Bà Trần Thị Kim Thúy được ủng hộ hơn 41 triệu đồng, đã được xuất viện
Khoảng đầu tháng 9,àTrầnThịKimThúyđượcủnghộhơntriệuđồngđãđượcxuấtviệarsenal vs chelsea bà Trần Thị Kim Thúy vào Bệnh viện Lê Văn Thịnh khám vì ho kéo dài, thể trạng suy kiệt. Khi bác sĩ nói bà phải nhập viện gấp, nghi bị sốc nhiễm trùng do viêm phổi, nhưng bà lại lắc đầu từ chối. Bản thân bán vé số mưu sinh, ở trọ cùng con trai út làm công nhân thời vụ, bà không có tiền dành dụm, lúc khốn khó phải nhờ vào hàng xóm góp cho vài đồng để đi khám bệnh.
Bác sĩ phải động viên bà Thúy điều trị, bởi nếu đưa về thì tính mạng có thể bị đe dọa. Ở bệnh viện, bà Thúy luôn lo lắng tiền bạc, ngay cả món cháo thịt bằm cũng không dám ăn. Người phụ nữ cũng thường phải chịu cảnh đơn độc trên giường bệnh. Con trai cả đã có gia đình riêng, cuộc sống khó khăn không thể đỡ đần. Anh Võ Thắng Hiếu thì bận đi làm để lo viện phí mà vẫn chẳng xuể.
Sau khi bài viết "Người phụ nữ đơn thân chỉ ước có tiền chữa bệnh, tiếp tục đi bán vé số" được đăng tải, nhiều bạn đọc đã chung tay hỗ trợ. Vừa qua, đại diện Báo VietNamNet đã có mặt tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh để trao 41.215.000 đồng do bạn đọc ủng hộ cho bà Thúy. Sau khi đóng, gia đình được nhận về 20 triệu đồng.
Anh Hiếu cho biết, hiện tại sức khỏe của mẹ mình đã tạm ổn, đang được chăm sóc tại nhà trọ. Anh cũng gửi lời cảm ơn tới các nhà hảo tâm đã thương giúp mẹ con anh lúc khó khăn.
Mẹ bị tai nạn gãy xương sườn, con cạn tiền chạy thận nhân tạoNguyễn Đức Hậu (14 tuổi) bị suy thận bẩm sinh, đã chạy thận định kỳ khoảng 2 năm nay. Gia đình em vốn đã nghèo xơ xác, nhưng tai ương vẫn liên tục giáng xuống.(责任编辑:Thời sự)
下一篇:Siêu máy tính dự đoán Bournemouth vs Liverpool, 22h00 ngày 1/2
Đó là lời hô hoán với tất cả sức lực của anh Phạm Xuân Lộc khi thấy căn phòng rung lắc, đồ đạc trong phòng rơi loảng xoảng lúc 8h sáng 3/4 (theo giờ Đài Loan).
Đang chìm trong giấc ngủ say, chị Đồng Huế (vợ anh Lộc) bật dậy sau tiếng hét của chồng. Mất vài giây định hình, chị mới hình dung ra đây là ảnh hưởng của động đất.
Khi mới sang Đài Loan, anh Lộc, chị Huế đã được tham gia các khóa học bảo vệ bản thân sau khi có thiên tai như động đất. Người dân được dạy khi đó phải tìm đến gầm bàn, di chuyển đến khoảng trống trong nhà để trốn vì khả năng chạy không kịp.
Sau 5 năm học tập và làm việc tại đây, lần đầu tiên chị Huế chứng kiến trận động đất mạnh đến vậy. Rất may, chị sinh sống ở khu vực phường Trung Hòa, thành phố Tân Bắc, cách xa khu vực tâm chấn của động đất, nên những dư chấn dội đến đã giảm hẳn cường độ. Song, hoang mang, lo lắng vẫn xâm lấn toàn bộ tâm trí đôi vợ chồng.
Lúc này, các dịch vụ tàu hỏa trên toàn đảo cũng như tàu điện ngầm đều bị đình chỉ. Anh Lộc phải di chuyển đến nơi làm việc (công ty về lĩnh vực sản xuất giấy vệ sinh) bằng xe máy.
Đến công ty, thang máy dừng hoạt động, anh Lộc phải leo bộ lên tầng 24.
Làm việc nhưng suốt buổi sáng, anh và các đồng nghiệp trong văn phòng đã hơn chục lần thót tim vì những rung lắc do dư chấn của động đất vẫn còn.
Khi chồng đi làm, chị Huế càng thấy bất an, không dám ở trong nhà một mình. Rời căn phòng tầng 3 trong chung cư 5 tầng, ngồi dưới phố, chị mới biết thời điểm xảy ra động đất, mọi người đều bất ngờ, đờ cả phản ứng, đứng im chờ những rung chấn. Nhiều người sợ hãi trước cảnh các tòa nhà dường như nghiêng ngả, đồ đạc bật ra khỏi vị trí của nó.
Không dám quay trở lại nhà của mình, chị Huế chọn di chuyển đến quán cà phê gần đó. Ngày thường, hàng quán này vắng vẻ nhưng hôm nay lại đông đúc bất thường. Có lẽ, nhiều người chung mối lo sợ, phấp phỏng trước ảnh hưởng của trận động đất mạnh nhất trong 25 năm qua.
Chị Huế hiện là nghiên cứu sinh tại trường Khoa học công nghệ quốc gia. Ngôi trường nằm ở phường Đại An, thành phố Đài Bắc, khu vực chịu dư chấn ảnh hưởng mạnh của động đất.
Bạn bè chị Huế liên tục chia sẻ tình hình tại trường học, nhiều máy tính trong phòng đổ úp xuống bàn. Bấy giờ, nhiều sinh viên đã chạy nhanh từ phòng học ra sân trường. Không chỉ vậy, bức tường của kí túc xá cũng bị nứt toác.
Loa cảnh báo inh ỏi
Đang trong nhà tắm, Nguyễn Văn Hà (24 tuổi, quê Chí Linh, Hải Dương) nghe cảnh báo trên điện thoại reo inh ỏi. Cùng lúc đó anh nhận ra tòa nhà mình đang ở rung lắc dữ dội.
Hà hiện là công nhân làm việc trong nhà máy sản xuất ô tô ở Đài Bắc, Đài Loan (Trung Quốc). Sau ca làm đêm, Hà vừa trở về phòng tắm rửa, ngủ bù.
Khoảng hơn 7h ngày 3/4, trong lúc đang tắm, Hà cảm nhận rung lắc tương đối mạnh. Hơn 1 năm sang Đài, nam công nhân chưa từng chứng kiến chuyện tương tự xảy ra.
Ngôi nhà Hà ở càng lúc càng rung mạnh. Cậu vội mặc chiếc quần đùi rồi lao ra phòng khách tìm chỗ trú ẩn.
"Bên ngoài mọi người cũng hoảng loạn, tôi nghĩ chạy ra ngoài chưa chắc đã an toàn nên tôi cố thủ trên chiếc giường ở trong phòng. Hơn 1 phút sau thì mọi thứ dần bình thường trở lại", Hà kể.
Một lúc sau, đợt rung chấn thứ hai xuất hiện. Lúc này, điện thoại của Hà lại reo inh ỏi, phát cảnh báo khẩn về động đất.
"Khu vực tôi ở cách tâm chấn hơn 50km nhưng rung lắc mạnh khiến tôi sợ hãi. Tiếng chuông cảnh báo càng làm bản thân tôi thêm hoảng loạn, chỉ biết ngồi im trên giường cầu nguyện", Hà kể.
Theo nam công nhân quê Hải Dương, từ 7h sáng đến thời điểm hiện tại, khu vực anh sinh sống đã xuất hiện 4 lần rung chấn. Chàng trai cũng vừa kịp bình tĩnh gọi về thông báo cho gia đình bản thân vẫn an toàn.
" alt="Lao động Việt hô hoán kéo nhau dậy đi trốn động đất ở Đài Loan" />Trung tâm Dịch vụ việc làm TPHCM tổ chức tư vấn, kết nối việc làm trực tuyến (Ảnh: CSE).
Trung tâm Dịch vụ việc làm TPHCM vừa thông báo chương trình tư vấn giới thiệu việc làm ngoài nước tại Nhật Bản.
Cụ thể, hiện các đơn vị tại Nhật cần tuyển thực tập sinh nam ngành trang trí nội thất với điều kiện là tuổi từ 18 đến 32; tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên; không yêu cầu tay nghề nhưng phải có sức khỏe tốt, siêng năng, chịu khó.
Với công việc này, thực tập sinh sẽ làm việc tại Tokyo và các vùng lân cận. Thời gian làm việc từ 8h30 đến 17h30, có nghỉ trưa 1 tiếng trong ngày, thứ bảy và chủ nhật được nghỉ (nếu đi làm sẽ tính là tăng ca).
Mức thu nhập của công việc này là từ 30 triệu đồng/tháng trở lên. Thời hạn hợp đồng là 3 năm, có thể gia hạn thêm 2 năm hoặc 5 năm. Sau khi hoàn thành hợp đồng 3 năm về nước, người lao động sẽ nhận lại được tiền bảo hiểm xã hội từ 80 đến 100 triệu đồng.
Tổng chi phí đóng của người tham gia là 60 triệu đồng. Sau khi đậu phỏng vấn và ký hợp đồng với công ty, thực tập sinh sẽ được hỗ trợ hàng tháng 6 triệu đồng trong thời gian học tiếng Nhật và học nghề ở Việt Nam. Người lao động cũng được đào tạo nghề, tiếng Nhật và chỗ ở hoàn toàn miễn phí trước khi nhập cảnh.
Đơn tuyển dụng thứ hai Trung tâm nhận được là tuyển thực tập sinh nữ chế biến thực phẩm làm việc tại Nagasaki.
Điều kiện tuyển dụng là nữ lao động ở độ tuổi 18 đến 35, tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên, sức khỏe tốt, siêng năng, chịu khó và đặc biệt là không có hình xăm.
Thực tập sinh tham gia chương trình này được đào tạo tiếng Nhật miễn phí (4-6 tháng), số ngày nghỉ trung bình là 100 ngày/năm, trợ cấp tháng đầu đến Nhật là 60.000 yên (khoảng 12 triệu đồng).
Công việc chủ yếu với nhóm lao động này là trong xưởng chế biến gia công thủy sản, rửa, sơ chế, cân trọng lượng, đóng gói… Công việc này thường xuyên có tăng ca. Hiện đã có hơn 80 thực tập sinh Việt Nam làm việc tại đây.
Thu nhập hằng tháng từ 28 triệu đồng trở lên. Sau khi hoàn thành hợp đồng 3 năm về nước, người lao động sẽ nhận lại được tiền bảo hiểm xã hội từ 80 đến 100 triệu đồng. Tổng chi phí đóng của người tham gia là 80 triệu đồng.
Đơn tuyển thứ ba là 30 thực tập sinh nữ ngành may công nghiệp với yêu cầu độ tuổi từ 18 đến 38, ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm về may công nghiệp. Tuy nhiên, nếu chưa biết may nhưng muốn đi làm công việc này, người lao động vẫn sẽ được đào tạo miễn phí.
Công việc này không yêu cầu bằng cấp nhưng phải có đủ sức khỏe theo quy định đối với người đi làm việc ở nước ngoài. Nơi làm việc là các tỉnh thuộc khu vực Kyushu, miền Nam của Nhật. Công việc là may quần áo thời trang.
Thời hạn hợp đồng theo chương trình này là 3 năm. Sau khi hoàn thành hợp đồng, có thể gia hạn thêm 2 năm. Tiền lương cơ bản là từ 28 đến 35 triệu đồng/tháng, có thể có thêm tiền tăng ca.
Khi đến Nhật, thực tập sinh được trợ cấp tháng đầu sau khi nhập cảnh là 60.000 yên (khoảng 12 triệu đồng). Sau khi hoàn thành hợp đồng 3 năm về nước, người lao động sẽ nhận lại được tiền bảo hiểm xã hội từ 80 đến 100 triệu đồng. Tổng chi phí đóng của người tham gia là 80 triệu đồng.
Trung tâm Dịch vụ việc làm TPHCM là đơn vị trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TPHCM, thường xuyên tổ chức các sàn giao dịch việc làm để giới thiệu miễn phí việc làm cho người lao động, kết nối doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng với người lao động tìm việc.
Sàn giao dịch việc làm gần nhất được trung tâm tổ chức vào ngày 10/10 tại 7 địa điểm với 157 doanh nghiệp tham gia, tổng nhu cầu tuyển dụng là 7.457 vị trí. Ngày hội thu hút 2.190 người tìm việc tham gia trực tiếp và trực tuyến, 543 lao động phỏng vấn đạt yêu cầu.
" alt="Tuyển thực tập sinh đi Nhật, lao động nữ phải... không có hình xăm" />Đại biểu Trần Hoàng Ngân, TPHCM (Ảnh: Hoa Lê).
Đại biểu cho rằng, việc áp thuế TTĐB với xăng sẽ thật sự phù hợp khi đã có nguồn năng lượng sạch thay thế. Tuy nhiên, trong thời gian chờ có được nguồn năng lượng sạch thay thế hoàn toàn, người lao động vẫn phải sử dụng các phương tiện, máy móc hoạt động bằng xăng, do đó cần cân nhắc việc áp thuế suất như dự thảo.
Tán thành về sự cần thiết phải sửa đổi luật, tuy nhiên đại biểu Lê Thị Nga (Hà Nam) đề nghị không nên đánh thuế TTĐB đối với xăng.
"Bản chất của thuế TTĐB là đánh vào mặt hàng xa xỉ để không khuyến khích tiêu dùng, nhưng chúng ta lại đánh thuế TTĐB vào mặt hàng xăng dầu, đây là mặt hàng thiết yếu. Chúng tôi theo dõi từ trước đến nay, các chuyên gia đề xuất nhiều lần bỏ thuế TTĐB với xăng. Nên nhân dịp sửa đổi lần này, chúng tôi đề nghị bỏ thuế TTĐB với xăng", bà Nga nêu ý kiến.
Ngoài ra, nhiều đại biểu cũng đề nghị không đưa xăng dầu vào mặt hàng chịu thuế TTĐB, bởi đây là mặt hàng thiết yếu, không đúng với mục đích là đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với các mặt hàng xa xỉ.
Cân nhắc lộ trình áp thuế với rượu, bia, thuốc lá
Góp ý về dự thảo luật, đại biểu Nguyễn Văn Thân (Thái Bình) cho rằng, không nên ghép chung tăng thuế suất bia và rượu như dự thảo luật.
Theo ông Thân, rượu là rượu, bia là bia. Bia là đồ uống giải khát, "đánh thuế ở đây là nguy hiểm lắm", tác động rất nhiều đến các lĩnh vực khác, nhất là doanh nghiệp. Để ra một giọt bia cần rất nhiều đến các ngành phụ trợ khác, chưa kể lĩnh vực này nộp ngân sách rất nhiều.
Bên cạnh đó, các công ty rượu, công ty bia thời gian gần đây, doanh thu mới tăng lên sau đại dịch Covid-19. "Theo tôi nên áp dụng phương án 1 mà dự luật đề xuất, giãn đến năm 2027 mới áp dụng", ông Thân nêu ý kiến.
Đồng ý tăng thuế TTĐB với rượu bia, thuốc lá, tuy nhiên đại biểu Tạ Văn Hạ (Quảng Nam) cũng cho rằng cần cân nhắc lộ trình áp dụng. "Qua khảo sát, rượu, bia phi chính thức, nhập lậu là nguyên nhân chính của các vụ ngộ độc. Cần công bằng với doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc; cần đánh giá đầy đủ, hài hòa sự tác động của việc điều chỉnh thuế", ông Hạ nói.
Phát biểu thảo luận, đại biểu Dương Minh Ánh (Hà Nội) bày tỏ nhất trí về việc tăng thuế suất đối với mặt hàng rượu, bia để hạn chế tình trạng lạm dụng rượu, bia gây tác hại đến sức khỏe của người dân và trật tự an toàn xã hội.
Bà Ánh cho rằng, quy định này cũng sẽ làm giảm gánh nặng chi phí y tế cho người dân do tác hại của rượu, bia gây ra, giữ an toàn cho người dân khi tham gia giao thông.
Tuy nhiên, theo đại biểu, xét về nhiều mặt thì khi tăng thuế suất đối với mặt hàng nào đó cũng cần cân nhắc lộ trình thực hiện phù hợp, nhằm tạo điều kiện để doanh nghiệp, thị trường, người tiêu dùng thích nghi với việc tăng thuế trong thời gian tới.
Theo đại biểu, nếu tăng thuế quá nhanh và mạnh khiến các doanh nghiệp không thể điều chỉnh công suất sản xuất phù hợp làm sụt giảm sản lượng đột ngột dẫn đến nhiều dự án đầu tư thua lỗ, không thể thu hồi được vốn.
"Việc giảm sản lượng quá nhanh tác động tiêu cực đến công ăn, việc làm của người lao động, số lượng lao động dôi dư từ các nhà máy rượu, bia chưa kịp để chuyển đổi nghề nghiệp", đại biểu nói.
Đại biểu đề nghị ban soạn thảo cân nhắc giãn việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành rượu, bia và bắt đầu áp dụng từ năm 2027.
Đề xuất vàng mã, túi nilon, thuốc diệt cỏ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
Nêu ý kiến thảo luận, đại biểu Dương Minh Ánh bày tỏ nhất trí cao với đề xuất đưa vàng mã, hàng mã thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Bởi việc đốt vàng mã của người dân ngày càng trở nên phổ biến làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và gây lãng phí.
Hiện nay, chỉ số bụi mịn tại các đô thị lớn trong đó có Hà Nội đang ở mức báo động đỏ, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người dân.
Do đó, theo đại biểu, ngoài những biện pháp như tuyên truyền, vận động người dân giảm đốt vàng mã, thì biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng này mục đích là để dần thay đổi hành vi đốt vàng mã của người dân, góp phần giảm phát thải gây ô nhiễm môi trường.
Tương tự như vậy, bà Ánh cũng đề nghị ban soạn thảo cần rà soát, bổ sung mặt hàng như túi nilon, thuốc diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt vì đây là những mặt hàng gây ảnh hưởng lâu dài đến môi trường, nguy hại đến sức khỏe của người dân.
" alt="Xăng có phải là hàng xa xỉ?" />Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (Ảnh: Tùng Vy).
Trong đó, thành phố Việt Trìsẽ tiến hành nhập toàn bộ phường Vân Cơ vào phường Nông Trang, mang tên mới là phường Nông Trang, có diện tích tự nhiên 2,87km2 và quy mô dân số 29.196 người.
Nhập toàn bộ phường Bến Gót vào phường Thọ Sơn. Sau khi nhập, phường Thọ Sơn có diện tích tự nhiên 4,16km2 và quy mô dân số 13.403 người.
Thành phố Việt Trì sẽ có 20 đơn vị hành chính cấp xã (11 phường và 9 xã) sau khi sắp xếp xong.
Tại huyện Đoan Hùng, Phú Thọ sẽ thực hiện nhập toàn bộ xã Minh Phú và xã Vụ Quang vào xã Chân Mộng. Xã Chân Mộng sẽ có diện tích tự nhiên 35,75 km2 và quy mô dân số 14.530 người.
Nhập toàn bộ xã Minh Tiến và xã Tiêu Sơn vào xã Yên Kiện. Xã Yên Kiện mới có diện tích tự nhiên 29,58 km2, quy mô dân số 14.324 người.
Nhập toàn bộ xã Vân Đồn vào xã Hùng Long thành xã Hùng Long có diện tích tự nhiên 24,53km2, quy mô dân số 9.340 người.
Nhập toàn bộ xã Vân Du vào xã Chí Đám thành xã Chí Đám có diện tích tự nhiên 21,5km2 và quy mô dân số 15.623 người.
Nhập toàn bộ xã Minh Lương vào xã Bằng Doãn để thành lập xã Bằng Doãn có diện tích tự nhiên 27,27km2, quy mô dân số 6.981 người.
Nhập toàn bộ xã Sóc Đăng vào thị trấn Đoan Hùng - có diện tích tự nhiên 11,68km2, quy mô dân số 12.773 người.
Sau khi sắp xếp, huyện Đoan Hùng có 14 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 13 xã và một thị trấn.
Tại huyện Cẩm Khê, thành lập xã Minh Thắng trên cơ sở nhập toàn bộ xã Tuy Lộc, xã Ngô Xá và xã Thụy Liễu. Sau khi thành lập, xã Minh Thắng có diện tích tự nhiên 18,90km2, quy mô dân số 21.170 người.
Thành lập xã Phong Thịnh trên cơ sở nhập toàn bộ xã Cấp Dẫn, xã Xương Thịnh và xã Sơn Tình. Xã mới có diện tích tự nhiên 22,35km2, quy mô dân số 14.610 người.
Thành lập xã Nhật Tiến trên cơ sở nhập toàn bộ xã Phú Lạc, xã Chương Xá và xã Văn Khúc. Xã mới có diện tích tự nhiên 21,45 km2, quy mô dân số 13.697 người.
Nhập toàn bộ xã Tạ Xá, xã Yên Tập vào xã Phú Khê, có diện tích tự nhiên 20,66km2, quy mô dân số 17.886 người.
Sau khi sắp xếp như trên, huyện Cẩm Khê có 16 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 15 xã và một thị trấn.
Ngoài ra, Phú Thọ sẽ thành lập thị trấn Tân Phú thuộc huyện Tân Sơntrên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên 20,87 km2 và quy mô dân số 7.755 người của xã Tân Phú.
Khi đó, huyện Tân Sơn sẽ có 17 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 16 xã và một thị trấn.
" alt="Danh sách các phường, xã ở Phú Thọ sẽ tiến hành sáp nhập" />Một dự án của Vinhomes (Ảnh: VHM).
Như vậy, Vinhomes đã khép lại thương vụ mua lại cổ phiếu với quy mô lớn nhất lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam với tổng cộng 247 triệu cổ phiếu VHM được mua vào giai đoạn 23/10-21/11, ước tính giá trị 11.000 tỷ đồng.
Trước đó, công ty đăng ký mua 370 triệu cổ phiếu, khối lượng chưa mua đủ khoảng 123 triệu cổ phiếu. Thương vụ diễn ra trong bối cảnh các chỉ số biến động tiêu cực, thanh khoản toàn thị trường xuống thấp.
Cổ phiếu sau khi được mua lại sẽ bị hủy và tổng khối lượng cổ phiếu VHM trên thị trường bị giảm và qua đó tăng giá trị cổ phiếu. Đồng thời, vốn điều lệ của Vinhomes cũng giảm.
Với mức hoàn thành nêu trên, vốn điều lệ Vinhomes giảm 2.470 tỷ đồng, từ 43.543 tỷ đồng về còn 41.073 tỷ đồng.
Theo đánh giá của Vinhomes, giá cổ phiếu VHM giao dịch trên thị trường thấp hơn giá trị thực, do đó, mục đích mua lại cổ phiếu nhằm đảm bảo quyền lợi của công ty và cổ đông. Nguồn vốn thực hiện lấy từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối theo báo cáo tài chính soát xét bán niên 2024.
Trong 9 tháng năm nay, công ty này có lợi nhuận hợp nhất sau thuế đạt 20.600 tỷ đồng, bằng 64% cùng kỳ năm 2023.
Tại thời điểm 30/9, quy mô tổng tài sản và vốn chủ sở hữu đạt 524.684 tỷ đồng và 215.966 tỷ đồng, tăng lần lượt 18% và 18,3% so với tại thời điểm 31/12/2023.
Tiền và các khoản tương đương tiền vào thời điểm ngày 30/9 đã tăng lên 20.621 tỷ đồng từ con số 14.103 tỷ đồng hồi đầu năm. Bên cạnh đó, công ty còn có 3.802 tỷ đồng đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn với 1.433 tỷ đồng trong đó là tiền gửi ngắn hạn tại ngân hàng, kỳ hạn gốc từ 3 đến 12 tháng, hưởng lãi suất 2,5% đến 5,8%/năm.
" alt="Vinhomes khép lại thương vụ lớn nhất lịch sử chứng khoán Việt Nam" />Tham dự IPTP 11 có: Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Hun Sen; Chủ tịch Quốc hội Campuchia, Chủ tịch IPTP 11 Samdech Khuon Sudary; Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hun Manet; Chủ tịch Hội đồng toàn cầu về Bao dung và Hòa bình (GCTP) Ahmed Bin Mohamed Aljarwan; Chủ tịch IPTP Sous Yara cùng gần 200 đại biểu là lãnh đạo nghị viện, nghị sĩ các nước và các tổ chức nghị viện khu vực, thế giới đến từ 58 nghị viện thành viên và nghị viện khách mời, đối tác, trong đó có 11 Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội và Tổng Thư ký IPU, Tổng thư ký ASEAN, Tổng Thư ký AIPA...
Diễn ra từ ngày 23 đến 26/11, Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của IPTP được chia thành hai phiên thảo luận chuyên đề gồm: Thúc đẩy kiến trúc hòa bình, xây dựng hòa bình, hòa giải và bao dung: sức mạnh tổng hợp của Chính phủ, Nghị viện, xã hội; Củng cố chủ nghĩa đa phương, hợp tác và đối tác cùng tồn tại và kết nối bao trùm.
Tại Phiên khai mạc IPTP 11, Quốc vương Norodom Sihamoni đã gửi thông điệp chào mừng các đại biểu tham dự Phiên họp; nhấn mạnh, việc Campuchia chủ trì tổ chức IPTP 11 cùng với nghị viện các quốc gia đã thể hiện tầm quan trọng của việc xây dựng một cộng đồng chung với nền tảng là hòa bình, thịnh vượng, kết nối nhân dân, giao lưu nhân dân.
Quốc vương Norodom Sihamoni tin tưởng, Phiên họp sẽ thành công; với sự hỗ trợ, đồng hành, hợp tác của tất cả các chủ thể, quốc gia, các tổ chức quốc tế, chúng ta có thể đạt được mục tiêu xây dựng hòa bình, hài hòa, thịnh vượng chung cho toàn nhân loại.
Theo Quốc vương Campuchia, hòa bình dù theo nghĩa nào cũng chỉ có thể đạt được nếu chúng ta có đối thoại chân thành, tôn trọng lẫn nhau, có giá trị chung, không quên sự bao trùm của chủ nghĩa đa phương và những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế, công lý và sự thịnh vượng chung.
Phát biểu khai mạc IPTP 11, Chủ tịch IPTP Sous Yara cho biết, với chủ đề "Tìm kiếm hòa bình, hòa giải và bao dung", Phiên họp IPTP lần này là dịp để Quốc hội Campuchia và các nghị viện thành viên IPTP trao đổi, thảo luận và đưa ra các giải pháp ngăn ngừa xung đột thông qua các biện pháp hòa bình, đối thoại và tăng cường hợp tác quốc tế để đạt được những mục tiêu vì hòa bình, hòa giải, cùng tồn tại hòa bình.
Phát biểu tại Phiên khai mạc, Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet cho biết, Campuchia đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội, tăng trưởng kinh tế năm 2024 ước đạt gần 7%, cuộc sống người dân đã thay đổi nhiều và dự kiến Campuchia sẽ không còn là nước kém phát triển vào năm 2029.
Thủ tướng nêu rõ, tiến trình mà Campuchia theo đuổi cần có sự hỗ trợ và hợp tác của các bên, đảm bảo việc vượt qua khó khăn thách thức như an ninh năng lượng, hợp tác trong những vấn đề như công nghệ thông tin, đổi mới sáng tạo; mong muốn Hiến chương Hòa bình là một động lực để các nghị viện, các tổ chức quốc tế đạt được tầm nhìn, mục tiêu về hòa bình.
Phát biểu tại Phiên họp với tư cách là khách mời của Quốc hội nước chủ nhà Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh đúng như tên gọi của mình, IPTP có sứ mệnh vô cùng quan trọng.
Khi nhân loại bước vào thập niên thứ ba của thế kỷ XXI, chúng ta đối mặt với một nghịch lý: trong khi nền văn minh, khoa học công nghệ và sự tiến bộ của nhân loại đang phát triển chưa từng có thì thế giới chúng ta đang sống lại đối mặt cùng lúc với nhiều xung đột cục bộ và khủng hoảng phức tạp chưa từng thấy kể từ sau Chiến tranh lạnh.
Trong bối cảnh đó, Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao nỗ lực của Samdech Hun Sen, Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Vương quốc Campuchia và Quốc hội Campuchia trong việc tổ chức Hội nghị quan trọng này.
"Câu chuyện thành công của Campuchia trong củng cố hòa bình, hòa giải, phát triển đất nước là một minh chứng cho mục tiêu cao cả xây dựng một thế giới hòa bình, tốt đẹp hơn, văn minh hơn, nơi con người sống bao dung với nhau", Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh.
Chia sẻ với lãnh đạo nghị viện, nghị sĩ các nước tham dự IPTP 11, Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ, hòa bình không chỉ là việc không có chiến tranh, mà còn là sự tôn trọng, yêu thương và chia sẻ giữa các dân tộc, các quốc gia.
"Hòa bình là khi chúng ta hiểu và đồng cảm được với mỗi con người, bất kể màu da, tôn giáo hay nguồn gốc dân tộc. Hòa bình là nhằm bảo đảm mỗi con người đều xứng đáng được sống một cuộc sống ấm no, hạnh phúc trong một môi trường an toàn, không bị phân biệt đối xử".
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, Việt Nam là một dân tộc yêu chuộng hòa bình với truyền thống bao dung, nhân nghĩa, hòa hiếu. Trải qua nhiều cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, Việt Nam đặc biệt trân trọng giá trị của hòa bình, ổn định, hữu nghị để mỗi người dân đều được hưởng độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc.
"Chúng tôi cũng nhận thức rõ, hòa bình, phát triển của Việt Nam gắn với khu vực và thế giới. Theo đó, Việt Nam ủng hộ các sáng kiến đóng góp cho hòa bình, ổn định của khu vực và thế giới, ủng hộ việc thúc đẩy giải quyết các xung đột và tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hòa bình, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, tuân thủ luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên Hợp Quốc", Chủ tịch Quốc hội khẳng định.
Để xây dựng một nền hòa bình, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng, trước hết cần thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau, thu hẹp khác biệt giữa các quốc gia, dân tộc.
Thứ hai, chung tay thúc đẩy phát triển bền vững, bao trùm giải quyết nguyên nhân gốc rễ của đói nghèo, bất bình đẳng cũng là cách tạo cơ sở bền vững cho một thế giới hòa bình, bao dung.
Thứ ba, tôn trọng luật pháp quốc tế và thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, đặc biệt là vai trò trung tâm của Liên Hợp Quốc, là phương cách văn minh nhất để ngăn ngừa chiến tranh, xung đột.
Với tinh thần đó, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tin rằng, "nghị viện và các nghị sĩ sẽ đóng vai trò tích cực và có tiếng nói quan trọng trong việc thúc đẩy thượng tôn pháp luật, xây dựng lòng tin và tôn trọng lẫn nhau, cùng tìm ra giải pháp hòa bình bền vững cho các tranh chấp trong khu vực cũng như các thách thức toàn cầu cấp bách hiện nay".
Trong phát biểu, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, Việt Nam đánh giá cao và hoàn toàn ủng hộ nỗ lực của Campuchia nhằm thúc đẩy đối thoại, hòa giải và hợp tác.
Là nước láng giềng của Campuchia, Việt Nam tin rằng, những kinh nghiệm thành công của Campuchia trong phát triển đất nước và xây dựng quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước láng giềng, khu vực, sẽ góp phần thúc đẩy hòa bình và hợp tác ở khu vực cũng như trên thế giới.
Tại IPTP 11, Chủ tịch Thượng viện Campuchia, Samdech Hun Sen đã phát biểu, chia sẻ câu chuyện về quá trình xây dựng và phát triển đất nước, quá trình hòa giải, vượt qua sự chia rẽ để xây dựng hòa bình, thống nhất đất nước của mình.
Trong quá trình đó, Samdech Hun Sen đánh giá cao và bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đối với sự giúp đỡ của quân đội Việt Nam trong việc giải phóng và thống nhất đất nước, thoát khỏi nạn diệt chủng của Polpot; Việt Nam tôn trọng độc lập, tự chủ và các quyết định của Campuchia.
Samdech Hun Sen cũng chia sẻ về các thành quả đạt được của Campuchia trong những năm qua, nỗ lực hội nhập quốc tế, tham gia là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, nỗ lực giải quyết các thách thức toàn cầu hiện nay; nhấn mạnh cách tiếp cận cùng thắng; nhấn mạnh các bên cần đối thoại và hợp tác để xây dựng hòa bình.
Tại Phiên họp, các đại biểu tập trung thảo luận các biện pháp nhằm thúc đẩy hòa bình, hòa giải và bao dung bằng việc đầu tư vào một cấu trúc thống nhất của việc xây dựng hòa bình và hợp tác phát triển bởi các quốc gia yêu chuộng hòa bình và các bên liên quan; nhấn mạnh vai trò quan trọng của ngoại giao nghị viện và nhà nước trong thúc đẩy hòa bình, phát triển, tuân thủ luật pháp quốc tế, tư pháp và thương mại.
IPTP là một cơ chế thuộc Hội đồng toàn cầu về Khoan dung và Hòa bình (GCTP) - tổ chức quốc tế do nhà ngoại giao Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE), Chủ tịch đương nhiệm GCTP Ahmed Bin Mohamed Aljarwan thành lập vào năm 2017 với mục đích thúc đẩy văn hóa hòa bình, chống lại sự phân biệt và bạo lực cực đoan. Campuchia hiện giữ vai trò Chủ tịch của IPTP nhiệm kỳ 2023-2024 và là nơi đặt trụ sở của GCTP khu vực châu Á - Thái Bình Dương. IPTP đã ký Thỏa thuận hợp tác với khoảng 40 nghị viện quốc gia và khu vực, có tư cách quan sát viên của Liên minh Nghị viện thế giới.
Quốc hội Việt Nam chưa phải là thành viên của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình, trước đó cũng chưa cử Đoàn của Quốc hội tham dự các Phiên họp IPTP. Do đó, đây là lần đầu tiên Quốc hội Việt Nam tham dự Phiên họp của IPTP.
" alt="Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại phiên toàn thể Hội nghị IPTP 11" />
- ·Nhận định, soi kèo Central Cordoba vs Atletico Tucuman, 07h30 ngày 31/1
- ·Xe tải mất lái, lấn đường gây tai nạn liên hoàn khiến 3 người bị thương
- ·Nhật Bản thay đổi chương trình thực tập sinh, giữ chân lao động nhập cư
- ·Cầu thủ đầu tiên muốn rời Man Utd ngay khi HLV Amorim xuất hiện
- ·Nhận định, soi kèo Khor Fakkan vs Al Ain, 20h15 ngày 30/1: Thắng nhọc
- ·Những cách "hô biến" để ngôi nhà trở nên rộng rãi hơn
- ·Thức xuyên đêm xem livestream săn sale Lễ độc thân 11/11
- ·Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra có thể sắp về nước
- ·Nhận định, soi kèo Umm Salal vs Al Duhail, 20h30 ngày 31/1: Cuốn bay đối thủ
- ·5 dấu hiệu trên mu bàn tay cảnh báo bệnh trong người
Người dân Ukraine di tản khỏi vùng chiến sự lên xe buýt sơ tán tại một địa điểm không được tiết lộ ở vùng Donetsk (Ảnh: AFP).
Theo Kyiv Post,130.000 người Ukraine đã trở về nhà của họ tại các vùng lãnh thổ Donbass do Nga kiểm soát vì những khó khăn mà họ phải đối mặt khi di tản trong nước.
Tất cả những người hồi hương đều đi qua sân bay Sheremetyevo ở Moscow để trở về Donetsk, cố vấn thị trưởng Mariupol Petr Andriushchenko nói với Kyiv Post. Mariupol là thành phố Nga đã kiểm soát trong hơn 2 năm qua.
Nga đã đóng cửa biên giới đất liền cuối cùng giữa vùng Sumy ở Ukraine và vùng Kursk ở Nga khi Kiev phát động cuộc tấn công vào khu vực vào tháng 8.
Andrushchenko cho biết nguyên nhân gốc rễ khiến nhiều người lựa chọn trở về khu vực do Nga kiểm soát là do vấn đề tài chính.
"Làn sóng này bắt đầu vào năm ngoái sau khi chính phủ Ukraine hủy bỏ mức trợ cấp 48 USD cho những người Ukraine phải di tản trong nước. Nhưng lý do chính là họ không có nơi nào để sống", ông Andriushchenko cho biết.
Ông nói thêm rằng mức lương trung bình của một công nhân Ukraine di tản khỏi Donbass vào năm 2022 không đủ để trả tiền thuê căn hộ hàng tháng ở hầu hết các nơi tại Ukraine.
Sau khi Nga đóng cửa khẩu ở Kursk và các điểm nhập cảnh trên bộ vào Latvia, hàng không trở thành cách duy nhất để Ukraine trở lại Donbass. Họ phải di chuyển theo đường vòng, từ Kiev tới Warsaw, Ba Lan bằng xe buýt, rồi đi tới Minsk, Belarus, rồi cuối cùng tới Moscow bằng máy bay.
Khi tới Nga, những người di tản này phải trải qua các cuộc kiểm tra kỹ lưỡng trước khi cho phép họ trở về Donbass.
Volodymyr Vakhitov, giám đốc Viện Nghiên cứu Hành vi tại Đại học Mỹ ở Kiev, nhận định rằng những người Ukraine di tản trong nước phải đối mặt với hàng loạt thách thức như thiếu cơ sở hạ tầng địa phương, chỗ ở và việc làm tại các thành phố mà họ chuyển tới. Ông nhận định, Ukraine đang thiếu chiến lược cấp quốc gia cho vấn đề này, dẫn tới làn sóng người dân chọn trở lại Donbass gia tăng.
" alt="130.000 người Ukraine quay trở lại khu vực Donbass do Nga kiểm soát" />Cựu quyền giám đốc tình báo quốc gia Mỹ Richard Grenell (Ảnh: Getty).
Các nguồn tin của Reutersxác nhận, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang cân nhắc Richard Grenell, một cựu chiến binh trong chính quyền trước của ông, cho vị trí đặc phái viên giúp giải quyết xung đột Nga - Ukraine.
Kế hoạch của ông Trump về việc bổ nhiệm một nhà ngoại giao cấp cao có nhiệm vụ "tìm ra giải pháp, đạt được thỏa thuận hòa bình" lần đầu tiên được Fox Newsđưa tin vào tuần trước. Một nguồn tin cho biết người đảm nhiệm vị trí này sẽ có "rất nhiều uy tín".
Ông Grenell, một nhà ngoại giao dày dạn kinh nghiệm, từng là đại sứ Mỹ tại Đức từ năm 2018 đến năm 2020 và là quyền giám đốc tình báo quốc gia trong nhiều tháng vào năm 2020.
Ông Grenell đã ủng hộ việc thành lập "khu tự trị" tại khu vực xung đột ở Ukraine, đồng thời nhấn mạnh Kiev không nên sớm được kết nạp vào NATO, một lập trường được nhiều người trong đội ngũ của ông Trump ủng hộ.
Những người ủng hộ ông Grenell nhấn mạnh sự nghiệp ngoại giao lâu dài và hiểu biết sâu sắc của ông về các vấn đề châu Âu, theo Reuters.
Ông từng là đặc phái viên tổng thống cho các cuộc đàm phán hòa bình Serbia - Kosovo từ năm 2019 đến năm 2021. Vào tháng 9/2020, ông đã làm trung gian cho một thỏa thuận mở đường cho bình thường hóa kinh tế và giúp xoa dịu căng thẳng tại khu vực này vào thời điểm đó.
Trong vài ngày qua, Tổng thống đắc cử Donald Trump đã công bố các thành viên mới cho chính quyền tương lai. Một số lựa chọn của ông Trump đã đưa ra những tuyên bố gây tranh cãi về cuộc chiến ở Ukraine và phản đối việc cung cấp thêm viện trợ quân sự cho Kiev.
Trong suốt chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump nhiều lần cam kết sẽ chấm dứt xung đột Ukraine "trong vòng 24 giờ" nếu đắc cử. Ông không giải thích cách ông sẽ thực hiện cam kết này, mặc dù ông tuyên bố rằng sẽ sử dụng "mối quan hệ tuyệt vời" với Tổng thống Nga Vladimir Putin và nhà lãnh đạo Ukraine Volodymyr Zelensky để làm trung gian cho một thỏa thuận hòa bình.
Ông Trump đã nói chuyện với Tổng thống Zelensky vào tuần trước và nói với NBC Newsrằng ông có thể sẽ thảo luận với Tổng thống Putin trong tương lai gần. Ông Putin đã chúc mừng ông Trump về chiến thắng trong cuộc bầu cử, nói với các phóng viên rằng ông đã sẵn sàng nói chuyện với tổng thống đắc cử Mỹ.
Trong khi Điện Kremlin liên tục hoài nghi các đề xuất về việc ông Trump có thể dễ dàng chấm dứt xung đột với Ukraine, Tổng thống Putin cho biết các tuyên bố của ông Trump về vấn đề này "ít nhất cũng đáng được chú ý".
Hiện chưa rõ ông Trump sẽ thúc đẩy giải pháp nào cho cuộc xung đột. Trong chiến dịch tranh cử, Phó Tổng thống đắc cử J.D. Vance đã gợi ý rằng có thể tuyên bố ngừng bắn và thiết lập một khu phi quân sự dọc theo tiền tuyến dài 1.300km hiện tại, đồng thời Ukraine bị từ chối tư cách thành viên NATO.
" alt="Người được ông Trump "chọn mặt gửi vàng" để chấm dứt xung đột Ukraine" />Việc thiết kế nội thất cho gia đình có em bé cần đề cao sự an toàn (Ảnh minh họa: Pinterest).
Nguyên tắc 1: Đề cao sự thoải mái, an toàn
Trẻ nhỏ có xu hướng thường xuyên vận động, khi ngồi, nằm dài, khi lại đứng và chạy nhảy, do vậy khi làm nội thất, bạn hãy đảm bảo lựa chọn các món đồ thoải mái, an toàn.
Với ghế ngồi, hãy lựa chọn sofa có đệm mút êm ái, độ cao vừa phải cho trẻ dễ leo trèo. Với phần đệm mút, bạn nên chọn loại vải dễ vệ sinh, lau chùi.
Với bàn ăn, bàn trà, bạn nên ưu tiên sử dụng bàn có góc cạnh được bo tròn để an toàn cho trẻ.
Nếu có thể, bạn hãy thiết kế riêng cho trẻ em ghế ngồi phù hợp với chiều cao của trẻ.
Nguyên tắc 2: Ưu tiên nội thất có ngăn chứa
Đặc điểm của gia đình có trẻ em là dễ bừa bộn do chủ nhà có xu hướng tích trữ nhiều sách, đồ chơi và các món đồ nhỏ. Do vậy, nếu không có phương pháp lưu trữ phù hợp, không gian sống sẽ trở nên lộn xộn.
Do đó, theo kiến trúc sư, chủ nhà nên ưu tiên thiết kế tủ sách, hộc bàn, ngăn kéo ghế hoặc treo thêm giá sách nổi gắn trên tường. Một vài thùng gỗ to để những món đồ nhỏ cũng là gợi ý hay ho.
Bên cạnh đó, bạn cũng hãy dạy con cách dọn dẹp sau khi sử dụng và thiết lập thói quen ngăn nắp trong từng việc nhỏ mỗi ngày.
Nguyên tắc 3: Lựa chọn vải phù hợp
Trẻ nhỏ rất tò mò. Chúng thường sờ, chạm vào mọi món đồ mà chúng thấy. Do vậy, với chi tiết rèm cửa, đệm mút, ga giường, vải bọc sofa... hãy ưu tiên chọn những loại vải không thấm hút, dễ lau chùi; nên tránh các loại vải mỏng manh hoặc dễ bị hư hỏng như lụa hoặc nhung.
Với những món đồ nội thất bằng nhựa, hãy lựa chọn loại nhựa an toàn với sức khỏe. Những món đồ nội thất có sử dụng sơn thì bạn hãy chọn lớp sơn mịn, không mùi, an toàn với trẻ.
Nguyên tắc 4: Ưu tiên màu sắc tươi sáng
Với những gia đình có trẻ nhỏ, việc sử dụng tông màu tươi sáng, đa dạng là lựa chọn tối ưu bởi nó giúp kích thích giác quan và tính sáng tạo của trẻ. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng. Màu sắc quá đậm nét và đa dạng có thể khiến trẻ bị kích thích quá mức và choáng ngợp.
Các màu trung tính như trắng, be và xám mang lại cảm giác êm dịu và tối giản giúp trẻ thư giãn thoải mái. Các tông màu nhẹ nhàng như xanh nhạt hoặc hồng cũng là gợi ý hay ho cho không gian của trẻ.
Bạn hãy cân nhắc lựa chọn màu sắc theo trường cảm xúc, ví dụ màu xanh lá cây mang lại cảm giác êm dịu, bình yên, màu vàng giúp kích thích tinh thần, nâng cao khả năng sáng tạo.
Nguyên tắc 5: Tận dụng ánh sáng tự nhiên tối đa
Ánh sáng tự nhiên sẽ tạo ra khác biệt lớn, giúp không gian trở nên thoải mái và thân thiện với trẻ em hơn rất nhiều. Ánh sáng tự nhiên giúp cải thiện tâm trạng, nâng cao năng suất.
Ánh sáng tự nhiên cũng khiến không gian trở nên thoáng đãng hơn, điều này có ý nghĩa không nhỏ với những nơi có diện tích nhỏ hẹp. Để tăng ánh sáng tự nhiên, hãy lựa chọn rèm mỏng, màu sáng. Bạn có thể lắp thêm gương để tăng tính phản chiếu cho căn phòng.
Nếu ngôi nhà của bạn không có nhiều cửa sổ hoặc bị hạn chế ánh sáng tự nhiên, hãy cân nhắc sử dụng ánh sáng nhân tạo, chẳng hạn như đèn sàn hoặc đèn bàn, để tạo bầu không khí ấm áp.
" alt="5 nguyên tắc thiết kế nội thất cho nhà có trẻ em" />Nhân viên phục vụ trên xe buýt đã nhanh chóng tiếp cận đối tượng móc túi, yêu cầu trả lại tài sản cho hành khách.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, phụ xe buýt Lê Trung Thực (35 tuổi) cho biết, khoảng 9h15 ngày 11/11, xe buýt tuyến 15 (Bến xe Gia Lâm - Phố Nỉ) của Xí nghiệp xe buýt Yên Viên thuộc Tổng Công ty vận tải Hà Nội (Transerco) lưu thông qua thị trấn Đông Anh, thì một nữ học sinh la hoảng: "Một bạn bị móc túi khi đang ngủ".
Anh Thực khi đó ngồi phía đầu xe buýt đã ngay lập tức di chuyển xuống cuối xe, đứng chắn trước đối tượng tình nghi để xác minh sự việc. Ban đầu, người này không thừa nhận hành vi.
Sau đó, một học sinh khác trên xe cho biết đã quay video toàn bộ sự việc để làm bằng chứng. Theo anh Thực, trong video, nam thanh niên ngồi ở hàng ghế phía sau đã thò tay lên ghế trên, lén mở khóa balo, trộm chiếc điện thoại của nữ sinh.
"Lúc này, đối tượng mới nhận tội. Đối tượng van tôi: "Anh thông cảm, tha cho em, đây là lần đầu em dại dột", anh Thực thuật lại.
Trong khi anh Thực khống chế thành công đối tượng móc túi, thu hồi điện thoại trả lại khách, tài xế xe buýt Đỗ Thái Hòa (41 tuổi) báo cáo về đơn vị chủ quản xin phép được đưa đối tượng đến trụ sở Công an thị trấn huyện Đông Anh để trình báo.
Anh Thực cho biết làm phụ xe buýt khoảng 7-8 năm, lần đầu gặp tình huống móc túi trên xe. Dù đối tượng nhiều lần xin tha, anh nói không muốn hành vi xấu xí của một cá nhân ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh xe buýt.
Lãnh đạo Tổng Công ty vận tải Hà Nội đánh giá, việc phụ xe buýt nhanh chóng khống chế đối tượng móc túi được toàn thể hành khách trên xe hoan nghênh và ủng hộ.
"Hành động của anh Thực và anh Hòa của tuyến 15 đã góp phần mang lại hình ảnh đẹp, thân thiện và an toàn cho những chuyến xe buýt của thủ đô", vị lãnh đạo nói.
Hành động kịp thời, hiệu quả của tài xế và phụ xe Lê Trung Trực nhận được nhiều phản hồi tích cực trên các diễn đàn mạng xã hội. Cộng đồng mạng dành lời khen ngợi, cảm ơn hai anh đã hỗ trợ khách hàng kịp thời.
"Cảm ơn các anh nhân viên xe buýt đã nhiệt tình giúp đỡ khách hàng, mang lại hình ảnh đẹp cho xe buýt Thủ đô", bài viết kèm đoạn clip được đăng truyền đi thông điệp.
"Quá tuyệt vời! Tài xế và nhân viên xe buýt đều hành động rất có tâm, đề nghị công ty khen thưởng và biểu dương 2 anh trước toàn công ty", tài khoản Hoa Đinh bình luận.
"May mắn, hành khách đã lấy lại được điện thoại nhờ sự hỗ trợ của nhân viên xe buýt. Lần sau lên xe, hành khách nên cẩn thận, chủ động giữ tài sản, may mắn không đến nhiều lần đâu", độc giả Kim Thoa góp ý.
" alt="Phụ xe buýt Hà Nội kể phút khống chế kẻ móc túi khi lần đầu gặp "buýt tặc"" />
- ·Nhận định, soi kèo Man City vs Club Brugge, 3h00 ngày 30/1: Không còn đường lùi
- ·Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra có thể sắp về nước
- ·Mike Tyson bị đề nghị cấm lên võ đài
- ·Ukraine nêu khả năng chấm dứt xung đột với Nga
- ·Nhận định, soi kèo Bremen vs Mainz, 02h00 ngày 1/2: Trở lại mạch thắng
- ·TPHCM tăng liên tục ca mắc sốt xuất huyết, đã có 1 trường hợp tử vong
- ·Doanh thu 45 tỷ đồng, lãi 20 tỷ, nông dân giỏi nhất nước kể chuyện làm giàu
- ·Thạc sĩ bỏ việc về trồng rau, bất ngờ doanh thu mỗi tháng
- ·Nhận định, soi kèo Stuttgart vs Monchengladbach, 21h30 ngày 1/2: Chưa thể vực dậy
- ·Ung thư da: Trẻ hóa và gia tăng