6 bệnh khiến đời sống tình dục tắt ngấm
Bệnh về cột sống,ệnhkhiếnđờisốngtìnhdụctắtngấtrực tiếp bóng đá man city bệnh tim mạch, béo phì, hen suyễn, mất cân bằng hoocmôn ở nam giới,... là một loại bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt vợ chồng.
Bệnh cột sống: Cột sống đóng vai trò quan trọng để giúp mỗi 'cuộc yêu' thành công. |
Các căn bệnh về cột sống thường gặp như đau lưng, thoát vị đĩa đệm, hẹp cột sống… không những làm bạn luôn khó chịu trong quá trình 'giao ban', khiến tần suất 'yêu' giảm dần theo sự phát triển của bệnh mà còn làm bạn bị đau và khó khăn hơn với những chuyển động khi 'hành sự'. |
Trong một số trường hợp nghiêm trọng, trục trặc về cột sống còn khiến người bệnh phải đối mặt với nguy cơ cao bị rối loạn cương dương. |
Hen suyễn: Có thể nói đời sống tình dục là nhu cầu không thể thiếu của loài người. Nhưng đôi khi, chúng cũng chịu những tác động nguy hiểm. |
Thở khò khè, khó thở và tức ngực là những triệu chứng thường gặp nhất của bệnh hen suyễn. |
Những dấu hiệu đó đều có thể làm ảnh hưởng lớn đến đời sống tình dục của con người vì nó không làm thỏa mãn hết những khoái cảm trong khi quan hệ tình dục. |
Thừa cân: Thừa cân kéo theo khá nhiều rắc rối như bệnh tim, tiểu đường, cao huyết áp hay tăng cholesterol và khiến bạn mất tự tin. |
Tất cả những vấn đề này đều không có lợi cho sức khỏe tình dục. |
Mất cân bằng hoocmôn ở nam giới: Cũng như phụ nữ, đến một độ tuổi nào đó, nam giới cũng đối mặt với tình trạng gọi là sự tắt dục nam. |
Thực chất đó là sự sụt giảm sản xuất testosteron (hoocmon tình dục nam). Điều này có thể kéo theo sự giảm nhu cầu quan hệ, giảm khối lượng cơ, mật độ xương, thay đổi tính khí và giảm năng lượng. |
Bệnh về tim mạch: Những bệnh liên quan đến mạch máu như chứng cao huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành khiến máu lưu thông khó khăn đôi khi bị tắc nghẽn, đặc biệt là khi cung cấp máu cho bộ phận sinh dục nam. |
Hậu quả là gây rối loạn cương dương ở nam giới và tình trạng 'sa mạc hóa' ở phụ nữ, dẫn tới mất ham muốn tình dục. |
Các bệnh ung thư: Mức độ trầm trọng của các hậu quả do ung thư gây ra với cuộc sống tình dục thay đổi theo mỗi người. |
Nhu cầu quan hệ giảm đi cùng với các trường hợp stress nặng nề, sự buồn chán vì tiến triển của bệnh và những thay đổi hình thức bên ngoài. |
Sự mệt mỏi, những rối loạn hoocmôn cũng dẫn đến giảm dục năng mạnh. Do lo sợ không thỏa mãn bệnh chăn gối, đàn ông cũng có thể không cương cứng. |
Ngoài ra, v iệc điều trị bằng thuốc cũng như phẫu thuật có thể dẫn đến những rối loạn về cương cứng khi quan hệ... |
Bệnh về tuyến tiền liệt: Tuyến tiền liệt là một tuyến đặc biệt chỉ có ở nam giới, có chức năng sản xuất ra tinh dịch, đồng thời giúp cho việc nuôi dưỡng và vận chuyển tinh trùng. |
Do đó, bộ phận này có thể được coi như như một thứ 'bảo bối' của tình yêu. |
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, nam giới có bệnh lý về tuyến tiền liệt như viêm tuyến tiền liệt, viêm túi tinh, phì đại tuyến tiền liệt, u xơ tuyến tiền liệt… sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn cương dương và làm suy giảm ham muốn tình dục. |
(责任编辑:Công nghệ)
下一篇:Nhận định, soi kèo Hellas Verona vs Lazio, 0h00 ngày 20/1: Cơ hội của đội chủ nhà
Hội nghị của Chính phủ quán triệt, triển khai Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Sắp xếp tổ chức bộ máy gắn với giảm biên chế cán bộ, công chức, viên chức và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Rà soát hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tổ chức bộ máy của Chính phủ để có giải pháp đề xuất xử lý trong quá trình sắp xếp; xây dựng dự thảo quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
Đề xuất và giải quyết chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị. Hướng dẫn xử lý tài chính, ngân sách, tài sản công và chuyển tiếp quản lý dự án đầu tư công trong quá trình sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Kế hoạch sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ
Đối với các cấp ủy, tổ chức đảng, kết thúc hoạt động của Ban Cán sự Đảng Chính phủ, lập Đảng bộ Chính phủ trực thuộc Trung ương, gồm các tổ chức đảng trong các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và một số đảng bộ trong các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thương mại nhà nước (riêng Đảng bộ Quân đội và Đảng bộ Công an trực thuộc Trung ương giữ nguyên như hiện nay); có cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc đặt tại Cơ quan Chính phủ.
Đảng ủy Chính phủ, gồm: ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư đảng ủy; ban thường vụ đảng ủy gồm đồng chí Thủ tướng Chính phủ làm Bí thư, các Phó Thủ tướng Chính phủ, một số thành viên Chính phủ và có thể bố trí 1 Phó Bí thư chuyên trách; Bộ Chính trị chỉ định nhân sự ban chấp hành, ban thường vụ đảng ủy; quy định ban thường vụ đảng ủy thực hiện chức năng, nhiệm vụ như của ban cán sự đảng Chính phủ hiện nay.
Kết thúc hoạt động của các ban cán sự đảng, lập Đảng bộ các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trực thuộc Đảng bộ Chính phủ gồm: ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư đảng ủy; ban thường vụ đảng ủy gồm Bộ trưởng làm Bí thư, các Thứ trưởng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và 1 Phó Bí thư chuyên trách; cấp có thẩm quyền chỉ định nhân sự ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư đảng ủy, quy định ban thường vụ đảng ủy thực hiện chức năng, nhiệm vụ như của ban cán sự đảng các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hiện nay.
Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì Hội nghị của Chính phủ quán triệt, triển khai Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Duy trì 8 bộ, cơ quan ngang bộ (có sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy bên trong), gồm: Bộ Quốc phòng; Bộ Công an; Bộ Tư pháp; Bộ Công Thương; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Văn phòng Chính phủ; Thanh tra Chính phủ; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
“Việc đề xuất duy trì các bộ, cơ quan ngang bộ nêu trên là cần thiết, bảo đảm tính ổn định, kế thừa và phù hợp với yêu cầu thực tiễn hiện nay", Kế hoạch nêu rõ.
Theo Kế hoạch, cơ cấu, sắp xếp và hợp nhất 14 bộ, cơ quan ngang bộ:
Hợp nhất Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính. Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Tài chính và Đầu tư phát triển hoặc Bộ Kinh tế phát triển (thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực hiện đang giao cho Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
Hợp nhất Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng. Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Hạ tầng và Đô thị (thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực hiện đang giao cho Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng).
Hợp nhất Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên, Môi trường (thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực hiện đang giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
Hợp nhất Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Khoa học và Công nghệ. Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Chuyển đổi số và Khoa học, Công nghệ hoặc Bộ Chuyển đổi số, Khoa học, Công nghệ và Truyền thông (thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực hiện đang giao cho Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Khoa học và Công nghệ).
Hợp nhất Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ thành Bộ Nội vụ và Lao động; chuyển chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp sang Bộ Giáo dục và Đào tạo, chuyển chức năng quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội, trẻ em, phòng, chống tệ nạn xã hội sang Bộ Y tế.
Bộ Y tế chủ động phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương trong việc tiếp nhận một số nhiệm vụ của Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe Trung ương (khi kết thúc hoạt động Ban này); đồng thời, dự kiến tiếp nhận quản lý nhà nước về: bảo trợ xã hội; trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội từ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chuyển sang.
Bộ Ngoại giao chủ động phối hợp để tiếp nhận nhiệm vụ chính của Ban Đối ngoại Trung ương, Ủy ban Đối ngoại Quốc hội (khi kết thúc hoạt động của Ban Đối ngoại Trung ương, Ủy ban Đối ngoại Quốc hội).
Bộ Nội vụ chủ động xây dựng phương án sắp xếp Học viện Hành chính Quốc gia theo hướng sáp nhập vào Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; đồng thời chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội xây dựng đề án hợp nhất Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội với Bộ Nội vụ (sau khi chuyển một số chức năng sang Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế); phối hợp với Ủy ban Dân tộc chuyển chức năng, nhiệm vụ của Ban Tôn giáo Chính phủ về Ủy ban Dân tộc.
Ủy ban Dân tộc chủ động phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng phương án tiếp nhận Ban Tôn giáo Chính phủ và phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ về giảm nghèo từ Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.
Cũng theo Kế hoạch trên, kết thúc hoạt động của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, chuyển chức năng, nhiệm vụ về Bộ Tài chính, các Bộ chuyên ngành và các cơ quan liên quan. Thực hiện phương án này, dự kiến chuyển chức năng, nhiệm vụ thực hiện quyền đại diện của chủ sở hữu đối với 19 tập đoàn, tổng công ty hiện đang giao Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp quản lý về Bộ Tài chính và Đầu tư phát triển hoặc Bộ Kinh tế phát triển; các nhiệm vụ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực liên quan đến phạm vi hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty sẽ do các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực chịu trách nhiệm quản lý, bảo đảm tách chức năng quản lý nhà nước với chức năng đại diện chủ sở hữu.
Đối với một số tập đoàn lớn (như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam PVN, Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam...) thì nghiên cứu xác định là đầu mối tổ chức Đảng trực thuộc Đảng bộ Chính phủ.
Kết thúc hoạt động của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, chuyển nhiệm vụ về Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan. Thực hiện phương án này, dự kiến chuyển nhiệm vụ của Ủy ban về Bộ Tài chính và Đầu tư phát triển hoặc Bộ Kinh tế phát triển, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Để thực hiện nhiệm vụ điều phối giám sát chung đối với thị trường tài chính (gồm: chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng), trong điều kiện các luật chuyên ngành đang giao trách nhiệm cho các bộ, ngành thực hiện chức năng giám sát chuyên ngành (Bộ Tài chính giám sát thị trường chứng khoán, bảo hiểm; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giám sát hoạt động ngân hàng), cần thành lập tổ chức phối hợp liên ngành do Lãnh đạo Chính phủ làm người đứng đầu để chỉ đạo hoạt động điều phối giám sát chung đối với thị trường tài chính.
Sắp xếp 2 Viện Hàn lâm khoa học và 2 Đại học Quốc gia, bảo đảm hiệu quả, phát huy được nhiệm vụ nghiên cứu, đào tạo.
Đối với 2 Viện Hàn lâm, phương án 1: hợp nhất Viện Hàn lâm Khoa học xã hội với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ thành Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam; Phương án 2: duy trì 2 Viện Hàn lâm nhưng thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy và biên chế, bảo đảm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, đáp ứng yêu cầu của Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam.
Đối với 2 Đại học Quốc gia (Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh), đề xuất chuyển Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh về Bộ Giáo dục và Đào tạo để quản lý.
Chuyển Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vào trong cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng. Theo Nghị định số 61/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đứng đầu Ban Quản lý là Tư lệnh Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo đó, việc chuyển Ban Quản lý này về Bộ Quốc phòng trực tiếp quản lý có yếu tố thuận lợi. Tuy nhiên, cần hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và phát huy tốt giá trị của khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, phục vụ đón tiếp các đoàn khách quốc tế và du khách trong nước, tăng cường hợp tác quốc tế và bảo vệ, gìn giữ tốt thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cơ cấu Bảo hiểm xã hội Việt Nam vào Bộ Tài chính và Đầu tư phát triển hoặc Bộ Kinh tế phát triển. Sáp nhập Bảo hiểm xã hội Việt Nam vào Bộ Tài chính và Đầu tư phát triển hoặc Bộ Kinh tế phát triển (tổ chức lại thành 1 đầu mối độc lập thuộc Bộ Tài chính và Đầu tư phát triển hoặc Bộ Kinh tế phát triển).
Thực hiện phương án này, về cơ bản vẫn tạo điều kiện cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện chức năng, nhiệm vụ có tính độc lập như hiện nay; đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho Hội đồng quản lý bảo hiểm (hiện nay do Bộ trưởng Bộ Tài chính là Chủ tịch) chỉ đạo công tác quản lý Quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế được hiệu quả (thu gọn được 1 đầu mối cơ quan thuộc Chính phủ).
Hội nghị của Chính phủ quán triệt, triển khai Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Kế hoạch sắp xếp các tổ chức bên trong bộ, cơ quan ngang bộ
Đối với các tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục, Ban Chỉ đạo đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ xây dựng phương án sắp xếp, tổ chức lại, bảo đảm tinh gọn, cơ bản không duy trì mô hình tổng cục thuộc Bộ. Trường hợp cần thiết duy trì mô hình tổng cục, đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ báo cáo Ban Chỉ đạo của Chính phủ để xin ý kiến Ban Chỉ đạo Trung ương xem xét, cho ý kiến chỉ đạo.
Đối với các vụ, cục có chức năng tham mưu tổng hợp chung, Ban Chỉ đạo đề nghị mỗi bộ chỉ duy trì 1 đầu mối tổ chức tương ứng với các lĩnh vực: Tổ chức cán bộ, Pháp chế, Hợp tác quốc tế, Văn phòng, Kế hoạch Tài chính, Thanh tra.
Các cục, vụ thực hiện chức năng tham mưu, tổ chức thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước chuyên ngành, Ban Chỉ đạo đề nghị rà soát, sắp xếp, kiện toàn các tổ chức này theo hướng tinh gọn, phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực, chỉ duy trì các vụ, cục có đối tượng quản lý chuyên ngành, bảo đảm đáp ứng các tiêu chí, điều kiện theo quy định của Chính phủ.
Đối với các vụ, cục có nhiệm vụ liên thông, gắn kết, đề nghị sắp xếp, kiện toàn các vụ, cục này thành 1 đầu mối.
Hạn chế tối đa chuyển các vụ thành các cục, trừ trường hợp cần đẩy mạnh phân cấp thẩm quyền xử lý theo chức năng quản lý nhà nước của bộ.
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập, đề nghị sắp xếp, kiện toàn theo yêu cầu của Nghị quyết 19-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, quy định của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Đơn vị sự nghiệp thuộc cơ cấu tổ chức của các Bộ, cơ quan ngang Bộ: Chỉ duy trì tối đa 5 đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chức năng phục vụ quản lý nhà nước thuộc cơ cấu tổ chức của bộ, ngành (gồm: Viện; tạp chí; báo; trung tâm thông tin; trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức); đồng thời sắp xếp tổ chức bên trong của các đơn vị sự nghiệp công lập, bảo đảm tinh gọn và đáp ứng tiêu chí thành lập tổ chức theo quy định.
Với viện, Ban Chỉ đạo đề nghị sắp xếp, tổ chức lại theo hướng thu gọn đầu mối trên cơ sở thực hiện nguyên tắc một đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng nhiều dịch vụ sự nghiệp công cùng loại theo yêu cầu của Nghị quyết số 18-NQ/TW và phù hợp với quy hoạch mạng lưới các tổ chức khoa học công nghệ công lập.
Với báo, tạp chí, Ban Chỉ đạo đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện phương án sắp xếp các đơn vị này, bảo đảm mỗi Bộ, cơ quan ngang Bộ chỉ có 1 cơ quan báo (gồm: báo in, báo điện tử và Cổng thông tin điện tử của bộ, ngành) và 1 tạp chí khoa học chuyên ngành (chỉ duy trì đối với các tạp chí có uy tín về khoa học trên thế giới và trong nước). Trong quá trình sắp xếp các bộ, trường hợp có 2 báo đang tự chủ chi thường xuyên trở lên thì trước mắt duy trì và thực hiện lộ trình sắp xếp phù hợp với quy hoạch mạng lưới các cơ quan báo chí theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Đơn vị sự nghiệp công lập ngoài cơ cấu tổ chức của các Bộ, cơ quan ngang Bộ: Chỉ giữ lại các đơn vị thuộc bộ, ngành phục vụ nhiệm vụ chính trị và các đơn vị đầu ngành gắn với chức năng, nhiệm vụ của bộ, ngành đáp ứng đầy đủ tiêu chí, điều kiện thành lập theo quy định, phù hợp với quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập theo ngành, lĩnh vực; chuyển đổi thành công ty cổ phần khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Đồng thời, rà soát, sắp xếp tổ chức bên trong của các đơn vị sự nghiệp công lập, bảo đảm đáp ứng tiêu chí thành lập tổ chức theo quy định của Chính phủ và yêu cầu tinh gọn tổ chức bộ máy.
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp (trường cao đẳng, trường trung cấp): Thực hiện sắp xếp theo Quyết định số 73/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, gồm 4 cấp: quốc gia, vùng, ngành, tỉnh, bảo đảm đến hết năm 2025, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên.
Học viện, đại học, trường đại học: Đến năm 2025 đề nghị tự bảo đảm chi thường xuyên, đồng thời rà soát, sắp xếp theo quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục và đào tạo gắn với nâng cao mức độ tự chủ về tài chính phù hợp với lộ trình tính đủ giá dịch vụ sự nghiệp công theo ngành, lĩnh vực.
Đối với bệnh viện: Chỉ giữ lại các bệnh viện thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; một số ít bệnh viện chuyên khoa đầu ngành, bệnh viện của các trường đại học; đến hết năm 2025 các cơ sở khám chữa bệnh (trừ các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực khám chữa bệnh đặc thù) là đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên trở lên.
Đối với các đơn vị sự nghiệp thuộc văn phòng, cục thuộc bộ, cục thuộc tổng cục thuộc bộ: Đề nghị sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng các dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý; bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; các đơn vị sự nghiệp công lập khác phải tự bảo đảm chi thường xuyên trở lên.
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập còn lại: Yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động và mức độ tự chủ tài chính. Xây dựng phương án tự chủ về tài chính và chuyển đổi thành công ty cổ phần khi đáp ứng đủ điểu kiện theo quy định của pháp luật.
Đối với cơ quan thuộc Chính phủ: Đề nghị thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm nguyên tắc một đơn vị sự nghiệp công lập có thể cung ứng nhiều dịch vụ sự nghiệp công cùng loại nhằm giảm mạnh đầu mối, khắc phục chồng chéo, dàn trải, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ.
Tủ sách Xã hội giới thiệu những cuốn sách hay và mới về các chủ đề từ thời sự, chính trị, đến giao thông, hạ tầng... Tủ sách đồng thời cung cấp nhiều kiến thức, dữ liệu để độc giả hiểu nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
" alt="'Chốt' kế hoạch sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ" />Quảng Ngãi sắp xếp và giảm được 198 đơn vị sự nghiệp công lập.
Thực hiện Nghị quyết số 19 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp, tỉnh Quảng Ngãi tập triển khai tinh gọn bộ máy, giảm mạnh đầu mối, sắp xếp đơn vị sự nghiệp công lập vượt chỉ tiêu đề ra.
Theo Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi, đến năm 2024, Quảng Ngãi đã thực hiện sắp xếp giảm 198 đơn vị, đạt tỷ lệ 22,55% so với năm 2015, vượt mục tiêu đặt ra trong Nghị quyết số 19 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII và Kế hoạch số 82/2018 của UBND tỉnh Quảng Ngãi và Kế hoạch số 126/2018 của Tỉnh ủy Quảng Ngãi giảm 10% đơn vị sự nghiệp công lập.
Được biết, việc sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi được thực hiện đồng bộ, hợp lý, tinh gọn bộ máy, giảm mạnh đầu mối, khắc phục tình trạng manh mún, dàn trải và trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ, bảo đảm quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập gắn với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.
Trong thời gian tới, Quảng Ngãi tiếp tục thực hiện rà soát, sắp xếp các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện có ít đối tượng quản lý, có chuyên môn quản lý có liên hệ gần nhau hoặc liên kết nhau, cơ quan có số lượng biên chế ít, để đảm bảo đến năm 2025 giảm tối thiểu một cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và mỗi huyện giảm tối thiểu một cơ quan chuyên môn.
Đồng thời, tiếp tục rà soát, sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập có số lượng người làm việc dưới 15 người sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu cho các ngành, lĩnh vực.
Trong quá trình chuyển đổi số đang tác động mạnh mẽ, các doanh nghiệp cần phải chú trọng đến an toàn, an ninh thông tin bởi doanh nghiệp vừa và nhỏ là một trong những đối tượng bị nhắm đến.
Theo nhận định của các chuyên gia, an toàn an ninh thông tin là yếu tố quan trọng trên con đường phát triển bền vững của các doanh nghiệp số Việt Nam. "Nước ta đứng thứ 46 về chuyển đổi kỹ thuật số nhanh, điều này kéo theo vấn đề an ninh thông tin”, ông Hà Thế Phương, Phó Tổng giám đốc Công ty An ninh An toàn thông tin CMC chia sẻ tại một sự kiện công nghệ vừa diễn ra tại Hà Nội.
Dẫn số liệu theo thống kê, ông Phương cho biết vào quý I, có 834 nghìn vụ việc lừa đảo, thường nhắm vào các SME tại Đông Nam Á. Bối cảnh dịch Covid-19 cũng thúc đẩy các cuộc tấn công vào doanh nghiệp nhiều hơn. Vị này cũng dẫn số liệu thống kê từ Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) cho thấy tại Việt Nam, trong năm 2019, 82.5 triệu lượt máy tính nhiễm mã độc.
Theo ông Hà Thế Phương, có 4 lý do khiến tấn công mạng trở nên phổ biến với các doanh nghiệp SME. Trước hết, việc thực hiện dễ dàng, nhất là khi các doanh nghiệp mới thành lập không đầu tư nhiều về đảm bảo an toàn thông tin.
Vị chuyên gia này cũng cho rằng các hacker muốn sử dụng dữ liệu và tài nguyên từ các SMEs có thông tin, công nghệ mới để phục vụ mục đích.
Thứ ba là cạnh tranh không lành mạnh, khi doanh nghiệp muốn triệt hạ, gián đoạn dịch vụ đối thủ. Cuối cùng là mục đích tấn công vào chuỗi cung ứng từ các hacker. Thay vì tấn công những tổ chức lớn, các hacker đi cửa hậu, tấn công vào các SME cung ứng dịch vụ, giải pháp cho tổ chức lớn này.
Sự chuyển dịch, tăng mối quan tâm về an toàn an ninh mạng trong SMEs trong những năm trở lại đây, theo đại diện CMC, đến từ lợi ích tối ưu chi phí vận hành. Các nền tảng điện toán đám mây có thể khai thác nhiều mô hình kinh doanh phù hợp với các doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn lực chuyên gia của nhà cung cấp dịch vụ, không cần đầu tư trước về hạ tầng, tiêu chuẩn - trách nhiệm của đơn vị cung cấp. Doanh nghiệp cũng tiếp cận tài nguyên, công nghệ mới hiệu quả hơn.
"Về trách nhiệm của doanh nghiệp lớn, cần tạo ra hệ sinh thái dịch vụ, sản phẩm, với giá trị bền vững lâu dài, kết nối các doanh nghiệp SMEs. Đơn cử, những nền tảng như CMC Cloud, nền tảng mở C Open của CMC giúp cung cấp dịch vụ tiện ích, môi trường hỗ trợ các SMEs, doanh nghiệp số", ông Phương chia sẻ.
D.V
Kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ Xây dựng 2.0 định hướng an toàn thông tin
Về định hướng phát triển trong Kiến trúc Chính phủ điện tử phiên bản 2.0, Bộ Xây dựng rà soát, cập nhật, phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin thường xuyên và triển khai phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.
" alt="An toàn thông tin là trụ cột để doanh nghiệp số phát triển bền vững" />Tin tặc đã xâm phạm hệ thống chứng thực bảo vệ kết nối giữa các sản phẩm bảo mật email của Mimecast với đám mây của Microsoft. Người phát ngôn của Mimecast, Laura Barnes từ chối bình luận thêm. “Cuộc điều tra của chúng tôi đang diễn ra và chúng tôi không có bất kỳ điều gì hơn để chia sẻ vào lúc này”, Laura Barnes nói.
Mimecast cung cấp một loạt các sản phẩm bảo mật email, chẳng hạn như hệ thống ngăn chặn liên kết web độc hại, phát hiện sớm nguy cơ lừa đảo và những kẻ tấn công sử dụng danh tính giả mạo để lừa nạn nhân.
Anh Hào (Theo Reuters)
Joe Biden kêu gọi hiện đại hóa hệ thống phòng thủ Mỹ sau vụ tấn công SolarWinds
Tổng thống đắc cử Joe Biden hôm 28/12 nhấn mạnh sự cần thiết phải hiện đại hóa quân đội Mỹ sau vụ tấn công mạng lớn nhằm vào các cơ quan chính phủ hồi đầu tháng này.
" alt="Đối tượng tấn công SolarWinds xâm nhập tiếp công ty bảo mật email" />
- ·Soi kèo góc Eintracht Frankfurt vs Dortmund, 2h30 ngày 18/1
- ·'Học trò cũng có thể là... thầy mình'
- ·Tương lai của sách thiếu nhi là song ngữ
- ·Mỗi hồ sơ bệnh án điện tử tiết kiệm 12 phút so với làm bệnh án giấy
- ·Nhận định, soi kèo Smouha vs ZED FC, 22h00 ngày 17/1: Khách tự tin
- ·Sáp nhập bộ, ngành giúp thay đổi về 'chất'
- ·Giảng viên lỉnh kỉnh đồ đạc lên đường coi thi THPT quốc gia 2019
- ·Dương Dương lộ ảnh hẹn hò với bạn gái kém 8 tuổi ở khách sạn
- ·Siêu máy tính dự đoán MU vs Brighton, 21h00 ngày 19/1
- ·Phát hành tem bưu chính kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ trong tháng 4
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tiếp đoàn công tác Huawei chiều 22/3 tại Hà Nội. Ảnh: Thạch Thảo Tại buổi tiếp, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ Việt Nam vừa đấu giá thành công băng tần 5G sau 15 năm. Năm 2024 là năm Việt Nam sẽ triển khai thương mại hóa 5G trên toàn quốc, vì vậy, người đứng đầu Bộ TT&TT đề nghị Huawei hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm thương mại hóa 5G, khuyến khích người dân chuyển đổi từ 2G lên 4G, 5G, cũng như các ứng dụng công nghệ 5G trong các ngành công nghiệp.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhận xét mối quan hệ giữa các nhà sản xuất thiết bị và khai thác mạng nên có sự thay đổi. Các công ty Trung Quốc nói chung và Huawei nói riêng nên tìm các đối tác ở Việt Nam để cùng phát triển công nghệ. Huawei có thể hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi từ công ty viễn thông sang công ty công nghệ số.
Cũng tại buổi tiếp, các vấn đề về phát triển hạ tầng 5G, nghiên cứu 6G, hạ tầng tính toán AI cũng như đào tạo nhân lực số, phát triển xanh... tại Việt Nam được đưa ra trao đổi.
Đại diện Tập đoàn Huawei, ông Lâm Bách Phong bày tỏ mong muốn có thể hỗ trợ Việt Nam thương mại hóa 5G. Trước hết, Huawei có thể tổ chức các hội thảo, workshop để chia sẻ kinh nghiệm từ các bài học thành công khi triển khai 5G trên toàn cầu. Tập đoàn cũng sẽ kết nối với các nhà mạng trên khắp thế giới để chia sẻ với Việt Nam.
Phó Chủ tịch Huawei đề xuất xây dựng Trung tâm Đổi mới sáng tạo 5G tại Việt Nam, giới thiệu tiêu chuẩn kiểm thử 5G và phòng lab, hỗ trợ đào tạo nhân lực số. Mục tiêu của Trung tâm Đổi mới sáng tạo là ươm tạo hệ sinh thái 5G, kiếm tiền từ 5G sau khi xây dựng mạng lưới 5G, hỗ trợ cuộc sống của người dân. Huawei mong muốn mang kinh nghiệm xây dựng 5G trên toàn cầu đến Việt Nam để giúp xây dựng mạng 5G tốt nhất trong thời gian ngắn nhất.
Cuối buổi tiếp, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cảm ơn Huawei đã tham gia phát triển hạ tầng viễn thông Việt Nam trong hơn 25 năm hoạt động. Bộ trưởng hi vọng Huawei tiếp tục làm việc với doanh nghiệp trong nước để đổi mới mô hình hợp tác, đóng góp nhiều hơn nữa vào sự phát triển cả hạ tầng và ứng dụng trong cuộc sống.
" alt="Huawei mong muốn xây trung tâm đổi mới sáng tạo 5G ở Việt Nam" />Học sinh Hà Nội. Theo quyết định, Ban Chỉ đạo phổ cập giáo dục, xóa mù chữ thành phố Hà Nội có 27 thành viên, do bà Vũ Thu Hà - Phó Chủ tịch UBND thành phố là Trưởng ban, ông Trần Thế Cương - Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội là Phó Trưởng ban Thường trực.
Các Phó Trưởng ban gồm: Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Nguyễn Quang Tuấn; Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Trần Lưu Hoa; Phó Giám đốc Sở Nội vụ Nguyễn Chí Đoàn; Phó Giám đốc Sở Tài chính Vũ Trung Thành; Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Đức; Phó Giám đốc Sở Y tế Vũ Cao Cương; Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Đinh Thị Lan Duyên và Chủ tịch Công đoàn ngành GD-ĐT Trần Thị Thu Hà.
Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch triển khai, kiểm tra đánh giá kết quả phổ cập giáo dục, xóa mù chữ trên địa bàn thành phố theo đúng quy định và hướng dẫn của Bộ GD-ĐT.
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 4322/QĐ-UBND, ngày 8/8/2016, của UBND thành phố.
Gần 33.000 người tham gia các lớp học xóa mù chữ
Cả nước đã huy động được 17.367 người học các lớp xóa mù chữ giai đoạn 1 và 15.125 người học các lớp xóa mù chữ giai đoạn 2 trong năm học 2022-2023." alt="Phó Chủ tịch UBND Hà Nội làm Trưởng ban chỉ đạo phổ cập giáo dục, xóa mù chữ" />Người dân thực hiện các thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND huyện Nho Quan. Để triển khai chuyển đổi số thành công trên 3 lĩnh vực về chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, huyện Nho Quan (tỉnh Ninh Bình) đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc. Trong đó, tập trung phát triển cơ sở hạ tầng Internet, sử dụng các hệ thống: Quản lý văn bản và điều hành; thông tin báo cáo; một cửa điện tử; hỗ trợ quảng bá, tiếp thị và bán các sản phẩm đặc trưng của địa phương trên môi trường mạng; sử dụng phần mềm quản lý tài sản, tài chính-kế toán…
Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về chuyển đổi số, tích cực và đồng thuận thực hiện, đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội và phục vụ đời sống dân sinh. Đối với lĩnh vực giáo dục-đào tạo (GD-ĐT), công tác chuyển đổi số được ngành Giáo dục huyện chỉ đạo sâu sát đến các nhà trường.
Nhà giáo Phạm Văn Khương, Trưởng phòng GDĐT huyện Nho Quan cho biết: Thời gian qua, Phòng GD-ĐT đã chỉ đạo các nhà trường triển khai nghiêm túc, hiệu quả, sát tình hình thực tế các văn bản, kế hoạch chuyển đổi số. Trong đó, quan tâm nâng cấp đường truyền Internet các phòng học, trường học; chủ động mua sắm thiết bị phục vụ, sẵn sàng tổ chức các cuộc họp trực tiếp và trực tuyến khi có yêu cầu; lắp đặt hệ thống camera an ninh, quản lý nội bộ hoạt động tại các nhà trường...
Hiện, Phòng GD-ĐT huyện và các cơ sở giáo dục trên địa bàn đã cắt giảm tối đa hồ sơ bản giấy. 100% văn bản thường của Phòng được ký số; các nhà trường triển khai áp dụng chữ ký số đối với ký duyệt giáo án, sổ điểm; thử nghiệm ký số đối với học bạ; thực hiện quản lý thiết bị, thư viện, tài sản công trên phần mềm chuyên dùng...
Đặc biệt, trước yêu cầu đổi mới theo Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018, việc mua sắm thiết bị, phần mềm thông minh phục vụ dạy và học được quan tâm đầu tư. Như sử dụng tivi kết hợp bảng viết phấn; trang bị phần mềm soạn giáo án để giáo viên xây dựng kế hoạch bài dạy; khai thác sử dụng thiết bị dạy học ảo (tranh ảnh, bản đồ, mô hình, thí nghiệm…); đầu tư đồng bộ hệ thống mạng Internet để tổ chức các kỳ thi trên mạng, các hội giảng, dự giờ, giao lưu, dạy học trực tuyến giữa các nhà trường đối với nhiều bộ môn cần sự trao đổi, liên kết, như Giáo dục địa phương, tiếng Anh, các môn học liên môn... Hiện các cơ sở giáo dục trực thuộc đã thực hiện nghiêm văn bản của UBND huyện, Sở GD-ĐT về thanh toán không sử dụng tiền mặt trong trường học...
Công tác chuyển đổi sốở lĩnh vực định danh điện tử, thực hiện cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip điện tử cho công dân được thực hiện khẩn trương, đồng bộ. Đến nay, toàn huyện có gần 90 nghìn tài khoản định danh điện tử được cài đặt và kích hoạt, chiếm gần 70% dân số. Công an huyện Nho Quan cũng đẩy mạnh thực hiện Đề án 06 của Chính phủ bằng việc tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn, trao đổi kinh nghiệm trong cán bộ, chiến sĩ; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao đối với nhiều thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về an ninh trật tự; hướng dẫn người dân cài đặt các ứng dụng phục vụ chuyển đổi số... Qua đó, góp phần hoàn thành mục tiêu chuyển đổi số trên cả 3 lĩnh vực trụ cột là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, giúp người dân, doanh nghiệp được tiếp cận, giải quyết thủ tục hành chính một cách thuận lợi, nhanh chóng và chính xác.
Đồng chí Lê Trần Hương, Phó Chánh Văn phòng HĐND và UBND huyện Nho Quan cho biết: Là 1 trong 2 huyện của tỉnh thực hiện thí điểm dự án số hóa văn bản. UBND huyện đã chỉ đạo các phòng chuyên môn, UBND các xã, thị trấn rà soát, thống kê số lượng văn bản còn hiệu lực chưa được số hóa để thực hiện số hóa, tạo lập cơ sở dữ liệu theo Đề án số hóa văn bản, hồ sơ thủ tục hành chính của tỉnh. Huyện cũng quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phát triển hạ tầng, nền tảng số phục vụ chuyển đổi số. Huyện vừa khánh thành Trụ sở Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện có diện tích phù hợp, được đầu tư các trang thiết bị cần thiết..., trước mắt thực hiện 317 thủ tục hành chính phục vụ cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn. Các xã, thị trấn cũng quan tâm bố trí nơi làm việc của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đảm bảo về diện tích, lắp đặt hệ thống camera giám sát, hệ thống máy tính, máy in, máy photo, đáp ứng yêu cầu công việc.
Từ đầu năm đến nay, trên hệ thống một cửa điện tử của huyện đã tiếp nhận hơn 67 nghìn hồ sơ; trong đó, tiếp nhận trực tuyến gần 60 nghìn hồ sơ, đạt gần 90%. Có trên 99% hồ sơ liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính được giải quyết đúng hạn, trong đó gần 70% giải quyết trước hạn. Năm 2024, UBND huyện Nho Quan tiếp tục tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030; Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo triển khai Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2023 và những năm tiếp theo, đến các cấp, các ngành, các tổ chức đảng để thống nhất nhận thức quyết tâm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của Đề án 06 trên địa bàn.
Theo đó, xác định chủ đề thực hiện năm 2024 của Đề án 06 là năm "Hoàn thiện hạ tầng công nghệ, số hóa, kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ xây dựng Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, công dân số", yêu cầu từng cơ quan, ban, ngành, địa phương và cán bộ, đảng viên phải gương mẫu, thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Đề án 06 theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền kết quả thực hiện Đề án 06, lợi ích của căn cước gắn chíp điện tử, tài khoản định danh điện tử và ứng dụng VNeID. Phát huy vai trò của Tổ công tác triển khai Đề án 06 và Tổ công nghệ số cộng đồng các cấp trong công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ công trực tuyến đã được triển khai. Rà soát nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đảm bảo đồng bộ, an ninh, an toàn hệ thống và dữ liệu. Đảm bảo nguồn nhân lực tại các cấp, nhất là cấp xã, đáp ứng các yêu cầu triển khai các nhiệm vụ của Đề án 06.
Tiếp tục triển khai thực hiện việc kết nối, tích hợp, chia sẻ cơ sở dữ liệu của tỉnh với các Hệ thống, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành của Bộ, ngành... để làm giàu cơ sở dữ liệu phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp lãnh đạo.
Đồng thời, xác định trách nhiệm và phân công nhiệm vụ cụ thể, xuyên suốt đối với các phòng, ban, ngành, đoàn thể, UBND các xã, thị trấn và các đơn vị liên quan trong quá trình triển khai thực hiện Đề án 06; đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ trong chỉ đạo, điều hành.
Đặc biệt, quá trình triển khai phải chấp hành đúng các quy định của pháp luật, đảm bảo an ninh, an toàn thông tin trên môi trường số, không để xảy ra thất thoát, lãng phí trong quá trình thực hiện. Bảo đảm tất cả các nhiệm vụ của Đề án 06 trong năm 2024 phải được thực hiện theo đúng tiến độ, yêu cầu, góp phần phục vụ thành công chuyển đổi số quốc gia.
TheoHuy Hoàng(Báo Ninh Bình)
" alt="Nho Quan: Thực hiện đồng bộ công tác chuyển đổi số" />Cần một chút kiên nhẫn và thấu hiểu khi con bướng bỉnh, không nghe lời 2. “Con nghĩ gì mà làm như vậy?”
Câu nói này có thể khiến trẻ cảm thấy xấu hổ về bản thân, và khi lớn lên, chúng tiếp tục nghi ngờ khả năng của mình. Câu nói đó tập trung vào lỗi lầm hơn là xem xét hoàn cảnh khiến trẻ làm việc đó và các yếu tố khác như tâm trạng, kỳ vọng của bố mẹ có thể khiến đánh giá thiếu khách quan.
Ví dụ: khi bước vào phòng ngủ và thấy cô con gái 5 tuổi đang cắt chiếc áo yêu thích của mình, bạn có thể quát lên “Ai cho con làm vậy”. Hãy kiềm chế cảm xúc và nhớ rằng, dù trong tình huống nào, hành động của trẻ đôi khi chỉ là muốn gây sự chú ý của cha mẹ hoặc đơn thuần chỉ là sự “sáng tạo” của trẻ con mà thôi.
Phản ứng của bạn khiến trẻ cảm thấy cha mẹ chỉ chú ý vào sai sót của chúng chứ không chỉ cho chúng cách sửa đổi. Và đó chính là “công thức” để nuôi dạy một đứa trẻ không hạnh phúc.
Thay vì thế, hãy đi thẳng vào vấn đề như “Bố/mẹ không thích khi con làm như thế….” để giúp trẻ nhận ra bản chất sự việc và cách sữa chữa sai lầm.
Chúng ta nên dạy con hiểu rằng, cách cư xử thực ra là một sự lựa chọn và chúng ta có thể học cách ra quyết định đúng đắn 3. “Hãy làm thế này… hoặc thế này!”
Câu nói này chỉ khiến trẻ thay đổi cách cư xử vì cảm giác sợ hãi (cha mẹ mắng, phạt…), và hậu quả là hướng trẻ tới cách giải quyết vấn đề bằng sự ép buộc hay đe dọa. Cách tốt hơn trong tình huống này là câu nói “Khi con làm như vậy…, bố/mẹ cảm thấy…”. Như thế bạn đã cho con cơ hội để hiểu cảm giác của mẹ cũng như hiểu rõ hơn về thái độ và cách cư xử của mình.
Điểm chung của ba câu nói trên là bạn tập trung sự chú ý của mình vào con, chứ không phải hành động nhất thời của con. Trong nhiều tình huống, vấn đề chỉ nằm ở một câu nói hay hành động nào đó. Cách phản ứng thái quá chỉ khiến tình hình tồi tệ hơn vì bạn đã không chú ý đến bản chất sự việc (hành vi của con) mà đánh đồng rằng trẻ chính là vấn đề.
Chúng ta nên dạy con hiểu rằng, cách cư xử thực ra là một sự lựa chọn và chúng ta có thể học cách ra quyết định đúng đắn. Một quyết định sai không có nghĩa bạn là người xấu, nó chỉ đơn giản là một sai lầm và mọi người đều cần được trải nghiệm để trưởng thành hơn.
(Theo Bana Houz/ Trí Thức Trẻ)
" alt="Người mẹ tốt không bao giờ nói với con 3 câu này" />
- ·Nhận định, soi kèo Buriram United vs Khonkaen United, 18h00 ngày 19/1: Củng cố ngôi đầu
- ·Không có LX sẽ không đến trường!
- ·Vĩnh Phúc cảnh báo hoạt động lừa đảo xuyên quốc gia sử dụng công nghệ cao
- ·Ứng dụng chỉnh ảnh cổ trang là 'chiêu' thu thập thông tin người dùng
- ·Siêu máy tính dự đoán Lille vs Nice, 03h05 ngày 18/01
- ·Nguy cơ tấn công mạng và cơ hội cho giải pháp an ninh mạng Make in Vietnam
- ·Phụ huynh góp ý 'bài toán tính gà'
- ·Đào tạo triển khai chữ ký số từ xa cho các CA công cộng
- ·Siêu máy tính dự đoán Ipswich Town vs Man City, 23h30 ngày 19/1
- ·Dương Quỳnh Lisa đẹp nhẹ nhàng giữa phố Paris