Sau vụ tai nạn, chủ nhân của chiếc Tata Tigor đã mang xe đến đại lý để sửa chữa và tìm nguyên nhân. Phía đại lý cho biết phần gầm của chiếc Tata Tigor đã bị hư hỏng đáng kể khiến bánh xe dễ dàng rơi ra. Ngoài ra, họ cũng cho rằng người phụ nữ đã lái chiếc Tata Tigor với tốc độ cao và va chạm vào một vật gì đó trên đường đi mới dẫn đến tình trạng này.
Tuy nhiên, nữ tài xế khẳng định, trước khi xảy ra tai nạn, cô chỉ lái xe với tốc độ bình thường và không va chạm với bất kỳ vật gì. Cô đặt câu hỏi về độ bền của chiếc Tata Tigor và cho rằng lỗi này thuộc về phía nhà sản xuất. Hiện tại, cô vẫn đang tìm cách chứng minh điều này nhằm đòi lại quyền lợi chính đáng cho bản thân.
Tata Tigor là mẫu xe gia đình cỡ nhỏ tại Ấn Độ. Ở phiên bản hiện hành, Tata Tigor được bán ra với mức giá chỉ từ 6,30 lakh Rs (tương đương 181 triệu đồng). Với giá bán siêu rẻ, Tata Tigor không có quá nhiều trang bị và tính năng nổi bật.
Xe sở hữu 2 tùy chọn về động cơ, bao gồm động cơ xăng Revotron dung tích 1.2 lít với công suất 84 mã lực, mô men xoắn 114 Nm và động cơ dầu dung tích 1.05 lít với công suất 69 mã lực, mô men xoắn 140 Nm.
Minh Nhật (Theo India Car Blog)
Bạn đã từng gặp tình huống thót tim khi lái xe? Hãy chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Nhìn vào những mẫu xe như Tiago, Safari hay Bolt từng được hãng xe Ấn Độ Tata Motors giới thiệu, hẳn nhiều người không khỏi nuối tiếc về quá khứ huy hoàng của những mẫu xe này.
" alt=""/>Ô tô rụng bánh khi đang chạy, nữ tài xế bức xúc khiếu nại đại lý bán xeNhà sáng lập kiêm CEO Jake Rubin của HaptX cho biết: “Chúng tôi hoan nghênh sự quan tâm và cạnh tranh trong lĩnh vực haptics, tuy nhiên cạnh tranh cần phải công bằng để ngành công nghiệp mới này có thể phát triển. Mặc dù chúng tôi chưa nhận được phản hồi từ Meta, nhưng chúng tôi mong muốn có thể hợp tác bằng một thỏa thuận công bằng và hợp lý, để cho phép họ kết hợp công nghệ sáng tạo của chúng tôi vào những thiết bị trong tương lai”.
Chiếc găng tay xúc giác của Meta hiện vẫn đang trong quá trình nghiên cứu và thử nghiệm, sẽ không được thương mại hóa trong nhiều năm tới. Tuy nhiên, Meta Reality Labs - một bộ phận nghiên cứu tập trung vào VR và AR - tin rằng việc cảm nhận xúc giác là yếu tố quan trọng của các hệ thống VR và AR trong tương lai.
![]() |
Theo mô tả của CEO Mark Zuckerberg, chiếc găng tay này sử dụng nhiều đệm hơi và hệ thống điều khiển phức tạp, để tạo cảm giác áp lực hoặc lực cản khi người dùng chạm vào các vật thể trong thế giới ảo. HaptX cũng đã phát triển một thiết bị tương tự và phân phối cho các công ty khác để nghiên cứu, chưa bán rộng rãi cho người dùng.
Các kỹ sư của Meta Reality Labs cho biết họ đã phát triển nguyên mẫu găng tay xúc giác đầu tiên của mình vào năm 2015, không lâu sau khi Facebook mua lại Oculus. Đó cũng là khoảng thời gian mà Facebook và HaptX có nhiều sự hợp tác trong nghiên cứu. HaptX đã nhiều lần trình diễn công nghệ của mình cho các kỹ sư và nhà nghiên cứu của Facebook.
Đại diện của Meta và Facebook hiện vẫn từ chối bình luận.
(Theo Pháp luật và Bạn đọc)
Tổng chưởng lý bang Ohio (Mỹ), Dave Yost, cho biết vừa đệ đơn kiện Meta, công ty mẹ Facebook, dựa trên các tiết lộ của cựu nhân viên Frances Haugen và tài liệu nội bộ.
" alt=""/>Găng tay xúc giác giúp sờ nắn vật thể ảo của Facebook bị tố đạo nháiThống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã trình Thủ tướng Chính phủ Quyết định triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các dịch vụ khác có giá trị nhỏ (Mobile Money).
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã trình Thủ tướng Chính phủ Quyết định triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các dịch vụ khác có giá trị nhỏ (Mobile Money). Đồng thời, đơn vị này cũng đang khẩn trương hoàn tất các thủ tục trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định về thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.
Theo thống kê, hiện nay hơn 50% dân số Việt Nam chưa có tài khoản thanh toán tại ngân hàng. Vì vậy, Mobile Money sẽ góp phần cung ứng cho nhóm khách hàng không có tài khoản ngân hàng một kênh giao dịch, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt nhanh chóng và thuận tiện thay vì phải trực tiếp đến các cơ sở của ngân hàng thực hiện giao dịch. Từ đó sẽ góp phần làm tăng tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt theo chủ trương của Chính phủ.
Theo đó, khách hàng chỉ cần thao tác trên điện thoại di động hoặc đến các đại lý, điểm giao dịch gần nhất và không bị giới hạn về thời gian, địa điểm giao dịch. Dịch vụ Mobile Money khi được cung cấp sẽ góp phần thay đổi dần thói quen thanh toán bằng tiền mặt của người dân vẫn còn khá phổ biến hiện nay. Ngay sau khi các doanh nghiệp viễn thông được Ngân hàng nhà nước cấp phép cung cấp dịch vụ Mobile Money, chỉ sau một đêm, 100% các thuê bao di động của Việt Nam có thể tham gia thanh toán điện tử một cách thuận lợi theo phương thức mới.
Ông Trần Duy Hải, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông Bộ TT&TT cho biết, Mobile Money sẽ giúp thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển tài chính toàn diện đến những khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là những khu vực mà hệ thống tài chính, ngân hàng chưa phát triển, nơi mà người dân chưa hoặc không có khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng. Do đó, việc tận dụng hạ tầng viễn thông được kì vọng sẽ giúp giảm các chi phí xã hội để phát triển, mở rộng các dịch vụ ngân hàng truyền thống. Qua đó góp phần nâng mức sống người dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Ngoài các dịch vụ truyền thống, các doanh nghiệp viễn thông cũng sẽ tận dụng được mạng lưới viễn thông, các điểm giao dịch rộng khắp cả nước để phát triển và đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm, dịch vụ và đối tượng khách hàng. Do vậy, doanh nghiệp viễn thông có thể mở rộng dư địa để tăng doanh thu và nâng cao khả năng cạnh tranh.
![]() |
Chia sẻ về Mobile Money, đại diện VNPT cho hay, là một trong những doanh nghiệp viễn thông lớn muốn sớm triển khai dịch vụ, VNPT mong muốn có thể hợp tác với các công ty thương mại điện tử, giao vận, tài chính... xây dựng nên một hệ sinh thái Mobile Money. Với Mobile Money, chúng ta có thể triển khai được rất nhiều việc từ giải ngân các khoản vay, tài trợ cho người dân cho đến tất cả các thanh toán các dịch vụ thiết yếu, hành chính công, giáo dục, vận chuyển... Đề án Mobile Money đã được Tập đoàn VNPT trình Bộ TT&TT, Ngân hàng nhà nước với mong muốn được phê duyệt sớm để có thể triển khai trong thời gian sớm nhất.
Theo đại diện VNPT-Media, đề án Mobile Money của doanh nghiệp này hướng đến mục tiêu năm 2020 sẽ có 100.000 điểm bán trên toàn quốc cung cấp dịch vụ này. Ông Nguyễn Nam Thắng, Phó Giám đốc Trung tâm Fintech, Tổng công ty Truyền thông VNPT-Media chia sẻ, VNPT đề xuất cơ quan quản lý thông qua chủ trương đề án sớm vì Mobile Money càng đi vào đời sống sớm ngày nào thì sẽ càng nhanh chóng đem lại lợi ích cho người dân.
Bình luận về vấn đề này, ông Phạm Trung Kiên, CEO Viettel Digital cho hay, nếu Chính phủ cho phép sử dụng Mobile Money để thành toán các loại dịch vụ và hàng hóa có mệnh giá nhỏ thì số lượng người dùng được thanh toán điện tử rất lớn. Bởi vì, độ phủ của các nhà mạng rộng hơn các ngân hàng rất nhiều, đến cả vùng sâu, vùng xa mà khi người dân chưa có tài khoản ngân hàng.
Lĩnh vực thanh toán điện tử đã được Thủ tướng và Ngân hàng nhà nước quan tâm và tạo điều kiện pháp lý thuận lợi hơn rất nhiều. Từ đó đã tạo đà cho phát triển các dịch vụ mới, các dịch vụ hiện đại theo chủ trương đẩy mạnh cải Cách mạng 4.0 của Chính phủ. Thủ tướng cũng đồng ý về mặt chủ trương cho việc triển khai thanh toán hàng hóa giá trị nhỏ bằng dịch vụ Mobile Money. "Đây sẽ là điểm bùng phát cho việc thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam nghĩa là qua một đêm thì bất cứ ai, bất cứ người dân nào đất nước Việt Nam này cũng có thể sẵn sàng sử dụng điện thoại để chi tiêu thanh toán không dùng tiền mặt”, ông Phạm Trung Kiên nói.
Thái Khang
ICTnews - Bộ TT&TT vừa đề nghị các doanh nghiệp viễn thông di động sớm hoàn thiện các thủ tục, cơ sở hạ tầng để triển khai dịch vụ Mobile Money nhằm hạn chế sử dụng tiền mặt.
" alt=""/>“Ngân hàng Nhà nước đã trình Chính phủ cho thí điểm Mobile Money”