Nhận định, soi kèo Sporting Lisbon vs Farense, 1h00 ngày 3/2: Đẳng cấp chênh lệch

Bóng đá 2025-02-07 18:44:21 4
ậnđịnhsoikèoSportingLisbonvsFarensehngàyĐẳngcấpchênhlệkết quả c2   Chiểu Sương - 01/02/2025 19:11  Bồ Đào Nha
本文地址:http://play.tour-time.com/html/786e398924.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Kèo vàng bóng đá Arsenal vs Man City, 23h30 ngày 2/2: Khó cho Pháo thủ

Trong khi đó, Hạnh (Quỳnh Kool) lại chạm mặt Quân (Nhan Phúc Vinh) trong một hoàn cảnh không ngờ. Quân hiểu lầm nên buông lời xúc phạm Hạnh, khuyên cô nếu sau này muốn tiếp tục mồi chài đàn ông thì nên đầu tư thêm kiến thức vì đàn ông giờ không dễ mắc bẫy.

Hạnh bình tĩnh đáp trả: "Đến ngày tôi tuyệt vọng đến mức phải bám lấy đàn ông để sống, tôi cũng sẽ không bao giờ dính vào cái loại hãm cành cạch như anh". Quân nói những người như Hạnh chưa bao giờ là khẩu vị của anh. "Sau này nếu chúng ta vô tình lại nhìn thấy nhau, hãy coi như chưa từng biết nhau", Quân nói. 

Vy (Quỳnh Lương) theo chồng đến khách sạn và thanh toán tiền phòng trước cho Khôi (Bình An) và cô gái lạ. Khi cô gái thắc mắc, Vy nói: "Hôm nay chị mời. Không phải ngại, chồng chị hay chị thì tiền cũng từ một túi mà ra. Chị không muốn để em mất sức lại còn mất tiền nữa".

Cô gái kia cũng không vừa: "Vài tuần chồng chị lại đổi mới một em, xem ra chị cũng hơi tốn kém". Vy còn cao tay hơn: "Các cô khác còn trụ với chồng chị cả tháng, cỡ nhan sắc như em thì chắc chỉ vài hôm thôi". Khi bị tiểu tam buông lời xúc phạm, Vy liền dằn mặt: "Tiểu tam dám leo lên làm chính thất như mày, mày dám láo với tao đấy à?".

Vy sẽ cho tiểu tam 1 bài học ra trò? Quân hiểu lầm Hạnh điều gì? Diễn biến chi tiết tập 3 Đừng làm mẹ cáuphát sóng vào 21h40 tối 8/12 trên VTV3. 

Bình An, Quỳnh Kool kể chuyện lần đầu làm bố, mẹ trên phimVào vai một nhân vật khác hoàn toàn bản thân cũng như những vai diễn trước, Quỳnh Kool đã phải chuẩn bị kỹ cho vai Hạnh trong 'Đừng làm mẹ cáu'.">

Đừng làm mẹ cáu tập 3: Vy vào thẳng khách sạn cãi nhau tay đôi với tiểu tam

dang kiem oto anh 1

Sáng 4/10, ngày thứ tư kể từ khi TP.HCM nới lỏng các quy định giãn cách xã hội, tình trạng quá tải và ùn ứ kéo dài vẫn xuất hiện tại các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới.

dang kiem oto anh 2

Chia sẻ với Zing, anh Dũng (quận 10) cho biết mình đến trung tâm đăng kiểm trên đường Tống Văn Trân (quận 11) từ 6h, dù vậy đến gần 9h xe của anh vẫn ở nhóm cuối hàng chờ tiến vào khu vực đăng kiểm.

dang kiem oto anh 3

Anh Dũng cho biết ngày 1/10 anh đã đưa xe đến đây nhưng vì quá đông nên đã quay về, đến hôm nay rút kinh nghiệm nên đi sớm nhưng vẫn phải chờ rất lâu. Chiếc ôtô 7 chỗ của anh vừa hết hạn đăng kiểm cuối tháng 9 vừa qua.

dang kiem oto anh 4

Dù các trung tâm đăng kiểm có cổng thông tin trực tuyến để người dân đăng ký hẹn trước nhưng trong lúc nhu cầu tăng cao sau giãn cách, các chủ phương tiện chỉ có thể đi sớm để xếp hàng và hy vọng có lượt vào đăng kiểm. Thời gian kiểm tra và hoàn tất hồ sơ cho mỗi xe khoảng 1-1,5 giờ nhưng thời gian chờ đợi có thể kéo dài hơn nửa ngày.

dang kiem oto anh 5

Ông Huỳnh Văn Thiệt, giám đốc trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 50-02S (quận 11), cho biết đã bố trí nhân viên nhận xe từ lúc 5 giờ sáng, làm việc đến 7 giờ tối, chỉ nghỉ trưa 1 tiếng và tăng ca suốt 2 ngày cuối tuần vừa qua để đáp ứng nhu cầu đăng kiểm tăng mạnh của người dân.

dang kiem oto anh 6

Trạm đăng kiểm này có 3 dây chuyền với công suất hoạt động tối đa 250 xe/ngày, dù vậy từ ngày 1/10 đến nay số lượng phương tiện hoàn tất đăng kiểm đều cao hơn, đạt 270-280 xe mỗi ngày, ông Thiệt nói.

dang kiem oto anh 7

Ông Thiệt nói trong các tháng giãn cách xã hội trung tâm vẫn làm việc, hầu hết phương tiện đến trung tâm là xe cứu thương và ôtô "luồng xanh", trung bình 10-15 chiếc mỗi ngày và trung tâm chỉ vận hành một dây chuyền đăng kiểm. Theo thống kê từ Cục Đăng kiểm, TP.HCM có gần 30.000 xe quá hạn đăng kiểm trong thời gian áp dụng các quy định giãn cách xã hội.

dang kiem oto anh 8

Từ khoảng 8h, nhân viên của trung tâm đăng kiểm đã thông báo ngừng nhận hồ sơ đối với các xe mới đến. "Tài xế được phía trung tâm ghi nhận số điện thoại, nếu buổi chiều lượng xe chờ giảm bớt sẽ liên lạc để người dân quay lại, dù vậy vài ngày qua có rất ít trường hợp này vì trung tâm hầu như nhận đủ xe cho cả ngày chỉ trong vài tiếng buổi sáng", ông Thiệt chia sẻ thêm.

dang kiem oto anh 9

Ghi nhận tại trung tâm đăng kiểm xe cơ giới trên đường Huỳnh Tấn Phát (quận 7), tình trạng quá tải cũng xảy ra, lúc hơn 10h30 hôm nay nhân viên đã thông báo không tiếp nhận thêm hồ sơ đăng kiểm.

dang kiem oto anh 10

Tương tự, cảnh hàng dài phương tiện nối đuôi nhau xuất hiện trước cổng vào của trung tâm đăng kiểm trên đường Hồng Hà (Tân Bình).

dang kiem oto anh 11

Sau khi chờ đợi bên ngoài, ôtô vào được bên trong tiếp tục nhích từng tí một trong khoảng sân của trung tâm để chờ đến lượt đăng kiểm.

dang kiem oto anh 12

Tại trung tâm này chỉ có một dây chuyền kiểm tra xe cơ giới, thời gian xử lý hạn chế. Trong ảnh là một mẫu xe được dán tem đăng kiểm mới và hoàn tất thủ tục sau nửa ngày chờ đợi.

Theo ZingNews

Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Sợ bị phạt, chủ xe đổ xô đi đăng kiểm ngay sau khi nới lỏng giãn cách

Sợ bị phạt, chủ xe đổ xô đi đăng kiểm ngay sau khi nới lỏng giãn cách

Trong thời gian giãn cách xã hội vừa qua, rất nhiều ô tô ở Hà Nội bị trôi đăng kiểm đến vài tháng. Vậy nên ngay sau khi được nới lỏng, nhiều người đã tính ngay đến chuyện phải đi đăng kiểm trước tiên, tránh bị phạt nặng.

">

Đến từ sáng sớm, xếp hàng nửa ngày để đăng kiểm ôtô ở TP.HCM

Hàng năm vào dịp Tết đến, đền - chùa Linh Quang (xã Phương Định, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) lại tưng bừng tổ chức lễ hội truyền thống với nghi thức lễ rước Thánh bà Xuân Nương, từng có công dẹp giặc Tô Định. Lễ hội truyền thống 2021 và Lễ đón bằng Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia đền - chùa Linh Quang sẽ được tổ chức vào ngày 20/2 (tức mùng 9 tháng Giêng âm lịch). 

{keywords}
Rước tượng nữ tướng Xuân Nương.

Đạo diễn Lưu Đạt cho biết, chương trình được dàn dựng thành 3 chương: Thân thế và sự nghiệp; Khúc tráng ca; Linh Quang Đồng vọng.Lễ hội được thực hiện với tinh thần nhắc nhớ về lịch sử, nguồn cội, đồng thời gìn giữ giá trị độc đáo được kết hợp hài hòa giữa tôn giáo và tín ngưỡng của người dân. Chương trình có sự tham gia biểu diễn của các ca sĩ: Ngọc Ký, Lương Nguyệt Anh, Việt Tú, Quang Anh, Minh Đức, Lương Huy, Đình Duy.

Lễ hội đền - chùa Linh Quang là loại hình lễ hội truyền thống, thờ nữ tướng Xuân Nương, con của Trưởng châu Đại Man thời Hùng Vương, được Bà Trưng phong làm Đông cung công chúa, nhập nội Trưởng quản quân cơ nội các. Theo truyền thuyết, sau khi tướng Thi Bằng (phu quân của Xuân Nương) tử trận, bà đã cùng quân binh tiếp tục anh dũng chiến đấu chống lại giặc Hán xâm lược. Do thế địch mạnh, quân ta thất trận, bà đã gieo mình xuống sông Thao (thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) tự vẫn. Thân xác của nữ tướng theo dòng sông trôi dạt về sông Ninh Cơ.

Nhằm tưởng nhớ công đức, nhân dân lập đền thờ bà và tổ chức Lễ hội hàng năm vào ngày 7-9 tháng Giêng âm lịch hàng năm.

Mở đầu lễ hội là tục làm bánh chưng, bánh dày và các nghi thức: tế nhập tịch, tế hiến sinh. Ðiểm nhấn của lễ hội là nghi thức rước nước bằng đường thủy và đường bộ được người dân Phú Ninh khôi phục từ năm 1992.

Trong lễ hội còn diễn ra các nghi thức như: lễ thay áo thánh, cúng Tứ phủ và các trò diễn, trò chơi dân gian đặc trưng vùng châu thổ Bắc Bộ như: rước kiệu bay, văn nghệ, múa lân…

Về dự lễ hội đền - chùa Linh Quang người dân không chỉ được ôn lại truyền thống lịch sử chống ngoại xâm mà còn thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng tâm linh với mong muốn "mưa thuận, gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, thiên hạ thái bình".

Từ những giá trị về lịch sử, văn hoá của lễ hội đền - chùa Linh Quang, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch có Quyết định số 256/QĐ-BVHTTDL, ngày 22/1/2020 đưa di sản văn hoá phi vật thể Lễ hội đền - chùa Linh Quang, xã Phương Định, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo cộng đồng địa phương và góp phần bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hoá dân tộc.

Tình Lê

500 tăng ni sinh hát đạo ca kính mừng ngày Phật thành đạo

500 tăng ni sinh hát đạo ca kính mừng ngày Phật thành đạo

500 tăng ni sinh Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội (HVPGVN) xếp hình lá bồ đề hát đồng ca bài Đạo ca kính mừng ngày Phật thành đạo.

">

Đền, chùa Linh Quang đón bằng Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Nhận định, soi kèo Arsenal vs Man City, 23h30 ngày 2/2: Pháo nổ rộn ràng

Mở đầu tập 9 Người ấy là ai mùa 3 là sự xuất hiện của dàn cố vấn tài năng gồm hoa hậu Hương Giang, ca sĩ Văn Mai Hương, Thanh Duy idol và “nữ hoàng dance sport” Khánh Thi. 

Nữ chính tuần này là một cô nàng kiện tướng dance sport trẻ tuổi, nhỏ nhắn nhưng mạnh mẽ - vận động viên khiêu vũ Nhã Uyên. Khánh Thi là người mời Nhã Uyên tham gia thi đấu cùng ông xã Phan Hiển trong bộ môn khiêu vũ, đồng thời cũng là người cổ vũ cô tham gia chương trình lần này.

{keywords}
Nhã Uyên - nữ kiện tướng dance sport xinh đẹp.

Nhã Uyên chia sẻ: “Đối với tôi khi yêu một người không cùng nghề nghiệp, tôi thấy khá đơn giản, nhưng đối với người đó thì lại khác. Vì tôi là vận động viên, đứng trên sàn tập một ngày 8 tiếng không được như những cô gái khác, không có nhiều thời gian ra ngoài hẹn hò”. Đó cũng là lý do Nhã Uyên đến chương trình để tìm một người có thể chia sẻ và thông cảm cho cô trong công việc cũng như trong cuộc sống. 

Sau màn xuất hiện của 5 chàng trai, Tiến Đức là chàng trai phải dừng chân đầu tiên vì nữ chính Nhã Uyên cho rằng anh đã có gia đình. Đúng như dự đoán của nữ chính và Hương Giang, Tiến Đức lộ diện trao cho Nhã Uyên ly rượu đỏ khẳng định bản thân đã có chủ. 

{keywords}
Dàn cố vấn hài hước trong Người ấy là ai tập 9.

Chia tay Tiến Đức, hành trình tìm kiếm chàng trai độc thân cho nữ chính Nhã Uyên tiếp tục với thử thách “Đuổi hình bắt chữ”. Chàng trai tiếp theo phải chia tay chương trình là Quốc Hiệu, Nhã Uyên chia sẻ cô nghe theo trực giác của mình mách bảo chàng trai này đã có chủ. 

Đúng với số đông dự đoán, Quốc Hiệu là chàng trai đã có gia đình. Anh mang đến chương trình câu chuyện tình 18 năm cảm động của anh và vợ mình. Quốc Hiệu muốn qua chương trình gửi đến vợ lời nói: “Thứ nhất cảm ơn em, thứ 2 xin lỗi và thứ 3 là chúc mừng vì em đã đầu tư đúng chỗ”. 

{keywords}
Quốc Hiệu mang đến chương trình câu chuyện tình 18 năm cảm động của anh và vợ mình.

Chia tay 2 chàng trai màu đỏ, cơ hội cho Nhã Uyên ngày càng nhiều để chọn đúng chàng trai độc thân với 3 anh chàng còn lại. Trước những tư vấn hết mình từ các khách mời, Nhã Uyên quyết định chọn kiến trúc sư Trường Hải với lý do mặc dù anh không giỏi về khiêu vũ nhưng cô cảm nhận được sự đàn ông và che chở của anh chàng dành cho mình.

{keywords}
Nhã Uyên quyết định trao hoa cho chàng kiến trúc sư Trường Hải.

Màn lộ diện đầu tiên của Phạm Giàu đúng như dự đoán của mọi người, chàng trai màu tím cuối cùng cũng xuất hiện. Phạm Giàu chia sẻ anh mất mẹ từ lúc 8 tháng tuổi và dì anh là người nhận nuôi anh từ mái ấm tình thương. Chàng trai này đến đây mong muốn dì và gia đình sẽ hiểu cho mình. 

Đông Khuê là chàng trai tiếp theo lộ diện. Đúng với dự đoán của dàn cố vấn, Đông Khuê là chàng trai màu xanh đầu tiên xuất hiện từ đầu chương trình. Chàng trai đến từ Bình Dương chia sẻ anh có đam mê với âm nhạc và hiện đang kinh doanh nhà hàng. Đông Khuê chia sẻ sau khi trải qua nhiều mối tình, anh chỉ muốn điều cuối cùng đó là bình yên. 

{keywords}
Đông Khuê là chàng trai độc thân duy nhất.

Trường Hải - chàng trai được nữ chính lựa chọn xuất hiện cuối cùng với màn lộ diện được mong chờ nhất. Tuy nhiên, anh chàng lộ diện là chàng trai màu đỏ, khiến tất cả mọi người đều bàng hoàng. Kiến trúc sư trẻ tuổi gửi lời xin lỗi đến nữ chính đồng thời chia sẻ về câu chuyện của mình. Anh có mối tình 9 năm cùng với người yêu, tưởng mọi thứ có thể êm đềm trôi nhưng vài tháng trước cuộc sống của anh có xảy ra một biến cố khi anh phát hiện mình bị ung thư.

“Tôi có vài chục ngàn tế bào ung thư trong khi đó còn lại rất nhiều tế bào khỏe mạnh khác trong cơ thể của mình. Tôi nghĩ rằng không thể vì vài chục ngàn tế bào ung thư đó mà buồn bã. Tôi bắt đầu tập thiền và yoga, và nhận ra rằng tế bào ung thư cũng là một tế bào, nhưng phát triển tự phát trong cơ thể, vì thế mình cần phải yêu thương chúng như yêu cuộc sống này vậy”, anh nói.

{keywords}
 Chàng kiến trúc sư trẻ mà nữ chính chọn nhầm kể những biến cố bằng tinh thần lạc quan khiến ai cũng khâm phục.

Cuối cùng, chàng kiến trúc sư trẻ tuổi đã tặng lại bó hoa cho Nhã Uyên, đồng thời chia sẻ cùng cô nàng: “Ở chương trình này có thể em chưa tìm được người phù hợp. Nhưng cuộc sống là những chặng đường mình không bao giờ thấy được đích đến, em sẽ gặp được người mình cần gặp”. 

Tập tiếp theo Người ấy là ai mùa 3 sẽ là sự xuất hiện của các cố vấn Quang Trung, Ali Hoàng Dương và Trúc Nhân sẽ lên sóng lúc 20h ngày 10/7 trên HTV2.

T.K

Người ấy là ai tập 8, BTV Thời tiết nên duyên cùng chàng bác sĩ

Người ấy là ai tập 8, BTV Thời tiết nên duyên cùng chàng bác sĩ

Tập 8 'Người ấy là ai' mùa 3 đã se duyên thành công cho Thanh Tâm và Quang Lâm. Ngoài ra, khán giả còn được chứng kiến chuyện tình đẹp của 'người cha đơn thân' Minh Luân. 

">

Người ấy là ai tập 9 mùa 3 Kiện tướng dance sport Nhã Uyên chọn nhầm trai đã có chủ

Dành rất nhiều tâm huyết và thời gian để đi điền dã, sưu tầm rồi tập hợp thành sách, nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng và Huỳnh Thanh Bình cùng các cộng sự đã cho độc giả thấy được sự thú vị và giá trị của di sản Nam bộ thông qua gốm và tranh tường Khmer với bộ sách: Gốm Cây Mai - Đề ngạn Sài Gòn xưa; Gốm Sài Gòn, Tranh trường Khmer Nam bộ.

{keywords}
Bộ sách dày công sưu tầm, nghiên cứu của 2 tác giả Huỳnh Thanh Bình và Huỳnh Ngọc Trảng.

Nhà nghiên cứu Huỳnh Thanh Bình đã dành gần 10 năm đi đây đó khắp hàng trăm ngôi chùa Khmer Nam bộ để sưu tầm và chắt lọc tư liệu hoàn thành cuốn sách ảnh Tranh tường Khmer Nam bộ.

Cuốn sách đi sâu vào tìm hiểu về nguồn gốc, lịch sử, nội dung, nghệ thuật và đặc điểm, tính chất của tranh tường Khmer. Tác phẩm còn đề cập đến nghề vẽ tranh tường các thế hệ nghệ nhân Khmer tạo tác nội - ngoại thất ở một số chùa tháp Phật giáo Nam tông Khmer tại các tỉnh An Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang...

Do đó, tranh tường Khmer độc đáo không chỉ về mặt đề tài mà cả về đặc trưng hình họa, màu sắc và phong cách tạo hình nghệ thuật. Bên cạnh đó, tranh tường Khmer cũng cho thấy thị hiếu thẩm mỹ và cái nhìn mỹ thuật không chỉ của người nghệ nhân tạo tác mà đó còn là của cả cộng đồng người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Dành cả đời để nghiên cứu văn hóa dân gian, Huỳnh Ngọc Trảng là cái tên đầy uy tín cho những ấn phẩm viết về nhiều lãnh vực lịch sử văn hóa – nghệ thuật ở vùng đất phương Nam. Bộ sách về Gốm như: Gốm Cây Mai - Đề ngạn Sài Gòn xưa; Gốm Sài Gòn, Gốm Lái Thiêu(đang thực hiện) được làm mới thêm nhiều hơn và bồi đắp nhiều bằng chứng rõ ràng hơn trước từ nhiều nguồn tài liệu bổ sung.

Bộ sách là sự cộng tác giữa nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng với nhà nghiên cứu Nguyễn Đại Phúc, cùng 2 cộng sự trẻ Lưu Kim Chung - Nguyễn Đức Huy, nhà sưu tập Nguyễn Anh Kiệt, nhà sưu tập Hồ Hoàng Tuấn và sự giúp sức của nhiều nhà sưu tập… 

Nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng chọn Gốm Cây Mailà tác phẩm mở đầu cho dòng sách về gốm khởi nguồn từ lý do lịch sử xuất hiện lần lượt của các dòng gốm tại vùng đất Nam kỳ xưa. 

Gốm Cây Maisở hữu hầu như tất cả kỹ pháp trang trí để xuất hiện phổ biến khắp các công trình gốm gia dụng, gốm xây dựng, gốm gia dụng bài trí, gốm thờ tự, tượng thờ, tượng trang trí… Tiếc thay, các dòng gốm hậu Cây Mai sau này khi quá trình đô thị hóa ở vùng Chợ Lớn phát triển (thiếu nguyên liệu và bất tiện hơn) khiến cho các nghệ nhân hàng đầu của dòng gốm này bước sang công cuộc dịch chuyển về làng nghề Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Thủ Đức…

Nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng lạc quan và dành lời khen ngợi cho những người trẻ. Ông nói: "Việc hiểu biết về gốm sứ không phải ai cũng hiểu hết được bởi vì có những món đồ mà người này có nhưng người khác lại chưa từng thấy, thì không có thể nói được về món đó. Do đó, việc nghiên cứu về gốm, vai trò của từng người đóng góp vào rất quan trọng vì mỗi người có sở trường riêng".

Với mong muốn giữ gìn dòng chảy lịch sử - văn hóa - nghệ thuật, đội ngũ các nhà nghiên cứu luôn cố gắng đem lại cho công chúng những thông tin xác thực và những kiến thức căn bản, trước sự mai một đã báo động và đang biến mất rất nhanh trong đời sống hiện nay. Qua đó, những tập sách ảnh trên muốn chạm vào cảm xúc và lưu giữ cùng bạn đọc ký ức thời gian của di sản mỹ thuật truyền thống Nam bộ xưa.

Tình Lê

Giải B Sách Quốc gia: Người xưa trọng lễ nghĩa, đặt tên hiệu cũng cầu kỳ

Giải B Sách Quốc gia: Người xưa trọng lễ nghĩa, đặt tên hiệu cũng cầu kỳ

Sách 'Tên tự, tên hiệu các tác gia Hán Nôm Việt Nam' giải thích ngọn nguồn cách đặt tên tự, tên hiệu, biệt hiệu, đồng thời chỉ ra mối quan hệ, ý nghĩa và cách sử dụng chúng.

">

Tìm hiểu di sản mỹ thuật Nam bộ qua sách ảnh

{keywords}Ngay bãi rác lớn ở ấp 1A, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.HCM là xóm ngụ cư hình thành từ năm 1999 đến nay. Nhìn từ ngoài vào, gạch đá, bao ni lông, lọ chai nhựa, quần áo cũ, các chất thải… vứt vương vãi khắp nơi.

{keywords}

Gần 100 căn phòng trọ xập xệ, rộng từ 9 - 16 m2, tường và mái dựng tạm bằng tôn cũ trông lôi thôi, tồi tàn. Dù thế, hầu hết những người thuê trọ đã sống ở đây suốt 20 năm qua. Nhiều gia đình bị chủ đuổi đi nơi khác nhưng sau một thời gian lại quay lại thuê phòng.

{keywords}

Căn phòng trọ của vợ chồng anh Dũng, 40 tuổi rộng 10 m2, giá thuê 1 triệu đồng/tháng chưa kể tiền điện nước. Anh cho biết, đã ở đây hơn 10 năm. Những ngày mưa và thủy triều dâng cao, nước đen ngòm dưới ao bên cạnh dâng lên, kèm theo rác, chất thải…tràn vào nhà, mùi hôi khó chịu. Nước rút, các chất bẩn đọng lại, ruồi muỗi bay khắp nhà. Để cải thiện, anh Dũng phải treo đồ lên cao, chắn cửa ra vào. Chỗ ngủ thì dùng gạch và thân cây kê lên.

 

{keywords}
Trời nắng nóng, mùi hôi từ rác thải phát ra làm không khí bức bối. Ở trong không khí ô nhiễm như vậy nhưng vợ chồng anh Dũng không muốn trả phòng.

 

{keywords}
Anh Dũng đi làm thợ hồ, vợ đi bán vé số nên anh cho rằng, ở chỗ này là hợp lý. ‘Vợ chồng tôi làm bữa nào ăn bữa đó, ở đây là hợp lý rồi’, anh Dũng nói.
{keywords}
Ông Hoàng Kim Dũng, 51 tuổi, quê Long An sống ở đây từ khi xóm mới hình thành đến nay. Ông làm thợ hồ, vợ ở nhà nội trợ. Trước đây, gia đình ông có 7 người ở trong căn phòng trên cao, tường xây bằng gạch nên ít khi bị ngập.
{keywords}
Mấy năm nay, ba người con lớn đã có gia đình riêng, một mình ông nuôi vợ và hai con nhỏ nên kinh tế khó khăn, ăn bữa nay lo bữa mai.
{keywords}
  Để tiết kiệm chi phí, ông xin chủ trọ ra bãi đất trống ở cuối dãy trọ, tận dụng tôn cũ và thân cây chặt ở khu rừng bên cạnh dựng căn phòng rộng 12 m2 làm chỗ ở. Bên cạnh là đầm nước đen ngòm, rác thải vứt vương vãi.
{keywords}
Hàng tháng, vợ chồng ông phải trả cho chủ 1,1 triệu đồng tiền thuê.
{keywords}

‘Tiền ít hơn, nhưng cứ mưa một tý là ngập. Đêm, muỗi nhiều như ong’, ông Dũng nói và cho biết, muốn dọn đi nơi khác ở, nhưng kinh tế không có, đành phải chịu. Ông Nguyễn Văn Khá, Tổ Trưởng tổ Dân số 58 (ấp 1A, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.HCM) cho biết, khu đất nơi xóm trọ ông Dũng ở đang trong giai đoạn giải tỏa đền bù, vì thế, chủ không được phép xây mới hoặc cải tạo.

{keywords}
Bãi rác lớn ngay giữa xóm là do người ở vứt, không chịu dọn dẹp, nhiều lần chính quyền đến nhắc nhở nhưng không thực hiện. Theo ông Khá, những người thuê trọ trong xóm đa số là người nghèo, làm nghề nhặt ve chai, phụ hồ, bán vé số… Công việc không ổn định, thu nhập bấp bênh, cuộc sống khó khăn nhưng họ không chịu khó làm ăn.

 

{keywords}
‘Họ thường xuyên tụ tập uống rượu, sử dụng chất cấm, đánh nhau, gây rối. Chính quyền nhiều lần xuống lập biên bản nhắc nhở, những vụ vi phạm hình sự thì khởi tố nhưng họ vẫn tiếp tục tái phạm. Những người ở hay quậy phá, chủ trọ đến nhắc nhở, đuổi đi nhưng được thời gian họ quay lại xin ở. Có một vài trường hợp, ở quậy quá, chủ phải cho tiền để họ dọn đi, nhưng cứ đi rồi quay lại xin ở. Thấy người ta nghèo, dắt díu nhau đến xin ở, chủ nhà thấy thương lại cho ở. Cứ như thế, suốt gần hai 20 năm qua, xóm này rất phức tạp’, ông tổ trưởng dân phố nói.
{keywords}

Ông Khá cũng cho biết, xóm trọ này rất nhiều tệ nạn: trộm cắp, mại dâm, sử dụng ma túy, đá gà... Có trường hợp, sinh con ra không làm được giấy khai sinh đã bỏ ở bệnh viện hoặc mang con đi cho. 'Họ đã không có kinh tế, chỗ ở không ổn định còn sinh nhiều con. Thành ra, các bé còn nhỏ nhưng chẳng được đi học, phải đi nhặt ve chai, bán vé số, ở nhà trông em... Chính quyền nhiều lần xuống nhắc nhở, truyên truyền nhưng không ăn thua', ông tổ trưởng dân phố 58 nói.

{keywords}

 Ông Khá cho biết, cây cảnh để ngoài, nuôi con gà để bên ngoài cũng mất. Người lấy trộm trong xóm trọ luôn, nhưng mấy người trong xóm không dám báo chính quyền, vì sợ bị trả thù. Hiện chính quyền địa phương đang hỗ trợ làm giấy khai sinh để các bé có thể đi học. Với những người lớn tuổi, hoàn cảnh khó khăn thì được phường hỗ trợ 380 ngàn đồng/tháng. ‘Nhìn thấy họ nghèo thì thương, nhưng họ ở phức tạp quá. Chính quyền nhiều lần xuống nhắc nhở vấn đề vệ sinh, giữ trật tự, khuyên họ nên lo làm ăn nhưng không ăn thua’, Ông Khá nói. 

 


Xóm ngụ cư Sài Gòn: 'Con muốn đi học để được ăn cơm với cá'

Xóm ngụ cư Sài Gòn: 'Con muốn đi học để được ăn cơm với cá'

Ba đi tù, mẹ bỏ đi nên anh chị của Bắp phải chuyển đến sống cùng ông bà nội. Bắp sống cùng bà cố ngoại, hiện 79 tuổi, mưu sinh bằng nghề bán vé số.

">

Xóm trọ phức tạp ở Sài Gòn: Mại dâm, trộm cắp, không ai muốn rời đi

友情链接