
Nhân vật muốn giúp tuyển bóng chuyền là người rất nhiệt tình, giúp đỡ nhiều về công việc, nhưng không chi trả kinh phí cho chuyến đi sắp tới",HLV Nguyễn Tuấn Kiệt nói với VietNamNet.
Thuyền trưởng tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam chia sẻ thêm: "Thực tế khi các đội tham dự FIVB Challenger Cup 2023 cũng đã được BTC hỗ trợ về kinh phí, còn lại LĐBC Việt Nam sẽ lo đủ cho các VĐV chứ không phải nhờ tới cá nhân nào".
HLV Tuấn Kiệt thừa nhận trong năm 2023 LĐBC Việt Nam phải căng mình lo kinh phí cho các đội tuyển, trong đó nhiều nhất là ĐTQG.
Chẳng hạn như giải vô địch các CLB châu Á 2023 tổ chức ở Vĩnh Phúc, LĐBC Việt Nam đứng ra tổ chức và chi một số tiền rất lớn trong vai trò chủ nhà. Bên cạnh giải này, trong năm 2023 còn có SEA Games, vô địch châu Á, Asiad 19, VTV Cup, ASEAN Grand Prix, FIVB Challenge Cup ...
Tuy nhiên, phía LĐBC Việt Nam vẫn khẳng định có thể lo đủ kinh phí cho tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam khi tham dự các giải đấu quốc tế, trong đó có FIVB Challenge Cup 2023 tại Pháp.
"Khó khăn lúc này không phải là tài chính. Rắc rối nằm ở khâu làm Visa cho đội tuyển. Theo kế hoạch đội lên đường sang Pháp vào ngày 25/7, nhưng hiện tại chúng tôi đang chạy đua với thời gian để kịp hoàn thiện các thủ tục",HLV Tuấn Kiệt cho biết.
Tổng thư ký LĐBC Việt Nam Lê Trí Trường cũng lên tiếng về vấn đề kinh phí của tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam trước FIVB Challenge Cup 2023: "Quan điểm của LĐBC Việt Nam là chắc chắn cử đội tuyển nữ đi dự giải vì đây là cơ hội quan trọng và lần đầu tiên Việt Nam ra sân chơi thế giới.
Chúng tôi xem xét về điều lệ của giải FIVB Challenge Cup 2023. Ban tổ chức giải có sự hỗ trợ một phần kinh phí cho các đội tham dự. Ngoài ra, chúng tôi tính toán kĩ về tài chính để lên phương án cử đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam đến Pháp".
Chuẩn bị cho FIVB Challenge Cup 2023, tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam hội quân vào ngày 5/7. HLV Tuấn Kiệt giữ nguyên thành phần VĐV như tại AVC Challenge Cup 2023 - giải đấu mà Thanh Thúy và các đồng đội giành ngôi vô địch.
" alt=""/>Thực hư thông tin tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam thiếu tiền đi PhápThời báo Israel dẫn thông cáo của IDF viết rằng, hai chỉ huy Hezbollah bị hạ lần này là Mustaga Alhaj Ali, người “phụ trách phóng hàng trăm quả rocket và tên lửa chống tăng nhằm vào khu vực thành phố Kiryat Shmona, nằm cách biên giới Lebanon - Israel vài km về phía đông”.
Danh tính của người còn lại là Muhammad Ali Hamdan, chỉ huy lực lượng chống tăng của Hezbollah tại địa phận làng Meiss Ej Jabal. Được biết, Ali Hamdan là “người đứng đằng sau nhiều cuộc tấn công nhằm vào các khu định cư ở miền bắc Israel”.
IDF sau đó đã công bố đoạn video ghi lại cảnh các chiến cơ của không quân nước này, với sự hỗ trợ tọa độ từ Lữ đoàn pháo binh số 7338 Israel, tiến hành không kích các khu vực được cho là nơi Mustaga Alhaj Ali và Ali Hamdan đang ẩn náu.
Lebanon bắt hai gián điệp làm việc cho Israel
Quân đội Lebanon hôm nay (10/10) tuyên bố đã bắt giữ hai người có quốc tịch Syria bị tình nghi làm gián điệp cho Israel. Cụ thể, hai đối tượng trên có hành vi “chụp ảnh ở nhiều khu vực khác nhau ở Lebanon… sau đó lập bản thảo kế hoạch các đòn không kích cho chính quyền Israel”.
“Vụ bắt giữ là kết quả của hoạt động giám sát và theo dõi những mạng lưới gián điệp Israel. Những đối tượng bị bắt được Israel tuyển dụng thông qua mạng xã hội”, hãng tin Al Jazeera dẫn thông tin từ quân đội Lebanon cho biết.
Theo giới truyền thông Israel, chính quyền nước này cho tới nay chưa bình luận về cáo buộc trên của quân đội Lebanon.
Cũng theo ông Naryshkin, Ukraine đã sử dụng các hệ thống vũ khí do phương Tây cung cấp để tấn công bán đảo Crưm. Điển hình, trong tháng 6, quân đội Ukraine đã dùng tên lửa ATACMS do Mỹ viện trợ để tấn công Crưm, khiến 4 người thiệt mạng và hơn 150 người khác bị thương trên một bãi biển ở thành phố cảng Sevastopol.
Vị quan chức Nga còn nhắc lại lời Giám đốc CIA William Burns từng nói trước Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ rằng, viện trợ quân sự của Washington cho Kiev nhằm giúp Ukraine "gây ra thiệt hại hữu hình cho Nga" bao gồm "các cuộc tấn công xuyên thủng Crưm".
Cầu Crưm được xây dựng từ năm 2016-2018, sau khi bán đảo Crưm chính thức sáp nhập vào lãnh thổ Liên bang Nga hồi năm 2014. Đây từng là tuyến đường duy nhất nối bán đảo Crưm và đất liền Nga. Sau đó, Moscow đã xây thêm cây cầu lớn trên đất liền dẫn tới Crimea, sau khi các khu vực Kherson, Zaporizhzhia, Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Lugansk tự xưng tại Ukraine sáp nhập vào lãnh thổ Nga trong mùa thu năm 2022.
Tuy nhiên, Kiev vẫn tuyên bố chủ quyền đối với bán đảo Crưm, cũng như tìm cách phá hủy cầu Crưm trước cáo buộc Moscow đã xây dựng bất hợp pháp.
Vào đầu năm nay, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thừa nhận, Kiev "thực sự muốn phá hủy" cầu Crưm, cũng như các cơ sở hạ tầng khác của Nga.
Kể từ khi xung đột Nga - Ukraine bùng nổ vào năm 2022, cầu Crưm đã nhiều lần bị tên lửa và xuồng không người lái (USV) tấn công. Vào tháng 10/2022, một chiếc xe tải chở thuốc nổ đã phát nổ trên cầu, gây ra thiệt hại lớn cho cây cầu, và cướp đi sinh mạng của 3 người. Vào tháng 7/2023, một cuộc tấn công bằng USV cũng đã làm hư hại cấu trúc cầu, và khiến 2 người thiệt mạng.