bằng những cách tiếp cận “dựa trên khoa học” để phòng chống dịch Covid-19. Chiến dịch của ông thường tránh việc tiếp xúc trực tiếp với các cử tri, đồng thời khuyến khích việc gửi phiếu bầu qua đường bưu điện.
Tuy nhiên, những người muốn thực hiện các hoạt động tranh cử theo cách truyền thống lo ngại điều này sẽ phản tác dụng.
Một số thành viên của đảng Dân chủ cho hay, xét về khía cạnh sức khỏe, hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp với cử tri là điều nên làm. Nhưng chiến dịch của ông Biden đang quá lạm dụng việc gọi điện thoại, nhắn tin thay vì ra ngoài đường, và điều này đi ngược lại mọi thứ mà một ứng cử viên tổng thống phải làm vào những ngày cuối chiến dịch tranh cử của mình
Tuy nhiên, một số thành viên khác của Đảng Dân chủ đã phủ nhận những chỉ trích trên. Họ cho rằng việc Tổng thống Trump ít khi đeo khẩu trang và thực hiện giãn cách xã hội sẽ chỉ làm tổn hại thêm cho chiến dịch tái tranh cử của ông. Trong khi đó, ứng cử viên Joe Biden đã từ bỏ những cách thức lỗi thời, như gõ cửa từng nhà cử tri, để chuyển sang những hình thức tiếp cận có ý nghĩa và hiệu quả hơn.
Chiến dịch tranh cử của ông Biden đã đầu tư hơn 100 triệu USD cho các hình thức vận động trên thực địa, trong đó có 2.500 nhân viên ở các bang chiến địa, tăng 500% kể từ ngày 1/5 vừa qua. Ban quản lý chiến dịch tranh cử của ông Biden cho biết, họ đã thực hiện khoảng 2,6 triệu cuộc trò chuyện với cử tri, và 183.000 tình nguyện viên đã tham dự các sự kiện ảo tính riêng trong tháng 8 vừa qua.
Bên cạnh đó, chiến dịch của ông Biden cũng đang tận dụng tối đa các phương thức tổ chức hiện đại hơn, như ngân hàng di động (mobile banking), nền tảng quản lý làm việc nhóm trực tuyến Slack, ứng dụng di động VoteJoe và trang web IWillVote.com.
Theo Michael Halle, người tổ chức vận động cử tri tại những bang chiến địa cho các chiến dịch tranh cử của cựu Tổng thống Barack Obama và bà Hillary Clinton, việc để một người lạ gõ cửa nhà bạn ngay giữa mùa dịch Covid-19 để cố gắng thực hiện một cuộc trò chuyện có ý nghĩa là một việc làm nguy hiểm.
Dù vậy, nhiều thành viên đảng Đảng Dân chủ còn lo ngại rằng kịch bản của kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 sẽ lặp lại trong năm nay.
Giống như ông Joe Biden, bà Hillary Clinton từng dẫn trước ông Donald Trump trong các cuộc thăm dò và cuối cùng đã giành được hơn 3 triệu phiếu bầu phổ thông, nhưng lại thua ông Trump về số phiếu đại cử tri tại các bang Florida, Bắc Carolina, thậm chí ở cả Michigan, Wisconsin và Pennsylvania, 3 bang vốn được xem là Bức tường Xanh của đảng Dân chủ.
"Từ khi nào mà một chiến lược thận trọng như vậy lại có thể phát huy hiệu quả đối với chúng ta?", một thành viên thuộc nhóm gây quỹ của đảng Dân chủ đặt nghi vấn. "Chúng ta thường chế giễu các cuộc diễu hành trên thuyền hoặc các hoạt động gõ cửa tiếp xúc cử tri giữa mùa dịch của đảng Cộng hòa, nhưng khi các cử tri nhìn thấy tất cả năng lượng ngoài kia đều dành cho Tổng thống Trump, họ sẽ cảm thấy điều đó là động lực cho phép họ ủng hộ đảng Cộng hòa".
Hiện tại, chiến dịch tái tranh cử của Trump và Ủy ban Quốc gia của Đảng Cộng hòa cho biết họ đã tiếp xúc với 100 triệu cử tri, gấp 3 lần con số đạt được trong năm 2016, với lần gõ cửa thứ 100 triệu diễn ra tại bang Bắc Carolina.
Riêng trong tuần lễ tổ chức Đại hội toàn quốc của đảng Cộng hòa, các tình nguyện viên của đảng này đã thực hiện hơn 2 triệu lượt gõ cửa, nâng tổng số lần gõ cửa từng nhà của họ lên hơn 12 triệu kể từ khi bắt đầu lại các hoạt động thực địa vào giữa tháng 6 năm nay.
Nhưng theo ông Andrew Feldman, một chiến lược gia của đảng Dân chủ, đây không phải thời điểm tính hiệu quả của một chiến dịch tranh cử được xác định bởi các sự kiện lớn, hoặc nguồn năng lượng và sự nhiệt tình cao độ mà nó tạo ra. Người chiến thắng cuối cùng là người có thể khiến cử tri Mỹ tưởng về khả năng hàn gắn tình trạng chia rẽ của đất nước.
Trong các cuộc thăm dò ý kiến cử tri, ứng cử viên Joe Biden đều thể hiện mình là mẫu người như vậy, và điều đó đồng nghĩa với việc chiến dịch tranh cử đã vận dụng hình ảnh của ông theo những cách hiệu quả, để cho cử tri Mỹ thấy ông Biden khác biệt như thế nào so với ông chủ hiện tại của Nhà Trắng.
Theo kết quả cuộc khảo sát gần đây của trang tin Axios và tập đoàn nghiên cứu trị trường Ipsos đối với 58% cử tri độc lập và gần 70% cử tri thuộc đảng Dân chủ, 59% cử tri được khảo sát cho rằng việc vận động thông qua gõ cửa từng nhà gây ra khá nhiều rủi ro.
Một số phân tích trên các phương tiện truyền thông gần đây cũng nhấn mạnh rằng Đảng Dân chủ đang chiếm nhiều ưu thế trong việc vận động bỏ phiếu sớm qua đường bưu điện và đăng ký cử tri ở các bang chiến địa.
Theo ông David Bergstein, Giám đốc phụ trách các bang chiến địa từ Ủy ban Quốc gia của Dân chủ, các chương trình thực địa của đảng này đang vượt trội Đảng Cộng hòa ở một số chỉ số quan trọng, như số lượng cử tri đăng ký và bỏ phiếu qua bưu điện.
Ông Bergstein cũng cho rằng, các cử tri Mỹ lúc này đang đánh giá rất cao mức độ nghiêm túc từ các biện pháp của đảng Dân chủ trong việc phòng chống Covid-19, và đảng của ông đã thay đổi chiến thuật của mình để có thể tiếp xúc nhiều hơn với các cử tri cần thiết, nhằm giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tới.
Việt Anh
Dùng chiêu cũ cứng rắn với Trung Quốc, ông Trump dễ thất thế trước đối thủ?
Tổng thống Mỹ đang làm sống lại các chiến thuật tấn công Trung Quốc mà ông từng áp dụng hồi năm 2016. Song, điều này có thể khiến ông thất thế trước đối thủ Joe Biden.
" alt="Chiến thuật 'lôi kéo' cử tri trái ngược của ông Trump và đối thủ, ai hơn ai?"/>
Chiến thuật 'lôi kéo' cử tri trái ngược của ông Trump và đối thủ, ai hơn ai?
Phán quyết của WTO liên quan đến đơn kiện Mỹ hồi tháng 7/2018 của Bộ Thương mại Trung Quốc về kế hoạch áp thuế nhập khẩu bổ sung đối với lượng hàng hóa Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD, bước đi đầu tiên của chính quyền Trump thổi bùng cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.Viện dẫn Mục 301 trong Đạo luật Thương mại năm 1974, ông Trump cho rằng việc áp thuế nói trên là cần thiết để ngăn chặn tình trạng ăn cắp tài sản trí tuệ tràn lan, chính sách cưỡng ép chuyển giao công nghệ cũng như các hành vi thương mại không công bằng khác của Trung Quốc, làm tổn hại đến thương mại Mỹ. Chỉ trong hai năm 2018 - 2019, Mỹ đã áp thuế bổ sung đối với lượng hàng hóa Trung Quốc trị giá khoảng 400 tỷ USD.
Theo Reuters, trong phán quyết ngày 15/9, hội đồng gồm 3 chuyên gia thương mại WTO tuyên bố, động thái của Mỹ là "không phù hợp" với các quy tắc thương mại toàn cầu, đồng thời yêu cầu Washington "điều chỉnh các biện pháp cho phù hợp với nghĩa vụ của mình".
Bộ Thương mại Trung Quốc đã lên tiếng ca ngợi phán quyết của WTO là "khách quan, chính xác". Nhà chức trách Trung Quốc bày tỏ hy vọng Mỹ sẽ tôn trọng phán quyết của WTO cũng như có hành động cụ thể để duy trì hệ thống thương mại đa phương. Đại diện Bắc Kinh cũng lặp lại quan điểm phản đối chủ nghĩa đơn phương và mô tả WTO như "nền tảng, cốt lõi của thương mại đa phương toàn cầu".
Tuy nhiên, kết luận của WTO đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của Mỹ. Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer lên án tổ chức này thiên vị Trung Quốc. Theo ông, WTO đã không xem xét các bằng chứng mở rộng do Mỹ đệ trình về nạn ăn cắp bản quyền trí tuệ của Trung Quốc và tổ chức cũng không đưa ra được giải pháp cho vấn đề.
"Mỹ cần được phép tự bảo vệ mình trước các hành vi thương mại không công bằng. Chính quyền Trump sẽ không để Trung Quốc sử dụng WTO nhằm trục lợi từ các công nhân, doanh nghiệp, nông dân và chủ trang trại Mỹ", ông Lighthizer nhấn mạnh.
Trong khi đó, Tổng thống Trump tuyên bố sẽ xem xét kỹ phán quyết của WTO. "Chúng tôi sẽ phải làm gì đó với WTO vì họ đã để Trung Quốc thoát tội... Tôi không phải người hâm mộ WTO, đó là điều tôi có thể nói ngay bây giờ. Có lẽ họ nên thôi chọc tức chúng tôi", lãnh đạo Nhà Trắng cho biết hôm 15/9.
Hiện chưa rõ ông Trump sẽ hành động thế nào với WTO. Tuy nhiên, tờ Politico nhận định, phán quyết của WTO một lần nữa khiến tổ chức đối mặt với búa rìu chỉ trích của Mỹ. Lãnh đạo Nhà Trắng hồi tháng 8 năm ngoái từng đe dọa rút khỏi WTO, vì cho rằng tổ chức gây khó dễ cho Mỹ suốt nhiều năm qua. Ông cũng nhiều lần cáo buộc tổ chức dung túng để Trung Quốc hành xử "không theo luật chung" suốt một thời gian dài.
Mỹ hiện có 60 ngày để phản bác phán quyết của WTO bằng cách gửi đơn kháng cáo. Song, chia sẻ trên báo New York Times, Chad P. Bown, chuyên gia nghiên cứu cấp cao tại Viện Kinh tế học quốc tế Peterson tin rằng, phán quyết dường như không có mấy ảnh hưởng trong thực tế. Lí do vì trong hai năm qua, Mỹ đã ngăn cản WTO bổ nhiệm các thành viên mới vào Cơ quan phúc thẩm của tổ chức.
Từ tháng 12/2019, 6/7 ghế của Cơ quan phúc thẩm đã bỏ trống vì các thẩm phán về hưu hoặc hết nhiệm kỳ, trong khi mọi thành viên của cơ quan này phải được bầu theo nguyên tắc đồng thuận và cần có cái gật đầu của Mỹ.
Việc thiếu nhân sự tại Cơ quan phúc thẩm khiến WTO tạm thời không còn cơ quan nghe các kháng cáo trong các tranh chấp thương mại và cho phép áp dụng các biện pháp trừng phạt những đối tượng phá luật. Do đó, theo ông Bown, nếu Mỹ chọn chống lại quyết định mới nhất của WTO, vụ việc sẽ kết thúc ở dạng lấp lửng về mặt pháp lý.
Trong trường hợp Cơ quan phúc thẩm có đầy đủ thành viên và mọi thành viên đều ủng hộ phán quyết ngày 15/9, WTO có thể cho phép Trung Quốc trả đũa nếu Mỹ không thay đổi chính sách, hoặc nếu hai nước không thể đồng ý với một số hình thức bồi thường khác.
Trong trường hợp Mỹ chọn không kháng cáo nhưng cũng không có bất kỳ thay đổi nào nhằm tuân thủ phán quyết, Trung Quốc có thể yêu cầu WTO cho phép áp thuế đối với hàng hóa Mỹ để bù đắp một phần thiệt hại của nước này.
Vấn đề ở chỗ, Trung Quốc đã "ăn miếng, trả miếng" Mỹ bằng các đòn thuế tương đương trước khi WTO ra phán quyết. Do không có sự cho phép của tổ chức, động thái của Bắc Kinh cũng vi phạm các quy định thương mại toàn cầu. Song, hội đồng chuyên gia WTO cho biết, chỉ xem xét các mức thuế của Mỹ do Washington không đệ đơn kiện các biện pháp trả đũa của Trung Quốc.
"Bắc Kinh đã tự giải quyết vấn đề bằng cách áp thuế trả đũa Mỹ, vi phạm các quy định của WTO. Không có ai chiến thắng trong tranh chấp này. Mỹ, Trung Quốc và đặc biệt là WTO đều thua cuộc", ông Bown bình luận.
Dư luận đang nín thở chờ xem động thái tiếp theo của Mỹ, đặc biệt khi ông Trump chỉ còn hơn 6 tuần trước khi bước vào trận đấu chung kết với đối thủ Dân chủ Joe Biden trong cuộc bầu cử tổng thống năm nay.
Tuấn Anh
Dùng chiêu cũ cứng rắn với Trung Quốc, ông Trump dễ thất thế trước đối thủ?
Tổng thống Mỹ đang làm sống lại các chiến thuật tấn công Trung Quốc mà ông từng áp dụng hồi năm 2016. Song, điều này có thể khiến ông thất thế trước đối thủ Joe Biden.
" alt="WTO ủng hộ Trung Quốc, ông Trump phản pháo ra sao?"/>
WTO ủng hộ Trung Quốc, ông Trump phản pháo ra sao?