Đó là khẳng định của KS. Nguyễn Văn Đực - Phó Giám đốc Cty TNHH địa ốc Đất Lành liên quan đến bức xúc của cư dân tòa nhà N5 Khu chung cư Đồng Tàu (phường Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội) về khoản tiền 300 triệu đồng phí bảo trì do Xí nghiệp Quản lý dịch vụ và khai thác khu đô thị giữ.Trao đổi với Reatimes, ông Nguyễn Văn Đực cho biết, phí bảo trì tính theo giá bán căn hộ. Ví dụ một căn hộ 1 tỷ đồng thì sẽ đóng 20 triệu đồng phí bảo trì. 2% phí bảo trì này sẽ được doanh nghiệp thu hộ và có trách nhiệm trả lại cho ban quản trị chung cư sau khi bàn giao nhà.
Trong trường hợp không bầu được ban quản trị chung cư thì doanh nghiệp mới được quyền quản lý. Do vậy nếu tòa nhà N5 của Khu chung cư Đồng Tàu có ban quản trị chung cư nhưng Xí nghiệp Quản lý dịch vụ và khai thác khu đô thị vẫn quản lý số tiền 300 triệu đồng phí bảo trì là sai luật.
Ông Đực nhấn mạnh: “Việc Xí nghiệp quản lý 300 triệu đồng, gửi ngân hàng mỗi năm chỉ thu lãi 1 triệu đồng là vô lí. Có thể đơn vị này đã lạm dụng giữ số tiền để làm việc khác bởi nếu như phải đi vay ngân hàng 300 triệu đồng với lãi suất 10%/năm thì họ phải trả 30 triệu đồng/năm. Xí nghiệp gửi ngân hàng 300 triệu đồng mỗi năm chỉ thu lãi 1 triệu đồng tức là "tự dưng" được hưởng 29 triệu đồng”.
 |
Mô tả |
Theo ông Đực, trước tiên về nguyên tắc, đơn vị nói trên phải trả lại tiền bảo trì tòa nhà cho người dân. Ban quản trị chung cư căn cứ vào thực tế có nhu cầu sửa chữa gì sẽ họp hội nghị nhà chung cư. Hội nghị chọn 2 đến 3 đơn vị để báo giá, đấu thầu và chọn nơi nào rẻ rồi quyết định chứ cũng không thể do ban quản trị chung cư tự quyết.
Trước thực trạng các vụ tranh chấp Quỹ bảo trì chung cư vẫn không ngừng gia tăng và đang "nóng" lên từng ngày, ông Đực cho rằng: “Việc quản lý quỹ bảo trì cần được thực hiện một cách công khai, minh bạch, tránh thất thoát cho người dân bởi doanh nghiệp giờ đều khốn khó, sẵn tiền của ai là họ tranh thủ sử dụng ngay lập tức. Do đó, nếu quản lý không khéo, nhiều doanh nghiệp sẽ lạm dụng để trục lợi."
Như Reatime đã đưa tin, chung cư tái định cư khu đô thị Đồng Tàu bao gồm 10 tòa nhà nằm trên địa bàn phường Thịnh Liệt, Quận Hoàng Mai, TP Hà Nội, được đưa vào sử dụng từ năm 2007 phục vụ tái định cư giải phóng mặt bằng cho nút giao thông Ngã Tư Sở và cải tạo bờ sông Tô Lịch, dưới sự quản lý của Xí nghiệp Quản lý dịch vụ và khai thác khu đô thị (trực thuộc Công ty Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội).
Sau một thời gian sử dụng, khu chung cư này đã xuống cấp nghiêm trọng. Khoảng 22g, đêm ngày 12/8, tại khu nhà N5 của chung cư Đồng Tàu bị sụt lún ở lối đi chung khu vực chân cầu thang khiến cư dân không khỏi hoang mang, lo lắng. Điểm bị sụt lún có diện tích khoảng 20m2, hố sụt lún sâu khoảng 0,8m, sụt lún còn làm gãy một số ống nước, đứt dây cáp, dây điện.
Không những thế khu tái định cư Đồng Tàu còn tồn tại nhiều bất cập gây bức xúc cho người dân như vấn đề thu chi, quản lý, chất lượng…
Theo Bất động sản Việt Nam
" alt="Vụ chung cư sụt lún: “Gửi 300 triệu đồng vào ngân hàng mỗi năm chỉ lãi hơn 1 triệu đồng là vô lý”"/>
Vụ chung cư sụt lún: “Gửi 300 triệu đồng vào ngân hàng mỗi năm chỉ lãi hơn 1 triệu đồng là vô lý”
Mang đến cơ hội học tập tại môi trường quốc tế cho sinh viên Việt Nam, ĐH Northampton tiếp tục trao nhiều suất học bổng 25% toàn khóa học trị giá từ 80-240 triệu đồng cho sinh viên đăng kí các chương trình chính khóa khai giảng năm 2014.Học bổng 25% chương trình chuyển tiếp năm cuối ĐH
Cơ hội cho sinh viên chuyển tiếp BTEC HND, sinh viên năm cuối các trường đại học nhận bằng cử nhân Anh Quốc với chi phí tiết kiêm tối đa!
Đối tượng xét tuyển:
- Sinh viên hoàn thành 03 năm học tại trường đại học ở Việt Nam
- Sinh viên hoàn thành chương trình BTEC HND hoặc Advanced Diploma tại Việt Nam hoặc các trường/tổ chức có các chương trình được công nhận bởi các trường đại học nước ngoài.
- Sinh viên có chứng chỉ ACCA hoặc CIM.
Học bổng 25% chương trình Thạc sĩ
Để hỗ trợ cho sinh viên Việt Nam có cơ hội sở hữu tấm bằng thạc sĩ danh giá, ĐH Northampton trao nhiều suất học bổng khuyến học giá trị 25% học phí (85 triệu đồng) cho các sinh viên đăng kí khóa học khai giảng tháng 01/2014. Đặc biệt, các bạn chưa có điểm IELTS vẫn có thể đăng kí xét tuyển.
Đối tượng xét tuyển:
- Sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy tại trường đại học ở Việt Nam hoặc nước ngoài.
- Khóa học MBA yêu cầu sinh viên đã có ít nhất 01 năm kinh nghiệm làm việc.
*Ngoài ra trường còn có rất nhiều các chương trình học đa dạng về kinh tế, khoa học kĩ thuật, công nghệ, y tế, giáo dục… Tham khảo thông tin chi tiết tại www.northampton.ac.uk/study/courses
Đại Học Northampton
Đại Học Northampton nằm trong Top 50 các trường đại học hàng đầu năm 2014 (do The Guardian bình chọn) và xếp thứ nhất Anh Quốc về khả năng tìm được việc làm nhanh nhất của sinh viên sau khi tốt nghiệp (theo Nghiên cứu năm 2012 của HESA - tổ chức thống kê giáo dục đại học Vương Quốc Anh)
Tọa lạc ngay trung tâm nước Anh (nằm giữa thủ đô London và thành phố sôi động Birmingham), Northampton là một thành phố yên bình với môi trường học tập lý tưởng cùng với hệ thống giao thông thuận tiện đến thủ đô và các thành phố lớn khác - ĐH Northampton là lựa chọn của rất nhiều bạn sinh viên Việt Nam trong những năm gần đây.
Chi phí sinh hoạt tại Northampton
ĐH Northampton nằm trong top 8 các trường đại học có chi phí học tập hợp lý nhất và là một trong những thành phố có mức phí sinh hoạt thấp nhất tại Anh. Chi phí ăn ở và sinh hoạt trung bình ước tính khoảng 450-500 bảng/tháng. Sinh viên có thể đăng kí ở tại 3 khu kí túc xá của trường hoặc có thể thuê phòng riêng tại các khu dân cư. Đặc biệt, trường có dịch vụ y tế và xe bus đưa đón sinh viên miễn phí.
Các hoạt động văn hóa và hỗ trợ sinh viên
ĐH Northampton còn được tạp chí The Guardian xếp thứ nhất UK về “value added”- tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên sau khóa học.
Để hỗ trợ tối đa cho sinh viên trong quá trình học được thực hành những kĩ năng thực tế cho công việc tương lai và kết nối sinh viên và các công ty, tập đoàn lớn, trường đã thiết lập trung tâm tư vấn và giới thiệu việc làm (University Centre for Employability and Engagement) và Câu lạc bộ doanh nghiệp (Enterprise Club). Ngoài ra, Hội Sinh Viên của trường đặc biệt quan tâm đến đời sống sinh viên và thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu, văn hóa, xã hội, và tình nguyện… (Student Union: www.northamptonunion.com)
Trường hiện đang khởi động dự án đầu tư hơn 330 triệu bảng Anh để xây dựng khu học xá Waterside tại trung tâm công nghiệp thành phố Northampton Enterprise Zone tạo điều kiện cho sinh viên tương tác với môi trường làm việc ngay khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường (Waterside Campus: vimeo.com/66735960)
Hội Sinh Viên Việt Nam tại Northampton (Vietsoc Northampton)
Được thành lập chính thức từ năm 2012, Vietsoc Northampton là đại diện chính thức của gần 100 sinh viên Việt Nam đã và đang học tập tại Northampton. Vietsoc Northampton thường xuyên tổ chức và tham gia các hoạt động giao lưu như Welcome Week, New Year Party, Cultural Fiesta để nâng cao tinh thần đoàn kết giữa các bạn du học sinh Việt Nam và là cầu nối giới thiệu văn hoá Việt Nam tới các bạn du học sinh quốc tế.
Email vietsocnorthampton@gmail.com
Facebook www.facebook.com/groups/vietnorth/
Minh Ngọc
" alt="Học bổng du học Anh kì mùa xuân 2014"/>
Học bổng du học Anh kì mùa xuân 2014
Chúng tôi liên hệ tới cô giáo trẻ Trần Thị Hà khi cô đang chuẩn bị đồ đạc để lên điểm trường thôn Ia Dơr trước một ngày tổ chức lễ khai giảng năm học mới. Hà kể để kịp chuẩn bị cho ngày khai giảng và có được sức khỏe tốt nhất, cô phải lên đường từ ngày 3/9. |
Cô giáo trẻ Trần Thị Hà, giáo viên của Trường Tiểu học - Trung học cơ sở Nguyễn Tất Thành (xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum). Ảnh: NVCC |
"Em muốn dạy lũ trẻ biết viết, biết đọc"
Tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Huế, cô gái trẻ sinh năm 1997 quyết định về quê và nhận nhiệm vụ công tác tại Trường Tiểu học - Trung học cơ sở Nguyễn Tất Thành (xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum).
Ia H’Drai là huyện biên giới nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Kon Tum, cách thành phố Kon Tum khoảng 150 km. Huyện này mới được thành lập 6 năm.
Trường Tiểu học - Trung học cơ sở Nguyễn Tất Thành có 7 điểm trường lẻ. Điểm trường thôn Ia Đơr mà Hà đang dạy là điểm xa nhất của trường và cũng là xa nhất trong các điểm trường của tỉnh Kon Tum.
Điểm trường này cũng mới được lập 2 năm và cô Hà là một trong những giáo viên đầu tiên, cũng là giáo viên trẻ nhất ở đây.
Hà kể, trước đây, để đi được đến điểm trường thôn Ia Dơr, các giáo viên phải vượt quãng đường hơn 90 cây số từ điểm trường chính, đi vòng qua địa phận tỉnh Gia Lai. Đi qua những đoạn đường đất trồng cao su, có đoạn phải lên phà qua sông,... không ít lần cô giáo trẻ ngã lên ngã xuống vì đường trơn trượt vào những ngày mưa.
Nhưng “ngã chỗ nào thì dựng xe lên ở chỗ đó và đi tiếp thôi” - cô giáo Hà nói.
Hai năm gần đây, do được mở đường mới đến điểm trường nên quãng đường rút ngắn xuống chỉ còn 60 cây số. Tuy vậy, con đường này đến nay vẫn chưa hoàn thành, một nửa đã được đổ nhựa, nửa kia vẫn là đất đỏ. Để đến điểm trường, dù đi theo đường nào, cô giáo vẫn mất hơn 2 tiếng đồng hồ.
“Do con đường mới vẫn đang trong quá trình thi công, nên vào mùa mưa đường hơi khó đi. Sợ trơn trượt, em vẫn thường đi cung đường cũ để đến điểm trường”, cô Hà kể.
Cũng vì đường quá xa, nên cô Hà thường ở lại điểm trường những ngày trong tuần, mỗi tuần về một lần. Cứ đầu tuần đi lên, cuối tuần về.
 |
Điểm trường thôn Ia Dơr của Trường Tiểu học - Trung học cơ sở Nguyễn Tất Thành (xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum) vừa được xây mới. |
“Em nghĩ đơn giản, mình có đam mê với nghề, thích được dạy học, chỗ nào có học sinh cần thì mình tới thôi. Em muốn dạy lũ trẻ biết viết, biết đọc, bởi nơi đây cuộc sống còn nhiều khó khăn”, Hà tâm sự.
Điều may mắn, bố mẹ cũng không ngăn cản mà ủng hộ quyết định của Hà. Cô giáo trẻ xác định phải học cách làm quen với cuộc sống không bạn bè, không tụ tập cà phê, trà sữa như ở thành thị, thậm chí không xác định lập gia đình sớm.
Nhiều khó khăn, thiếu thốn
Tình nguyện đến điểm trường xa nhất của tỉnh, song Hà thừa nhận ban đầu chưa lường hết được những khó khăn. Theo miêu tả của cô giáo trẻ, xung quanh trường bao bọc bởi đồi núi, sóng điện thoại cũng chập chờn khi có khi không, chứ chưa nói đến mạng internet.
Người dân ở đây chủ yếu là bà con dân tộc thiểu số (Gia Rai, Thái, Mường...), đời sống còn nhiều thiếu thốn, nên việc vận động trẻ đến trường không hề dễ dàng.
Năm học trước, cơ sở vật chất của điểm trường thiếu thốn, phải mượn tạm 3 căn nhà gỗ của dân để làm chỗ dạy học.
Ông Nguyễn Quang Thọ, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Ia H’Drai cho hay, đây là điểm trường khó khăn nhất của huyện.
“Cô Hà là một trong những lứa giáo viên đầu tiên xung phong đến dạy ở điểm trường Ia Đơr từ ngày thành lập. Các giáo viên dạy điểm trường này là là những người rất cố gắng và nỗ lực. Bởi đây là điểm trường mà cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, thời tiết rất khắc nghiệt, việc vận động học sinh nhiều vất vả” - ông Thọ nói.
Năm nay, để phòng dịch Covid-19, đảm bảo an toàn cho học sinh, toàn tỉnh Kon Tum khai giảng trực tuyến. Thế nhưng, cô Hà cùng các giáo viên vẫn chuẩn bị cho ngày khai giảng như trang trí cổng trường, lau chùi bàn ghế và dọn các lớp học sạch sẽ để chào đón học sinh.
“Ngày khai giảng, không được đón học sinh đến trường như mọi năm, em cảm thấy có chút buồn. Bởi cô trò đã xa nhau từ đầu hè đến giờ”, cô Hà tâm sự.
Phụ trách dạy lớp 1, Hà cho hay, cô sẽ quyết tâm hướng dẫn để các em sớm bắt nhịp học tập, thậm chí có thể sẽ đến nhà học sinh để hướng dẫn các em.
Thanh Hùng

Thầy giáo vùng cao khiến học trò mê giáo dục STEM
Từng nhận cả những lời chê “hâm”, thầy Vũ Đức Tuyên, giáo viên Trường THCS Lý Tự Trọng (TP Lào Cai) vẫn theo đuổi việc đưa STEM vào dạy học, góp phần đưa trường cũng như Lào Cai trở thành điểm sáng về dạy học STEM.
" alt="Cô giáo trẻ vượt gần 100 cây số đến lễ khai giảng nơi biên giới"/>
Cô giáo trẻ vượt gần 100 cây số đến lễ khai giảng nơi biên giới